Tại Sao Tâm Lý Con Người Mang Tính Chủ Thể

1. Bản chất của tâm lý người

Nội dung chính Show
  • 1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
  • 1.2. Bản chất xã hội của tâm lý người
  • Tác phẩm, tác giả, nguồn
  • Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan
  • Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.

1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể

Tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là do não tiết ra như gan tiết ra mật. tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua,"lăng kính chủ quan".

Thế giới khách quan tồn tại bằngcác thuốộ tính không gian, thời gian và luông vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng hạn:

+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học).

+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó là phản ánh (phản ứng) hoá học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước (2H2 + o2 = 2H2o).

Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ phản ánh cơ vật lí, hoá học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.

- Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt:

+ Đó là sự tác động của hiện tượng khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người -tổ chức cao nhất của vật chất, Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tinh thần (tâm lý) chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hoá ở trong hệ thần kinh và não bộ. C. Mác nói: Tinh thần, tư tưởng, tâm lý... chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có.

Điều đó có nghĩa là, về mặt cơ chế hình thành và diễn biến của tâm lý có thể coi tâm lý diễn ra theo cơ chế một phản xạ có điều kiện với ba khâu chủ yếu sau:

Khâu thứ nhất là khâu tiếp nhận các kích thích từ thế giới bên ngoài tạo nên hưng phấn dẫn truyền vào não theo đường hướng tâm.

Khâu thứ hai, diễn ra ở trung ương thần kinh của bộ não, tạo nên các hình ảnh tâm lý.

Khâu thứ ba - khâu trả lời, dẫn truyền hưng phấn từ trung ương thần kinh theo đường li tâm gây nên các phản ứng của cơ thể. Người ta coi tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lí là các phản xạ có điều kiện.

+ Phản ánh tâm lý lí tạo ra "hình ảnh tâm lý" (bản "sao chép", "bản chụp") về thế giới, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới quan vào não. Song hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:

Hình ảnh tâm lý mang tính Sinh động, sáng tao, thí dụ: hình ảnh tâm lý về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về vật chất với hình ảnh vật lí có tính chất "chét cứng", hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương.

Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ành tâm lý đó, hay nói cách khác hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực)... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.

Hay nói cách khác, con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý, thông qua "lăng kính chủ quang của mình.

- Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:

+ Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.

+ Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.

+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.

+ Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Do đâu mà tâm lý người này khác tâm lý người kia về thế giới khách quan?

Điều đó do nhiều yếu tố chi phối. trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, tâm lý người này khác tâm lý người kia.

Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn sau:

- Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.

- Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người).

- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp đế nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.

1.2. Bản chất xã hội của tâm lý người

- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêngcủa mỗi người.. âm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lý người - có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

- Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:

+ Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (hếgiới tự nhiên và xã hội), trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định (quyết định luận xã hội). Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hoá. Phần xã hội hoá thế giới quyết định tâm hlíngười thể hiện qua: các quan hệ kinh tế - xã hội, các mối quan hệ đạo đức pháp quyền, các mối quan hệ con người -con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, khối phố cho đến các quan hệ nhóm, các quan hệ cộng đồng... các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý người (bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người - người, đều làm cho tâm lý mất bản tính người (những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lý của các trẻ này không hơn hẳn tâm lý loài vật).

+ Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên và điều chủ yếu là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con người (như đặc điểm cơ thể, giác quan, thần kinh, bộ não) được xã hội hoá ở mức cao nhất. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách một chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, tâm lý của con người là sản phẩm của hoạt động con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.

+ Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hôi, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai trò quyết định.

+ Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Tóm lại, tâm lý người có bản chất xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lý con người...

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Hiện nay, có nhiều trường phái và quan điểm xoay quanh chủ đề quan điểm về bản chất hiện tượng tâm lý người. Dưới đây là ba quan điểm được áp dụng nhiều nhất bao gồm:

Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lý con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lý không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống.

Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lý, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật. Họ đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý. Phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý.

Quan điểm duy vật biện chứng: Bản chất hiện tượng tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Tâm lý người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Trong đó, phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh). Tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.

Các loại phản ánh tâm lý người là gì?

Phản ánh cơ học: như viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.

Phản ánh vật lý: Mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này. Như khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.

Phản ánh sinh học: Phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung. Ví dụ như Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.

Phản ánh hóa học: Là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới. Như H2 + O2 -> H2O

Phản ánh xã hội: Phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động. Như trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá rách.”

Phản ánh tâm lý: Là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.

Điều kiện cần để có phản ánh tâm lý người là gì?

Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lý trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lý, sinh lý,…

Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực và sinh động: Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. Nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.

Giả dụ trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó. Một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó. Thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy. Và suy nghĩ nhiều lý do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.

Hình ảnh tâm lý còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân: Ví dụ hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn,…khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Hay con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.

Nguyên nhân

+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.

+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.

+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lý của người kia.

Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lý. Muốn có hình ảnh tâm lý thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.

Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

Nguồn gốc của tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

Thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội): Trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người, thể hiện qua: Các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con người – con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,…

Các mối quan hệ trên quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người (như Mark nói: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con người thoát ly khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người thì tâm lý người sẽ mất bản tính người.

Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ. Nói chuyện hay giao tiếp chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người.

Từ đó có thể thấy tâm lý người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.

* Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo.

Ví dụ: Như ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con người nên không có tâm lý người bình thường.

Cơ chế hình thành nguồn gốc tâm lý người là gì?

Cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết định.

Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng. Nhưng sau một thời gian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người. Thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.

Tâm lý hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lý cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội lịch sử, vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.

Ví dụ về các hiện tượng tâm lý người về định kiến xã hội: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.

Tóm lại, tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử. Nó là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của mỗi con người. Trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể.

Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: ; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: . Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Từ khóa » Tính Chủ Thể Là Gì