Dịch Thuật: "Thừa Tướng" Và "Tể Tướng" Có Phải Là Một
Có thể bạn quan tâm
HomeNghiên Cứu - Dịch Thuật Dịch thuật: "Thừa tướng" và "Tể tướng" có phải là một “THỪA TƯỚNG” VÀ “TỂ TƯỚNG” CÓ PHẢI LÀ MỘT Khi xem những bộ phim truyền hình về thời cổ, chúng ta thường nghe danh từ “Tể tướng” 宰相 hoặc “Thừa tướng” 丞相, đều nói đến vị quan viên hành chính cao nhất chỉ sau hoàng đế, nhưng trong lịch sử lại không có chức quan “tể tướng”, vậy là như thế nào? Từ “Thừa tướng” sớm nhất khởi nguồn từ thời Chiến Quốc. Từ đời Tần Vũ Vương 秦武王 bắt đầu đặt Tả, Hữu thừa tướng, nhưng có lúc thiết lập “Tướng bang” 相邦, Nguỵ Nhiễm 魏冉, Lã Bất Vi 吕不韦 từng giữ qua chức này. Sau khi nhà Tần thống nhất, chỉ đặt Tả, Hữu thừa tướng. Đầu thời Tây Hán, Tiêu Hà 萧何 là Thừa tướng, sau đổi làm Tướng quốc, sau khi Tiêu Hà mất, Tào Tham 曹参 kế nhiệm. Đến đầu thời Văn Đế 文帝 đặt Tả, Hữu thừa tướng, sau chỉ đặt một chức Thừa tướng. Đầu thời Hán, các Vương quốc theo trung ương, cũng đặt chức Thừa tướng trong phong quốc của mình. Năm Trung Nguyên 中元 thứ 5 đời Cảnh Đế 景帝 đổi gọi là Tướng 相 Sau thời Đường Tống, Thượng thư sảnh hoặc Trung thư sảnh có lúc đặt Tả, Hữu thừa tướng, tương đương với Thượng thư Tả Hữu bộc xạ vốn có trước đó, vị thứ sau Thượng thư lệnh hoặc Trung thư lệnh, có thực quyền. Đầu đời Minh, Trung thư sảnh không có Lệnh, chỉ đặt Tả, hữu thừa tướng, quyền lực cực lớn. Năm Hồng Vũ 洪武 thứ 13, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương 周元璋, gán cho Thừa tướng Hồ Duy Dung 胡惟庸 tội danh “đồ mưu bất quỹ” 图谋不轨 cho tru sát, đồng thời hạ lệnh giải tán Trung thư sảnh, phế bỏ chức Thừa tướng. Hoàng đế đích thân nắm giữ lục bộ, trực tiếp quản lí chính sự quốc gia. Đến lúc này, chế độ Thừa tướng hơn 1600 năm thực hành trong lịch sử Trung Quốc đã bị phế bỏ. “Tể tướng” không phải là tên chức quan tồn tại trong lịch sử Trung Quốc, nó phiếm chỉ vị trưởng quan hành chính cao nhất, thông thường dưới một người, trên vạn người. Trần Bình 陈平, Thừa tướng thời Tây Hán nói rằng: Tể tướng trên giúp thiên tử, lí âm dương, thuận tứ thời, dưới làm muôn vật thích nghi, ngoài trấn phủ tứ di chư hầu, trong thân cận bách tính, khiến khanh đại phu ai nấy đều xứng với chức vụ của mình. Cho nên, quan danh của nó tuỳ theo triều đại mà thay đổi, trước sau xuất hiện qua nhiều đến mấy chục, như: Tướng quốc 相国, Thừa tướng 丞相, Đại tư đồ 大司徒, Tư đồ 司徒, Trung thư lệnh 中书令, Thượng thư lệnh 尚书令, Đồng bình chương sự 同平章事, Nội các Đại học sĩ 内阁大学士, Quân cơ đại thần 军机大臣... Có thể thấy, “Thừa tướng” là tên chức quan cụ thể, còn “Tể tướng” là chỉ vị trưởng quan hành chính cao nhất. Nhưng trong lịch sử phong kiến dài hơn 2000 năm ở Trung Quốc, sự khu biệt giữa “Thừa tướng” và “Tể tướng” không lớn lắm, thậm chí còn thường dùng lẫn lộn. Huỳnh Chương Hưng Quy Nhơn 14/8/2016 Nguyên tác Trung văn Trong quyển THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN 趣味文化知识大全 Thanh Thạch 青石 biên soạn Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013 Thư Mục: Nghiên Cứu - Dịch Thuật Previous Post Next Post
Chia Sẻ
Bài Xem Nhiều Nhất
Dịch thuật: Cách tính giờ của người Trung Quốc cổ đại
Nguồn gốc danh, tự và hiệu của Trịnh Bản Kiều
Dịch thuật: Trong như tiếng hạc bay qua (481) ("Truyện Kiều")
Dịch thuật: Nguồn gốc cụm từ "cửu ngũ chí tôn"
Dịch thuật: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn (25) ("Truyện Kiều")
Bài Đăng Mới Nhất
Thư Mục
- Album Ảnh
- Câu Đối
- Nghiên Cứu - Dịch Thuật
- Sáng Tác
- Thư Pháp
- Tranh Vẽ
- Videos
Tổng Số Lượt Xem
Biểu mẫu liên hệ
Từ khóa » Chức Quan Bộc Xạ
-
Tả Bộc Xạ - Pháp Thí Hội
-
Chức Tả Bộc Xạ Nhà Lê Là Chức Chánh Phó Văn Thừa Tướng
-
Thượng Thư Lệnh Là Gì
-
Thừa Tướng Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "bộc Xạ" - Là Gì?
-
Lịch Sử Thừa Tướng Trung Quốc - Tieng Wiki
-
Bảng Tra Các Chức Quan, Phẩm Tước, Học Vị Thời Phong Kiến Việt Nam
-
Trạng Nguyên Việt Nam
-
[PDF] 1. Mở đầu 2. Nội Dung Nghiên Cứu
-
Tra Từ: Bộc Xạ - Từ điển Hán Nôm
-
Bảng Nhãn Lê Văn Hưu
-
Thập Nhị Binh Thư - Binh Thư Số 9: Đường Thái Tông - Lý Vệ Công ...