Chùa Bà Đanh - Ngôi Chùa Mệnh Danh “đệ Nhất Vắng Khách”
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến Hà Nam, nhiều người có thể biết đến ngôi làng sinh ra “Chí Phèo – Cụ Bá Kiến”, và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến… Nhưng ít ai biết rằng, một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc ở Hà Nam.
Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam, chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn.
Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.
Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.
Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.
Hiện nay chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đức Văn
Từ khóa » Di Tích Lịch Sử Chùa Bà đanh
-
Chùa Bà Đanh Hà Nam Và Những Truyền Thuyết Linh Thiêng - Vinpearl
-
Chùa Bà Đanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùa Bà Đanh Hà Nam Và Sự Tích đệ Nhất Vắng Tanh - Vivu
-
Chùa Bà Đanh - UBND Tỉnh Hà Nam
-
Chùa Bà Đanh- Núi Ngọc Khu Danh Thắng Tâm Linh - Kim Bảng
-
Chùa Bà Đanh Vì Sao Vắng? Sự Tích Chùa Bà Đanh Hà Nam - Tràng An
-
Sự Tích Chùa Bà Đanh , Đệ Nhất Vắng Như Chùa Bà Đanh Vì Sao
-
Vãn Chùa Bà Đanh - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Vãn Cảnh Chùa Bà Đanh
-
Chùa Bà Đanh ở đâu, Thuộc Tỉnh Nào? Lịch Sử Và Hình ...
-
Chùa Bà Đanh - Nơi Vẻ đẹp Cổ Kính, Thâm Nghiêm Hiếm Có ở Hà Nam
-
Thăm Chùa Bà Đanh, Ngôi Cổ Tự Trứ Danh đất Hà Nam - Báo Bắc Ninh
-
Vắng Lặng Chùa Bà Đanh - Nhịp Sống Hà Nội
-
Đi Tìm Ngôi Chùa Bà Đanh Trong Truyền Thuyết…