Chữ “liêm” Phải Lấy Làm đầu! - Báo Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Cần, kiệm, liêm là gốc của chính. Với cán bộ lại càng phải coi trọng cần, kiệm, giữ mình trong sạch nhưng cũng phải mạnh dạn phê phán sai phạm của đồng chí mình, thế mới là liêm chính. Có chính trực, ngay thẳng, có dũng khí mới dám đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, bất mãn, việc làm sai trái để bảo vệ Đảng và sự trong sáng của cán bộ.
Xâydựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài, liêm chính luôn là nhiệm vụ then chốt của Đảng. Trước những đòi hỏi ngày một phức tạp của thực tế phát triển đất nước, việc xây dựng đội ngũ cán bộ liêm chính, vừa có đức, vừa có tài đang đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Mới đây nhất, Hội nghị Trung ương 4 vừa xem xét, quyết nghị rất nhiều nội dung liên quan, càng cho thấy công tác cán bộ luôn được Đảng ta chú trọng.
Cùng với hành trình phát triển, đội ngũ cán bộ đã trưởng thành nhiều mặt, góp phần quan trọng để đất nước giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Song do những “vết chàm” trong một bộ phận cán bộ đang làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nếu không gột rửa, để nó lây lan thì nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ thật khôn lường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (năm 1954).
Ảnh: Duy Linh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: Đăng Khoa
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (năm 1954).
Ảnh: Duy Linh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: Đăng Khoa
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là một trong những đặc trưng cơ bản của đạo đức, phong cách HỒ CHÍ MINH. Người từng nói: "Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người.
Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, nhất là việc quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài; thật sự "cần, kiệm, liêm, chính", "chí công vô tư"; thật sự tâm huyết vì nước, vì dân.
Nói đến cán bộ, bao giờ cũng phải coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc mà gốc của đức là liêm chính, tức là phải trong sạch, ngay thẳng. Liêm chính là tiêu chí cơ bản của đạo đức, là thước đo của mỗi người. “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước" (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, tập 10), lời căn dặn ấy của Bác Hồ ngày càng thấm thía biết bao.
Đánh mất chữ “liêm” là mất tất cả
Chưa bao giờ nước ta có đội ngũ cán bộ đào tạo bài bản, có trình độ năng lực cao như hiện nay, nhưng cũng thật buồn, chưa bao giờ vấn đề đạo đức, lối sống ở một số cán bộ đáng lo ngại như những năm qua.
Trong số cán bộ bị xử lý kỷ luật hoặc tuyên án phạt tù gần đây, không ít trường hợp từng là anh hùng, hay được xã hội tôn vinh bởi có đóng góp đáng kể cho đất nước. Họ và nhiều cán bộ khác, khi bổ nhiệm đều là những người được đánh giá là liêm chính, nhưng nắm chức, có quyền trong tay lại không giữ được chữ “liêm”, để “cái tôi” vị kỷ lấn át mà làm trái, tham nhũng, hối lộ. Cái kết cay đắng là danh dự, sự nghiệp đều tiêu tan. Có người phấn đấu cả đời lên đến cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, đứng đầu thành ủy, hay thành phố lớn, vì làm trái, làm bừa đã phải vào tù rồi vẫn bị điệu ra tòa trong một số vụ án khác. Không chỉ cá nhân, gia đình họ mà Đảng cũng thấy xót xa, song để cứu cả cây xanh thì buộc phải cắt bỏ đi những cành sâu mọt.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những lần chia sẻ, cứ nghĩ trong cuộc sống mà xem, có những người thiếu thốn gì đâu, nhưng tham thế, chưa làm cái gì đã nghĩ đến “chấm mút”. Nói nhỏ là chấm mút, nói to là vi phạm pháp luật, không còn xứng đáng là đảng viên, dân coi thường;... Tiền nhiều, lúc chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất.
Nhắc lại chuyện không vui ấy, càng thấy lời cảnh báo từ lâu của Bác Hồ sâu sắc và mãi mãi nguyên giá trị: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Cán bộ có chức, có quyền nếu không giữ được “liêm chính” trước sau cũng suy thoái. Sự suy thoái, không chỉ làm cho cán bộ tự đánh mất chính mình mà nguy hại hơn là làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Mà mất lòng tin là mất tất cả.
Từ khóa » Chữ Liêm Có Nghĩa Là Gì
-
Xây Dựng Chính Phủ Liêm Chính Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
Quan Niệm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Chữ “Liêm”
-
Chữ Liêm Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh - Ban Quản Lý Lăng
-
Học Chữ “Liêm” Từ Bác - VnEconomy Emagazine
-
Quan điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Liêm Chính Công Vụ - Sở Y Tế
-
Liêm Chính Trong Suy Nghĩ Và Hành động!
-
Bài 2: Rèn đức - Giữ 'Liêm' | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Từ Quan điểm Của Hồ Chí Minh Về Liêm, Chính đến Việc Xây Dựng ...
-
Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí Công Vô Tư
-
Liêm Chính - Phẩm Chất Quan Trọng Hàng đầu Của Người Cán Bộ ...
-
Rèn Luyện đức “Liêm Chính” - Tuyên Giáo An Giang
-
“Đối Với Tự Mình Phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính” Trong Sáu điều Bác Dạy ...
-
Suốt đời Phấn đấu Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công Vô Tư, Làm Người ...