Từ Nhiều Nghĩa Và Hiện Tượng Chuyển Nghĩa Của Từ | Phần Tiếng Việt

1. Từ nhiều nghĩa

a. Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở nên. Trong đó, nghĩa xuất hiện đầu tiên là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.

b. Ví dụ:

“Cái gậy có một chân

Biết giúp bà khỏi ngã.

Chiếc com-pa bố vẽ

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đun hằng ngày

Ba chân xoè trong lửa.

Chẳng bao giờ đi cả

Là chiếc bàn bốn chân”.

2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

a. Chuyển nghĩa là gì?

– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong đó:

+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

b. Ví dụ:

“… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?… Ông Hai giật mình, ngóc đầu nhìn ra.”

– “đầu làng” => Nghĩa chuyển

– “ngóc đầu” => Nghĩa gốc

3. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm

So sánh Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm
Giống nhau Âm thanh giống nhau Âm thanh giống nhau
Khác nhau Có mối liên hệ nhất định giữa các nghĩa Khác xa nhau về nghĩa

4. Bài tập vận dụng

Bài 1 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ba từ chỉ bộ phận con người và sự chuyển nghĩa của chúng:

– Từ mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….

– Từ mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi đất, mũi quân

– Từ tay: tay ghế

– Từ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo

Bài 2 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Một số từ ngữ dùng để chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa thành từ ngữ chỉ bộ phận trên cơ thể người:

– Lá: lá phổi, lá lách, lá gan

– Quả: quả tim, quả thận

Bài 3 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chuyển từ chỉ sự vật thành chỉ hành động

– Cái cuốc- cuốc đất

– Chiếc bào- bào gỗ

– Hạt muối- muối dưa

b, Chỉ hành động chuyển thành chỉ sự vật:

– Bó cỏ- một bó cỏ

– Nắm cơm- ba nắm

– Bơm xe- cái bơm

Bài 4 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng.

– Là bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày

– Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ đối với người, với việc nói chung

→ Cùng một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau: nghĩa gốc và nghĩa chuyển

b, Nghĩa của từ bụng trong những kết hợp sau:

– Ăn cho ấm bụng ( bụng: bộ phận cơ thể người, động vật chứa ruột và dạ dày)

– Anh ấy tốt bụng ( bụng: biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, việc

– Chạy nhiều bụng chân săn chắc (bụng phần phình to ra ở một số động vật)

Làm chủ kiến thức Ngữ văn 9 – Luyện thi vào 10 (Phần II)

Tác giả: Phạm Trung Tình

Từ khóa » Khái Niệm Chuyển Nghĩa Của Từ