[CHUẨN NHẤT] Hiện Tượng Chuyển Nghĩa Của Từ Là Gì? - TopLoigiai

Câu trả lời chính xác nhất: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có: nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác nghĩa gốc. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Để nắm rõ hơn về hiện tượng chuyển nghĩa của từ và từ nhiều nghĩa là gì, mời các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé.

Mục lục nội dung 1. Từ nhiều nghĩa2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ3. Bài tập tự luyện Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1. Từ nhiều nghĩa

Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa:

Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.

- Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ 1:

- Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.

Ví dụ 2: Với từ “Ăn’’:

- Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).

- Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.

- Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm và , nhiễm vào.

- Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

- Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.

-Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa.

[CHUẨN NHẤT] Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?

- Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

- Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

- Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

Ví dụ: Tôi đi sang nhà hàng xóm.

- Đi: (Người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển)

* Lưu ý:

Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị.

Ví dụ: – Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước.

- Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.

- Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa.

Ví dụ:

- Tổ quốc:  Đất nước mình.

- Bài học:   Bài HS phải học.

- Bãi biển:  Bãi cát ở vùng biển.

- Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.

- Kết bạn:   Làm bạn với nhau.

>>> Xem thêm: Bài tập về từ nhiều nghĩa

2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.

- Trong từ nhiều nghĩa có:

+ Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác nghĩa gốc.

+ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Thông thường, trong câu có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.

Ví dụ: Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân?

- Từ chân trong bài thơ Những cái chân được dùng với nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng.

Ví dụ: Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?

- Thường một từ dùng với một nghĩa. Tuy nhiên, có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.

3. Bài tập tự luyện Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Bài 1: Cho các câu sau:

a. Thu đã về trên những góc phố Hà Nội.

b. Biển giàu có với bao nhiêu là thu, nhụ, đé,...

c. Chúng em thu giấy loại làm kế hoạch nhỏ.

d. Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp.

e. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Lan đã thu hẹp khoảng cách với bạn đứng đầu lớp.

f. Ông bà tôi thu hoạch được rất nhiều bưởi.

g. Hoa ngồi thu mình trong góc.

Hãy giải thích nghĩa của từ “thu” trong từng trường hợp?

Trả lời:

a. Thu – mùa thu (danh từ).

b. Thu – cá thu (danh từ).

c. Thu – hành động thu gom (động từ).

d. Thu – đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động (động từ).

e. Thu – thu hẹp khoảng cách (tính từ).

f. Thu – thu hoạch (động từ).

g. Thu - làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn (động từ).

Bài 2: Cho các nghĩa sau của từ “hạt giống”:

Nghĩa 1. Hạt dùng để gây giống.

Nghĩa 2. Những người còn trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được đào tạo, bồi dưỡng cho tương lai.

Hãy cho biết nghĩa nào của từ “hạt giống” được dùng trong các câu sau:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú.

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà.

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy!

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón.

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia.

Trả lời:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú. (nghĩa 1)

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà. (nghĩa 1)

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy! (nghĩa 2)

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón. (nghĩa 1)

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia. (nghĩa 2)

-----------------

Trên đây là những kiến thức của Top lời giải cung cấp về Hiện tượng chuyển nghĩa của từ và từ nhiều nghĩa là gì, mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và đạt kết quả cao. 

Từ khóa » Khái Niệm Chuyển Nghĩa Của Từ