[CHUẨN NHẤT] Hiệu độ âm điện Của O2 - TopLoigiai

Khái niệm hiệu độ âm điện, cách tính và mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện với liên kết hóa học. Qua đó giúp các em vận dụng để xác định liên kết hóa học trong phân tử.

Mục lục nội dung 1. Độ âm điện là gì?2. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị không cực3. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị có cực4. Hiệu độ âm điện và liên kết ion5. Hiệu độ âm điện của O26. Một số bài tập về Hiệu độ âm điện

1. Độ âm điện là gì?

Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành các liên kết hóa học. Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.

2. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị không cực

Trong các phân tử tạo thành bởi hai nguyên tử có cùng một nguyên tố hóa học như hidro, oxi, clo…hiệu độ âm điện của các nguyên tử tham gia liên kết bằng 0. Đó chính là liên kết cộng hóa trị thuần túy.

Kí hiệu: Δx là hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố, Δx ≥ 0.

[CHUẨN NHẤT] Hiệu độ âm điện của O2

Ví dụ: Xét phân tử HCl có:

Δx = độ âm điện của Cl – độ âm điện của H = 3,16 – 2,2 = 0,96.

Quy ước: 0 ≤ Δx < 0,4 thì đó là liên kết cộng hóa trị không cực.

- Những phân tử tạo bởi 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố như H2, O2, N2, Cl2, … có Δx = 0. Đó là các liên kết cộng hóa trị thuần túy.

3. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị có cực

Liên kết cộng hóa trị có cực là liên kết mà cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử tham gia liên kết, được tạo thành giữa các nguyên tử có hiệu âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

- Liên kết cộng hóa trị có cực: 0,4 ≤ Δx < 1,7

Ví dụ: phân tử HCl có Δx = 0,96 là liên kết cộng hóa trị có cực.

- Hiệu độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh.

4. Hiệu độ âm điện và liên kết ion

Khi hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết lớn hơn hoặc bằng 1,7, nguyên tử có độ âm điện lớn (có khả năng hút electron mạnh) đủ khả năng nhận hoàn toàn electron của nguyên tử liên kết với nó để trở thành ion âm. Nguyên tử mất electron sẽ trở thành ion dương (sảy ra sự tạo thành liên kết ion).

- Liên kết ion: Δx ≥ 1,7.

Ví dụ: phân tử NaCl có Δx = 3,16 – 0,93 = 2,23 là liên kết ion.

=> Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử tham gia liên kết có thể dự đoán được một liên kết hình thành thuộc loại liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực hoặc liên kết cộng hóa trị không cực.

Lưu ý: Dùng hiệu độ âm điện để phân loại liên kết hóa học chỉ mang tính tương đối, có 1 số trường hợp ngoại lệ không phù hợp với thực nghiệm.

5. Hiệu độ âm điện của O2

Phân tử O2 được hình thành bởi 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố Oxi nên hiệu độ âm điện của O2 bằng không (0). Phân tử oxi có liên kết cộng hóa trị.

6. Một số bài tập về Hiệu độ âm điện

Bài 1: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện trong khoảng từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Đáp án B

Bài 2: Hãy cho biết thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực? Cho ba thí dụ về liên kết cộng hóa trị không cực.

Lời giải

- Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết trong đó cặp electron chung nằm ở giữa khoảng cách hai nguyên tử.

- Ví dụ: Liên kết trong phân tử F2, O2 và N2­ là liên kết cộng hóa trị không cực.

Bài 3: Hãy viết công thức electron của phân tử , phân tử HF, phân tử . Hãy cho biết, trong các phân tử đó thì phân tử nào có liên kết cộng hóa trị có cực và không cực.

Lời giải

- Công thức electron phân tử:

[CHUẨN NHẤT] Hiệu độ âm điện của O2 (ảnh 2)
[CHUẨN NHẤT] Hiệu độ âm điện của O2 (Ảnh 3)
[CHUẨN NHẤT] Hiệu độ âm điện của O2 (ảnh 4)

- Trong đó liên kết trong phân tử F2 và N2 là liên kết cộng hóa trị không cực. Còn liên kết trong HF là liên kết cộng hóa trị có cực.

Bài 4: Xét các phân tử sau đây: NaCl,  Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào là liên kết cộng hóa trị và liên kết trong phân tử nào là liên kết ion.

Lời giải

- Liên kết phân tử NaCl, MgCl2 là liên kết ion.

- Liên kết trong phân tử AlCl3 và HCl là liên kết cộng hóa trị có cực.

Bài 5: Xét phân tử sau đây HBr, O2, H2, NH3. Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào có cực, liên kết phân tử nào không cực.

Lời giải:

- Liên kết trong phân tử HBr, NH3 là liên kết cộng hóa trị có cực.

- Liên kết trong phân tử O2, H2 là liên kết cộng hóa trị không cực.

Từ khóa » Khoảng Hiệu độ âm điện Cho Biết Liên Kết Thuộc Loại Cộng Hóa Trị Không Cực