Chọn Heo Nái Và Nọc Làm Giống | Farmvina Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về kỹ thuật chọn heo nái và nọc làm giống trong chuỗi bài nuôi heo làm giàu nhé.
Chọn heo hậu bị thay đàn qua 3 bước như sau:
1. Sau khi sinh
- Xác định những con hậu bị ở các lứa đẻ có nhiều heo con, không có các dị tật sinh sản.
- Ghi lại ngày sinh tháng đẻ, số con/ lứa, giống và số tai.
- Chuyển những heo đực con từ những lứa lớn sang lứa nhỏ để đồng đều số con ở mỗi nái.
- Ghi chép các triệu chứng hoặc hành vi của con nái trong giai đoạn sinh và nuôi con chẳng hạn: Khó đẻ, dùng thuốc hoặc các biện pháp thú y can thiệp.
2. Từ 3 đến 5 tuần:
- Chọn heo qua số vú, vú lộ rõ không bị lép. Chọn từ những bầy không có bất kỳ khiếm khuyết di truyền nào. Nếu phát hiện ra bất kỳ một khiếm khuyết di truyền nào thì không sử dụng bầy con, nái và đực (cha mẹ của bầy đó) vào mục đích nhân giống.
- Chọn lần kế tiếp khoảng 2-3 tháng tuổi. Để lại khoảng 50% nuôi.
3. 5-7 tháng tuổi:
Lựa chọn chi tiết hơn trong giai đoạn này, có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Ngoại hình: Chân, số vú v.v…
- Sinh trưởng: Tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng
- Chuyển những con hậu bị được chọn ra nuôi riêng và cho ăn hạn chế, nhưng tăng cường bổ sung khoáng chất.
- Cho tiếp xúc với đực và quan sát các biểu hiện động dục để có quyết định cuối cùng giữ lại những con hậu bị tốt làm giống.
- Chọn nái sinh sản: (Từ hậu bị sang nái cơ bản)
- Chỉ tiêu quan trọng nhất là số con cai sữa cho 1 nái trong năm, nhưng cần quan tâm một số chỉ tiêu khác như:
- Số con sinh ra sống, số con cai sữa và chất lượng của heo con để đánh giá heo nái. Nên đợi đến lứa thứ 2, có thể lứa 3 để có quyết định lựa chọn chính xác.
Mua heo hậu bị
- Nên mua heo hậu bị từ những trại có thực hiện những chương trình cải tiến di truyền, có thể dựa vào 2 cách: 1. Phương pháp chọn giống chẳng hạn theo các chỉ tiêu: Tăng trọng, mỡ lưng và số con sơ sinh. 2. Ý kiến của khách hàng về chất lượng con giống của trại.
- Mua heo hậu bị từ những đàn heo có sức khoẻ tốt không nhiễm bệnh tật.
- Heo hậu bị nên được mua ít nhất 30 ngày trước mùa sinh sản, và nên được nuôi cách ly để theo dõi trước khi phối giống.
Chọn heo đực giống
Chọn theo ngoại hình đực ở trại nhà:
- Hình dáng phát triển cân đối, vai lưng rộng và mông nở
- Chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi móng không đi bàn. Tuyệt đối không chọn những con đực có chân siêu vẹo dị dạng khác thường chẳng hạn: Chân vòng kiềng hoặc chân quá hẹp và yếu.
- Chọn heo đực có dịch hoàn phát triển hoặc các cơ quan sinh dục khác không có dị tật.
- Chọn theo năng suất:
- Tốc độ tăng trọng, độ dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ nạc.
- Thành phần thân thịt như: Quầy thịt mông
- Chất lượng thịt: Màu sắc, mùi vị, cảm quan.
Mua heo đực từ trại khác:
- Giống như mua heo cái hậu bị, nên mua heo đực từ những trại có thực hiện những chương trình cải tiến di truyền, có đàn heo khỏe mạnh không nhiễm bệnh tật.
- Lựa chọn giống thích hợp để kết hợp lai tạo với nái nhà. Ví dụ: Nếu gia đình có nái địa phương nên chọn mua đực ngoại Yorkshire để sản xuất con lai F1 có tốc độ tăng trọng nhanh và cho tỷ lệ nạc cao hơn.
- Nên mua heo đực lúc 6-7 tháng tuổi, ít nhất 2 tháng trước mùa sinh sản, và nên được nuôi cách ly, cho ghép phối thử để đánh giá khả năng sinh sản.
- Ngoài các bước và tiêu chí để chọn nái và đực giống ở trên. Có một vài điểm sau bà con nông dân và các trang trại cần chú ý:
- Sổ sách ghi chép đầy đủ chi tiết sẽ giúp dễ dàng chọn được nái và đực giống chất lượng tốt.
- Quy mô đàn heo càng lớn thì chất lượng nái và đực giống được chọn lọc càng cao.
- Cần có quy trình phòng ngừa bệnh chặt chẽ để tránh dịch bệnh gây chết hàng loạt không đủ số heo để chọn.
- Chọn số heo nhiều hơn cần thiết để dự trữ trong những trường hợp cần thiết.
Tóm lại, lựa chọn heo nái và nọc làm giống là vô cùng quan trọng để sản sinh đàn con có chất lượng tốt tiếp tục nhân lên bán giống hoặc sử dụng lai tạo với các giống khác sản xuất heo thịt thương phẩm.
- Tìm hiểu thêm về giá lợn nái và chỗ mua uy tín
Câu Hỏi Thường Gặp
Chọn heo nái làm giống sau khi sinh như thế nào?
Xác định những con hậu bị ở các lứa đẻ có nhiều heo con, không có các dị tật sinh sản. Ghi lại ngày sinh tháng đẻ, số con/ lứa, giống và số tai. Chuyển những heo đực con từ những lứa lớn sang lứa nhỏ để đồng đều số con ở mỗi nái. Ghi chép các triệu chứng hoặc hành vi của con nái trong giai đoạn sinh và nuôi con chẳng hạn: Khó đẻ, dùng thuốc hoặc các biện pháp thú y can thiệp.
Chọn heo nái làm giống từ 3 đến 5 tuần như thế nào?
Chọn heo qua số vú, vú lộ rõ không bị lép. Chọn từ những bầy không có bất kỳ khiếm khuyết di truyền nào. Nếu phát hiện ra bất kỳ một khiếm khuyết di truyền nào thì không sử dụng bầy con, nái và đực (cha mẹ của bầy đó) vào mục đích nhân giống. Chọn lần kế tiếp khoảng 2-3 tháng tuổi. Để lại khoảng 50% nuôi.
Nên mua heo hậu bị như thế nào?
1. Phương pháp chọn giống chẳng hạn theo các chỉ tiêu: Tăng trọng, mỡ lưng và số con sơ sinh. 2. Ý kiến của khách hàng về chất lượng con giống của trại. Mua heo hậu bị từ những đàn heo có sức khoẻ tốt không nhiễm bệnh tật.
Từ khóa » Nọc Heo
-
Heo Nọc, Lợn đực | Trang Thông Tin Kiến Thức Chăn Nuôi UY TÍN
-
Vui Buồn Thú Y Miệt Vườn: Nghề 'độc'... Thả Nọc Heo, Bò
-
Heo Nọc Là Gì
-
Heo Nọc Là Gì
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Nọc
-
NHỮNG SAI LẦM TRONG CHĂN NUÔI HEO NỌC
-
Những Vấn đề Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Suất Chăn Nuôi Heo Nọc
-
Heo Nái Nọc | Shopee Việt Nam
-
Tinh Heo - De Heus Vietnam
-
Lợn Nhà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Heo Nọc Làng Ta - T-BLOG
-
Heo Nọc - Kỹ Thuật Chọn Giống Và Chăn Nuôi đúng Cách