Chức Năng Của Thừa Phát Lại

T

Thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp và là tên gọi của một nghề luật như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên… được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

Chức năng của Thừa phát lại:

  1. Lập vi bằng:
  2. Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”
  3. Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: “Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.”

Vi bằng: Là tài liệu bằng văn bản do Thừa phát lại lập ghi nhận về hành vi, sự kiện có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Hiện có hai loại vi bằng cơ bản mà Văn phòng Thừa phát lại lập đó là: “Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi” và “Vi bằng ghi nhận hiện trạng”.

a.Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi.

Ví dụ về đặc cọc: Pháp luật không quy định giao dịch đặt cọc phải thực hiện thủ tục công chứng. Để đảm bảo việc 2 bên giao kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng thì có thể đến VP Thừa phát lại để lập vi bằng liên quan đến hành vi 2 bên ký tên vào hợp đồng đặt cọc và hành vi giao nhận tiền đặt cọc giữa 2 bên.

b.Vi bằng ghi nhận hiện trạng.

Ví dụ về nhà cho thuê: Có nhà muốn cho thuê nhưng không muốn sau khi chấm dứt hợp đồng các bên lại có tranh chấp về các vật dụng trong nhà và hiện trạng căn nhà thì đến Văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng ghi nhận hiện trạng căn nhà trên trước thời điểm cho thuê. Nếu sau này có phát sinh tranh chấp thì Vi bằng này sẽ được sử dụng làm chứng cứ giải quyết tranh chấp.

Các trường hợp phổ biến nên lập vi bằng:

GIAO NHẬN TIỀN, TÀI SẢN, NHÀ ĐẤT:

Vi bằng ghi nhận hành vi các bên để thực hiện việc vay mượn; mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi, thuê- cho thuê nhà đất, tài sản.

SỰ KIỆN GIAO THÔNG BÁO: Làm điều kiện để khởi kiện trước Tòa hoặc làm cơ sở để thực hiện các giao dịch, quan hệ pháp lý khác (vì việc gửi qua đường bưu điện không đảm bảo tính pháp lý, việc gửi trực tiếp sẽ rất khó khăn trong việc ký nhận…).

– Vi bằng giao thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng do bên đối lập vi phạm nghĩa vụ là điều kiện chấm dứt hợp đồng (hành vi cần thiết, làm điều kiện đủ trước khi nộp đơn khởi kiện trước Tòa án);

– Vi bằng ghi nhận hành vi giao thông báo đòi nhà, phá khóa, kiểm kê tài sản (người thuê nhà, người ở nhờ cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh tóan, nghĩa vụ giao trả nhà khi đến hạn…);

– Vi bằng giao thông báo đòi nợ, thông báo quyền ưu tiên mua…

+ Đối với công ty, có thể lập vi bằng việc giao thông báo mời họp hội đồng quản trị, họp hội đồng kỷ luật, quyền ưu tiên mua phần vốn góp…

GHI NHẬN HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH, TÀI SẢN:

+ Khi Nhà liền kề xây dựng: Cần lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà mình làm cơ sở để thương lượng, khởi kiện để bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có);

+ Trước khi xây dựng nhà: Cần lập vi bằng hiện trạng nhà liền kề làm cơ sở để thương lượng, khởi kiện để bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có);

+ Trước khi cho thuê nhà, đất; nhận nhà, đất thuê: làm cơ sở để giải quyết, thương lượng khi phải trả lại nguyên trạng căn nhà khi chấm dứt hợp đồng thuê.

– Vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng để trước khi bàn giao (làm bằng chứng trong quan hệ giao dịch mua bán);

– Vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình xây dựng, nhà ở bị lấn chiếm, bị nứt lún (làm bằng chứng khởi kiện người lấn chiếm, người gây nứt lún trước tòa án);

– Vi bằng kiểm kê tài sản, di dời tài sản từ địa điểm này đến địa điểm khác.

– Vi bằng ghi nhận sự chậm trễ trong thi công công trình xây dựng, chậm bàn giao mặt bằng… + Khi chủ thầu xây dựng ngưng không tiếp tục thi công, làm cơ sở để yêu cầu đơn vị khác thi công và giải quyết tranh chấp.

MỞ KHÓA, THU HỒI NHÀ, KIỂM KÊ TÀI SẢN: Khi bên thuê nhà, tài sản… vi phạm nghĩa vụ mà xét thấy cần sớm thu hồi tài sản, tiếp tục khai thác để hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật.

+ Khi Thu giữ tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp;

+ Khi người thuê nhà, sạp/kiốt vi phạm nghĩa vụ buộc phải trả nhà, sạp/kiốt theo Thỏa thuận;

+ Khi người thuê nhà, sạp/kiốt vi phạm nghĩa vụ đã bỏ đi đâu không rõ…

GHI NHẬN NỘI DUNG TRÊN INTERNET: EMAIL, FACEBOOK…

Vi bằng ghi nhận hành vi trái pháp luật về tin học trên internet, hành vi vu khống, làm việc, phát ngôn không đúng theo yêu cầu, không được sự đồng ý của người khác trên website, báo đài;

+ Khi cá nhân bị nói xấu trên internet;

+ Khi Doanh nghiệp bị ăn cắp bản quyền, nói xấu, xâm phạm sở hữu trí tuệ…

+ Khi cần xác nhận nguồn dữ liệu, thông tin đang tồn tại trên internet…

GHI NHẬN, XÁC NHẬN NỘI DUNG HỌP, CAM KẾT, LẬP THỎA THUẬN…

– Vi bằng ghi nhận cuộc họp, ký kết vào biển bản cuộc họp (cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị). Sự kiện họp Hội đồng quản trị, họp hội đồng kỷ luật, Đại hội đồng cổ đông của công ty…

+ Sự kiện họp gia đình, họp Gia tộc… để quyết định những vấn đề quan trọng về tài sản, thực hiện quyền và nghĩa vụ…

+ Sự kiện họp nhằm thống nhất, xác nhận các nội dung giữa các bên để thực hiện quyền, nghĩa vụ…

CÁC NỘI DUNG KHÁC:

– Vi bằng ghi nhận các bên ký tên vào văn bản cam kết, thỏa thuận, tờ xác nhận, trình bày lời khai…;

+ Xác nhận tài sản trước hôn nhân, trong hôn nhân, khi ly hôn và thừa kế;

+ Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản trái pháp luật, nhà đất lấn chiếm;

+ Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, giao hàng kém chất lượng;

+ Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xác nhận ô nhiễm, tiếng ồn…

+ Xác nhận tình trạng thiệt hại của các cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

+ Ghi nhận đến hạn không trả tiền, trả nhà, va chạm giao thông để bồi thường;

+ Xác nhận sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật…

– Vi bằng ghi nhận việc từ chối công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện.

2.Tống đạt văn bản, giấy tờ của Tòa án và cơ quan thi hành án.

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về thí điểm chế định Thừa phát lại. Thừa phát lại đi tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự, giúp giảm tải công việc của các cơ quan nêu trên.

Việc tống đạt của Thừa phát lại được thực hiện theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định (luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hành chính; pháp luật thi hành án dân sự…) Pháp luật cũng quy định cơ quan công an, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản. Cơ quan công an thì hỗ trợ việc xác minh nơi cư trú, nhân thân của đương sự, Ủy ban nhân dân thì hỗ trợ việc niêm yết văn bản, đi theo chứng kiến việc tống đạt. Mỗi hành vi tống đạt, mỗi biên bản tống đạt của Thừa phát lại đều kéo theo những hệ quả pháp lý mà nếu việc tống đạt đó sai thủ tục thì sẽ tạo ra hậu quả pháp lý hết sức nghiêm trọng, tống đạt sai nguyên tắc, phải hủy án.

  • Xác minh điều kiện thi hành án:

Khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người yêu cầu có thể chọn một trong 2 nơi. Đó là Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại. Người yêu cầuphải cung cấp thông tin về việc bên thua kiện có đủ điều kiện để thi hành án (Luật quy định người yêu cầu phải có trách nhiệm xác minh thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người thua kiện. Nếu không thể tự xác minh được điều trên thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng Thừa phát lại xác minh).

Văn phòng Thừa phát lại tập hợp đội ngũ Thừa phát lại có chuyên môn và kinh nghiệm pháp lý, được pháp luật cho phép thực hiện công việc xác minh điều kiện thi hành án. Pháp luật cũng quy định các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án. Kết quả xác minh đó được cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng Thừa phát lại sử dụng để thi hành án.

  • Thi hành án:

Căn cứ vào đơn yêu cầu thi hành án Văn phòng Thừa phát lại sẽ ra quyết định về việc thi hành án theo đơn yêu cầu để yêu cầu bên thua kiện (bên phải thi hành án) thực hiện nghĩa vụ cho bên thắng kiện (bên được thi hành án).

Nếu bên phải thi hành án không tự nguyện thực hiện cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng Thừa phát lại sẽ làm các thủ tục tiếp theo ( theo luật định) để làm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đúng theo quyết định của bản án (tài sản này đã được xác định trong kết quả xác minh điều kiện thi hành án)./.

Tóm lại, Thừa phát lại là một nghề luật mới nhưng thực sự là người hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy cho các tổ chức và công dân./.

Từ khóa » Chức Năng Của Vp Thừa Phát Lại