Chùa Bà Đanh Hà Nam Và Sự Tích đệ Nhất Vắng Tanh - Vivu

Chùa Bà Đanh Hà Nam từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính cùng câu tục ngữ “ vắng tanh như chùa Bà Đanh”. Chính điều này đã khiến nhiều người không khỏi tò mò về sự tích của câu ví von này.

Chùa Bà Đanh nằm ở đâu?

Chùa Bà Đanh còn được biết đến với tên gọi Bảo Sơn Nữ thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa cách trung tâm Phủ Lý khoảng 7km theo hướng Tây Nam theo đường Quốc lộ 21B.

Tổng thể chùa Bà Đanh Hà Nam bao gồm nhiều công trình với hơn 40 gian nhà. Nơi đây có diện tích hơn 10ha, là ngôi chùa rộng nhất nhì tỉnh Hà Nam.

Hiện này, chùa Bà Đanh hợp với đền Trúc, Ngũ Động Thì Sơn, Tam Chúc, Bát cảnh Tiên cùng các bến thủy kéo dài trên sông Đáy tạo thành hệ thống du lịch sơn thủy theo cả đường thùy và đường bộ. Điều này tạo nên chuyến du lịch kết hợp với cách di chuyển đa dạng.

Tới năm 1994, chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch hiện nay) cấp bằng Di tích lịch sử quốc gia.Tới năm 2007, chùa được UBND tỉnh Hà Nam và bộ Văn hóa – Thể thao – Du Lịch đầu tư tôn tạo kiến trúc.

chùa Bà Đanh Hà Nam

Chùa Bà Đanh thờ ai?

Có thể nói, chùa Bà Đanh Hà Nam là số ít chùa thể hiện văn hóa hỗn dung của Việt Nam khi kết hợp giữa Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Việt. Điều độc đáo của chùa nằm ở hệ thống thờ tự đa dạng gồm Bồ Tát, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và Tứ Phủ.

Câu chuyện về nguồn gốc Tứ pháp từ vùng Bắc Ninh cũng được kéo dài tới đây. Ngày trước, vùng Ngọc Sơn thường xuyên gặp mưa to, gió lớn, khó trồng trọt. Theo đó, dân Ngọc Sơn khi thấy Bắc Ninh nhờ thờ Tứ Pháp mà mưa thuận gió hòa nên có ý xin chân nhang về thờ.

Điều kỳ lạ là chưa kịp đi xin thì chuyện lạ đã xảy ra. Một cụ già trong làng bỗng mơ thấy một cô gái trẻ trung, phúc phúc, đôi mắt tinh tường tới báo mộng cho hay được thần cử tới đây chăm việc làm ăn của dân làng. Do đó, dân làng bèn lập chùa thờ ở khu rừng đầu làng.

Gần đây có giả thuyết cho rằng chùa vốn thờ vị thần người Chăm Pa có hình tượng khá “tục”. Tên gọi đầu ám chỉ tư thế ngồi kho tượng sau được nói lái đi thành Bà Đanh. Thực tế, thuyết này xuất phát từ vị trí phên giậu ở phía Nam Thăng Long nên các cuộc chinh phạt Chăm Pa hay khởi hoàn đều phải đi qua đây.

tượng ban hộ pháp

Vì sao gọi là chùa Bà Đanh?

Chùa Bà Đanh thờ tự thần nữ cai quản việc gió mưa, đem tới mùa màng bội thu cho người dân. Theo dân gian tương truyền, bà được trời phật cử xuống trông coi mảnh đất Hà Nam. Do đó, chùa ban đầu gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, lâu gọi tắt thành chùa Bà Đanh.

Khác với các bức tượng Phật mang vẻ thoát tục, thần bí, tượng Đức Bà có khuôn mặt nhân từ, nữ tính, gần gũi. Tượng tạc theo thế tọa thiền trên ngai đèn bóng. Chính sự khác biệt này đã tạo nên sự phong phú cho kiến trúc – điêu khắc cho chùa.

Có chuyện kể rằng Bà Đanh tên nôm Bà Đậu vốn chỉ là người thường. Khi dân làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ, hô thần nhập tượng mới làm ăn yên ổn. Trạng Quỳnh biết điều này mới hại chùa trách cứ bà.

Không chỉ Hà Nam, giữa lòng Hà Nội cũng tồn tại một ngôi chùa Bà Đanh. Ngôi chùa này còn được gọi là chùa Châu Lâm, chùa Phúc Châu ngõ 199 làng Thụy Chương, nay là phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Khác với chùa tại Hà Nam, chùa Đanh Hà Nội được gọi theo tên người có công trông coi chùa.

chùa Bà Đanh Hà Nam

Chùa Bà Đanh vì sao vắng?

Sự tích chùa Bà Đanh vắng có khá nhiều dị bản. Nhiều dị bản dần mai một, tính tới này chỉ còn dùng để tham khảo. Sự thật thì rất khó để chứng thực các câu chuyện truyền miệng này đúng hay sai.

Người dân địa phương thường truyền nhau về sự thiêng liêng của chùa Bà Đanh. Hễ có người ghé qua tỏ ý cười cợt, bất kính đều bị trừng trị. Vì lẽ đó, khách hàng hương ngày càng ít ghé đến sợ họa tới từ câu vạ miệng.

Lại có một giai thoại khác cho rằng quanh chùa Bà Đanh ngày trước là rừng rậm. Ẩn sâu bên trong có nhiều thú dữ sẵn sàng tấn công con người. Thêm vào đó, đường rừng vốn trắc trở, khó đi lại nên người ta ngày càng chuộng đi đường sống hơn. Cũng vì lẽ đó mà chùa ngày càng vắng vẻ.

Mặt khác, trụ trì nơi đây còn kể lại nhiều khách không tài nào chụp được tượng Pháp Vũ. Hễ cứ chụp hình nào thì không cháy lại nhòe.

Lại kể tới chùa Bà Đanh ở Hà Nội, điều trùng hợp đó là 2 ngôi chùa này đều gắn “vắng tanh như chùa Bà Đanh”. Một phần là do 2 ngôi chùa này xa khu dân cư. Theo Trưởng ban quản lý Di tích đền, chùa Thụy Khuê, quận Tây Hồ, chùa tại Hà Nội trước được xây dựng ở nơi ruộng đồng, không có nhà cửa nên ít người lui tới.

Thêm vào đó, sư trụ trì tại đây tuổi đã cao quản lý tài sản, hiện vật khá vất vả nên thường khóa cổng phòng trộm cắp.

địa điểm du lịch tâm linh tại Hà Nam

Kiến trúc chùa Bà Đanh Hà Nam

Phía trước 2 tường bên đặt cột đồng trụ, trên nóc tam quan đặt đôi rồng chầu về trung tâm. Trên đoạn tường ngắn đối diện cổng là 2 cổng nhỏ tám mái, cửa trên cong hình bán nguyệt.

Qua cổng tam quan, du khách sẽ bắt gặp vườn hoa, bóng cây cau khẳng khiu với nhiều loài hoa như nhài, mẫu đơn. Hai bên sân gạch trước bái đường là 2 dãy hành lang, mỗi bên 3 gian.Hành làng được dựng bằng gỗ lim, ngói lam, tường bao quanh đằng sâu cùng 2 đầu hồi.

Nhà trung đường liền kề bái đường có 5 gian, bít đốc 2 đầu với ngói nam lợp. Đằng trước sử dụng hệ thống màn che, chấn song con tiện chắc chắn. Các trụ, rường được chế tạo vuông góc cho vẻ đẹp gọn gàng, chắc khỏe.

Nhà thượng điện có 3 gian, bao tường cả đằng sau và 2 bên với hệ thống cửa gỗ lim. Lòng nhà tuy nhỏ nhưng cao hơn hẳn so với bái đường, trung đường. Khu nhà ngang gồm 5 gian nối tiếp với công trình phụ. Phía đông chùa là phủ thờ mẫu.

  • Chuông đồng
  • Rồng đội bia đá Chùa Bà Đanh
  • Rồng Thú Chùa Bà Đanh
  • Rồng đá ngậm ngọc Chùa Bà Đanh

Nhìn chung, kiến trúc chùa Bái Đính được xây theo kiểu đăng đối với trục chính nâng cao dần vào trong. Điểm cao nhất nằm ở thượng điện. Lối điêu khắc đậm chất cổ truyền Việt Nam.

Lễ hội chùa Bà Đanh

Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức thường niên vào tháng 2 Âm lịch. Hội tưởng nhớ tới Pháp Vũ, vị thần phù trợ sản xuất nông nghiệp trong Tứ Phủ. Đồng thời, lễ hội cũng là lời cảm tạ, tri ân những vị thần phật được thờ cúng trong chùa. Qua đó, người dân còn gửi gắm ước mộng về mùa màng bội thu.

Dựa vào tình hình thời tiết thực tế, nhà chùa sẽ chọn ra ngày đẹp rồi báo lên ủy ban huyện. Sau đó, tất cả đồng tình ấn định rồi thông báo tới toàn thể nhân dân.

Thông thường, lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức trong 3 ngày từ 9-11 tháng 2 Âm lịch. Một số năm lấy từ 20-22 tháng 2 m lịch hoặc từ 15-12 tháng 2 Âm lịch.

Ngày nay, đường tới chùa Bà Đanh đã thuận tiện, rộng rãi hơn nhiều. Chùa cũng không còn vắng khách như xưa, đông hơn hẳn vào Lễ Tết, ngày rằm.

Tuy nhiên, chùa được xây gần nơi rừng núi, khá xa khu dân ở nên hiếm có người qua lại hơn các chùa nội thành khác. Nếu muốn tận hưởng không gian thanh tịnh, thơ mộng, đây quả là khu du lịch tâm linh tại Hà Nam nên ghé qua một lần.

Lễ hội chùa Bà Đanh

Gợi ý xem thêm:

Chùa Bích Động Ninh Bình: Viên ngọc tinh khiết giữa chốn thâm sơn cùng cốc
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử: Khi nào? Đi đâu? Ăn gì? (Phần 1)
Gợi ý những địa điểm cho chuyến du lịch chùa đầu năm (Phần 1)

Từ khóa » Di Tích Lịch Sử Chùa Bà đanh