đề Cương Tâm Lý Học đại Cương - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Đại cương
Đề cương Tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.55 KB, 30 trang )

Câu 1: Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan điểm duy vật biện chứng (Phân tích nội dung và nêu ýnghĩa của 3 luận điểm).1. Tâm lí người: Trong tâm lí học Tâm lí là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắnliền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.2. Bản chất của hiện tượng tâm lí người theo quan điểm duy vật biện chứngTheo quan điểm duy vật biện chứng: Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thôngqua chủ thể và mang tính chủ thể, tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử• Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗingười Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết(hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.- Phản ánh vật lí: là phản ánh của những vật không sốngVD: viên phấn viết lên bảng thì viên phấn mòn đi còn bảng có dấu phấn in- Phản ánh sinh vật: là phản ánh của những vật chất sống chưa có hệ thần kinh phát triển (amip, câyxấu hổ)VD: hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc. Cây xương rồng sống được ở những nơi có khí hậukhô hạn là nhờ những thay đổi trong cấu trúc sinh trưởng và phát triển của cây,những chiếc lá dần thu nhỏ lạithành những chiếc gai.Từ đó giúp cây chống mất nước và thích nghi với môi trường khắc nghiệt.- Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh của vật chất sống có hệ thần kinh phát triển. Đó là kết quả củasự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành. Vai trò của HTKQ và não:- HTKQ là nguồn gốc làm nảy sinh ra tâm lý. Khi một sự vật, hiện tượng nào đó trong hiện thực khách quan tácđộng vào ta, não làm nảy sinh hỉnh ảnh về sự vật, hiện tượng đó trong óc con người và một phản ánh tâm lýđược diễn ra. Đồng thời, HTKQ chính là nội dung phản ánh của tâm lý. VD: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có thể hình dung lại nội dung củabức tranh đó. Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một vật gì đó như hòn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mô tả lại hình dạng củahòn bi đó.- Não bộ đóng vai trò là cơ sở vật chất, thực hiện chức năng phản ánh HTKQ để tạo ra các hình ảnh tâm lý  Điều kiện cần và đủ để có được tâm lý ngườu là phải có HTKQ và não người bình thường. Nếu thiếu 1trong 2 yếu tố trên thì không có được tâm lý người. Hiện thực khách quan (Tác động)  Não người bình thường  hỉnh ảnh tâm lý (Nguồn gốc) (Cơ sở vật chất)- Thông qua hoạt động của não bộ dưới tác động của HTKQ phản ánh tâm lý thực chất là quá trình cải tạo thếgiới khách quan trong não người  Càng hăng hái tích cực tham gia các hoạt động phong phú đa dạng trong cuộc sống thì tâm lý của cá nhâncàng phát triển. Đồng thời phải biết bảo vệ và giữ gìn bộ não, có chế độ hoạt động và nghĩ ngơi hợp lý• Tâm lý người mang tính chủ thể- Tính chủ thể: Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Hình ảnh tâm lý do conngười tạo ra, mang màu sắc cá nhân. Do con người trong quá trình phản ánh đã đưa cái riêng của mìnhvào trong đó làm cho hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc chủ quan. - Biểu hiện+ Cùng nhận sự tác động của cùng một sự vật, hiện tượng nhưng ở những chủ thể khác nhau sẽ cho tanhững hình ảnh tâm lý với những mức độ sắc thái khác nhau.VD: Cùng trong một tiếng tơ đồng. Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.Hạnh Ngô – PR32Cùng xem một bức tranh sẻ có kẻ khen người chê khác nhau.+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động đến 1 chủ thể duy nhất vào những thời điểm khác nhau, vàonhững hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể tinh thần khác nhau có thể cho ta những hình ảnh tâmlý khác nhauVí dụ: Cùng một câu nói đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẻ gây cười hay sẻ gây sự tức giận cho ngườikhác.Hay : Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. VD: Một người ăn xin đến xin tiền một người đàn ông,nhưng người đàn ông này đang trong trạng thái giận dữ,không vui vẻ thì chắc chắn người đàn ông này không cho và bỏ đi.Nhưng cũng với người ăn xin đó đến xin tiềnmột người khác.Người này đang vui vẻ,tâm trạng thoải mái cùng với tấm lòng thương người thì người này sẽnhìn người ăn xin đó với ánh mắt đồng cảm và sẽ giúp đỡ người ăn xin đó- Nguyên nhân có sự khác biệt đó là do: + Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫnđến tâm lí của người này khác với tâm lí của người kia.- Ý nghĩa+ Vì tâm lý mang tính chủ thể, mỗi con người đều có cái riêng của mình, vì vậy trong quan hệ ứng xửcũng như trong giáo dục, cần biết tôn trọng ý kiến của người khác.+ Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng, đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng,hiểu đối tượng, không áp đặt đối tượng suy nghĩ và hành động như mình+ Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá con người trong quanđiểm vận động, phát triển không ngừng. Tác động dẫn đến• Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử Tâm lý người mang bản chất xã hội: bản chất xã hội của tâm lý người được thể hiện ở chỗ tâm lýngười có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội - Thế giới khách quan tồn tại xung quanh chúng ta bao gồm cả thế giới tự nhiên và môi trường xã hội. Trong đó,môi trường xã hội là quyết định tâm lí con người, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, phápquyền, mối quan hệ con người-con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,…Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con người (như Mark nói: bản chất con người là tổng hòacác mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa conngười với con người thì tâm lí người sẽ mất bản tính người.Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trênngười không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừgừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người. Từ đó có thể thấy tâm lí người chỉHạnh Ngô – PR32Hình ảnh,phản ánh tâm lí khác nhau.các chủ thể khác nhau1HTKQcùng 1 chủ thể nhưng ở các thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái,…khác nhau.hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường vàphải có hoạt động và giao tiếp.- Thông qua hoạt động và giao tiếp, con người đã thu thập được vô vàn kinh nghiệm, tri thức về mọi mặt cuộcsống. Mỗi người lĩnh hội kinh nghiệm và tri thức chung của loài người biến thành vốn sống, kinh nghiệm, trithức của riêng mình, tức là tạo nên tâm lý của bản thân.Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng, nhưng sau một thời gian được bố mẹ chăm sóc,dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọiviệc xung quanh.Trải biến nhiều thì lo nghĩ sâuTính toán xa thì thành công lớn (Nguyễn Trãi)- Con người càng hăng hái, tích cực chủ động tham gia các hoạt động đa dạng và các mối quan hệ xã hội phongphú thì tâm lý càng phát triển- Muốn cải tạo, thay đổi những tính cách tâm lý không phù hợp thì chúng ta cần phải thay đổi môi trường sống,môi trường xã hội để có được những tâm lý lành mạnh Tâm lý người mang tính lịch sửTâm lý hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộngđồng. - Khi xã hội vận động và biến đổi thì tâm lý của con người cũng vận động và biến đổi theo- Có những nét tâm lý đã được hình thành không hoàn toàn mất đi mà để lại những dấu ấn nhất địnhtrong mỗi người và mỗi thế hệVD: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóngtúng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.VD: Lòng yêu nước của mỗi người Việt Nam không bao giờ mất đi dù trong thời chiến tranh hay thời bình. 3. Kết luận sư phạm - Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan vì thế muốn nghiên cứu hay hoàn thiện, cải tạo tâm língười cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống,…của con người.- Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.- Tâm lý là sản phẩm của hoat động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếpđể nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.- Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.- Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phảichú ý đến nguyên tắc sát đối tượng, nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểmlứa tuổi.- Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể.- Khi nghiên cứu các môi trường xã hội quan hệ xã hội để hình thành và phát triển tâm lý cần tổ chức cóhiệu quả hoạt động đa dạng của từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau, giúp cho con người lĩnh hội nềnvăn hóa xã hội để hình thành và phát triển tâm lý con người; phải tìm hiểu nguồn gốc của họ; tìm hiểuđặc điểm của vùng mà người đó sống.Câu 2: Bằng dẫn chứng cụ thể hãy chứng minh rằng: Tâm lý người được hình thành, bộc lộ và phát triểnthông qua hoạt động và giao tiếp.• Tâm lý người được hình thành, bộc lộ và phát triển thông qua hoạt động Hạnh Ngô – PR32- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qualại giữa con người với thế giới khách quan và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thếgiới (khách thể), cả về phía con người (chủ thể).- Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân thông qua hai quá trình:- Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình tạo thành sản phẩm. Từ đó,tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuấttâm. Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tìnhcảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Ttrong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau:người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụthuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.- Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri thức, đúc rút được kinh nghiệmnhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được gọi là quá trình nhập tâm. Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, và đãbiết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phảichuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọingười,…- Kết luận - Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. - Sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ.Ví dụ: • Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ bắt trướccác hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh.• Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập. - Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác. - Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.• Tâm lý người được hình thành, bộc lộ và phát triển thông qua giao tiếp.- Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầunhất định. - Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Không có giao tiếp với người khác con người cảm thấy cô đơnvà có khi trở thành bệnh hoạn. Nhu cầu của con người trước hết là nhu cầu tiếp xúc với người khác. Khi tiếpxúc với nhau mọi người thường truyền cho nhau thông tin , kinh nghiệm, kiến thức làm cho tâm lý mỗi ngườitrở nên phong phú đa dạng…VD: Một người khi có tâm lý rụt rè ,ngại giao tiếp nhưng khi bị buộc phải làm việc nhóm. Những người trongnhóm hết sức năng động và lạc quan. Sau thời gian làm việc và tiếp xúc, người mà trước kia từng rất ngại giaotiếp thì giờ đã trở nên bạo dạn và nhanh nhẹn.- Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý. Trên thực tế, nếu con người khi sinh ra nhưngkhông sống trong xã hội loài người, không có sự giao tiếp giữa con người với con người thì sẽ không mang tâmlý người.VD:Một nhà nhân chủng học người Pháp đã gặp một cô bé lên 10 sống tại rừng rậm ven sông Amazon (Brazin).Ông đã mang về Pari nuôi dạy. Mười năm sau hình dáng và tâm lý cô gái đã thay đổi đến mức người ta khôngthể phân biệt được cô với các cô gái khác ở Pari- Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức,chuẩn mực xã hội.Hạnh Ngô – PR32- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể pháttriển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ.- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp vớichuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khókhăn. - Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng , tình cảm, thấu hiểu và có điềukiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xãhội.Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tấtcả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.- Kết luận- Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân.- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.“ Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp vàgián tiếp”. Tâm lý người do tồn tại khách quan quy định, được nảy sinh bằng hoạt động và giao tiếp. Hoạt động và giaotiếp là nơi nảy sinh tâm lý, đồng thời cũng là nơi tâm lý vận hành, thực hiện vai trò của mình đối với cuộc sống.Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp Câu 3: Nêu định nghĩa, đặc điểm, quy luật của cảm giác và tri giác. So sánh cảm giác và tri giác.1. Cảm giác• Định nghĩa: Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiệntượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. • Đặc điểm- Cảm giác là một quá trình tâm lý, quá trình tâm lý là những hoạt động tâm lý diễn ra trong một thờigian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, rời rạc của sự vật, hiện tượng chứ không phản ánhđược trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượngVD: Khi ta chạm tay vào nước nóng, nó tác động đến tay và gây cho ta một cảm giác nóng thông qua xúc giácta chưa thể phân biệt được hết các thuộc tính của sự việc ấy và bản chất của nó.- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan khi nó đang tác động một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiệntượng phải đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta, và chỉ vào thời điểm đó mới tạo ra được cảmgiác.VD: Khi chạm tay vào nước nóng, tay ta trực tiếp cảm giác được tay ta bị nóng thông qua mạc giác của mình vàchỉ vào lúc đó- Cảm giác của con người có tính chất xã hội. Cảm giác của con người không chỉ phản ánh những thuộctính của bản thân sự vật, hiện tượng vốn có trong thế giới mà còn phản ánh những thuộc tính của sựvật, hiện tượng do con người sáng tạo ra. Cảm giác của con người có sự tham gia của tư duy và ý thứcnên nó phản ánh ở chất lượng mới.VD: nhờ hoạt động nghề nghiệp mà có người thợ dệt phân biệt được 60 màu đen khác nhau, có những ngườiđầu bếp nếm được bằng mũi hoặc có những người đọc được bằng tay.Hạnh Ngô – PR32 Các đặc điểm trên của cảm giác chứng tỏ mức độ phản ánh tâm lí thấp và tính chất hạn chế của cảm giác.Trong thực tế, để tồn tại và phát triển con người cần phải nhận thức cả những sự vật, hiện tượng không trực tiếptác động vào các giác quan của mình• Quy luật Quy luật về ngưỡng cảm giác: Muốn có cảm giác thì phải có kích thích tác động vào các giác quan.Muốn kích thích gây ra cảm giác thì kích thích phải đạt tới ngưỡng cảm giác- Ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà ở đó kích thích đủ để gây ra được cảm giác- Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ kích thích tối đa vẫn gây ra được cảm giác- Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ kích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác Quy luật về sự thích ứng của cảm giác- Thích ứng: là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kíchthích, khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và ngược lại- Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ khác nhau và có thể rèn luyện được Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác- Các cảm giác của con người không tồn tại 1 cách biệt lập, riêng rẽ mà chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau: sựkích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia vàngược lại- Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp trên các cảm giác cùng loại haykhác loại2. Tri giác• Định nghĩa: Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tượng khichúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.• Đặc điểm- Tri giác là một quá trình tâm lý, có nảy sinh, diễn biến và kết thúc- Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.Vd: nhờ mắt ta thấy được màu sắc, ước lượng được kích thước và số lượng quả xoài trong rổ.- Tri giác phản ánh HTKQ 1 cách trực tiếp tác động vào các giác quan.- Trong quá trình tri giác, kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ cần tri giác 1 số thành phần riêng lẻ củasự vật hiện tượng ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần đó và tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật hiệntượng.Vd: Chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt và không sử dụng tới mũi miệng cùng với hiều biết trước đó của bảnthân, chúng ta tri giác và gọi tên đúng sự vật trên.- Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác là mức độ phản ánh cao hơn so với cảm giác nhưng tri giác vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính• Quy luật cơ bản của tri giác a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác:- Do sự tác động của những sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới xung quanh vào giác quan mà tính đốitượng của tri giác được hình thành: đó là hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng là cũng thuộc vềmột sự vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài.- Mỗi hành động tri giác của ta đều phản ánh 1 đối tượng nào đó của thế giới khách quan. Ví dụ: các chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng dựa vào tiếng xích xe, tiếng động cơ.Hạnh Ngô – PR32- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng – nó là cơ sở định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi vàhoạt động của con người. Nhờ tri giác có tinh đối tượng làm cho chúng ta nhìn thấy các thông tin ở bên ngoài vàgiúp chúng ta khách quan hóa các hoạt động của mình.b. Quy luật về tính lựa chọn cuả tri giác- Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch 1 số dấu hiệu hoặc đối tượng này ra khỏi các dấu hiệu hoặc đốitượng khác để phản ánh tốt hơn VD: Hình về một cuốn vở có chữ viết có những dòng chữ viết bằng màu mực khác nhau.- Tính lựa chọn còn phụ thuộc vào chủ quan của người tri giác. Kinh nghiệm của con người càng phong phú,con người càng hứng thú với đối tượng thì ta càng dễ dàng và nhanh chóng tách được đối tượng cần tri giác rakhỏi bối cảnh. Cho nên, nếu bối cảnh và đối tượng càng khác biệt thì tri giác càng dễ dàng.Ví dụ: trong sách có nhiều chữ in nghiêng để nhấn mạnh, giáo viên dùng mực đỏ đánh giấu chỗ sai của họcsinh…c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:+ Vì tri giác của con người được gắn liền với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật với ý thức. Nênnhững hình ảnh của tri giác mà con người thu được luôn luôn có một ý nghĩa xác định.+ Khi tri giác một sự vật hiện tượng nào đó ta gọi tên được sự vật hiện tượng đó trong óc, và xếp sự vật hiệntượng đó vào một nhóm, một lớp các sự vật hiện tượng nhất định + Ngay cả tri giác sự vật không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhập trong nó một sự giống nhau nào đó vớinhững đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một nhóm phạm trù nào đó.d. Quy luật về tính ổn định của tri giác+ Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện trigiác bị thay đổi. Ví dụ: Khi viết lên trang giấy ta luôn biết trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối.+ Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do cấu trúc của sự vật hiện tượng tương đối ổn địnhtrong một thời gian, thời điểm nhất định, mặt khác do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinhnghiệm về đối tượng. Là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người.Ví dụ: một đứa trẻ đứng gần ta và một người lớn đứng xa ta hàng km, ảnh của đứa trẻ lớn hơn ảnh của ngườilớn, nhứng ta vẫn biết đâu là đứa trẻ đâu là người lớn nhờ tri giác.e. Quy luật tổng giác:+ Hành động tri giác không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích, mà còn phụ thuộc vào bản thân chủthể tri giác. + Sự phụ thuộc của tri giác vào đặc điểm nhân cách, vào thái độ, nhu cầu, hứng thú tình cảm của họ. Người tagọi đó là hiện tượng tổng giácf. Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác: là khả năng tri giác trọn vẹn 1 sự vật, hiện tượng mặc dù nó có thểbị thiếu hay khuyết đi những dấu hiệu nào đó. VD: ta có thể chỉ nhìn thấy cái vòi mà không nhìn thấy các bộ phận còn lại thì vẫn tri giác ra đó là con voi3. So sánh• Cảm giác và tri giác đều nằm trong nhận thức cảm tính nên chúng có những điểmchung: Chúng đều là quá trình tâm lý, tức là đều có ba giai đoạn: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Cả cảm giác và tri giác đều chỉ phản ánh bề ngoài của sự vật hiện tượng  Cũng phản ánh hiện thực khách quan 1 cách trực tiếp tác động vào các giác quan.Những điểm khác nhau giữa cảm giác và tri giác:Hạnh Ngô – PR32Cảm giác Tri giácNội dung phản ánhchỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tínhcủa sự vật hiện tượngVD: quan sát chai nước, cảm giác cho ta biếtchai nước đó màu gi?,hình dạng như thế nào….phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọnvẹncũng quan sát chai nước nhưng tri giác sẽcho ta biết đó là chai nước gì?Phương thức phản ánh 1 giác quan Giác quan và kinh nghiệmSản phẩm 1 cảm giácGọi tên sự vật, hiện tưởng; hình ảnh về sựvật hiện tượngCảm giác là một hình thức phản ánh ở trình độthấp hơn.- Cảm giác chỉ cho ta những thuộctính rời rạc không gắn kết vào bấtcứ một cấu trúc nào.Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo mộtcấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải làtổng số các cảm giác mà là một hình thứcphản ánh ở trình độ cao hơn, hiệu quả hơn.- Cảm giác mang tính thụ động, cứcó kích thích là có cảm giác.Vd: lấy kim châm vào da, ta sẽ có cảm giácđau,…Tri giác là quá trình tích cực gắn liền với hoạtđộng của con người.Tri giác mang một nhiệmvụ nhận thức nào đó.Tri giác là một hànhđộng tích cực có sự kết hợp chặt chẽ các yếutố cảm giác và vận động.  Mối quan hệ giữa cảm giác và tri giác Giữa cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nhận thức của con người: Cảm giáclà cơ sở, là nguyên liệu cho quá trình tri giác và ngược lại, tri giác là sự phát triển cao là một quá trình nhậnthức khác xa về chất so với cảm giác, giúp cho cảm giác có hiệu quả hơn. Vd: giáo viên không nên nói quá to hoặc quá nhỏ, chữ viết trên bảng phải rõ ràng, đủ to để học sinh ngồi cùngcó thể nhìn thấy. những điểm lưu ý, quan trọng giáo viên có thể viết đậm hơn, thay đổi kiểu chữ viết để tạo sựchú ý cho học sinh. Thông qua hoạt động để rèn luyện cảm giác cho học sinh, làm cho vùng cảm giác rộng hơn,…Câu 4: Nêu định nghĩa, đặc điểm của tư duy và tưởng tượng. So sánh tư duy và tưởng tượng.A. Tư duy• Định nghĩa: Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệvà quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trướcđó ta chưa biết.• Đặc điểmTư duy thuộc mức độ nhận thức lý tính với các đặc điểm sau:a. Tính có vấn đề của tư duy- Vấn đề là những tình huống, hoàn cảnh chứa đựng một mục đích, một vấn đề mới mà những hiểu biết cũ,những phương pháp hành động cũ tuy còn cần thiết song không đủ sức giải quyết.Hạnh Ngô – PR32- Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, tình huống có vấn đề. Muốn giải quyết vấn đề đó con ngườiphải tìm cách thức giải quyết mới. Tức là con người phải tư duy.Ví dụ : Giả sử để giải một bài toán, trước hết học sinh phải nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, sauđó nhớ lại các quy tắc, công thức, định lí có liên quan về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, phải chứngminh để giải được bài toán. Khi đó tư duy xuất hiện- Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Vấn đề chỉ trở nên tình huống có vấn đề khi chủ thểnhận thức được tình huống có vấn đề, nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề, chủ thể phải có nhucầu giải quyết và phải có những tri thức liên quan đến vấn đề. Chỉ trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện.Vídụ: Nếu đặt câu hỏi giai cấp là gì? Với học sinh lớp 1 thì sẽ không làm học sinh phải suy nghĩ.Nếu cho bài toán : 2(x+1) = ? thì với học sinh lớp 2 tư duy sẽ không xuất hiện.b. Tính gián tiếp của tư duy.- Ở nhận thức cảm tính, con người phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng bằng các giác quan của mình. Đến tưduy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. - Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngônngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật…) và kinh nghiệmcủa bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…) để nhận thức được cái bên trong,bản chất của sự vật hiện tượng.- Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ,phương tiện (như đồng hồ,nhiệt kế,máy móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.Ví dụ: Để biết Các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, tivi…giúp chúng ta hiểu biết về những hiệntượng thiên nhiên,thực tế nhưng không tri giác chúng ta trực tiếp - Mỗi người khi giải quyết vấn đề, nhiệm vụ tư duy của mình đều sử dụng kết quả tư duy của người khácc. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.- Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy cókhả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại nhữngthuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tượngriêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duymang tính trừu tượng và khái quát.+ Trừu tượng là dùng trí óc để gạc bỏ những mặc những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu khôngcần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.+ Khái quát là dùng tri óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù theonhững thuộc tính,liên hệ,quan hệ chung nhất định.Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ cao. Không có trừu tượng thì không thểtiến hành khái quát, nhưng trừu tượng mà không khái quát thì hạn chế quá trình nhận thức.VD + Nói về khái niệm “ cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc tính không quan trọng như chất liệu,màusắc,kiểu dáng mà chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết như hình trụ,dùng để đựng nước uống. Đó là trừu tượng.+ Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…cómàu xanh hay vàng…tất cả điều xếp vào một nhóm “cái cốc”.- Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giảiquyết được những nhiệm vụ của tương lai Mục đích của quá trình học tập là phải nắm được cái khái quát của vấn đề nghiên cứu từ việc tìm những cáicụ thể rồi từ chính những khái quát này, người học có thể giải quyết được những vấn đề cụ thể. Hạnh Ngô – PR32d. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.- Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tưduy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con ngườikhông thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán…) cũng không được chủ thểvà người khác tiếp nhận.Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có và không thể hiện được những hiểubiết về tự nhiên.- Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển củanhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tư duy của con người.Ví dụ: Công thức tính diện tích hình vuông S = (a x a) là kết quả của quá trình con người tìm hiểu tính toán.Nếukhông có tư duy thì rõ ràng công thức này vô nghĩa.e. Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính- Tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác), dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinhnghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động.- Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nguồn cung cấp nguyên liệu của tư duyVD X.L.Rubinstein – nhà tâm lí học Xô viết đã viết: “nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừutượng, tựa hồ như làm thành chỗ dựa của tư duy”.Lênin từng nói: “không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả”.- Nhận thức cảm tính là 1 khâu, 1 thành phần trong hoạt động tư duy của con người- Nhận thức cảm tính là phương tiện để kiểm tra tư duy. Ngược lại, những kết quả của tư duy cũng ảnh hưởngđến cảm giác và tri giác. Tư duy giúp nhận thức cảm tính diễn ra nhanh chóng, tinh vi hơnVi dụ: Khi có một vụ tai nạn giao thông xảy ra mà ta thấy.Thì trong đầu ta sẽ đặt ra hàng loạt các câu hỏi như:Tại sao lại xảy ra tai nạn? Ai là người có lỗi? như vậy là từ những nhận thức cảm tính như : nhìn, nghe…quátrình tư duy bắt đầu xuất hiện.• Kết luận sư phạm- Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức. Mọi tri thức đều mangtính khái quát, nếu không tư duy thì không thực sự tiếp thu, lại không vận dụng được những tri thức đó. -Việc phát triển tư duy phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ có nắm vững ngôn ngữ thì mới có phươngtiện để tư duy có hiệu quả.- Tăng cường khả năng trừu tượng và khái quát trong suy nghĩ.- Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ. Bởi lẽ,thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được.- Để phát triển tư duy không còn con đường nào khác là thường xuyên tham gia vào các hoạt động nhận thức vàthực tiễn. Qua đó tư duy của con người sẽ không ngừng được nâng cao.B. Tưởng tượng• Định nghĩa: Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệmcủa cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có. Ví dụ: hình ảnh nàng tiên cá, con rồng,…• Đặc điểm- Phản ánh cái mớiHạnh Ngô – PR32- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từnggặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định (không xác địnhrõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). - Vấn đề tưởng tượng dựa trên những hình ảnh cụ thể, rõ nét - Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mangtính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựngtừ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.Ví dụ: Họa sĩ Nga Xuricop nhìn thấy 1 con quạ đen trền nền tuyết trắng tưởng tượng ngay đến hình tượng củaphu nhân Morodova (nhân vật thối tha của chế độ Nga hoàng).C. So sánh• Giống nhau - Là 2 quá trình thuộc tính nhận thức lý tính, tức là đều phản ánh những cái mới, những thuộc tính bản chất,những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật. - Đều xuất hiện khi gặp tình huống có vấn đề và hướng vào giải quyết tình huống có vấn đề.- Cả 2 đều mang tính khái quát, tính gián tiếp, đều có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính và ngôn ngữ,đều phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn.• Khác nhau:Tư duy Tưởng tượng- - Giải quyết vấn dề dựa trên những kháiniệm trừu tượng khái quát- - Hoàn cảnh có vấn đề có tính chấtkhông xác định thấp hơn - VD: tôi không thể trong cùng một thờiđiểm đang ở Sài Gòn và đang ở Hà Nội,trên thực tế không thể xảy ra trườnghợp này. Tư duy không cho phép- - Sản phẩm của tư duy là những kháiniệm suy lí phán đoán theo một logicnhất định- VD: tứ giác có bốn cạnh bằng nhau vớiba góc 900  đó là hình vuông.-Giải quyết vấn đề dựa trên những hình ảnh cụthể, rõ nét - Hoàn cảnh có vấn đề có tính chất không xác định caohơn VD : nhưng cùng ở ví dụ đó tưởng tượng cho phép tacó thể ở hai nơi cùng một lúc vừa ở Sài Gòn, vừa ở HàNội.- Sản phẩm của tưởng tượng là những biểutượng nhưng là biểu tượng cấp hai (biểutượng của biểu tượng)VD: ta nhìn thấy con sư tử và về nhà ta vẽ lại nónhưng ta tưởng tượng sư tử gắn đầu ngược  nhânsư, từ hình ảnh sư tử ta hình thành hình ảnh mới nhân  Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng:- Giữa tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau không có quá trình tư duy nào lại tách rời khỏiquá trình tưởng tượng. Ngược lại không có quá trình tưởng tượng nào lại không cần sự hỗ trợ của tư duy. - Nhiều khi tưởng tượng xâm nhập vào quá trình tư duy, đóng vai trò như phương tiện của tư duy, đó cũng làđặc trưng phản ánh của tượng tượng VD: giả sử học sinh làm một bài toán hình học. Trước hết người học sinh phải nhận thức được yêu cầu nhiệmvụ (bài toán) sau đó phải nhờ lại các định lý có liên quan, mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, phảichứng minh… để đưa ra những cách giải quyết có thể có. Tiếp theo người học sinh xem xét lại những phươngHạnh Ngô – PR32hướng giải quyết bài toán sau khi giải xong cần rút ra kinh nghiệm cách giải sau đó tưởng tượng sáng tạo racách giải mới từ cách giải cũ lựa chọn những phương hướng tối ưu.Câu 5: So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.- Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người trong quá trình sống và hoạt động. Trong đó con người có thểnhận thức – phản ánh được hiện thực xung quanh và đời sống xã hội.- Việc nhận thức thế giới con người có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau, mà nhận thức cảm tính(gồm cảm giác và tri giác) là mức nhận thức thấp nhất, còn nhận thức lý tính là mức nhận thức cao hơn, phảnánh những thuộc tính bên trong gồm tư duy và tưởng tượng. 1) Khái niệm: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng2) Đặc điểm chung của NTCT: - Đều là 1 quá trình tâm lý, tức có nảy sinh, có diễn biến và kết thúc- Chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng- Phản ánh HTKQ 1 cách trực tiếp tác động vào các giác quan3) Đặc điểm chung của NTLT: - Đều phản ánh cái mới- Đều nảy sinh khi con người đứng trước những hoàn cảnh có vấn đề và cùng được thúc đẩy bởi nhu cầu- Phản ánh 1 cách gián tiếp và khái quát- Có mối quan hệ với NTCT4) So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính• Giống nhau Cả hai quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình ảnh vềchúng. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là quá trình tâm lý có mở đầu, có diễn biến vàkết thúc.• Khác nhauNhận thức cảm tính Nhận thức lý tínhVề nguồn gốc Nảy sinh khi có hiện thực khách quan tác độngvào các giác quan tới ngưỡng.Vd: khi tôi nói nhỏ thì những bạn ở xa không nghe được. ( tần số chưa tới 16hz) hay các bạn cảm thấy nhói tai khi nghe những âm thanh với những tấn số lớn như: tiếng hú của micro, tiếng còi ô tô,…Nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đềVd: trong giờ học thầy giáo cho bạn giải bàipt: +bx+c=0. Đây là dạng bài tập mà ta chưagiải qua, từ đó chúng ta phải phân tích, suyluận, tìm ra phương pháp giải phù hợp.=> nhận thức lý tính được nảy sinh.Về nội dung phảnánhChỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, trực quan cụ thể, những mối liên hệ quan hệ không gian và thời gian.Vd: khi ta nhìn một chiếc điện thoại ta chỉ biết vẻ bề ngoài của nó là của hãng FPT, màu đỏ, nhỏ gọn,…Phản ánh những thuộc tính bản chất nhữngmối quan hệ có tính quy luật.Vd: cũng ví dụ bên, nhận thức lí tính sẽ chota biết điện thoại đó có chụp hình 2Megapixel, nghe nhạc, game, web, …Hạnh Ngô – PR32Phương thức phảnánhNhận thức phản ánh trực tiếp bằng các giác quan.Vd: khi ta nghe nhạc một bản nhạc, ta dùng thính giác để nghe nó và biết bản nhạc có hay không- Nhận thức lí tính phản ánh kháiquát, gián tiếp bằng ngôn ngữ,bằng biểu tượng,bằng khái niệm,…- Vd: cũng ví dụ đó, nhận thức lítính không chỉ nghe thấy mà còncảm nhận từng nốt nhạc, cảmnhận được điều mà nhạc sĩmuốn nói.Về khả năng phảnánhChỉ phản ánh được những sự vật hiện tượng cụthể tác động trực tiếp vào các giác quan.Vd: khi ta nấu chè, để biết chè đủ ngọt chưa tadùng lưỡi(vị giác) nếm thử nó.- Phản ánh những sự vật hiệntượng không còn tác động, thậmchí là chưa tác động.- Ví dụ: cũng ví dụ bên nhưng khinồi chè đang nóng để nếm thửthì ta phải thổi nguội, nếu khôngsẽ bị phỏng(có thể bạn đã từngbị hoặc thấy ai đó bị trước nênrút kinh nghiệm).Về kết quả phảnánhNhận thức cảm tính cho ta những hình ảnh trựcquan, cụ thể .Vd: thông qua giác quan ta biết chiếc điện thoại này màu đen, hình chữ nhật, …- Nhận thức lí tính cho ta nhữngkhái niệm, những phán đoán,những cái chung, cái bản chất vềnhững hình ảnh mới.- Vd: cùng ví dụ đó, nhận thức lítính cho ta biết nó là nokia 2690,chức năng, cấu tạo bên trong,… Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Lê nin nói:“ không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả. Nhận thức thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính,thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và lhais quát đếnđâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính tinhvi, nhạy bén và chính xác hơn.3. Kết luận sư phạm- Để rèn luyện nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính của mỗi cá nhân cần tích cực tham gia vào các loại hìnhhoạt động. - Cá nhân cần rèn luyện các giác quan giữ gìn chúng. Sức khỏe cá nhân cũng là một yếu tố liên quan đến cácthuộc tính nhận thức. Cá nhân có sức khỏe tốt là điều kiện cho quá trình nhận thức diễn ra tốt hơn.- Trao dồi vốn ngôn ngữ để tăng khả năng tư duy thông qua việc học thêm ngoại ngữ ( anh, pháp,…), đọc nhiềusách báo để tăng vốn từ vựng,…. Hạnh Ngô – PR32Câu 6: Nêu định nghĩa, đặc điểm và quy luật của đời sống tình cảm. Định nghĩa- Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của mỗi cá nhân đối với sự vật, hiện tượng, nó phản ánh ý nghĩacủa chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người  Đặc điểm đặc trưng của tình cảm1 Tính nhận thức- Những nguyên nhân gây nên tình cảm được chủ thể nhận thức rõ ràng- Tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định- Con người luôn biểu đạt tình cảm của mình dưới dạng ngôn ngữ bằng các từ thích hợp 2 Tính xã hội - Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội, nảy sinh và hình thành trongmôi trường xã hội- Vì tính xã hội hình thành trong môi trường xã hội nên gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội là những môitrường chính thức tác động trực tiếp tới tình cảm của mỗi người. Chính những môi trường này hình thành nêntình cảm mang tính xã hội. Bên cạnh đó, môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế cũng là tác động hình thành tìnhcảm3 Tính khái quátTình cảm mang tính khái quát, nhất là loại tính cảm mang tính chất thế giới quan. Biểu hiện ở chỗ tình cảm làthái độ của con người đối với cả 1 loại các sự vật, hiện tượng, chứ không phải với từng sự vật hiện tượng4 Tính ổn định- Tình cảm là thuộc tính tâm lý, là những kết cấu tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách, khó hình thành vàkhó mất đi.- Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống, thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đốivới hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưngquan trọng của nhân cách con người.5 Tính chân thựcTình cảm được biểu ở chỗ phản ánh chân thực, chính xác nội tâm thực sự của con người, cho dù người ấy cốtình che dấu bằng những “ động tác giả” bên ngoài.Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm của con người. Như vậy, con người dù có cố che dấu đến đâu thì cũngkhông bao giờ che đậy đươc tình cảm thật sự của mình.6 Tính đối cực (hay còn gọi là tính hai mặt) - Dù ở mức độ nào tình cảm cũng mang tính hai mặt: nghĩa là tính chất đối lập nhau: vui - buồn, yêu - ghét, …Thiếu những rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ.  Quy luật của đời sống tình cảm1. Quy luật thích ứng: - Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bịlắng xuống. Đó là hiện tượng “chai sạn” tình cảm. VD: xa thương gần thương “ Sự xa cách đối với tình yêu giống như gió với lửa, gió sẽ dập tắt những tia lửa nhỏ, nhưng lai đốt cháy, bùngnổ những tia lửa lớn” (Ngạn ngữ Nga)Hạnh Ngô – PR32Ví dụ: Hoa là một học sinh nhút nhát,luôn rụt rè trước mọi người. Mỗi lần bị giáo viên gọi dậy trả lời câu hỏi,Hoa đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt. Nhưng một thời gian sau, việc Hoa luôn phải đứng dậy trả lời lặp đi lặp lạinhiều lần và nhờ sự khuyến khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hoa đã tự tin trả lời những câu hỏi trước lớp.2. Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác Biểu hiện: Vui lây, buồn lây, đồng cảm Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa Ví dụ: An vừa nhận được giấy báo nhập học. An vô cùng sung sướng, vui mừng. An thông báo cho bố mẹ vàbạn bè của mình. Sự vui vẻ của An đã tạo nên không khí thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh.3. Quy luật tương phản: Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc suy yếu của mộttình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một hiện tượng khác diễn ra đồng thời.Biểu hiện: Càng yêu nước càng căm thù giặc “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay” Ví dụ: Khi chấm bài,sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo viên thấy hài lòng .Bình thường bài khá nàychỉ đạt điểm 7 nhưng trong hoàn cảnh này giáo viên sẽ cho điểm 9.Ví dụ: Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ hoàng hậu độc ác . 4. Quy luật di chuyển: Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ 1 đối tượng này sang đối tượngkhác. Trong cuộc sống ta hay gặp hiện tượng vơ đũa cả nắm cho nên chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ củamình làm cho nó mang tính chọn lọc tích cựcBiểu hiện: “Giận cá chém thớt” “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” 5. Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của con người, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau, có thể xảyra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau, chúng pha trộn vào nhau, quy định lẫn nhauBiểu hiện: “Giận mà thương, mà thương mà giận” “Bỏ thì thương mà vương thì tội” “Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự hào” 6. Quy luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành từ nhữngxúc cảm đồng loại, chúng được động hình hóa, tổng hợp hóa và khái quát hóa mà thành. Như vậy, muốn hìnhthành tình cảm phải có xúc cảm, nếu không có xúc cảm, không có sự rung động thì không thể có tình cảmBiểu hiện: Năng mưa thì giếng năng đầy. Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương .Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.Mưa dầm thấm đất .Đẹp trai không bằng chai mặt . Ví dụ: Tình cảm của con cái đối với bố mẹ là cảm xúc thường xuyên xuất hiện do liên tục được bố mẹ yêuthương,thõa mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa mà thành. Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó hình thành nên tình cảm hoặc gây ra hiệntượng “ đói tình cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường.C. KẾT LUẬN- Tình cảm là động lực thúc đẩy con người làm việc.Hạnh Ngô – PR32- Đời sống tình cảm rất phong phú, đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta phải nắm bắt được tình cảm củabản thân. Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình cảm của mọi người. Tạo môi trường thuậnlợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm.- Sống có tình cảm giúp chúng ta hòa nhập với cuộc sống tốt hơn.Vì vậy chúng ta phải luôn rèn luyện bản thân để hoàn thiện hơn để hòa nhập với mọi thứ trong cuộc sốngnày. Mỗi người phải có nhận thức đúng về tình cảm, không nên đứng trên lập trường của tình cảm yếu mềm màquyết định mọi việc, đồng thời phải biết kêt hợp hài hòa giữa tình cảm và ý chí để giải quyết vấn đề.- Tình cảm cũng ảnh hưởng đến tư duy và sự phát triển con người, nên trong tất cả các ngành, ngành giáo dục làmột ngành cần có sự quan tâm với tình cảm và phải biết phân tích tình cảm của học sinh để biết tâm lí củangười học và có phương pháp dạy có hiệu quả nhất.→ Giáo dục tình cảm là một công việc khó khăn, phức tạp và lâu dài, cần tiến hành thường xuyên liên tục vàlâu dài.Câu 7: Nêu định nghĩa, vai trò và các phẩm chất của ý chí. Phân tích cấu trúc hành động ý chí thôngqua một ví dụ cụ thể.Định nghĩa ý chí: Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động cómục đích, đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn.Vai trò của ý chí- Ý chí làm thay đổi chiều hướng, tính chất và hình thức của hành động- Ý chí cho phép con người hạ quyết tâm trước khi hành động- Nhờ ý chí của con người mà mỗi hoạt động của mình được tổ chức 1 cách có ích và hợp lý- Nhờ ý chí con người cả thiện được thiên nhiên, xã hội, sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần đạtđược những hiến công, có được những phát minh khoa họcCác phẩm chất của ý chí- Tính mục đích: là khả năng biết đề ra mục đích, cho phép con người điều chỉnh hành vi của mình theomục đích đã xác định- Tính độc lập: là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng củaai, giúp con người hình thành niềm tin vào sức mạnh của mình- Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra quyết định kịp thời và cứng rắn mà không có sự dao động khôngcần thiết. Người quyết đoán phải luôn hành động có suy nghĩ dũng cảm, đúng lúc, không dao động và làngười có trí tuệVD: Trong 1 ca mổ, sau khi gây mê, chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, bỗng dạ dày cháu bé phản ứng nônthốc nôn tháo, thức ăn tràn ra cả miệng và mũi. Lúc đó bệnh nhân đã ngấm thuốc mê, nếu không hút hếtcác tạp chất kịp thời, chỉ trong vòng 2-3 phút các tạp dịch sẽ tràn vào màng phổi gây ngạt thở, bệnh nhânsẽ tử vong. Bệnh viện đang rất thiếu thốn phương tiện, chưa có máy hút. Các bác sĩ lúng túng chưa biếtnên xử lý thế nào thì lập tức bác sĩ Hà Văn Quỳnh – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đakhoa vùng Tây Nam Nghệ An đến dùng miệng của mình ngậm vào miệng, mũi bệnh nhân vừa hút vừanhả các tạp chất ra ngoài để thông đường hô hấp. Nhờ hành động kịp thời này, ca phẫu thuật đã diễn rathành công.- Tình bền bỉ: là kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con đường đạt tới chúng có lâu dài và gian khổđến đâu chăng nữa. Thể hiện ở sự khắc phục những trở ngại bên trong và bên ngoài, khả năng duy trì sựnỗ lực 1 cách không mệt mỏi, những khó khăn chỉ làm tăng sự mong muốn tiếp tục công việc mà thôi. - Tính tự chủ: khả năng được làm chủ bản thân. Nó làm cho con người tự phê phán mình giúp họ tránhđược những hành vi không suy nghĩCấu trúc hành động ý chí thông qua 1 ví dụ cụ thểHạnh Ngô – PR32Hành động ý chí là hành động được hướng vào những mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sựkhắc phục những trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và những nỗ lực ý chí đặc biệt.Cấu trúc của hành động ý chí gồm có 3 giai đoạn:• Giai đoạn chuẩn bị: - Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động- Lập kế hoạch và lực chọn phương pháp, phương tiện hành động- Quyết định hành độngTrước khi làm một việc gì, con người thường tự hỏi: “Làm việc này để làm gì?”, tức là người đó đã xácđịnh mục đích hành động. Mục đích này nếu như không được hình dung rõ trong ý thức, thì hành động sẽmất phương hướng. Có điều, mục đích phải thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa xã hội rõ rệt. Trongkhoa học và trong đời sống xã hội, chính những mục đích cao đẹp đầy nhân ái đã thúc đẩy con người khắcphục những trở ngại trên đường thực hiện mục đích và kiên trì đấu tranh cho mục đích ấy.• Giai đoạn thực hiện: việc chuyển từ quyết định hành động đến hành động là sự thay đổi về chất vì đó làsự chuyển biến nguyện vọng thành hiện thực. Sự thực hiện quyết định có thể diễn ra dưới 2 hình thức:- Hành động bên ngoài- Kìm hãm các hành động bên ngoài (hành động ý chí bên trong)• Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: khi hành động đạt đến một mức độ nào đó, con người đánhgiá, đối chiếu các kết quả đạt được với mục đích đã định. Sự đánh giá thường đem lại sự hài lòng, thỏamãn hoặc chưa thỏa mãn, chưa hài lòng. Sự đánh giá có thể trở thành sự kích thích vì động cơ đối với hoạtđộng tiếp theo, kinh nghiệm cho những hành động sau.+ Giai đoạn chuẩn bịVí dụ về Phan Đình Giót ( PĐG ) lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ngày 13/3/1954, bộ đội Đại đội 58 tấncông cứ điểm Him Lam, bất ngờ hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn trả rất mạnh khiến lực lượng xungkích của Việt Nam bị chặn lại, PĐG đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là “dập tắt ngay lô cốt này”, ông dùng sứcnâng tiểu liên và bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to “quyết hy sinh vì Đảng, vì dân” rồi sau đó lấy thânmình lấp lỗ châu mai, do đó hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam xông lên và tiêu diệt Him Lam, góp phầncho chiến thắng Điện Biên Phủ. Phân tích ví dụ này ta thấy rõ:Giai đoạn chuẩn bị của hành động ý chí này, là quá trình đấu tranh tư tưởng với ý nghĩ xác định mục đích,đồng thời hình thành động cơ là phải làm sao để dập tắt được lô cốt số 3, kế hoạch hành động với ý nghĩban đầu là dùng súng tiểu liên xả đạn vào bên trong lô cốt thông qua lỗ châu mai để tiêu diệt địch.Nhiều khi, trong cùng một lúc, con người thường có nhiều mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau,song hành động trong giây phút ấy thì chỉ có một. Vì vậy, lúc này PĐG không nghĩ đến lợi ích cá nhân,mà đặt lợi ích Tổ quốc là trên hết, ông phải chọn lấy một mục đích, một động cơ hành động là hy sinhthân mình vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp toàn dân. Quá trình lựa chọn này gọi là đấu tranh động cơ hay đấutranh bản thân. Đấu tranh động cơ là thời kỳ vô cùng quan trọng của hành động ý chí. Nó xác định phươnghướng tâm lý cho hành động.Trong trường hợp này, mục đích nào được nhận thức là cấp thiết, là phù hợp với bản thân, thì mục đích ấyđược giữ lại và chi phối hành động, tức là cuộc đấu tranh động cơ được kết thúc bằng một quyết định làlấy thân mình lấp lỗ châu mai. + Giai đoạn thực hiện: Thực hiện quyết định thể hiện ở hành động. Và, kết thúc quá trình hành động, con người biến nguyệnvọng thành hiện thực. Qua ví dụ về PĐG ta thấy được quá trình thực hiện quyết định của ông là hành độnglấy than mình lấp lỗ châu mai, biến nguyện vọng dập tắt lô cốt số 3 thành hiện thực, giúp quân Việt Namtiến lên giành cứ điểm Him Lam.Có điều, trong quá trình hành động, ít nhiều đều gặp khó khăn. Ví như PĐG mặt dù đang bị thương nơiđùi ( do ném bộc phá bị thương), phải khó khăn lê thân mình đến miệng lô cốt dưới làn đạn của línhPháp.Thái độ của PĐG trước khó khăn biểu hiện mức độ nỗ lực ý chí của ông ấy. Khó khăn càng nhiều,Hạnh Ngô – PR32càng khắc phục được, thì sự nỗ lực ý chí càng cao, ông bất chấp vết thương rỉ máu, bất chấp tính mạngcủa mình. Sự vĩ đại và uy lực của ông chính là ở chỗ biết huy động toàn bộ sức mạnh thể chất, tinh thần vàxúc cảm, vượt hết trở ngại này đến trở ngại khác một cách liên tục và có mục đích.Không phải ngẫu nhiên lịch sử nói với chúng ta rằng, cuộc đời của tuyệt đại đa số các vĩ nhân thường phảitiến hành đấu tranh đến cao độ, phải khắc phục vô vàn những trở ngại trên đường bằng cách huy độngtoàn bộ sức mạnh ý chí của mình!+ Giai đoạn đánh kết quả: PĐG đã đánh giá được kết quả của việc mình đang làm, là mình sẽ hy sinhnhưng sự hy sinh ấy là vĩ đại, sự hy sinh của ông sẽ giúp được Đại đội 58 hoàn thành nhiệm vụ, sẽ hạn chếsự hy sinh của đồng đội nếu như lô cốt số 3 không còn tồn tại, sự hy sinh của ông sẽ làm nên chiến thắngHim Lam, mở màn cho chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.3) Kết luận :+ Ba giai đoạn trên của 1 hành động ý chí có liên quan hữu cơ, tiếp nối nhau và bổ sung cho nhau.+ Muốn có hành động ý chí thì ta phải có động lực và nguồn tạo nên động lực đó là ý chí.+ Muốn có kết quả hành động ý chí tốt thì phải có mục đích và xác định được mục đích hành động đồngthời phải lập kế hoạch để biết mình cần làm những gì.+ Hãy biết chấp nhận khó khăn như một phần tất yếu trên con đường đến thành công.+ Sau khi hành động thì hãy so sánh kết quả mình vừa đạt được với mục tiêu ban đầu mình đã đạt ra để rútra kinh nghiệm.4) Để rèn luyện hành động ý chí:- Luôn tạo cho mình những lý tưởng sống cao đẹp, luôn lạc quan yêu đời và tham gia nhiều vào các hoạtđộng xã hội.- Nên chơi với những ai biết làm gì khi mình không biết làm gì.- Phải luôn có mơ ước và phải luôn tạo động lực để thực hiện ước mơ.- Phải luôn nhìn lên, suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực.- Phải luôn kiên trì và vững bước trước khó khăn.-Hãy coi cái khó và sự thất bại là cơ hội để ta đi tiếp, để kiểm tra lại chính mình, luôn nhớ rằng thất bại làmẹ thành công.Câu 8: Phân tích mối quan hệ giữa ba mặt hoạt động tâm lý cơ bản của cá nhân (Nhận thức - Tình cảm - Ýchí). Cho ví dụ minh hoạ.1) Khái niệm tình cảm:- Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của mỗi cá nhân đối với sự vật, hiện tượng, nó phản ánh ý nghĩacủa chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự pháttriển các quá trình xúc cảm trong điều kiện xã hội. - Tình cảm là sự phản ánh tâm lý dưới dạng thái độ mà con người thể hiện đối với những gì mà người đó đangnhận thức với người khác vad với cả chính bản than mình có lien quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãnnhu cầu cá nhân.- Ví dụ: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm thầy cô, tình yêuMột người mẹ có thể làm tất cả những gì có thể để chăm sóc con, nuôi con khôn lớn, sắn sàng hi sinh tính mạngcủa mình để bảo vệ con của mình.2) Khái niệm nhận thức :- Nhận thức là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạtđộng nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mà còn phản ánh cả hiện thực xung quanhHạnh Ngô – PR32mình, không chỉ “ cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong, các mối quan hệ mang tính qui luật chi phối sự vậnđộng, phát triển các sự vật hiện tượng , không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt độngnày bao gồm nhiều quá trình khác nhau , thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lạinhững sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan . Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai mức độ: - Nhận thức cảm tính: phản ánh thuộc tính bên ngoài( cảm giác và tri giác). Ví dụ : khinhìn thấy một chiếc máy tính xách tay thì nhận thức cảm tính cho chúng ta thấy đượcmàu sắc, kích thước , nhãn hiệu của chiếc máy tính- Nhận thức lí tính: phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật. Ví dụ: khi nhìn thấy chiếc máy tính xác 3) Ý chí:- Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phảicó sự nỗ lực khắc phục khó khăn. - Ý chí là phẩm chất tâm lí của cá nhân, nó phản ánh hiện thực khách quan của não dưới dạng mục đích củahành động. Nhưng mục đích này không phải tự nó mà có mà do điều kiện của hiện thực khách quan quy định -Ý chí bao giờ cũng là ý chí của con người cụ thể và luôn luôn biểu hiện ở hành động. Khi nói đến ý chí tất yếuphải nói đến hành động. Hành động này gọi là hành động ý chí( Nói đến ý chí là nói đến năng lực điều khiển hành vi của mình, năng lực khắc phục những khó khăn trênđường đi tới mục đích. Trong điều khiển học, ý chí được định nghĩa như một khái niệm trò chơi. Nó phản ánhnhững tình huống của cuộc đấu tranh sống còn. Không có đấu tranh, không có sự chống trả trong bản thân mỗicon người thì cũng không cần thiết tới sự nỗ lực ý chí.)Mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm và ý chí:*) Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng. Haynói cách khác, yếu tố nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó,nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định. Được biểu hiện ở chỗ những nguyên gây nên tình cảm thường được chủ thể nhận thức rõ ràng. Yếu tố nhậnthức, cững giống như sự rung động, sự phản ứng xúc cảm là yếu tố tất yếu để nảy sinh tình cảm.• Ví dụ: khi tôi bắt gặp một người ăn xin tới xin tiền thì tôi sẽ cho người đó trong mức có thể củamình, nhưng nếu người đó còn đủ sức lao động thì tôi sẽ cân nhắc lại. Trong cuộc sống, ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng cũng như trường hợp trên,mình là sinh viên mà đi cho người còn đủ sức lao động tiền thì thật vô nghĩa, càng làm cho họ lười biếng hơn.→ Ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng, cần làm và làm chủ tình cảm của bản thânmình. *) Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, làcái lí của tình cảm, cái lí chỉ đạo tình, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của conngười.• Ví dụ: Người ta nói: “Cái khó ló cái khôn” trong cái khó khăn của cuộc sống, con người ý thứcđược khó khăn của mình, nhận thức đúng đắn để cố vươn lên trong cuộc sống, vượt lên chínhmình. Con người muốn vượt lên số phận thì phải biết nhận thức, có nhận thức rõ ràng để phân biệt cái gì đúng vàcái gì sai, cái gì nên làm và cái gì nên tránh.=> - Nhận thức chỉ ra phương hướng cho sự phát triển của tình cảm. - Nhận thức làm cho tình cảm sâu sắc hơn, vững chắc hơn, đó là cơ sở lý trí của tình cảm. - Tình cảm thúc đẩy quá trình nhận thức. - Tình cảm cho phối quá trình nhận thức, chi phối việc lựa chon đối tượng nhận thức, làm cho quá trìnhnhận thức rõ ràng hơn hay mờ nhạt đi hoặc có thể làm biến dạng các đối tượng của nhận thức - Ý chí chỉ có ở con người vì chỉ có con người mới có ý thức.Hạnh Ngô – PR32 - Ý chí có mối quan hệ mật thiết với nhận thức và tình cảm.Câu 9: Phân biệt các khái niệm con người, cá nhâ, cá tính, nhân cách. Cho ví dụ minh họaNhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học (triết học , xã hội học, đạo đức học, thẩm mỹ học,văn hóa giáo dục học, tâm lý học ). Việc nghiên cứu nhân cách là vấn đề trọng tâm của tâm lý học,nhưng để nắm rõ được về nhân cách, chúng ta phải biết phân biệt một số khái niệm sau thường dùng đểchỉ con người.- Con người: là một tồn tại sinh vật ở bậc thang cao nhất của tiến hóa vật chất. Nhứng đặc điểm cơ thể củanó là tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển các chức năng tâm lý. Đồng thời, con người cũng là 1tồn tại xã hội, tất cả những thuộc tính tự nhiên với chức năng của nó chỉ được phát triển và hoàn thiệntrong quá trình con người sống. Khái niệm con người là một khái niệm rất rộng, dùng để chỉ mọi cá thể.Ví dụ: người Châu Á, người Châu Âu, hay đàn ông, phụ nữ, - Cá nhân: là một con người cụ thể, là một thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định. Cá nhân cũnglà 1 thực thể sinh vật - xã hội và văn hóa, nhưng được xem xét 1 cách cụ thể riêng từng người với nhữngđặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội để phân biệt nó với các cá nhân khác, với cộng đồng.Ví dụ trong 1 tập thể của 1 lớp học, thì bạn A là một cá nhân, bạn B là một cá nhân khác , hay trong 1công ty thì mỗi nhân viên sẽ là một cá nhân.- Cá tính: là tính đơn nhất, độc đáo, có một không ai về đặc điểm sinh lý, tâm lý của cá thể động vật hoặccá thể người. Hay nói cách khác, nếu xét trên phương diện con người, thì cá tính là đặc điểm riêng biệt củacá nhân, không lặp lại ở người khác, có thể dùng đẻ phân biệt người này với người khác.Trước tiên, ví dụ về đặc điểm sinh lý: một cậu bé bị tai nạn bỏng và để lại 1 vết sẹo hình bán nguyệt trêncách tay trái, đó là 1 đặc điểm mà chỉ riêng cậu bé mới có. Còn về cá tính trong đặc điểm tâm lý, ví dụ nhưlà trong 1 câu lạc bộ của trường có nhiều thành viên, họ sẽ có những tính cách khác biệt nhau, người nàyrất nóng nảy, trong khi người kia thì luôn có khả năng giữ bình tĩnh trước mọi tình huống, hoặc người nàylà con gái mà đá bóng rất giỏi, thích các trò mạo hiểm như leo núi, nhào lộn, lướt ván - Nhân cách: là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên bộ mặt tâm lý - xãhội, bản sắc cá nhân, qui định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ. Hay nói cách khác, nhân cách là giátrị cốt cách làm người của mỗi con người, nó thể hiện ở năng lực và tính cách ở mỗi cá nhân.Ví dụ bác sĩ P là một bác sĩ rất tài giỏi, tận tình, cẩn thận, yêu thương và chăm sóc bệnh nhân như ngườithân của mình. Hay có cô gái kia tính tình hiền lành, hòa nhã và lễ phép với mọi người. Đó là những phẩmchất thể hiện được giá trị của những con người đó, và có thể ảnh hưởng, chi phối những hoạt động mà họhằng ngày thực hiện.Câu 10: Phân tích đặc điểm của nhân cách. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân nói lên bộ mặt tâm lý –xã hội, bản sắc cá nhân và hành vi xã hội của người đó.Hạnh Ngô – PR321, Tính thống nhất của nhân cách- Nhân cách là chỉnh thể thống nhất của tất cả mọi thuộc tính, đặc điểm, phẩm chất tâm lý, giữa phẩmchất và năng lực, giữa đức và tài, trong đó mỗi nét nhân cách đều liên quan không tách rời những nétnhân cách khác. VD: Trong lòng yêu nước có: yêu lao động, yêu con người, yêu quê hương đất nước, có tinh thầnchống giặc ngoại xâm…- Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa 3 cấp độ: cấp độ bên trong,cấp độ liên nhân cách, cấpđộ siêu nhân cách. Đó là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động và giao tiếp.VD: “ Nói đi đôi với làm” thể hiện được sự thống nhất giữa ý thức với hoạt động. Kết luận:• Muốn đánh giá nhân cách của một con người thì xem xét từ nhiều khía cạnh, nhiều nguồn thôngtin khác nhau.• Muốn đánh giá một nét nhân cách nào đó thì phải liên hệ tới các nét nhân cách khác.• Mỗi cá nhân cần phải hình thành và phát triển đồng thời tất cả các nét nhân cách.2, Tính ổn định của nhân cách- Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời một người thông qua hoạt động và giaolưu, nó tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi.- Trong thực tế, từng nét nhân cách có thể biến đổi chuyển hoá nhưng nhìn một cách tổng thể thìchúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, tương đối ổn định, ít nhất là trong mộtkhoảng thời gian nào đó của con người. VD: Dân gian có câu: “ Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” “ Cái nết đánh chết vẫn còn”Kết luận:• Nhân cách có tính ổn định vì thế mà một người đang tốt không thể xấu ngay được và ngược lại.Từ sự ổn định đó chúng ta có thể dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tìnhhuống hoàn cảnh cụ thể.• Cần phải biết nắm bắt nhân cách của bản thân cũng như của người khác thì quá trình hoạt độngvà giao tiếp của bản thân sẽ thuận lợi hơn.3, Tính tích cực của nhân cách- Nhân cách là sản phẩm của xã hội, nó vừa là khách thể vừa là chủ thể của các mối quan hệ xã hội nênnhân cách mang tính tích cực. VD: Về việc sinh viên Học Viện Hành Chính tham gia vào các phong trào Đoàn, Hội… thì nhâncách của mỗi sinh viên vừa chịu tác động đồng thời tác động tới những nhân cách khác cùng tham gia.- Giúp con người ý thức được đồng thời biến đổi, cải tạo được thế giới xung quanh cũng như cải tạobản thân mình. VD: Khi sinh viên tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội … thì họ vừa cải tạo được bản thânbằng cách học hỏi , tiếp thu…những điểm tốt từ nhiều nhân càch khác nhau, đồng thời vừa cải tạođược thế giới – đó là mọi người cũng học hỏi tiếp thu…những điểm tốt từ mình.- Thể hiện được giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân. VD: thông qua quá trình hoạt động như vậy thì nhân cách của mỗi sinh viên sẽ được bộc lộ vàngười khác sẽ đánh giá được mình là người như thế nào. Đồng thời qua đó mỗi người đều có thể pháttriển thêm nhiều mối quan hệ xã hội.Kết luận:• Cần tích cực tham gia vào các hoạt động• Tổ chức nhiều hoạt động và tạo điều kiện để mọi người tham gia vào các hoạt động.Hạnh Ngô – PR32• Biết phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực khi tham gia vào các hoạtđộng.4, Tính giao lưu của nhân cách Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại, thể hiện trong hoạt động, trong mối quan hệgiao lưu với những nhân cách khác. Nhân cách không thể phát triển bên ngoài sự giao lưu.Thông quagiao lưu con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giátrị xã hội. Qua đó mỗi cá nhân được đánh giá, được nhìn nhận theo quan điểm xã hội. VD: dân gian có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn “Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” Kết luận:• Cần phải tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội• Cần phải tạo mọi điều kiện để mọi người tham gia vào các hoạt động để có sự giao lưu giữanhiều nhân cách với nhau.• Đồng tjời biết phát huy những điểm tốt và khắc phục những hạn chế đang mắc phải khi giao lưu,tham gia vào các hoạt động.• Cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếpIII: KẾT LUẬN CHUNG→ Mỗi người đều có một nhân cách riêng biệt vì vậy chúng ta cần phải biết phát huy, phát triểncũng như hoàn thiện nhân cách của bản thân.→ Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác→ Cần tích cực tham gia vào các hoạt động→ Cần nắm bắt được tâm lý, nhân cách của người khác để có thể đối nhân xử thế phù hợp.Câu 11: Phân tích vai trò của các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách (giáodục, hoạt động, giao tiếp, tập thể).Nhân cách không phải được sinh ra cùng với sự ra đời của mỗi cá nhân. Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới đượchình thành và phát triển trong quá trình sống – hoạt động, giao tiếp… của cá nhân. Trong quá trình hình thànhnhân cách thì giáo dục, hoạt động, giao tiếp, tập thể có vai trò quyết định tạo nên những con đường cơ bản đểhình thành và phát triển nhân cách. Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và pháttriển nhân cách đó là yếu tố di truyền bẩm sinh và yếu tố môi trường1. Yếu tố giáo dục Khái niệm: Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đếncon người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý ý thức nhân cách.Vai trò: Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo, vai trò đó được thể hiệnnhư sau:• Vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, dẫn dắt nhân cách hình thànhvà phát triển theo mô hình nhân cách xã hội • Qua giáo dục con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội – lịch sử để tạo nên nhân cách của mình• Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau tiếp thu nền văn minh văn hóa xã hội.• Phát huy tối đa các mặt mạnh, các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách (bẩm sinh di truyền,hoàn cảnh sống ) đồng thời bù đắp những thiếu hụt, những hạn chế của yếu tố đóHạnh Ngô – PR32• Có thể uốn nắn sai lệch của nhân cách về 1 mặt nào đó so với các chuẩn mực xã hội, làm cho nóphát triển theo chiều hướng xã hội mong muốn• Có khả năng đi trước hiện thực, trong khi các yếu tố khác chỉ có thể ảnh hưởng đến con người ởmức độ hiện có mà thôiVí dụ: Những học sinh có tư chất tốt, sống trong môi trường tốt nhưng không được giáo dục thì khôngthể phát triển thành năng lực, tài năng. “…Hiền dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên ”Tuy vậy, không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục , giáo dục chỉ có thể phát huy tối đa vai trò chủđạo trong điều kiện có tổ chức , hướng dẫn cá nhân tham gia hoạt động và giao tiếp với tư cách là chủthể.2. Hoạt động và nhân cách.Khái niệm: Hoạt động là những phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sựhình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Đó là hoạt động có mục đích, mang tính chất xã hội, cộngđồng, được thể hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định.Vai trò: là yếu tố quan trọng bậc nhất và mang tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách.- Thông qua hoạt động con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội – lịch sử để hình thành nhân cách- Mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con người nhữngphẩm chất nhất định. Khi tích cực tham gia vào hoạt động con người sẽ hình thành nên những phẩmchất đó- Qua hoạt động con người chuyển hóa phẩm chất, năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động.Nhờ vậy con người đã tạo nên sự “đại diện nhân cách” của mình ở người khác, trong xã hội - Nhờ có hoạt động cá nhân mà những tác động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức mới trởnên hiệu quả. Cho nên chỉ khi nào cá nhân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động trong sự hình thànhvà hoàn thiện nhân cách của mình thì hoạt động cá nhân mới trở thành hoạt động tự giáo dụcKết luận sư phạm- Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đóđặc biệt chú ý tới hoạt đồng chủ đạo- Phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và hiệu quả đối với việchình thành và phát triển nhân cách.- Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Việc đánh giá sẽchuyển dần thành tự đánh giá, giúp con người thấm nhuần những chuẩn mực, những biểu giá trị xãhội, trở thành lương tâm của con người.Ví dụCách dễ nhất để kết hợp cả việc học và chơi với nhau là nên thông qua những hoạt động hàng ngàycủa trẻ em.Trẻ có thể học được rất nhiều bài học thông qua việc phân loại quần áo. Hãy để trẻ giúp mẹ phân loạinhững bộ quần áo lớn nhỏ, màu sắc quần áo cũng như kiểu quần áo để mẹ đem đi giặt. Nếu trên mộtcái áo có in hình một chữa cái nào đó, hãy chỉ cho bé biết đó là chữ gì. Và lần sau khi bé mặc chiếc áođó bé sẽ nhận ra ngay đó là chữ cái gì. Hạnh Ngô – PR32Tuy nhiên nếu trẻ không tham gia vui chơi với bạn bè, không bắt chước những hành vi, cách xử sự củangười lớn, không học tập thì trẻ sẽ không thể phát triển đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhâncách. Vì vậy, người lớn cần phải hướng dẫn, tổ chức và lôi kéo trẻ tham gia tích cực vào các hoạt độngđể giúp hình thành và phát triển nhân cách trẻ.5. Giao tiếp và nhân cáchKhái niệm: Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, là nhu cầu cơ bản xuất hiệnsớm nhất ở con người.Vai trò: Cùng với hoạt động, giao tiếp cũng là con đường quyết định trực tiếp đến sự hình thành vàphát triển của nhân cách- Là điều kiện tồn tại và là 1 nhân tố phát triển nhân cách. Cá nhân sống mà không có giao tiếp hoặcgiao tiếp quá nghèo nàn, hạn chế thì nhân cách không thể hình thành và phát triển được - Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực.Đóng góp tài lực vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại.- Qua giao tiếp con người nhân thức bản thân mình, đối chiếu so sánh mình với người khác, với cácchuẩn mực xã hội. tự đánh giá bản thân mình như 1 nhân cách để hình thành thái độ giá trị - xúc cảmnhất định đối với bản thân mình- Thúc đẩy sự hình thành ở con người những hứng thú nhận thức khác nhau, điều này có thể làm đònbẩy dẫn đến sự tự đào tạoVí dụ: Khi giao tiếp thì ta sẽ biết được cách thức giao tiếp của người đó. Từ đó hình thành khả nănggiao tiếp riêng cho bản thân mình. Khi mình giao tiếp với nhiều đối tượng, với nhiều người thì ta sẽ rútra được nhiều kinh nghiệm cho việc giao tiếp của mình.6. Tập thể và nhân cách.Khái niệm: Nhân cách được hình thành trong môi trường xã hội cụ thể: gia đình, làng xóm, quêhương, khu phố… mà nó là thành viên. Ở những môi trường sống cụ thể đó con người luôn hoạtđộng và giao tiếp trong các nhóm. Nhóm là 1 tập hợp những người được thống nhất lại theo nhữngmục đích chung. Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo nhữngmục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội.Vai trò: nhóm và tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách.• Nhóm, tập thể là nơi diễn ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú (vui chơi,học tập, lao động, xã hội) tạo điều kiện để cá nhân tham gia vào, qua đó nhân cáchhình thành và phát triển• Ảnh hưởng của xã hội, của các mối quan hệ xã hội cũng thông qua nhóm mà tác độngtới từng cá nhân. Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, tới xã hội, tới cánhân khác cũng thông qua các tổ chức nhóm và tập thể mà nó là thành viên.• Nhóm, tập thể đưa ra các yêu cầu, chuẩn mực đối với các thành viên trong tập thể• Tập thể còn tạo tiền đề cho mỗi cá nhân thể hiện, phát triển các phẩm chất, năng lựccủa mình thông qua những nội dung hoạt động phong phú của tập thể• Trong môi trường tập thể những hiện tượng tâm lý của tập thể có ảnh hưởng to lớn đếnsự hình thành, phát triển nhân cáchHạnh Ngô – PR32VD: Chẳng hạn, nội quy của lớp đề ra cho mỗi sinh viên trong lớp phải thực hiện như đi học đúnggiờ, trật tự trong lớp, chuẩn bị bài vở khi đến lớp… Ví dụ: Khi một bạn sinh viên sống trong kí túc xá, đó là một môi trường tập thể. Ban đầu thì bạn đóchưa thích nghi với môi trường kí túc xá, nhưng sau này sống lâu và dần dần hình thành thói quensống theo tập thể. III. Kết luận.1 Trong cuộc sống tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần nhân cách cá nhân thông qua việccá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục….nhân cách của mình ở trình độ phát triểncao hơn.2 Các cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau.3 Cần rèn luyện khả năng giao tiếp cho bản thân để gia nhập vào các quan hệ xã hội,chuẩn mực. Đóng góp tài lực vào kho tàng nhân loại.4 Cần tham gia vào các hoạt động tập thể như: vui chơi, học tập, lao động, xã hội 5 Cần phải giao tiếp với mọi người xung quanh, với cộng đồng để tiếp thu kinh nghiệmcho bản thân để dần hoàn thiện nhân cách cá nhân.6 Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, nêntrong công tác giáo dục cũng như trong các hoạt động khác cần chú ý thay đổi làmphong phú nội dung, hình thức, cách tổ chức hoạt động, sao cho lôi cuốn thực sự cánhân tham gia hoạt động tích cực, tự giác vào các hoạt động đó.7 Trong giao tiếp con người còn nhận thức chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánhvới người khác, với chuẩn mực của xã hội. Hình thành năng lực tự đối chiếu.Câu 12: Phân biệt nhu cầu và hứng thú. Cho ví dụ minh hoạ.A. Nhu cầu1.Khái niệm nhu cầuNhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. tất cả mọi hoạt động sống của con người đều nhằm thỏa mãn hàng loạt nhu cầu ngày càng cao của cuộc sốngcon người2. Phân loại nhu cầu Nhu cầu của con người rât phong phú và đa dạng. Song thông thường nhất người ta thường chia nhu cầu làm 2loại như sau - Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại cơ thể, đây là những nhu cầu cơ sở và sơ đẳng nhất của con người.Vd: ăn uống, ở, mặc,…Chính nó thúc đẩy hoạt đông lao đông và sáng tạo của con người, làm ra của cải vật chất.Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản nhất của con người, nếu nhu cầu này không đươc đáp ứng thì các nhu cầukhác thì khó có thể đạt được.- Nhu cầu tinh thần là những nhu cầu có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của đời sống tinh thần như nhucầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu đạo đức, nhu cầu giao tiếp Vd: nghe một bài hát hay, xem một bức tranh đẹp thì ta đã thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ.Vd: sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học cũng có nghĩa là bạn đang đáp ứng nhu cầu hiểu biết.Vd: ta cần trao đổi, tâm sự hay nói chuyện với người thân, bạn bè và mọi người để phát triển các mối quan hệtrong xã hội đó là nhu cầu giao tiếp.Hạnh Ngô – PR32

Tài liệu liên quan

  • đề thi tâm lý học  đại cương của các năm trước đề thi tâm lý học đại cương của các năm trước
    • 3
    • 10
    • 197
  • Đề cương ôn tập môn Tâm Lý Học Đại Cuơng Đề cương ôn tập môn Tâm Lý Học Đại Cuơng
    • 23
    • 23
    • 629
  • Đề cương Tâm lý học đại cương Đề cương Tâm lý học đại cương
    • 30
    • 34
    • 71
  • GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -5 pot GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -5 pot
    • 11
    • 1
    • 8
  • GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -4 doc GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -4 doc
    • 11
    • 1
    • 6
  • GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -3 doc GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -3 doc
    • 11
    • 946
    • 4
  • GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -2 doc GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -2 doc
    • 11
    • 1
    • 6
  • Giáo trình tâm lý học đại cương part 1 docx Giáo trình tâm lý học đại cương part 1 docx
    • 24
    • 997
    • 7
  • Giáo trình tâm lý học đại cương part 2 pps Giáo trình tâm lý học đại cương part 2 pps
    • 24
    • 731
    • 5
  • Giáo trình tâm lý học đại cương part 3 potx Giáo trình tâm lý học đại cương part 3 potx
    • 24
    • 641
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(98.19 KB - 30 trang) - Đề cương Tâm lý học đại cương Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tính Chủ Thể Là Gì