Thành Lập Văn Phòng Thừa Phát Lại - Luật Việt Tín

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng. Sự xuất hiện của Thừa phát lại sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác thi hành án dân sự. Đồng thời tạo động lực to lớn nhằm thúc đẩy các cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước trong việc đổi mới phương thức hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân.

Thành lập văn phòng thừa phát lại
Thành lập văn phòng thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2009 khi Chính Phủ quyết định thành lập Văn phòng thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên. Hiện nay Văn phòng thừa phát lại đã xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành trong đó phải kể đến thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cá nhân muốn tham gia hoạt động tại Văn phòng thừa phát lại thì cũng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện đó là gì và thủ tục thành lập Văn phòng thừa phát lại được thực hiện ra sao.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại hiệu lực từ ngày 24/02/2020.

Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại

Để thành lập Văn Phòng thừa phát lại thì phải đáp ứng được 2 điều kiện chính, một là điều kiện về cơ sở vật chất, hai là điều kiện về cơ cấu tổ chức và nhân sự của văn phòng. Trong đó điều kiện về nhân sự của văn phòng được đánh giá là điều kiện kiên quyết nhất.

Điều kiện về nhân sự

Văn phòng thừa phát lại phải được tổ chức bộ máy như sau:

– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng thừa phát lại: Người này sẽ đồng thời là Trưởng văn phòng đại diện và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn tại Chương II Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Có thế điểm nhanh các điều kiện như sau:

  • Là công dân Việt Nam dưới 65 tuổi, có sức khỏe và có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Không có tiền án hình sự.
  • Có bằng cử nhân luật.
  • Đã công tác trong ngành pháp luật từ 03 năm trở lêm.
  • Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại.
  • Đạt bài kiểm tra tập sự hành nghề thừa phát lại.
  • Không được đồng thời là Luật sư, công chứng viên.

– Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại: Văn phòng thừa phát lại phải bố trí một người làm thư ký nghiệp vụ. Người đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Là công dân Việt Nam dưới 65 tuổi, có sức khỏe và có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Không có tiền án hình sự.
  • Có bằng cử nhân luật.
  • Đã công tác trong ngành pháp luật từ 03 năm trở lêm.
  • Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại.
  • Đạt bài kiểm tra tập sự hành nghề thừa phát lại.
  • Không được đồng thời là Luật sư, công chứng viên.

– Văn phòng Thừa phát lại cũng phải có trách nhiệm bố trí ít nhất một người là nhân viên kế toán, đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật kế toán.

Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại
Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại

Điều kiện về cơ sở vật chất

Trụ sở của văn phòng phải đảm bảo có đủ diện tích bảo đảm cho hoạt động, có nơi lưu trữ tài liệu của khách, có phòng tiếp khách và có đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình như máy vi tính, giấy,…

Các điều kiện khác

  • Phải đăng ký mã số thuế và mở tài khoản văn phòng.
  • Phải ký quỹ cho mỗi thừa phát lại là 100 triệu đồng hoặc phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại.
  • Một số các tài liệu khác chứng minh văn phòng thừa phát lại có đủ điều kiện thành lập hoạt động.
  • Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Thủ tục thành lập Văn phòng thừa phát lại

Loại hình lựa chọn thành lập: Doanh nghiệp tư nhân nếu do 1 thừa phát lại thành lập; Công ty hợp danh nếu do 2 thừa phát lại trở lên thành lập.

Hồ sơ thành lập bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định (Liên hệ Việt Tín để nhận mẫu);
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu;
  • Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3, 4 Điều 17 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP: Bằng cấp của nhân viên, Tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ lớp tập huấn thừa phát lại;
  • Hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại được nộp tại Sở tư pháp nơi dự kiến đặt trụ sở của văn phòng. Sở tư pháp phải tiến hành thẩm định và trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập hay không.

Sau khi nhận được quyết định cho phép hoạt động thì văn phòng thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại và thông báo mẫu dấu. Để đăng ký được thì văn phòng phải tiến hành mở tài khoản ngân hàng và đăng ký mã số thuế. Ngoài ra Thừa phát lại không phải là hoạt đông yêu cầu về vốn điều lệ tối thiếu nhưng lại có điều kiện về ký quỹ. Theo đó Văn phòng Thừa phát lại phải tiến hành ký qũy 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại (Nhân viên) trừ trường hợp họ đã có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng thừa phát lại phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động ít nhất 3 số liên tiếp về các thông tin của Thừa phát và các nội dung hoạt động.

Trên đây là một số các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập và hoạt động của văn phòng Thừa phát lại. Trường hợp các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về nội dung này hãy liên hệ tới Luật Việt Tín để được tư vấn cụ thể hơn.

Từ khóa » Chức Năng Của Vp Thừa Phát Lại