Chữ "NHẪN" - Văn Hóa Kiên Trì Nổi Tiếng Của Người Nhật - Vinanippon

Trong ngôn ngữ Nhật Bản, chữ “Nhẫn” được viết là Gaman (我慢). Nó có nguồn gốc từ chữ Zen (禅 – Thiền), mang ý nghĩa “nhẫn nại chịu đựng, ngay cả với những điều dường như không thể chịu đựng nổi”.

“Nhẫn”: Chìa khóa của sự trật tự hoàn hảo

Một ngày ở Tokyo, thủ đô của Nhật Bản bắt đầu bằng hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm bận rộn nhất Trái đất. Ước tính mỗi ngày có khoảng 20 triệu người di chuyển bằng phương tiện này.

Ai nấy đều vội vã, nhưng không ai phá hàng, chen lấn tranh chỗ người khác. Bất chấp khoang tàu đông nghẹt, chật đến nỗi khó bề cử động nổi, tất cả yên lặng chịu đựng.

Bình tĩnh và trật tự, đó chính là điểm đặc trưng đáng kinh ngạc của các đám đông ở Nhật Bản. Bất kể kích thước lớn hay nhỏ, hàng dài hay ngắn, mọi người đều kiên trì chờ đến lượt mình.

Với dân tộc Nhật Bản, kiên nhẫn chính là dấu hiệu của người trưởng thành. Từ thuở sơ khai, đất nước Nhật đã phải lo ứng phó với thiên tai liên tiếp. Hoàn cảnh tạo nên con người. Trừ phi biết kiên gan bền chí mà chịu đựng, nỗ lực vươn lên tiếp, họ khó bề sống sót nổi.

“Nhẫn” là chiếc lược tâm lý nhằm đối mặt và vượt qua những sự kiện ngoài tầm kiểm soát. Nó cho phép một người tự triệt tiêu nỗi đau, chấp nhận cái khó, cái khổ, từ từ chiến thắng tất cả.

Khi chữ “nhẫn” vốn đã ăn sâu trong tâm trí tổ tiên người Nhật kết hợp với chữ “thiền” từ đạo Phật, tôn giáo được du nhập từ khoảng Thế kỷ XII-XIII, trở thành tôn chỉ đạo đức sống.

Nhờ “nhẫn”, Nhật Bản mới vươn lên hàng cường quốc kinh tế

Mặc dù quan niệm “nhẫn” được thực hành suốt lịch sử Nhật Bản, song sự “đỉnh cao” của nó nằm ở thời kỳ hậu Thế chiến II, sau khi phải hứng chịu 2 quả bom nguyên tử ở Nagasaki và Hiroshima.

Đất nước tan hoang. Để phục dựng nền kinh tế trên đống tro tàn, chính phủ Nhật kêu gọi người dân hy sinh thời gian và công sức. Và nhờ vậy mà khói bụi bom nguyên tử còn chưa kịp tan, Nhật Bản đã bước vào thời kỳ bùng nổ kinh tế.

Người người nỗ lực làm thêm giờ. Họ giám sát lẫn nhau và tự có ý thức với bản thân. Chẳng mấy chốc, quốc gia xơ xác sau chiến tranh đã trở mình, thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu.

Không chỉ thúc đẩy việc làm, “nhẫn” còn góp phần vào việc giảm thiểu tội phạm. Vốn dĩ, “nhẫn” là kiềm chế. Khi con người biết kiềm chế, xung đột sẽ hiếm khi xảy ra. Kết hợp với “nhẫn là chịu đựng”, người Nhật xây dựng một xã hội nề nếp, trật tự không đâu bì.

Ngày nay, Nhật Bản được coi là “miền đất hứa” đối với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt trong đó có Việt Nam. Lực lượng lao động của chúng ta trên đất Nhật hiện nay đang rất nhiều và tăng dần theo thời gian. Ở đó, họ được cống hiến, học tập và học hỏi thêm những yếu tố kĩ thuật, kỷ luật khắt khe của người Nhật để phấn đấu và hoàn thiện bản thân mình.

Các bạn trẻ nếu muốn có cơ hội được trải nghiệm và tìm cho mình cơ hội phát triển bản thân ngay tại xứ sở Phù Tang, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi – Vinanippon sẽ luôn hỗ trợ và chắp cánh cho những ước mơ của các bạn trẻ.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ Hotline: 0975.082.982 hoặc truy cập: Website: vinanippon.edu.vn

*VINANIPPON

CS1: Số 981, Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội. CS2: Số 17 ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. CS3: Tầng 5 tòa nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội CS4: Trường Đại học Thủy Lợi, Tiên Lữ, Hưng Yên.

Từ khóa » Chữ Kiên Nhẫn Trong Tiếng Nhật