Chứng Chỉ Kế Toán Tiếng Anh Là Gì - Blog Của Thư

Để hiểu rõ về bản chất cũng như vai trò của chứng chỉ hành nghề kế toán hiện nay, bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hình dung rõ hơn.

Nội dung chính Show
  • Chứng chỉ kế toán viên là gì?
  • Nội dung bài viết
  • Chứng chỉ kế toán viên để làm gì?
  • Chứng chỉ hành nghề kế toán CPA yêu cầu những điều kiện gì?
  • Video liên quan
  • Để tự học kế toán cơ bản, bạn cần nắm rõ điều gì?
  • Top chứng chỉ kế toán mà bất cứ kế toán viên nào cũng phải có

Có rất nhiều loại chứng chỉ kế toán hiện nay để bạn lựa chọn như CMA (Chứng chỉ kế toán quản trị được cấp bởi Hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ), CPA Canada (Certified Public Accountants), CFA (Phân tích đầu tư tài chính), ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc), CPA Úc, ACA

Các chứng chỉ này chính là cơ sở công nhận bạn là một kế toán viên chuyên nghiệp với một mức thu nhập ổn định và vị thế cao. Tất nhiên, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để có thể học và thi một trong những chứng chỉ này. Ở Việt Nam, chứng chỉ kế toán viên hành nghềchính là cơ sở để đánh giá một kế toán viên chuyên nghiệp. Thậm chí, kế toán viên đó là thể làm việc cho nhiều công ty, doanh nghiệp lớn.

Chứng chỉ kế toán viên là gì?

Nội dung bài viết

  1. Chứng chỉ kế toán viên là gì?
  2. Chứng chỉ kế toán viên để làm gì?
  3. Chứng chỉ hành nghề kế toán CPA yêu cầu những điều kiện gì?

Cũng giống như chứng chỉ tin học (IC3) hay các chứng chỉ tiếng anh (TOIEC), chứng chỉ hành nghề kế toán viên(CPA) cũng là một loại giấy chứng nhận được cấp cho các kế toán viên sau khi trải qua một kì thi mà Bộ tài chính Việt Nam đưa ra.

Khái niệm về chứng chỉ kế toán viên là gì?

CPA có tên gọi đầy đủ là Certified Public Accountants. CPA được xem là cơ sở để đánh giá năng lực, trình độ, phẩm chất của một kế toán viên có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email xin việc chuẩn, giúp bạn gây ấn tượng với đơn vị tuyển dụng lao động

Vào mỗi quý III hay quý IV hàng năm, các hội đồng thi sẽ tổ chức tối thiểu một kì thi. Các thông tin về thời gian, điều kiện, địa điểm hay tiêu chuẩn dự thi sẽ được hội đồng thi thông báo trước ít nhất 60 ngày.

Đối tượng dự thi ở đây yêu cầu bạn phải là công dân Việt Nam. Còn nếu là người nước ngoài thì bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện về việc thi cử, cấp phép chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ kiểm toán viên dựa trên điều 4, Chương I thông tư 91/2017,TT-BTC.

Kết quả sau khi thi chứng chỉ kế toán viênyêu cầu bạn phải đạt được tối thiểu mỗi môn là 5 điểm. Các môn thi trong đợt thi cấp chứng chỉ bạn cần hoàn thành gồm có:

  • Thuế và quản lý thuế nâng cao.
  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
  • Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

Trung bình thời gian thi mỗi môn viết sẽ là 180 phút, còn với môn ngoại ngữ thời gian thi sẽ là 120 phút. Tính từ năm 2017, các kế toán viên học chứng chỉ hành nghề kế toán còn được cấp thêm chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế bên cạnh chứng chỉ CPA.

>> Tham khảo thêm: Cơ hội việc làm Bắc Ninh đang chờ bạn ứng tuyển với nhiều mức lương hấp dẫn

Chứng chỉ kế toán viên để làm gì?

Trong một công ty hoặc doanh nghiệp, kế toán viên có thể có hoặc không có chứng chỉ hành nghề. Còn với ngành kinh doanh dịch vụ thì việchọc chứng chỉ kế toán viênlà thứ không thể thiếu. Ngày nay dịch vụ thuê kế toán viên trở nên khá nở rộ vì cách tiết kiệm chi phí và độ tiện lợi.

Kế toán viên hành nghề nếu lựa chọn hình thức này thì cần phải chứng minh được rõ năng lực và sự chuyên nghiệp của mình về kế toán thì mới đủ thuyết phục các doanh nghiệp, công ty tin tưởng thuê.

Chứng chỉ kế toán viên CPA là minh chứng rõ ràng nhất cho năng lực của một kế toán

Năng lực đó sẽ được thể hiện thông qua thi chứng chỉ kế toán. Đây là minh chứng rõ ràng nhất để chứng minh năng lực của một kế toán viên. Ngoài ra, CPA cũng giúp cho Nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động của các cá nhân hành nghề kế toán hiện nay.

Khi có chứng chỉ hành nghề trong tay, bạn hoàn toàn có thể tự chọn cho mình một công việc kế toán ở một doanh nghiệp hay chủ động đăng ký mở một công ty, doanh nghiệp, văn phòng chuyên về các dịch vụ nghiệp vụ kế toán.

>> Đừng bỏ lỡ: Hàng ngàn cơ hội tuyển kế toán ở Hà Nội lương hấp dẫn đang chờ đợi bạn

Chứng chỉ hành nghề kế toán CPA yêu cầu những điều kiện gì?

Dựa trên thông tư 91/2017/TT-BTC về việc quản lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán sẽ yêu cầu các điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán dự thi như sau:

  • bằng kế toán viên tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các khối chuyên ngành như kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
  • Các thông tin dự thi và lệ phí thi cần hoàn thành đúng theo mẫu hướng dẫn quy định.
  • Thí sinh tham gia dự thi không nằm trong diện quy định ở khoản 1 và 2, điều 51 của luật kế toán.

Thí sinh khi tham gia dự thi chứng chỉ kế toán CPA cần đáp ứng được một số điều kiện

  • Thời gian công tác làm việc thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất là 36 tháng. Thời gian được tính kể từ tháng tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp đại học cho tới khi điền thông tin đăng ký dự thi.
  • Thí sinh tham gia cần có các tố chất như trung thực, có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ đúng pháp luật quy định.

Có thể thấy, để hành nghề kế toán thì bạn cần thực hiện đúng các chuẩn mực của nghề. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng khi tìm việc kế toán thì đòi hỏi các kế toán viên phải biết các nghiệp vụ kế toán cao.

So với các sinh viên ngành kế toán vừa mới ra trường thì kế toán viên có chứng chỉ hành nghề kế toán và bằng cấp thường nhận được sự tin tưởng hơn rất nhiều. Để đăng kí lựa chọn thi các chứng chỉ hành nghề phù hợp với bản thân thì các bạn sinh viên nên nắm được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm cụ thể.

Thông qua bài viết trên hi vọng giúp bạn nắm được thêm về chứng chỉ kế toán viên CPA cũng như giúp bạn tìm việc kế toán sau này.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo cv xin việc hoàn chỉnh, đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng

https://bep360.net/ Bếp 360 | Chia sẻ cách nấu món ăn ngon hàng ngày & Ẩm thực 4 phương

Từ khóa » Chứng Chỉ Kế Toán Tiếng Anh Là Gì