Chức Năng, Cấu Trúc, Những Vấn đề Thường Gặp

Skip to main content
  • Trang chủ
  • Thấu hiểu làn da
  • Kiến thức về da: Chức năng, Cấu trúc và Những vấn đề thường gặp

Mua hàng online thông qua một trong những đối tác

Chọn một trong những đối tác của chúng tôi để mua hàng online. Chúng tôi sẽ chuyển bạn đến trang chủ của các sản phẩm BIODERMA.

Kiến thức về da Kiến thức về da: Chức năng, Cấu trúc và Những vấn đề thường gặp

Bạn có biết, làn da chính là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người không? Hãy cùng Bioderma khám phá thêm các kiến thức về da gồm cấu trúc da, các chức năng của da và cả các vấn đề về da thường gặp để giúp bạn hiểu rõ hơn và có những cách chăm sóc, nâng niu làn da của chính mình nhé.

Kiến thức cơ bản về da và cấu tạo da

Làn da và các thành phần phụ của nó (bao gồm móng tay, tóc và một số tuyến nhất định) cấu thành nên cơ quan lớn nhất của cơ thể người, với diện tích bề mặt là 2m2. Da chiếm 15% tổng trọng lượng cơ thể người lớn; độ dày của nó dao động từ <0,1mm ở phần mỏng nhất (mí mắt) đến 1,5mm ở phần dày nhất (lòng bàn tay và lòng bàn chân).

Kiến thức cơ bản về da và cấu tạo da

Cấu trúc da

Làn da của chúng ta được cấu thành từ ba tầng chính yếu gồm lớp biểu bì, trung bì và hạ bì Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, là phần mà ta chạm vào được; có độ đàn hồi và được tái tạo liên tục. Nó bao gồm:

  • Tế bào sừng (Keratinocytes) - tế bào chính của lớp biểu bì được hình thành do quá trình phân chia tế bào ở tầng dưới của lớp biểu bì. Các tế bào mới liên tục di chuyển lên trên về phía bề mặt. Trong quá trình di chuyển, càng lên trên chúng dần trở nên già rồi chết đi và cuối cùng là bị bong ra.
  • Tế bào phẳng (Corneocytes) - Là các lớp tế bào sừng chết dẹt kết hợp với nhau tạo nên lớp ngoài cùng của tầng biểu bì, được gọi là lớp sừng. Lớp bảo vệ này liên tục bị mài mòn hoặc bong ra.
  • Tế bào hắc tố (Melanocytes) - sản sinh ra sắc tố melanin chống lại tia cực tím và mang lại màu sắc cho làn da.

Tầng trung bì bì là lớp bên trong phía dưới biểu bì, bao gồm:

  • Các tuyến mồ hôi - sản xuất mồ hôi thông qua qua ống dẫn mồ hôi đến các phần bề mặt của lớp biểu bì, hay còn gọi là lỗ chân lông. Chúng đóng vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ.
  • Nang lông - là những vùng trũng trong đó lông mọc. Lông cũng có vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ.
  • Các tuyến bã nhờn - sản xuất bã nhờn (một loại dầu) để giữ cho lông không bị bám bụi và vi khuẩn.Bã nhờn và mồ hôi tạo nên 'lớp màng bề mặt'.

Hạ bì là lớp sâu nhất của da, nằm bên dưới tầng trung bì và được cấu thành nên từ các tế bào mỡ và mô liên kết.

Chức năng của da

Làn da của chúng ta nhờ chiếm diện tích lớn chủ yếu nên cũng có nhiều chức năng tạo ra các phản ứng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động đến từ bên ngoài; gồm 4 chức năng chủ yếu:

Chứ năng bảo vệ (Protection)

Làn da hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi:

  • Tác động vật lý, nhiệt..
  • Các tác nhân gây hại
  • Sự thất thoát nước và protein
  • Tác hại của tia bức xạ

 

Điều hòa thân nhiệt (Thermoregulation)

Một trong những chức năng quan trọng của da là bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh hoặc cái nóng và duy trì nhiệt độ cơ thể. Điều này được thực hiện bằng cách thay đổi lưu lượng máu lưu thông qua lớp mạch máu. Những khi thời tiết ấm sẽ làm các mạch giãn ra khiến da đỏ lên và hình thành các hạt mồ hôi trên bề mặt. Khi thời tiết lạnh thì mạch máu co lại, cản trở việc thoát nhiệt. Sự bài tiết và bay hơi của mồ hôi từ bề mặt da cũng góp phần làm mát cơ thể.

Đóng vai trò là cơ quan cảm giác (Sensation)

Da là cơ quan 'xúc giác' do đó sẽ phản ứng nếu chúng ta chạm vào hoặc cảm nhận thứ gì đó, bao gồm cả những thứ có thể gây nên cảm giác đau. Tính chất  này thể hiện rõ ràng đối với những bệnh nhân có triệu chứng da liễu bằng những cơn đau và sự ngứa ngáy có thể gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống.

Chức năng hóa sinh (Biochemical functions)

Da tham gia vào một số quá trình hóa sinh. Dưới ánh sáng mặt trời, một dạng vitamin D được gọi là cholecalciferol (vitamin D3) được tổng hợp từ một dẫn xuất của cholesterol steroid có trong da. Gan sau đó sẽ chuyển đổi cholecalciferol thành calcidiol, sau đó được chuyển thành calcitriol (dạng chuyển hóa cơ học của vitamin) trong thận. Vitamin D đóng vai trò chủ yếu cho sự hấp thụ bình thường của canxi và phốt pho, yếu tố cần thiết để xương chắc khỏe. Da cũng chứa các cơ quan thụ cảm đối với các hormone steroid khác (oestrogen, progestogen và glucocorticoid) và vitamin A.

Kiến thức về đề kháng da

Thế nào là hệ miễn dịch của da?

Da có một hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, ung thư, độc tố và ngăn ngừa tự miễn dịch. Ngoài ra, nó còn là hàng rào vật lý chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ thống miễn dịch da đôi khi được gọi là mô bạch huyết liên kết với da (SALT), bao gồm các cơ quan nội tạng bạch huyết ngoại vi như lá lách và các hạch bạch huyết.

Thế nào là hệ miễn dịch của da?

Hệ thống miễn dịch của da hoạt động như thế nào?

Hệ thống miễn dịch của da bao gồm các yếu tố của hệ thống miễn dịch bẩm sinh (không đặc hiệu) lẫn miễn dịch thích ứng (đặc hiệu). Các tế bào miễn dịch trú ẩn ở lớp biểu bì và lớp hạ bì. Các tế bào miễn dịch quan trọng trong lớp biểu bì là:

  • Tế bào tua gai biểu bì (tế bào Langerhans)
  • Tế bào sừng (tế bào da).

Lớp hạ bì có mạch máu, mạch bạch huyết và nhiều tế bào miễn dịch, bao gồm:

  • Tế bào tua
  • Tế bào Lympho: Tế bào T, tế bào B, tế bào tiêu diệt tự nhiên
  • Tế bào Mast.

 

Hệ thống miễn dịch của da hoạt động như thế nào?

Kiến thức về các loại da

Mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với một làn da khác nhau, được chia thành 5 loại chủ yếu bao gồm:

Da thường

Da thường là cách gọi để chỉ làn da ít hoặc không có khuyết điểm, không nhạy cảm, lỗ chân lông hầu như không nhìn thấy được và có đủ độ cân bằng nên da lúc nào cũng có vẻ ngoài rực rỡ. Ngoài ra, những người có loại da này không có xu hướng cảm thấy da bị khô hoặc nhờn bóng; họ hầu như không bao giờ nổi mụn.

Da thường

Da khô

Da khô được dùng để mô tả làn da tiết ra ít bã nhờn hơn bình thường. Vì vậy, da thiếu lipid cần thiết để giữ ẩm và xây dựng lá chắn bảo vệ da chống lại các tác động từ bên ngoài. Những người thuộc tuýp da khô thường có làn da thô ráp thiếu độ đàn hồi cùng các mảng đỏ và các nếp nhăn thấy rõ.

Da khô

Da nhạy cảm

Da nhạy cảm là làn da dễ bị kích ứng, gây ra trạng thái châm chích, nóng, rát, đau và ngứa ran bởi các tác động từ những yếu tố khác nhau như sản phẩm chăm sóc da, nhiệt độ, sự ô nhiễm môi trường...

Da nhạy cảm

Da dầu

Da dầu là tên gọi để mô tả loại da tiết ra nhiều bã nhờn. Người có da dầu thường có da mặt bóng loáng cùng với lỗ chân lông to. Da dầu có thể thay đổi mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào từng thời điểm trong năm và bị tác động bởi căng thẳng, nhiệt độ, dậy thì hoặc những thay đổi nội tiết tố khác...

Da dầu

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp, như tên gọi cho thấy, là hỗn hợp các loại da. Da hỗn hợp có thể khô hoặc bình thường ở một số vùng, nhưng đổ dầu ở những vùng khác như vùng chữ T (mũi, trán và cằm). Đây là loại da phổ biến và từng vùng da sẽ cần đến cách điều trị khác nhau.

Da hỗn hợp

Các vấn đề về da

Sau đây là một số vấn đề về da phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp ở những độ tuổi hoặc những thời gian nhất định trong cuộc sống:

Mụn

Mụn là một bệnh lý da liễu thường thấy xuất phát từ việc lỗ chân lông của làn da bị cản trở bởi bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn và các tế bào da chết; bao gồm:

  • Mụn đầu đen:  Đây là các nốt mụn có miệng hở trên da chứa đầy dầu thừa và da chết. Chúng trông như thể bụi bẩn đọng lại trong lỗ chân lông nhưng thực chất các đốm đen là kết quả của việc sợi bã nhờn tiếp xúc với không khí bị oxy hóa dẫn đến việc màu sắc bị thay đổi chứ không phải do bụi bẩn và cũng không thể rửa trôi.
  • Mụn đầu trắng: Khi lỗ chân lông đóng thì dầu nhờn, vi khuẩn kẹt dưới da tạo ra đốm mụn đầu trắng.
  • Mụn viêm: Là những nốt mụn màu đỏ hoặc hồng đã trở nên sưng tấy.
  • Mụn mủ: Là những nốt mụn có chứa mủ trong đó. Thoạt nhìn nó trông như mụn đầu trắng được bọc bởi các vòng đỏ. Loại mụn này có thể để lại sẹo nếu chúng ta nặn mụn một cách không khoa học hoặc làm trầy xước nó.
  • Mụn bọc: Là mụn trứng cá khi gặp vi khuẩn trên da trở nên dễ sưng viêm và thậm chí kết mủ.
  • Mụn nang: Loại mụn này ẩn sâu bên dưới lớp da, có kích thước to, chứa mủ và gây đau khi chạm vào. Đây là loại mụn nặng nhất.

Bất kỳ người nào cũng có thể bị mụn; kể cả những người da màu. Mụn có thể được điều trị bằng thuốc, liệu pháp ánh sáng hoặc phương pháp cân bằng nội tiết tố. Đối với điều trị da dầu-mụn, dòng Sebium của Bioderma là dòng sản phẩm chuyên biệt, rất được hội chị em ưa dùng. 

Mụn

Lão hóa da

Lão hóa da là sự suy giảm chức năng của da khi mà các mô liên kết ở da yếu dần và kết cấu da bị lỏng lẻo. Lão hóa da là một quá trình hết sức tự nhiên cũng như sự lão hóa ở những bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này cũng chịu tác động bởi những yếu tố mà chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh và kiểm soát được như: thói quen ăn uống, lối sống, cách chăm sóc da, môi trường sống…

Có hai loại quá trình lão hóa da: lão hóa bên trong và bên ngoài.

  • Lão hóa bên trong theo thời gian ảnh hưởng đến làn da của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả những vị trí được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Tình trạng này là hệ quả của sự hao hụt collagen, sự phát triển của các gốc tự do hay cũng có thể vì quá trình trao đổi chất diễn ra chậm…
  • Lão hóa bên ngoài xảy ra do tiếp xúc với bức xạ cực tím một thời gian dài, khói thuốc và các chất ô nhiễm khác.

 

Lão hóa da

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (eczema) là một tình trạng khiến da của bạn mẩn đỏ và ngứa. Bệnh này phổ biến ở trẻ em nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính (kéo dài) và có xu hướng bùng phát theo chu kỳ. Nó có thể đi kèm với bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Hiện chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm cho bệnh viêm da cơ địa nhưng có các biện pháp điều trị và tự chăm sóc để có thể giảm ngứa và ngăn ngừa các đợt bùng phát mới. Ví dụ, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh và thường xuyên dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm giàu ẩm chuyên biệt dành cho bệnh viêm da cơ địa. Ví dụ như: Atoderm intensive baume (dạng kem đặc) hoặc Atoderm intensive gel-cream (dạng gel) của Bioderma.

Viêm da cơ địa

Tăng sắc tố da (Hyper Pigmentation and Skin)

Tăng sắc tố da gây nên bởi sự gia tăng sắc tố melanin, chất có trong cơ thể đảm nhiệm vai trò quyết định màu sắc làn da (sắc tố). Một số tình trạng nhất định như mang thai hoặc mắc bệnh Addison (suy giảm chức năng của tuyến thượng thận) có thể làm gia tăng hắc tố và tăng sắc tố da. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây nên chứng tăng sắc tố da và sẽ làm sẫm màu thêm những vùng da đã tăng sắc tố.

Tăng sắc tố da cũng có thể gây nên bởi nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc trị sốt rét.

Tàn nhang

Quy trình dưỡng da cơ bản

Dưới những tác hại của môi trường bên ngoài, việc chăm sóc da là rất cần thiết để làn da bạn luôn chắc khỏe và rạng ngời. Sau đây là các bước dưỡng da cơ bản mà bạn nên thực hiện mỗi ngày.

Chu trình chăm sóc da cơ bản gồm 3 bước:

  • Cleansing - Rửa mặt.
  • Toner - Cân bằng da.
  • Dưỡng ẩm - Cấp ẩm và làm mềm da.
  • Nếu là buổi sáng thì không thể thiếu kem chống nắng.

Dưới đây là một số sản phẩm đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm Bioderma trong quy trình dưỡng da cơ bản dành cho các loại da mà bạn có thể tham khảo:

Da nhạy cảm

  • Tẩy trang bioderma hồng - tẩy trang chuyên biệt cho da nhạy cảm
  • Sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm tốt nhất
  • Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm an toàn, lành tính
  • Kem chống nắng cho da nhạy cảm mỏng nhẹ, an toàn tốt cho da

Da dầu, mụn

  • Nước tẩy trang cho da dầu mụn Bioderma - tốt nhất cho da dầu mụn
  • Sữa rửa mặt cho da dầu hiệu quả, tốt nhất hiện nay
  • Kem chống nắng cho da hỗn hợp thiên dầu tốt mà bạn nên tham khảo

Bất kỳ quy trình chăm sóc da đều hướng đến mục tiêu cải thiện vẻ ngoài, khắc phục những khuyết điểm để mang lại cho bạn một thần thái rạng ngời. Chuyên gia chăm sóc da Kristina Holey tại San Francisco cho biết: “Thói quen làm đẹp là cơ hội để nhận thấy những thay đổi bên trong bản thân bạn. Khi làn da của bạn thay đổi theo độ tuổi, các sản phẩm của bạn cũng sẽ như thế.” Hãy tạo thói quen thực hiện ba bước chăm sóc da này để củng cố làn da, đem lại hiệu quả như mong đợi bạn nhé.

Tìm hiểu thêm:

cấu trúc và chức năng của da

Thấu hiểu về làn da - cấu trúc và chức năng của da

Đọc thêm tàn nhang là gì

Tàn nhang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Đọc thêm Mụn dị ứng

Mụn dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Đọc thêm

Liên hệ

Cần giúp đỡ

Bạn có thắc mắc về làn da?

Mail

Thứ hai đến Thứ sáu, 9h-18h

Messenger

Tìm điểm bán hàng

Từ khóa » Cấu Trúc Da Lỏng Lẻo