Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Nọc
Có thể bạn quan tâm
Trong chăn nuôi heo nọc, đực giống có tầm quan trọng đặc biệt vì tính di truyền của nó sẽ ảnh hưởng đến một số lượng đông của đàn heo. Người ta thường nói “Tốt đực tốt cả đàn, tốt nái tốt ổ” nghĩa là phạm vi ảnh hưởng của heo đực giống cho cả đàn heo.
1. Kỹ thuật cho ăn
Khi cho heo đực giống ăn cần đảm bảo đúng giờ giấc quy định, thức ăn phải được chế biến tốt, hạt nhỏ, không pha quá loãng. Cho heo đực giống ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Đồng thời một bữa không nên cho ăn quá no, chỉ nên cho ăn 8 – 9/10 độ no là vừa (nhất là đối với lợn đực làm việc) và khẩu phần có độ choán thích hợp (nên từ 1 đến 1,2). Luôn theo dõi khả năng ăn vào của heo đực giống. Phải cho heo đực uống nước đầy đủ sau khi ăn. Nếu số lượng đực giống không nhiều thì ta nên nhốt riêng từng con, cho ăn riêng, như vậy mới phù hợp với sức khỏe cho từng con. Tùy theo mức độ làm việc nặng (nhẹ) mà tăng cường mức độ bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng tinh dịch. Trong qui trình nuôi dưỡng heo đực giống, người chăn nuôi nên chu ý đến các khâu kỹ thuật quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đực giống. Đó là các qui trình nuôi dưỡng có protein trong khẩu phần cao, kết hợp qui trình vận động bắt buộc và chế độ sử dụng lợn đực giống hợp lý.
2.Kỹ thuật chăm sóc
Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt, cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Cụ thể:
– Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Mặt khác chuồng heo đực giống phải xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng heo nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng heo nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy, Diện tích ô chuồng phải theo đúng chỉ tiêu quy định 1 heo đực giống làm việc cần có ô chuông có diện tích là 4 – 6 m2 và 6 – 9 m2 sân chơi.
– Vận động rất quan trọng đối với heo đực giống. Vận động giúp cho heo đực giống có thân thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt. Vận động nâng cao phẩm chất tinh dịch tốt, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Cần có chế độ vận động thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiêt, mức độ ăn uống mà có sự thay đổi, trong mùa sử dụng giao phối nên cho lợn vận động vừa phải. Trước mùa chuẩn bị giao phối nặng nên cho đực giống tăng cường vận động. Nhìn chung yêu cầu ngày vận động 2 lần vào sáng sớm và chiều tối (ở mùa hè), còn mùa đông thì có thể ngược lại. Đảm bảo 1 lần vận động 1 – 2 giờ với 3 – 5 km đường dài (có thể chăn thả, dắt bộ, làm đường cho vận động…). Đực giống có chế độ vận động bắt buộc.
– Vệ sinh tắm chải thường xuyên cho đực giống để đảm bảo cho heo đực luôn sạch sẽ, vì nó ảnh hưởng lớn tới quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, ngoài ra còn tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với heo hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện, sử dụng chúng. Thời tiết mát ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch, qua nghiên cứu thấy từ tháng 1 đến tháng 4 nhiệt độ thích hợp (25ºC) do vậy lượng tinh dịch cao, phẩm chất tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Trong mùa hè nhất là những ngày nóng nực cần phải tắm cho heo 1 – 2 lần trong ngày.
– Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của heo đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý. Nói chung đối với heo đực giống đã trưởng thành trọng lượng qua các tháng không thay đổi nhiều, heo đực còn non yêu cầu trọng lượng tăng dần ở các tháng song heo đực cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá gầy. Nếu được như vậy kỹ thuật nuôi dưỡng mới hợp lý.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dich hàng ngày để phát hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V ml); màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh trùng bình thường.
+ Định kỳ theo từng tuần và kiểm tra các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch, bao gồm các chỉ tiêu thể tích một lần xuất tinh, nồng độ (C, triệu/ml) hay mật độ tinh trùng (D, triệu/ml); hoạt lực (A), sức kháng tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng kỵ hình (%); tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh (VAC, tỷ).
Nếu ta cho heo đực giống ăn khẩu phần giá trị dinh dưỡng thấp, điều này sẽ làm cho heo đực giống có ngoại hình xấu, sức sản xuất tinh dịch giảm sút. Nói chung nuôi dưỡng và chăm sóc quản lý heo đực giống cần thiết phải thực hiện liên hoàn các chế độ vận động bắt buộc và thường xuyên. Chế độ sử dụng heo đực giống đúng, nghiêm ngặt và hợp lý. Nếu người chăn nuôi coi nhẹ một trong 3 khâu kỹ thuật này lợn đực sẽ có chất lượng tinh kém hay béo phì và sớm bị loại thải.
3. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG NỌC ĐỰC GIỐNG
Phẩm chất của tinh dịch tốt xấu và thời gian sử dụng tốt nhất của heo đực giống được dài ngắn là do chế độ dinh dưỡng, chăm sóc có hợp lý hay không. Song, chế độ sử dụng lợn giống cũng ảnh hưởng rất quan trọng. Chế độ đực giống chính là vấn đề liên quan tới tuổi và trọng lượng lợn bắt đầu huấn luyện; phổ phối giống hay khai thác tinh; thời gian sử dụng, thay thế giống…
– Tuổi sử dụng
Việc sử dụng heo đực giống phụ thuộc về tuổi và thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc về giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, khí hậu. Các giống heo nội ở nước ta có sự thành thục về tính sớm hơn so với các giống heo ngoại rất nhiều. Nhưng chúng ta không có thể sử dụng phối giống quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. Chất lượng đàn con và thời gian sử dụng dực giống… Đối với heo đực ngoại do tuổi thành thục về tính muộn nên tuổi sử dụng bắt đầu từ 9 – 10 tháng tuổi khi trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên.
– Tỷ lệ đực/cái, thời gian và chế độ sử dụng
+ Tỷ lệ đực/cái: Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 – 30 cái. Nếu thụ tinh nhân tạo, mỗi một đực giống có thể phối giống cho 200 – 250 cái.
+ Chế độ sử dụng: Cần căn cứ vào tình hình phát dục, sức khỏe làm phẩm chất tinh dịch của heo đực giống mà ta quy định số lần giao phối trong một tuần cho heo đực như sau:
heo 8 – 12 tháng tuổi có thể cho nhảy 2 – 3 lần/tuần là vừa, 4 – 5 lần là nặng.
heo12 – 24 tháng tuổi phối 5 – 6 lần là vừa, 7 lần là nặng.
Nếu TTNT thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 – 3 lần là vừa.
Chú ý: Sau khi phối xong cần bồi dưỡng thêm 1 – 2 quả trứng gà. Nếu sử dụng heo phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ ghề, yên tĩnh. Khi cho heo giao phối hoặc lấy tinh xong và cho heo nghỉ ngơi 30 – 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần… Đối với những heo đực giống xuất sắc muốn sử dụng lâu hơn thì chú ý cần tránh hiện tượng đồng huyết. Theo kinh nghiệm sử dụng heo đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng heo đực giống nên trong thời gian 1,5 – 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để nâng cao sức cải tạo giống
Từ khóa » Nọc Heo
-
Heo Nọc, Lợn đực | Trang Thông Tin Kiến Thức Chăn Nuôi UY TÍN
-
Vui Buồn Thú Y Miệt Vườn: Nghề 'độc'... Thả Nọc Heo, Bò
-
Heo Nọc Là Gì
-
Heo Nọc Là Gì
-
NHỮNG SAI LẦM TRONG CHĂN NUÔI HEO NỌC
-
Những Vấn đề Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Suất Chăn Nuôi Heo Nọc
-
Chọn Heo Nái Và Nọc Làm Giống | Farmvina Nông Nghiệp
-
Heo Nái Nọc | Shopee Việt Nam
-
Tinh Heo - De Heus Vietnam
-
Lợn Nhà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Heo Nọc Làng Ta - T-BLOG
-
Heo Nọc - Kỹ Thuật Chọn Giống Và Chăn Nuôi đúng Cách