- BỔ TRỢ TƯ PHÁP
- Trợ giúp pháp lý
Cho vay, đòi tiền sao cho đúng pháp luật để không phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản của người khác ? 06/07/2021 Lượt xem: 127148 Cho vay, đòi tiền sao cho đúng pháp luật để không phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản của người khác ? Tình trạng cho người thân quen vay số tiền lớn nhưng không hề lập giấy tờ, biên nhận là thường diễn ra trong xã hội. Tuy nhiên, cũng không hiếm trường hợp người thân quen dựa vào đó mà trở mặt, không chịu trả lại số tiền đã vay dẫn đến người cho vay rơi vào cảnh thiệt thòi, không đòi được tiền vì không có giấy tờ gì để chứng minh mình cho vay tiền. Vậy trong trường hợp này đòi nợ sao cho đúng luật để không phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản là câu hỏi đặt ra đối với không ít người trong cuộc sống hiện nay. Dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp hai bên có quan hệ vay nợ lẫn nhau nên giải quyết thông qua thỏa thuận hoặc thông qua con đường tòa án thay vì đơn phương thực hiện hành vi lấy đi tài sản của người vay để trừ nợ. Pháp luật tố tụng dân sự quy định rằng, trong trường hợp hai bên có quan hệ vay nợ lẫn nhau và các bên không thỏa thuận được thời gian, thời hạn trả nợ cũng như số nợ phải trả, số lãi phải trả thì bên cho vay có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Pháp luật quy định giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Việc cho vay tiền giữa hai bên là giao dịch dân sự được pháp luật công nhận. Vậy tin nhắn điện thoại và email có được xem là bằng chứng không? Cần phải làm gì để cung cấp bằng chứng cho Tòa án khi khởi kiện? Theo Điều 10 Luật Giao dịch Điện tử 2005 thì: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.” Căn cứ theo luật quy định thì tin nhắn, email thỏa thuận việc cho vay tiền cũng đã là giao kết và có thể làm bằng chứng tại Tòa. Để có giá trị chứng minh tốt nhất khi giải quyết tranh chấp tại Tòa thì bên cho vay nên lập vi bằng để ghi nhận những nội dung tin nhắn trong điện thoại và email để làm chứng cứ tại Tòa. Tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập… Khi có đầy đủ bằng chứng chứng minh người vay tiền đã vi phạm nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn, thì người cho vay có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bên vay phải có nghĩa vụ trả tiền vay cho mình theo quy định. Vậy muốn khởi kiện thì Tòa án ở đâu có thẩm quyền giải quyết vụ việc? Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu bị đơn là cá nhân thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu trong trường hợp bên khởi kiện không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, căn cứ pháp lý, tòa án sẽ ra một phán quyết cho người cho vay tiền; nếu có căn cứ thì yêu cầu người vay tiền phải trả cho người cho mượn số tiền đã vay. Trong trường hợp này, tòa án nhân danh công lý, nhân danh pháp luật, căn cứ theo quy định của pháp luật để ra một phán quyết hợp pháp. Trong trường hợp tòa án đã ra phán quyết nhưng người vay tiền vẫn không trả được số tiền đã mượn thì người cho vay vẫn được tiếp tục quyền của mình, đó là yêu cầu tòa án giải quyết. Sau khi có bản án của tòa án thì người cho vay có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thi hành bản án, nghĩa là tìm hiểu người vay tiền có tài sản ở đâu để thực hiện các biện pháp cưỡng chế cũng như phong tỏa tài sản của con nợ, thu hồi khoản nợ cho chủ nợ. Nếu trong quá trình đòi nợ xảy ra xô xát, hoặc vô tình gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc thực hiện hành vi lấy đi tài sản của người vay để trừ nợ thì theo quy định pháp luật xử lý như thế nào? Nếu trong quá trình đòi nợ xảy ra xô xát, hoặc vô tình gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ có thể thỏa mãn dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134, Bộ Luật hình sự. Tức là người cho vay có thể dùng hành vi xô xát, đánh con nợ dẫn đến thương tích mà ở đây pháp luật quy định thương tích là 11% trở lên là có dấu hiệu để khởi tố vụ án với tội danh cố ý gây thương tích theo Điều 134 bộ Luật hình sự, có thể bị xử lý từ 6 tháng đến chung thân. Hoặc trong quá trình đòi nợ vô tình gây hậu quả nghiêm trọng, gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người vay tiền thì có thể cấu thành tội phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và mức phạt tù cao nhất lên đến 3 năm được quy định tại Điều 138, Luật hình sự năm 2015. Theo luật pháp, người cho vay thực hiện hành vi lấy đi tài sản của người vay tiền khi không có sự đồng ý của họ để trừ nợ là hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản của người khác được quy định tại Điều 170 Bộ Luật hình sự năm 2015. Theo đó, tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi thể hiện sự chiếm đoạt tài sản của người khác, bằng cách đe dọa, dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Tại Điều 170 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định cụ thể về mức phạt đối với người có hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác từ 01 năm đến 05 năm ở khoản 1 và từ 12 đến 20 năm ở khoản 4. Ngoài ra, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản do cưỡng đoạt mà có. Ngoài ra, theo quy định của Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015 tội cưỡng đoạt tài sản không quy định giá trị tài sản chiếm đoạt là bao nhiêu, mà các hành vi này chỉ cần đáp ứng được các dấu hiệu của tội phạm về mặt khách quan và chủ quan. Ví dụ người vay đang nợ số tiền là 30 triệu và người cho vay yêu cầu người vay phải giao tài sản là xe máy hoặc vật có giá khác… để cấn trừ nợ hoặc có hành vi đe dọa, thì đây là hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của người khác. Như vậy mục đích ở đây chỉ là chiếm đoạt tài sản, còn không yêu cầu là chiếm đoạt tài sản giá trị bao nhiêu là đã cấu thành tội phạm chiếm đoạt tài sản của người khác. Để tránh những trường hợp như trên xảy ra, cần lưu ý trước khi cho vay tiền thì người cho vay cần phải tìm hiểu kỹ, đồng thời lập các giấy tờ văn bản cần thiết như giấy giao nhận tiền, thời hạn vay, thời hạn trả như thế nào… và khi xảy ra những tranh chấp thì những giấy tờ này sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc để sau này khởi kiện vụ việc ra Tòa. Trong trường hợp sử dụng những biện pháp khác, ngoài biện pháp khởi kiện tại Tòa án thì người cho vay trước khi xử lý cũng phải tìm hiểu về pháp luật hoặc hỏi ý kiến của các luật sư, chuyên gia pháp lý về những việc mình làm, sẽ làm xem hậu quả cụ thể xảy ra có vi phạm pháp luật hay không./. Lê Hoàng Sơn – Trung tâm TGPL Nhà nước Tin khác - Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho những người có uy tín trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Bắc Bình và huyện... 26/09/2024 (106 Lượt xem )
- Tăng cường kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 28/08/2024 (323 Lượt xem )
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tổ chức Hội nghị tập huấn trên địa bàn xã Gia An, Đức Thuận huyện Tánh Linh 06/08/2024 (177 Lượt xem )
- Một số kết quả đáng ghi nhận trong công tác trợ giúp pháp lý 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 23/07/2024 (358 Lượt xem )
- Đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý năm 2024 02/07/2024 (229 Lượt xem )
- Sở Tư pháp và Công an tỉnh tổ chức lễ ký kết trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 19/06/2024 (304 Lượt xem )
- Kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại huyện Bắc Bình và Tuy Phong 19/06/2024 (760 Lượt xem )
- Tọa đàm nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại huyện Đức Linh 20/05/2024 (325 Lượt xem )
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho những người có uy tín trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Phú Quý 20/05/2024 (249 Lượt xem )
- Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý 20/05/2024 (506 Lượt xem )
|