Chủ Thể Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Chủ thể là gì?
  • Chủ thể quan hệ sở hữu là gì?
  • Chủ thể pháp luật là gì?
  • Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là gì?

Một trong nhưng điều kiện tất yếu để tạo thành một mối quan hệ là quan hệ đó phải tồn tại chủ thể. Bất kể mối quan hệ nào trong xã hội đều tồn tại yếu tố chủ thể, vậy có thể thấy, chủ thể là một yếu cực kỳ quan trong trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tổng đài 1900 6557 sẽ phân tích những nội dung kiến thức xung quanh chủ để Chủ thể là gì.

Chủ thể là gì?

Chủ thể là một cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội để phối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó.

Bên cạnh việc giải đáp Chủ thể là gì? nói chúng, Luật Hoàng Phi còn đem tới giải thích về chủ thể quan hệ sở hữu, chủ thể quan hệ pháp luật trong bài viết này.

Chủ thể quan hệ sở hữu là gì?

Chủ thể quan hệ sở hữu là những cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự liên quan đến sở hữu.

Đối với những tài sản hữu hình thì chủ thể của quyền sở hữu tài sản đó là những cá nhân, tổ chức có quyền nắm giữ, có quyền tài sản trong tay theo quy định của pháp luật dân sự về tài sản. Chủ sở hữu tài sản có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định tại điều 158, Bộ luật 2015, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Đối với những tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ) thì chủ thể có quyền sở hữu tài sản là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo Luật sở hữu trí tuệ quy định. Trong đó những trường hợp được coi là chủ thể có quyền sở hữu tài sản trí tuệ bao gồm: Chủ sở hữu là tác giả; chủ sở hữu là đồng tác giả; Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm; Cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng; Người được thừa kế quyền tác giả; Người được chuyển giao quyền; Nhà nước.

Chủ thể pháp luật là gì?

Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức tham gia vào những quan hệ pháp luật, tuy nhiên, những cá nhân, tổ chức này phải có quyền và khả năng pháp lý theo quy định của pháp luật

Khi nhắc đến chủ thể pháp luật, bạn đọc cần phân biệt giữa chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật, bới đây là hai khái niệm hoàn toán khác nhau. Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức có khả năng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ pháp luật, còn chủ thể của quan hệ pháp luật ngoài hai điều kiện trên thì những cá nhân, tổ chức này cần có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đấy đủ quy định trong pháp luật dân sự, nghĩa là những chủ thể đó phải đầy đủ khả năng tự mình thực hiện các hành vi đó và có khả năng chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.

Chủ thể pháo luật bao gồm cá nhân, bao gồm công dân của nước sở tại, công dân nước ngoài hoặc kể cả là những cá nhân không có quốc tịch, chủ thể pháp luật cũng có thể là pháp nhân, ví dụ như Công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Công ty Hợp danh, các hợp tác xã, các trường học… và cả những tổ chức không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác, các phân xưởng trong nhà máy, xí nghiệp…

Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là gì?

Năng lực của chủ thể quan hệ pháp luật là tên dung để chỉ những cá nhân, tổ chức, cá nhân có đầy đủ những năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

Để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật, chủ thể cần có đầy đủ hai yếu tố sau đây:

+ Năng lực pháp luật

Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi pháp luật, không có năng lực pháp luật thì không thể có năng lực hành vi pháp luật.

+ Năng lực hành vi pháp luật

Để trở thành chủ thể pháp luật, con người chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để tham gia trực tiếp vào các quan hệ pháp luật, nói cách khác, để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật, con người cần phải có cả năng lực pháp luật và năng lực hành vỉ pháp luật.

Trên đây là những phân tích xoay quanh chủ đề Chủ thể là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào iên quan đến “Chủ thể”, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được chúng tôi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Tính Chủ Thể Là Gì