Chức Tả Bộc Xạ Nhà Lê Là Chức Chánh Phó Văn Thừa Tướng
Có thể bạn quan tâm
Chức Tả bộc xạ nhà Lê là chức chánh phó Văn thừa tướng _-Văn thừa tướng còn kém chức nguyên soái
Lê Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
Dẫn nhập : Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê
Dẫn nhập : Đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là thời Nghiêu Thuấn
I) LTHCLC : Tả bộc xạ nhà Lê là chức then chốt về chánh trị
II) Hữu Bật Lê văn Linh là chánh Văn thừa tướng
III) Tả bộc xạ Bùi Quốc Hưng là phó Văn thừa tướng
IV) Hữu bộc xạ Nguyễn nhữ Lãm là đệ nhị phó Văn thừa tướng
V) Đời Lê Thái Tông, năm 1437, Lê văn Linh bị giáng xuống Tả bộc xạ
VI) Chức Tả bộc xạ nhà Lê là chức chánh/phó Văn thừa tướng
VII) Văn thừa tướng còn kém chức nguyên soái (Đại tư mã)
VIII) Bình Chương, Đại tư mã và Tả bộc xạ
__________________________________________
Chức Bình Chương , tức Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, là tể tướng hay tướng quốc hay thừa tướng. Chức Bình Chương, trên lý thuyết, có thể được đảm nhiệm bởi võ tướng hay văn quan. Nhưng trên thực tế, hiếm có văn quan nào được làm tể tướng, trong các triều đại của ta. Nhà Trần và nhà Lê có chức Tả bộc xạ mà tôi dùng chữ ‘Văn thừa tướng’ để chỉ chức này, để nói rằng Tả bộc xạ không phải là ‘tể tướng’, như một số văn sĩ đã hiểu lầm ...
LVL = Nhập nội Thiếu phó Hữu Bật Lê văn Linh
Đth = Đình thượng hầu
NC = Đình thượng hầu Nguyễn Chích
NnL = Đình thượng hầu Nguyễn nhữ Lãm
LTHCLC = Lịch triều hiến chương loại chí
Dẫn nhập : Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê
82) Bằng chứng tỏ rõ 100% là nhà Mạc đã sửa đổi thêm bớt Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và nhà Trịnh là đồng loã của nhà Mạc
83) Người đầu tiên chưởi bới Vua Lê Thái Tổ là Tống Lệnh Vọng, Lệnh Vọng làm quan cho nhà Mạc, thế mà ‘lời bàn’ của hắn được đưa vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
( Sử nhà Lê chính thống trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , bản in Chính Hòa (năm 1697), là bản của Nhà Mạc (Tống Lệnh Vọng) , sửa đi vài niên hiệu và vài điểm về Mạc Đăng Dung; _Quốc sử nhà Trịnh 4 )
Mục Lục ‘Đại Việt Sử Ký Toàn Thư quốc sử nhà Trịnh’
Dẫn nhập 2: Đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là thời Nghiêu Thuấn
89) Thời thịnh trị hoan lạc ở nước ta là triều Vua Lê Thái Tổ và Vua Lê Thái Tông. Thái Tông chớ chẳng phải Thánh Tông
112) Vua Lê Thái Tông là bậc minh quân, rất nhân từ, không hề đam mê tửu sắc, ngược lại với lời vu khống của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quốc sử của nhà Trịnh
I) LTHCLC : Tả bộc xạ nhà Lê là chức then chốt về chánh trị
LTHCLC nói rằng Bộc xạ là chức then chốt về chánh trị, bắt đầu từ đời Trần Nhân Tông. Vua Lê Thái Tổ cũng dùng chức này, phong cho văn quan đại công thần.
Chức then chốt về chánh trị là sao ? _-là chức đứng đầu quan văn, có thể gọi là Văn thừa tướng.
Vua Lê Thái Tổ lại còn dùng chức Hữu Bật làm chức chánh trị cao hơn Bộc xạ
II) Hữu Bật Lê văn Linh là chánh Văn thừa tướng
Văn ban đệ nhất công thần là Lê văn Linh, công thần thứ 6. Ông đương nhiên làm văn quan cao cấp nhất, chánh Văn thừa tướng
Lê văn Linh là
Nhập nội Thiếu phó Hữu Bật
Chức Hữu Bật của ông Lê văn Linh là chánh Văn thừa tướng
Chức Hữu Bật đã có từ đời Trần, nhưng có lẽ không được là quan cao cấp như vậy (thiếu tài liệu để xác định một cách chắc chắn)
III) Tả bộc xạ Bùi Quốc Hưng là phó Văn thừa tướng
Tiếp theo sau LVL là
Văn ban đệ nhị công thần là Bùi Quốc Hưng, công thần thứ 7 nhà Lê
Văn ban đệ nhất công thần đã là chánh Văn thừa tướng thì Văn ban đệ nhị công thần Bùi Quốc Hưng là phó Văn thừa tướng. Chức Tả bộc xạ của Bùi Quốc Hưng là phó Văn thừa tướng.
IV) Hữu bộc xạ Nguyễn nhữ Lãm là đệ nhị phó Văn thừa tướng
Nguyễn nhữ Lãm được phong Đình thượng hầu, là Văn ban đệ tam công thần (Xem xét danh sách Đth từ NC đến NnL , thấy các công thần này đều có vẻ là võ tướng, chỉ mình ông NnL là văn nhân)
Nguyễn nhữ Lãm là Văn ban đệ tam công thần nên ông là Hữu bộc xạ.
Hữu bộc xạ Nguyễn nhữ Lãm là đệ nhị phó Văn thừa tướng (trong hệ thống quan chế của ta, ‘Tả’ thì cao hơn ‘Hữu’ một chút).
Chú thích:
Không có chức ‘Văn thừa tướng’ , trong hệ thống quan chế nhà Lê, tôi chỉ dùng cụm chữ này, với mục đích giải thích cho rõ nghĩa chức danh Tả bộc xạ.
V) Đời Lê Thái Tông, năm 1437, Lê văn Linh bị giáng xuống Tả bộc xạ
Đời Lê Thái Tông, năm 1437, Lê văn Linh bị giáng xuống Tả bộc xạ, bị giáng chức vì Lê văn Linh nhất định binh vực Lê Sát. Bị giáng chức như vậy nhưng Lê văn Linh vẫn là Văn thừa tướng, vì lúc ấy vắng mặt Bùi Quốc Hưng (ông Bùi Quốc Hưng có lẽ đã về hưu _-ông còn già hơn cả Lê văn Linh)
Từ đó đến ngày vua Lê Thái Tông băng hà, ông vẫn là Tả bộc xạ. (Sang đời Nhân Tông, ông được thăng làm Thái Phó)
VI) Chức Tả bộc xạ nhà Lê là chức chánh/phó Văn thừa tướng
Với những diễn biến về chức vị của Lê văn Linh và Bùi Quốc Hưng , ta thấy rằng chức Tả bộc xạ nhà Lê quả là chức chánh/phó Văn thừa tướng.
Chức Hữu Bật của Lê văn Linh đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là chức chánh Văn thừa tướng ; tuy nhiên, từ đời Nhân Tông, có lẽ không còn dùng Hữu Bật làm chánh Văn thừa tướng nữa (‘có lẽ’ vì thiếu tài liệu để có thể quả quyết chắc chắn).
VII) Văn thừa tướng còn kém chức nguyên soái (Đại tư mã)
Nhà Lê cũng như hầu hết các triều đại ta trọng võ hơn văn, cho nên Văn thừa tướng còn kém chức nguyên soái
Đời Vua Lê Thái Tổ và 4 năm đầu đời Lê Thái Tông, chức nguyên soái là Nhập nội Đại tư mã.
Bắt đầu từ năm 1437, đời Lê Thái Tông, vua dùng Đại đô đốc làm chức cao hơn Đại tư mã ; chức nguyên soái từ đó là Nhập nội Đại đô đốc.
VIII) Bình Chương, Đại tư mã và Tả bộc xạ
1) Làm trọng chức đại thần đời Vua Lê Thái Tổ là Tam Thiếu, Tam Tư :
_-5 chức Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu phủ, Thiếu bảo và Thiếu úy
_-4 chức Tam Tư : Tư không, Tư đồ, Tư khấu và Tư mã. Riêng Tư mã vừa là trọng chức đại thần vừa là chức lớn trong quân ngũ (Đại tư mã là chức lớn nhất trong quân ngũ)
Vua Lê Thái Tổ chưa dùng đến Tam Thái vì với tình thế nước ta, các võ tướng còn có nhiều dịp lập công , nếu phong ngay Tam Thái thì chẳng mấy chốc không còn chức để phong cho trọng chức đại thần (Thường thì vua thỉnh thoảng phong thêm chức Tam Tư; cho nên đến cuối đời Vua Lê Thái Tổ, các đại công thần thường có hai hoặc 3 chức Tam Tư) .
Vua Lê Thái Tông cũng chưa dùng đến Tam Thái.
Xem
156) Chức Thái úy nhà Lê cao hơn Thái phó _-nguợc lại với cơ cấu triều chính bên Tàu
2) Chức Bình Chương là tể tướng.
Chức cao nhất là Bình Chương , tức Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, là tể tướng hay tướng quốc hay thừa tướng. Chức Bình Chương, trên lý thuyết, có thể được đảm nhiệm bởi võ tướng hay văn quan. Nhưng trên thực tế, hiếm có văn quan nào được làm tể tướng, trong các triều đại của ta.
Chức Bình Chương được phong cho các đại thần đã được gia phong chức Tam Tư .
Dưới chức Bình Chương là nguyên soái ( Đại tư mã) , rồi sau đó mới đến Tả bộc xạ (là chức chánh phó Văn thừa tướng)
Vua Lê Thái Tổ phong 3 người làm Bình Chương, đó là Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn và Lê Sát. Các vua Lê sau cũng theo thông lệ đó, thường phong 3 người làm Bình Chương.
3) Nguyên soái (Đại tư mã, rồi Đại đô đốc)
Như đã nói ở trên, đời Vua Lê Thái Tổ và 4 năm đầu đời Lê Thái Tông, chức nguyên soái là Nhập nội Đại tư mã. Bắt đầu từ năm 1437, đời Lê Thái Tông, chức nguyên soái là Nhập nội Đại đô đốc.
Với tình thế nước ta (tứ diện thụ đich), chức nguyên soái là rất quan trọng, đôi khi còn quan trọng hơn Bình Chương.
Lưu Nhân Chú, đời Vua Lê Thái Tổ, vừa là nguyên soái vừa là tể tướng.
4) Tả bộc xạ
Tả bộc xạ là chức chánh phó Văn thừa tướng, dưới chức nguyên soái, nhưng là chức nhất nhì của quan văn , là trọng chức đại thần. Tả bộc xạ cao hơn các chức Hành khiển, thượng thư
//viết xong vào tháng 7-2010 , sẽ đăng đầu tháng 8-2010//
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Sách tham khảo
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)
Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn
Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)
Bình Ngô Đại Cáo, vua Lê Thái Tổ
Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung
Việt sử Tiêu án, Ngô Thì Sĩ
Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi(bị sửa đổi)
Đại Việt Sử Lựơc, tác giả khuyết danh (thời Trần Phế Đế)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, sử quan triều Nguyễn
Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái
Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
An Nam Chí Lược, Lê Tắc (Nguyễn Tắc)
Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim
Các nhà khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi
Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm
Nguyễn Trãi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch
Đông Châu Liệt Quốc
Hán Sở Tranh Hùng
Sử Ký , Tư Mã Thiên
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang
Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử
Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi
Thái Công Binh Pháp
*
*
TrangNhà LêAnhChíwww.LeAnhChi.com
Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là thánh vương
Mục Lục Vua Lê Thái Tổgiỏi hơnGia Cát Lượng
Mục Lục Vua Lê Thái Tổkhông hề giết hại công thần
Mục Lục Thơ về Vua Lê Thái Tổ
Mục Lục Thơ Tình
Mục Lục Danh Tướng của vua Lê Thái Tổ
Mục Lục Lưu Nhân Chú
Mục Lục ‘Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là quốc sử nhà Trịnh’
Mục Lục Nguyễn Trãi
Mục LụcTrần Nguyên Hãn
Mục Lục Tam Quốc
Mục Lục Trưng Triệu
Mục Lục ‘Phá án Lê Chi viên’
Mục Lục Tấn Quận Công
Mục Lục Những sai lầm của Trần Trọng Kim trong VNSL
Mục Lục Đình thượng hầu
------------------------------------------------------------------
* ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Thơ *
---------------------------------------------------------------
* Trang Chính * Bài mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *
--------------------------------------------------------------------------
* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Lê Gia * Nối kết Văn Học * Bài Xưa *
--------------------------------------------------------------------------
*
Liên KếtTrangNhà Kiến Tánh:
* Trang Chính * M ụ c L ụ c * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2
*Bài mới Kiến Tánh *
Từ khóa » Chức Quan Bộc Xạ
-
Tả Bộc Xạ - Pháp Thí Hội
-
Dịch Thuật: "Thừa Tướng" Và "Tể Tướng" Có Phải Là Một
-
Thượng Thư Lệnh Là Gì
-
Thừa Tướng Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "bộc Xạ" - Là Gì?
-
Lịch Sử Thừa Tướng Trung Quốc - Tieng Wiki
-
Bảng Tra Các Chức Quan, Phẩm Tước, Học Vị Thời Phong Kiến Việt Nam
-
Trạng Nguyên Việt Nam
-
[PDF] 1. Mở đầu 2. Nội Dung Nghiên Cứu
-
Tra Từ: Bộc Xạ - Từ điển Hán Nôm
-
Bảng Nhãn Lê Văn Hưu
-
Thập Nhị Binh Thư - Binh Thư Số 9: Đường Thái Tông - Lý Vệ Công ...