Chớ đem Thành Bại Luận Anh Hùng - Tống Giang Với Lưu Bị

Trang đăng nhập Trang đăng ký

Đăng ký

Họ tên: * Email: * Avatar: Tên đăng nhập: * Mật khẩu: * Nhập lại mật khẩu: * 0935.162.803 (HLV Bùi Văn Hiếu) Đăng nhập Đăng ký
  • Trang chủ
  • Video
  • CLB Kỳ Phong
  • Chuyện làng cờ
    • Giai thoại, văn thơ
    • Lịch sử, văn hóa cờ
    • Chuyện phiếm
    • Góc suy ngẫm
  • Tổ chức
    • Giải phong trào
    • Giải đấu tập
    • Liên hoan
    • Dã ngoại
    • Sân chơi
  • Đào tạo
    • Lịch khai giảng
    • Giáo trình học
    • Tin tức đào tạo
    • Kèm riêng tại nhà
  • Kỳ thủ
  • Giải đấu
    • Giải Quốc tế
    • Giải Quốc gia
    • Giải Tỉnh thành
  • Thành tích
  • Ván đấu
  • Đố vui
  • Bài giảng
    • Khai cuộc
    • Trung cuộc
    • Tàn cuộc
  • Tài liệu
  • Liên hệ

Cờ và đời (2): Chớ đem thành bại luận anh hùng - Tống Giang với Lưu Bị

Người đăng: Trần Thế Hùng Vào lúc: 27-02-2017 13:34:16

Tống Giang là đầu lĩnh Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy Hử, Lưu Bị là nhân vật sớm hơn, Hán Chiêu Liệt Đế nước Tây Thục thời Tam Quốc. Hai nhân vật này được La Quán Trung và Thi Nại Am thay nhau PR rất ác trên truyền thông. Tuy đã quen thuộc, nhưng hai nhân vật này cũng có nhiều điều đáng bàn, thiết nghĩ cũng cần loại bỏ định kiến về họ, nên mạn phép viết ra đây vài điều gọi là tâm đắc khi đọc sách. Anh hùng Lưu Bị Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, hành động được Lưu Bị làm nhiều nhất có lẽ là… khóc. Gặp Quan Trương – khóc. Gặp Thủy Kính – khóc. Gặp Gia Cát – khóc. Gặp Lỗ Túc – khóc. Gặp vua Hán – khóc. Gặp đâu khóc đó. Nhiều người cho rằng như vậy là bạc nhược, kém cỏi. Ngược lại, Tào Tháo cười suốt ngày. Tuy nhiên, thứ nhất, “khóc” là do La Quán Trung “khóc” hộ; thứ hai, không phải cứ cười mới là anh hùng. Lưu Bị là một người bán giày dệt chiếu, chẳng biết có phải dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương thật hay không, nhưng dù sao cũng có học hành, lại biết chút võ vẽ chứ không phải không, vậy chắc cũng không phải loại tầm thường. Riêng cái việc nhân lúc thiên hạ đại loạn mà dấy binh khởi nghiệp đã không phải việc của kẻ tầm thường làm được, bảo Lưu Bị không anh hùng là không phải. Lưu Bị khởi nghiệp tới hơn năm mươi tuổi mà chẳng đánh thắng nổi trận nào, bỏ chạy sang Đông Ngô cầu viện, sau đó nhờ Chu Du chỉ huy thắng lợi chiến dịch Xích Bích lịch sử lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, mà Lưu Bị cũng có chút đất đai, lại có thời gian chỉnh đốn quân đội vì không bị Tào Tháo đuổi nưa. Nghe chừng thì thảm bại, nhưng nếu không phải Lưu Bị mà là Viên Thiệu, Viên Thuật chẳng hạn, thì liệu có chịu nổi “cú shock” đó không? Một người đến năm mươi tuổi vẫn trắng tay, mà kiên trì không từ bỏ, nói người đó không phải anh hùng thì thật lạ. Lưu Bị được người khác đánh giá là anh hùng, chứ không phải chỉ trên blog này mới gọi Lưu Bị là anh hùng. Tào Tháo gặp Lưu Bị uống rượu luận anh hùng, đã từng nói rằng (lúc đó Lưu Bị thân cô thế cô, tướng chỉ có Quan Trương, quân không có mống nào): “Anh hùng thiên hạ ngày nay, chỉ có Tháo và sứ quân mà thôi.” Lưu Bị giật mình đánh rơi cả đũa, không phải vì sợ, mà vì quá bất ngờ. Mình đã giấu mình kĩ thế, hàng ngày chỉ trồng rau cắt cỏ, mà tay Tào Tháo vẫn nhìn ra “dã tâm” tranh đoạt thiên hạ, làm sao không giật mình được. Anh hùng Tống Giang Tống Giang, anh là ai? Vốn làm một chức áp ti quèn, rồi lỡ tay giết Diêm Tích Kiều mà bỏ nhà chạy trốn, rồi làm thơ phản bị bắt, kết án tử hình, suýt thì mất cái đội nón, may nhờ bọn Tiều Cái, Lí Quì đến cứu. Chẳng ngờ cuối cùng là “lạc thảo” (làm cướp). Sau khi Tiều Cái mất, nhờ quan hệ tốt mà được đôn lên làm đầu lĩnh. Tống Giang, võ không có (kém Lưu Bị khoản này), mưu mẹo không thể so với Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, nhưng tại sao lại được các hảo hán ủng hộ đến vậy? Lí do đơn giản là: Tống Giang là anh hùng. Thứ nhất, Tống Giang là người có tấm lòng rộng lượng, thời còn làm áp ti, dù lương nhà nước ba cọc ba đồng nhưng vẫn dốc gia sản giúp đỡ người khác, dù đi làm quan nhưng quan hệ với giới giang hồ đâm chém cũng rất tốt. Thứ hai, Tống Giang dù ở hoàn cảnh nào cũng luôn có phong thái lãnh đạo. Dù là trên đường đi lưu đày, nhưng đám Trương Hoành, Trương Thuận, Mục Xuân, Mục Hoằng, Quách Thịnh, Lã Phương… cứ nhìn thấy Tống Giang là bái rạp gọi bằng bác xưng em hết. Sức hiệu triệu của Tống Giang là cực lớn, lớn hơn Tiều Cái rất nhiều. Kể ra, những người lên Lương Sơn theo Tiều Cái chỉ có ba anh em họ Nguyễn, Công Tôn Thắng, Ngô Dụng, Bạch Thắng; sau này Lâm Xung giết Vương Luân đưa Tiều Cái lên làm đầu lĩnh nữa. Số còn lại, tất tần tật đều lên Lương Sơn vì nghe nói có Tống Giang trên đó. Thứ ba, có gan. Đầu tiên tất nhiên là có gan làm phản. Thứ nữa là có gan đánh trận. Nói thì đơn giản, nhưng thực sự rất là vấn đề. Có người nói Tống Giang đâu phải đánh đấm gì, chỉ ra trước trận hò hét, nhưng thử nghĩ một tay quan văn mà trận nào cũng hăng hái bôn ba, võ không bằng Lâm Xung, mưu kém xa Ngô Dụng, mà nói một câu ai cũng phải nghe, thử xem có mấy người làm được? Anh hùng tương tích Người ta có câu “anh hùng tương tích”, tức là anh hùng thì hiểu lòng nhau, quý mến nhau. Lưu Bị võ kém Quan Trương, mưu thua Gia Cát. Tống Giang võ kém Lâm Xung, mưu thua Ngô Dụng. Vậy tại sao những người giỏi võ, giỏi mưu hơn lại cam chịu ở dưới trướng họ? Bởi vì anh hùng không phải chỉ là biết võ biết mưu. Anh hùng là ở cốt cách, khí phách, ý chí. Những võ tướng tài giỏi, những hảo hán Lương Sơn đâu có đời nào lại chịu nghe một kẻ nhu nhược chỉ huy? Đừng nói toàn là những tay hảo hán, mà ngay cả người bình thường, gặp kẻ nhu nhược đớn hèn chỉ huy, phỏng có ai chịu tuân theo mệnh lệnh? Cốt cách anh hùng đấy, nói thì trừu tượng, nhưng nó cũng có những biểu hiện rất cụ thể mà cả ở Lưu Bị và Tống Giang đều thấy rõ, đó là không ngại khó, không ngại khổ, không sợ nguy hiểm; gặp nghịch cảnh vẫn hiên ngang, gặp cường địch vẫn bình thản. Đó là những tính cách mà tất cả đàn ông trên đời đều phải học tập. Định kiến Có nhiều người ghét Tống Giang vì lí do là nhận chiêu an của triều đình. Vậy ta thử phân tích xem nếu không chiêu an thì sẽ ra sao. Nếu không chịu nhận chiêu an, thì Lương Sơn vẫn còn – đồng ý. Nhưng còn đến bao giờ và còn để làm gì? Nếu muốn làm việc lớn hơn như thay đổi triều đại, thì Lương Sơn phải liên kết với các thế lực khác, mạnh nhất có lẽ là Phương Lạp. Nhưng điều đó không đơn giản, Phương Lạp là kẻ kiêu hùng, không phải mấy tay hảo hán nhỏ lẻ trên giang hồ. Hơn nữa, cho dù giải quyết xong các nhóm khác cũng chưa chắc đã lập được triều đình riêng. Quân Lương Sơn chỉ mạnh khi ở Lương Sơn, lợi dụng địa hình địa vật để phòng thủ tấn công. Còn ra khỏi Lương Sơn thì chưa biết sẽ ra sao. Cho dù có lập được triều đình đi nữa, thì rồi triều đình đó sẽ ra sao? Dù nói gì thì nói, Lương Sơn Bạc vẫn là “đầu trộm đuôi cướp”, tập hợp dân giang hồ tứ chiếng, không chịu bị ràng buộc vào quan tước, ghét đám quan quân như ghét rắn rết. Tự nhiên bây giờ bắt họ làm quan, họ có làm không? Lương Sơn oai hùng, nhưng thực ra là không có chỗ dung thân. Nếu không nhận chiêu an, thì họ mãi mãi là phường thảo khấu, chiếm giữ một Lương Sơn bé tí, cả đời không có lối thoát. Vì vậy, nhận chiêu an không phải việc gì sai lầm, mà là Tống Giang suy nghĩ trên cơ sở có tương lai cho anh em. Sai lầm của Tống Giang là có, nhưng không phải ở việc chiêu an. Sai lầm là sau khi chiêu an xong không biết phải làm gì. Ông đi đánh Phương Lạp, ok, nhưng thói đời hết chim thì cất cung, hết thỏ thì giết chó săn, Tống Giang không hiểu cái đạo lí đó (vì làm quan bé quá nên ít trải nghiệm). Đáng ra ông đứng giữa Phương Lạp và triều đình thì ông phải rất có lợi, bên nào mạnh hơn thì ông ngả theo bên đó và đòi tiền bên kia. Đừng nói chuyện “chính nghĩa” gì ở đây, vì Tống Giang cũng lừa nhiều người lên Lương Sơn lắm rồi. “Chính nghĩa” là đảm bảo cho anh em một con đường sống. Tống Giang trong lúc nông nổi đã không làm được. Âu cũng là cái vận hạn của Lương Sơn. Còn nước Thục, mất nước một phần do Lưu Bị thua trận (về già hay bảo thủ). Nhưng ai chả có lúc thua trận. Tào Tháo thua trận Xích Bích chẳng nặng nề hơn Lưu Bị thua trận Di Lăng. Vấn đề ở chỗ, Tào Tháo lúc đó còn khỏe mạnh, còn có cơ hội sửa chữa khuyết điểm, còn Lưu Bị đã già yếu, thua trận xong chẳng bao lâu thì qua đời. Nói khí số nhà Hán hết là vậy. Không cần phải đổ lỗi hết cho Lưu Bị. Kết luận Xưa nay chớ đem thành bại luận anh hùng, kẻ dám nghĩ dám làm, không sợ gian khó, không sợ hiểm nguy, ý chí kiên định, thì đều là anh hùng. Tích anh hùng xưa nay đều nhiều cả, đều để lại cho hậu thế nhiều bài học cả, nhớ mà ghi lấy đặng tự răn mình. Còn chuyện công danh thành bại, tựa hồ mây khói qua trước mắt, tan biến lúc nào chẳng hay, không cần bận lòng làm chi. Cổ kim đa thiểu sự, Đô phó tiếu đàm trung.

Lê Huy Hoàng

Ý kiến bạn đọc (0)

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Với mục tiêu phát triển bộ môn cờ tướng rộng rãi trong xã hội và mong muốn tất cả các bạn yêu cờ từ chuyên nghiệp đến phong trào đều có thêm nhiều điều kiện học tập, có thêm nhiều sân chơi bổ ích và lành mạnh, chúng tôi đang từng bước phát triển các hình thức hoạt động sau:

  • Đào tạo các vận động viên từ phong trào đến chuyên nghiệp.
  • Tổ chức các giải đấu cho các công ty, đơn vị và tập thể.
  • Tập huấn cho các đội tuyển của các công ty, đơn vị và tập thể trước mỗi giải đấu
CHIÊU SINH CÁC LỚP ONLINE
Ms Trần Huỳnh Thiên Kim - Huấn luyện viên. Ms Nguyễn Hoàng Yến - Huấn luyện viên. Mr Bùi Văn Hiếu - Trưởng Bộ Môn. Trang chủ Chuyện làng cờ Giải đấu Tổ chức Đào tạo Kỳ thủ CLB Kỳ Phong Thành tích Đố vui Ván đấu Bài giảng Tài liệu Copyright © 2016 Cờ tướng Quận 3 All Rights Reserved. Người dùng đang trực tuyến: 20 Untitled Document

Từ khóa » Thành Bại Luận Anh Hùng