Chứng Minh đồ Thị Hàm Số Luôn đi Qua Một điểm Cố định Với Mọi M

Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định với mọi mChuyên đề Toán 9 luyện thi vào lớp 10Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định với mọi m được VnDoc biên soạn và chia sẻ xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Tài liệu này gồm các dạng bài tập tìm điểm cố định mà đồ thi hàm số luôn đi qua, kèm theo đáp án chi tiết để các em dễ theo dõi, ngoài ra tài liệu tổng hợp các bài toán để các em học sinh có thể luyện tập, củng cố kiến thức. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập các kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi học kì 2 lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 hiệu quả nhất. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

Chuyên đề luyện thi vào 10: Chứng tỏ đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định với mọi m

  • I. Bài toán chứng tỏ đồ thị hàm số đi qua một điểm cố định với mọi m
  • II. Bài tập ví dụ về bài toán chứng tỏ đồ thị hàm số đi qua một điểm cố định
  • III. Bài tập tự luyện về bài toán chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định

I. Bài toán chứng tỏ đồ thị hàm số đi qua một điểm cố định với mọi m

+ Với một giá trị của tham số m ta được một đồ thị hàm số (dm) tương ứng. Như vậy khi m thay đổi thì đồ thị hàm số (dm) cũng thay đổi theo hai trường hợp:

- Hoặc mọi điểm của (dm) đều di động

- Hoặc có một vài điểm của (dm) đứng yên khi m thay đổi

+ Những điểm đứng yên khi m thay đổi gọi là điểm cố định của đồ thị hàm số (dm). Đó là những điểm mà đồ thị hàm số đều đi qua với mọi giá trị của m

+ Phương trình ax + b = 0 nghiệm đúng với mọi x khi và chỉ khi a = 0 và b = 0

II. Bài tập ví dụ về bài toán chứng tỏ đồ thị hàm số đi qua một điểm cố định

Bài 1: Chứng tỏ rằng với mọi m họ các đường thẳng (d) có phương trình y = (m + 1)x + 2x - m luôn đi qua một điểm cố định.

Hướng dẫn:

Gọi điểm M(x0; y0) là điểm cố định mà đường thẳng (d) luôn đi qua, sau đó tìm giá trị x0 và y0 thỏa mãn.

Lời giải:

Gọi M(x0; y0) là điểm cố định mà đường thẳng (d) luôn đi qua. Khi đó ta có:

⇔ y0 = (m + 1)x0 + 2x0 - m với mọi m

⇔ y0 = mx0 + x0 + 2x0 - m với mọi m

⇔ y0 - mx0 - 3x0 - m = 0 với mọi m

⇔ m(-x0 - 1) + (y0 - 3x0) = 0 với mọi m

\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}  - {x_o} + 1 = 0\\ {y_0} - 3{x_0} = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = 1\\ {y_0} = 3 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {1;3} \right)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - {x_o} + 1 = 0\\ {y_0} - 3{x_0} = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = 1\\ {y_0} = 3 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {1;3} \right)\)

Vậy với mọi m, họ các đường thẳng (d) có phương trình y = (m + 1)x + 2x - m luôn đi qua một điểm M cố định có tọa độ M(1; 3)

Bài 2: Cho hàm số y = (2m - 3)x + m - 1. Chứng minh rằng đồ thị hàm số đi qua điểm cố định với mọi giá trị của m. Tìm điểm cố định ấy.

Lời giải:

Gọi M(x0; y0) là điểm cố định mà đường thẳng (d) luôn đi qua. Khi đó ta có:

y0 = (2m - 3)x0 + m - 1 với mọi m

⇔ y0 = 2mx0 - 3x0 + m - 1 với mọi m

⇔ y0 - 2mx0 - 3x0 + m - 1 = 0 với mọi m

⇔ m(-2x0 + 1) + (y0 - 3x0 - 1) = 0 với mọi m

\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}  - 2{x_o} + 1 = 0\\ {y_0} - 3{x_0} - 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = \frac{1}{2}\\ {y_0} = \frac{5}{2} \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {\frac{1}{2};\frac{5}{2}} \right)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2{x_o} + 1 = 0\\ {y_0} - 3{x_0} - 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = \frac{1}{2}\\ {y_0} = \frac{5}{2} \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {\frac{1}{2};\frac{5}{2}} \right)\)

Vậy với mọi m, họ các đường thẳng (d) có phương trình y = (m + 1)x + 2x - m luôn đi qua một điểm M cố định có tọa độ M\left( {\frac{1}{2};\frac{5}{2}} \right)\(M\left( {\frac{1}{2};\frac{5}{2}} \right)\)

Bài 3: Cho hàm số y = mx + 3m - 1. Tìm tọa độ của điểm mà đường thẳng luôn đi qua với mọi m

Lời giải:

Gọi M(x0; y0) là điểm cố định mà đường thẳng (d) luôn đi qua. Khi đó ta có:

y0 = mx0 + 3m - 1 với mọi m

⇔ y0 - mx0 - 3m + 1 = 0 với mọi m

⇔ m(-x0 - 3) + (y0 + 1) = 0 với mọi m

\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}  - {x_0} - 3 = 0\\ {y_0} + 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} =  - 3\\ {y_0} =  - 1 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( { - 3; - 1} \right)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - {x_0} - 3 = 0\\ {y_0} + 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = - 3\\ {y_0} = - 1 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( { - 3; - 1} \right)\)

Vậy với mọi m, họ các đường thẳng (d) có phương trình y = (m + 1)x + 2x - m luôn đi qua một điểm M cố định có tọa độ M(-3; -1)

Bài 4: Cho hàm số y = (m - 1)x + 2020. Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số luôn đi qua với mọi giá trị của m

Lời giải:

Gọi M(x0; y0) là điểm cố định mà đường thẳng (d) luôn đi qua. Khi đó ta có:

y0 = (m - 1)x0 + 2020 với mọi m

⇔ y0 - mx0 - x0 - 2020 = 0 với mọi m

⇔ -mx0 + (y0 - x0 - 2020) = 0 với mọi m

\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = 0\\ {y_0} - {x_0} - 2020 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = 0\\ {y_0} = 2020 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {0;2020} \right)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = 0\\ {y_0} - {x_0} - 2020 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_0} = 0\\ {y_0} = 2020 \end{array} \right. \Rightarrow M\left( {0;2020} \right)\)

Vậy với mọi m, họ các đường thẳng (d) có phương trình y = (m + 1)x + 2x - m luôn đi qua một điểm M cố định có tọa độ M(0; 2020)

III. Bài tập tự luyện về bài toán chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định

Bài 1: Cho hàm số bậc nhất y = (m + 1)x - 2m (dm). Chứng minh rằng đồ thị hàm số (dm) luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi m

Bài 2: Cho hàm số y = (m - 1)x + m + 3. Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số luôn đi qua với mọi m

Bài 3: Cho hàm số y = (2m - 3)x + m - 5. Chứng minh họ đường thẳng luôn đi qua điểm cố định khi m thay đổi. Tìm điểm cố định ấy.

Bài 4: Cho hàm số y = (m + 2)x + 2m - 1. Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định khi m thay đổi. Tìm điểm cố định ấy.

Bài 5: Chứng minh rằng đồ thị hàm số y = (m + 2)x + m - 1 luôn đi qua một điểm cố định với mọi m, hãy xác định điểm đó

Bài 6: Cho hàm số y = mx - 2. Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, đồ thị hàm số đã cho luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 7: Tìm điểm cố định mà mỗi đường thẳng sau luôn đi qua với mọi giá trị của m:

a, y = (m - 2)x + 3

b, y = mx + (m + 2)

c, y = (m - 1)x + (2m - 1)

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định với mọi m được VnDoc chia sẻ trên đây, hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em tham khảo, nắm vững các dạng bài chứng tỏ đồ thị hàm số đi qua một điểm cố định với mọi m. Chúc các em học tốt.

Ngoài chuyên đề chứng tỏ đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm với mọi m Toán 9, để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo thêm các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, ... và các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với bài tập về chuyên đề này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt!

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Tham khảo thêm

  • Cách tính delta và delta phẩy phương trình bậc 2

  • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Toán Sở GD&ĐT Vĩnh Long năm học 2019 - 2020

  • Sử dụng sơ đồ Hoocne (Horner) để chia đa thức

  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Sở GD&ĐT Bình Dương năm 2022 - 2023

  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Sở GD&ĐT Vĩnh Long năm 2022 - 2023

  • Bất đẳng thức Bunhiacopxki

  • Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu căn

  • Tìm m để hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau hoặc vuông góc với nhau

  • Tìm giá trị x nguyên để A nhận giá trị nguyên

  • Bài tập phương trình bậc hai Có đáp án

Từ khóa » Với Giá Trị Nào Của M Thì Hai đường Thẳng 1 19 0 Mx Y Và 2 1 1 20 0 M X M Y Vuông Góc