Học Chữ “Liêm” Từ Bác - VnEconomy Emagazine
Có thể bạn quan tâm
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, cả khi cách mạng chưa thành công cũng như khi đã ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, Bác Hồ luôn là tấm gương thực sự mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng, được cụ thể hóa ngắn gọn bằng các chữ: cần, kiệm, liêm, chính, và chí công, vô tư.
Bác từng dạy cán bộ “muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Hơn ai hết, Bác Hồ chính là người thực sự “mực thước” về đạo đức, lối sống.
Nhờ “mực thước” như vậy, Bác mới thực sự thành công trong vai trò dẫn dắt, lãnh đạo và thực sự được lòng dân.
Không ai được lòng dân, được dân tin, dân yêu, dân kính trọng, như Bác Hồ.
Trong các đức tính “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, và “chí công, vô tư”, “liêm” được coi là nền tảng, vì “liêm” có nghĩa là liêm khiết, liêm chính, trong sạch, không tư lợi, không tham của người khác, tức là không tham những gì không thuộc về mình, kể cả của công… Nếu không “liêm”, người cán bộ, đảng viên không thể trau dồi các đức tính “cần”, “kiệm” hoặc “chính” (trung thực, thẳng thắn, đứng đắn, không tà, không gian); và cũng không thể “chí công, vô tư”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Liêm là trong sạch, không tham lam”, luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân. Người nhấn mạnh: “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.
Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” đăng trên báo Cứu quốc năm 1949 (với bút danh Lê Quyết Thắng), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Liêm” của ngày xưa để chỉ “những người làm quan không đục khoét dân”, còn “Liêm” ngày nay có nghĩa rộng hơn và “mọi người đều phải Liêm”, “… Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn, là mọi người đều phải Liêm”. Người cũng cho rằng, “Liêm” phải đi đôi với “Kiệm”, bởi vì “có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất Liêm”.
Vụ án Trần Dụ Châu xảy ra cách đây 72 năm chính là tấm gương xấu để đời về tính ”bất liêm” của một cán bộ; vì xa xỉ mà sinh ra tham lam; vì tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon mà sa đọa, dẫn đến phạm tội phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Trần Dụ Châu, một người từng được phong quân hàm đại tá và được giao giữ chức Giám đốc Nha quân nhu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã bị Toà án binh tối cao, trong phiên tòa đặc biệt mở ngày 5/9/1950 tại thị xã Thái Nguyên, tuyên phạt tử hình, vì phạm tội tham nhũng.
Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trong loạt phóng sự điều tra đăng 6 kỳ liền, từ ngày 20/9/1950, trên báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền, cổ động, tranh đấu của Trung ương Mặt trận Liên Việt và Tổng bộ Việt Minh, được Công an nhân dân online đăng lại hồi tháng 8 năm 2005, “Trần Dụ Châu đã lấy cắp của công quỹ một số tiền lớn: 57.959 đồng Việt Nam, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Cạn năm 1950 là 50 đồng/một kg, còn chiến sĩ ta mỗi ngày chỉ được cấp vài lạng gạo và hơn 10 đồng tiền thức ăn.
Ngoài ra, Châu còn nhận hối lộ khá nhiều tiền, chuyên quyền, độc đoán, sống sa đoạ, đồi truỵ. Uỷ ban Tiếp liệu Thu - Đông 49, các kho số 1, 4, 10 thường xuyên nộp cho Châu tiền tiêu, rượu, đồ hộp, hải sản khô, thuốc lá, quần áo, chăn len... Tuyển người, thải người theo sở thích cá nhân, vung tiền bao gái; có lần dùng ôtô công đưa gái đi chơi ở Bắc Cạn. Châu dan díu với một nữ nhân viên xinh đẹp, bổ nhiệm làm “bí thư văn phòng” của Nha, làm việc cùng buồng, ăn ở cùng nhà với Châu. Các cán bộ điều tra có trong tay cuốn nhật ký của nữ “bí thư văn phòng” cùng gần 100 kiểu ảnh lãng mạn chụp với Châu. Giữa lúc nữ bí thư đi dự lớp huấn luyện thì Châu đưa từ Phú Thọ về cơ quan một cô gái giới thiệu là em nuôi, suốt ngày ở trong buồng riêng của Châu. Nữ bí thư từ lớp học về bất chợt bắt gặp và đã xảy ra một cuộc đánh ghen ầm ĩ”.
“Tiếng tăm ăn chơi của Châu nổi như cồn ở Hanh Cù, Phú Thọ, một thị trấn sầm uất, tối đến cả đường phố dài rực sáng ánh đèn măng sông, với nhiều hiệu ăn sang trọng và cửa hàng đầy ắp hàng tiêu dùng nước ngoài. Mỗi lần về công tác ở Liên khu 10, gồm các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang..., Châu đều đưa bạn bè đến chè chén ở đây, nhất là ở nhà hàng Ba Đình. Cũng tại thị trấn này, Châu tổ chức đám cưới cho Bùi Minh Trân, Trưởng ban Mậu dịch của Quân giới liên khu Việt Bắc, tiêu tốn hàng vạn đồng...”.
Bản thân Trần Dụ Châu đã phải thừa nhận trước Ban Kiểm tra: ”Tôi quả là người không liêm khiết”.
Trần Dụ Châu đã bị xử bắn, sau khi đơn xin ân xá của Châu bị Chủ tịch Hồ Chí Minh bác.
Về vụ án Trần Dụ Châu, xã luận báo Cứu quốc ra ngày 27/9/1950, có đoạn nhấn mạnh: “Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!”.
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang diễn ra rất quyết liệt hiện nay, với quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, dẫu chưa có thêm một Trần Dụ Châu, nhưng đã có hàng chục nghìn cán bộ, đảng viên có chức, có quyền bị thi hành kỷ luật, hàng nghìn người bị truy tố và xét xử... và không ít án tù, kể cả chung thân.
Những người này rõ ràng đã không chịu học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác Hồ, hoặc có học thì cũng chỉ là học giả vờ, kiểu “đầu môi chót lưỡi”.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng chắc chắn còn kéo dài.
Bài học từ vụ án Trần Dụ Châu không bao giờ cũ.
VnEconomy 18/05/2022 20:00
Từ khóa » Chữ Liêm Có Nghĩa Là Gì
-
Xây Dựng Chính Phủ Liêm Chính Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
Quan Niệm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Chữ “Liêm”
-
Chữ Liêm Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh - Ban Quản Lý Lăng
-
Chữ “liêm” Phải Lấy Làm đầu! - Báo Nhân Dân
-
Quan điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Liêm Chính Công Vụ - Sở Y Tế
-
Liêm Chính Trong Suy Nghĩ Và Hành động!
-
Bài 2: Rèn đức - Giữ 'Liêm' | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Từ Quan điểm Của Hồ Chí Minh Về Liêm, Chính đến Việc Xây Dựng ...
-
Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí Công Vô Tư
-
Liêm Chính - Phẩm Chất Quan Trọng Hàng đầu Của Người Cán Bộ ...
-
Rèn Luyện đức “Liêm Chính” - Tuyên Giáo An Giang
-
“Đối Với Tự Mình Phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính” Trong Sáu điều Bác Dạy ...
-
Suốt đời Phấn đấu Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công Vô Tư, Làm Người ...