Thừa Phát Lại Là Gì? Thông Tin Cơ Bản Về Thừa Phát Lại
Có thể bạn quan tâm
Bạn muốn tìm hiểu thông tin về thừa phát lại? Nếu đã có cơ quan thi hành án vậy thừa phát lại có chức năng gì? Tất cả những thông tin bạn cần tìm đều được công ty luật GV LAWYERS tổng hợp đầy đủ trong bài viết “Thừa phát lại là gì? Thông tin cơ bản về thừa phát lại” dưới đây.
Thừa phát lại được hiểu như thế nào?
Tên gọi “thừa phát lại” bắt nguồn từ một thuật ngữ có gốc Hán – Việt và có tính lịch sử. Và tồn tại ở miền Nam trước năm 1975. Chúng được hiể để ám chỉ một người công lại. (người không phải nhân viên nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Từ đó mang trong mình quyền lực nhà nước).
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy, lập vi bằng,…. Văn phòng thừa phát lại là một tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Hoạt động của thừa phát lại là hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM từ năm 2009.
Thừa phát sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Đặc điểm của thừa phát lại
Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án. Có thể kể đến chức năng giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó tạo nên một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cho cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc tranh chấp. Từ đó tăng sự chủ động, giúp người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng điều này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại.
Giá trị thứ hai của thừa phát lại nằm ở chức năng tống đạt các văn bản của tòa án. Điều này đã tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp và sự tin cậy trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự. Hiện nay, việc tống đạt văn bản của tòa án thường sẽ được gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ do do thư ký tòa án tống đạt trực tiếp cho đương sự.
Để trở thành thừa phát lại cần có các yếu tố sau
- Không có tiền án;
- Có bằng cử nhân luật;
- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật;
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.
Quy trình làm việc của thừa phát lại
Tống đạt văn bản thi hành án dân sự của tòa án
- Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
- Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.
- Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Lập vi bằng
Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
- Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Nội dung chủ yếu của vi bằng có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
- Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
- Người tham gia khác (nếu có);
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
- Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
- Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Xác minh điều kiện thi hành án dân sự
- Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
- Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án.
- Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án
- Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
- Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yếu sau: Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự; Thời gian thực hiện việc xác minh; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh…
Trực tiếp thi hành bản án theo yêu cầu của đương sự
Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại. Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
- Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định tại Nghị định 61/2009. Trường hợp trong Nghị định không quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trên đây là tất cả thông tin về thừa phát lại được tổng hợp trực tiếp từ thông tin của Sở Tư Pháp TP.HCM, bao gồm tất cả những công việc mà một thừa phát lại cần hoàn thành. Hi vọng bạn có thể tìm thấy được câu trả lời trong bài viết này.
Từ khóa » Chức Năng Của Vp Thừa Phát Lại
-
Thừa Phát Lại Có Những Chức Năng Nhiệm Vụ Gì?
-
Văn Phòng Thừa Phát Lại Có Chức Năng Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chức Năng Hoạt động Của đơn Vị Thừa Phát Lại - Luật Dương Gia
-
Chức Năng Của Văn Phòng Thừa Phát Lại Là Gì? - Luật Toàn Quốc
-
Bốn Loại Việc Của Thừa Phát Lại?
-
Giới Thiệu Chức Năng Của Thừa Phát Lại
-
Thừa Phát Lại Là Gì? Điều Kiện Trở Thành Thừa Phát Lại Và Thẩm Quyền ...
-
Thừa Phát Lại Là Ai Và Làm Những Công Việc Gì?
-
Văn Phòng Thừa Phát Lại Có Chức Năng Gì? Luật Hoàng Phi
-
Chức Năng Của Thừa Phát Lại
-
Hiểu Thế Nào Cho đúng Về "Thừa Phát Lại"
-
Thừa Phát Lại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thành Lập Văn Phòng Thừa Phát Lại - Luật Việt Tín
-
Chức Năng Thi Hành án Của Thừa Phát Lại