Chứng Nhận FSSC 22000 Là Gì Và Lộ Trình áp Dụng Căn Bản

Chứng nhận FSSC 22000 là gì? 3 yêu cầu quan trọng trong tiêu chuẩn bạn cần biết và hướng dẫn tự công bố phù hợp tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nội dung bài viết

1. Chứng nhận FSSC 22000

Xu hướng của người tiêu dùng thông minh về thực phẩm ngày một vượt xa khỏi yêu cầu về mức độ An toàn của sản phẩm. Họ mong muốn các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm theo cách có trách nhiệm với xã hội (chống gian lận thương mại) và môi trường.

Sáng lập ra FSSC

Chứng nhận FSSC 22000 (The Food Safety System Certification 22000) là một đề án được khởi xướng bởi hơn 20 nhà sáng lập đến từ nhiều đại diện trong chuỗi thực phẩm. Tổ chức này có trụ sở đặt tại Hà Lan. Nội dung của đề án đưa ra 4 yêu cầu chính cho chương trình chứng nhận hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (FSMS):

  • Yêu cầu dành cho doanh nghiệp áp dụng;
  • Yêu cầu dành cho tổ chức chứng nhận;
  • Yêu cầu dành cho tổ chức công nhận;
  • Yêu cầu dành cho tổ chức đào tạo.

chuong trinh fssc 22000

Đề án của FSSC 22000 cũng đã được GFSI công nhận đầy đủ kể từ năm 2010. Như vậy đạt được chứng nhận FSSC là một trong những giấy thông hành của hàng hóa thực phẩm trên thế giới.

Hội đồng các bên liên quan của FSSC 22000

Hội đồng quản trị bao gồm đại diện cho lợi ích của tất cả bên tham gia vào chuỗi thực phẩm.

  • Chủ tịch độc lập của FSSC 22000.
  • Thành viên được đề cử: Liên đoàn các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống EU, công nghiệp thực phẩm Châu Á, hiệp hội tổ chức công nhận, tổ chức chứng nhận, Công ty Coca- Cola, Unilever…
  • Quan sát viên: BSI Group, hiệp hội thương hiệu người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn FSSC 22000 ban hành bản mới nhất tháng 11 năm 2020. Nội dung gồm 6 phần và 2 phụ lục.

⇒ Tài liệu chia sẻ tiêu chuẩn chứng nhận FSSC 22000 Version 5.1

2. Lợi ích khi được cấp chứng chỉ FSSC 22000

  • Đảm bảo an toàn của thực phẩm và dịch vụ cung cấp: Chính bởi xây dựng dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mà lợi ích trên được khẳng định.
  • Cải tiến hiệu quả công việc: Nhờ tích hợp các hướng dẫn chi tiết của các PRP từng ngành cụ thể.
  • Góp phần chống gian lận thương mại trong lĩnh vực ngành.
  • Cuối cùng có được giấy chứng chỉ FSSC 22000 do GFSI công nhận dẫn đến sự chấp thuận của thị trường toàn cầu.

3. Yêu cầu FSCS 22000 cụ thể cho doanh nghiệp áp dụng

yeu cau cua tieu chuan fssc 22000

Mục đích

Dành cho tổ chức áp dụng ISO 22000 hoặc tích hợp ISO 22000 và ISO 9001.

3 Yêu cầu chính bắt buộc để đạt được chứng chỉ FSSC 22000

Áp dụng hệ thống quản lý An toàn thực phẩm FSMS

Áp dụng PRP hoặc BSI/PAS 221

  • Thích hợp với loại hình chuỗi thực phẩm: Ví dụ ISO 22002-1 (nhà máy chế biến thực phẩm), ISO 22002-2 (cung cấp thực phẩm), ISO 22002-4 (sản xuất bao bì thực phẩm)…

Yêu cầu thêm của FSSC

  • Quản lý dịch vụ và nguyên vật liệu của nhà cung cấp;
  • Ghi nhãn sản phẩm;
  • Phòng vệ thực phẩm;
  • Chống gian lận thực phẩm;
  • Sử dụng logo;
  • Quản lý các chất gây dị ứng;
  • Kiểm soát môi trường;
  • Công thức của sản phẩm;
  • Vận chuyển và giao hàng;
  • Lưu trữ và kho bãi;
  • Kiểm soát mối nguy và biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm chéo;
  • Thẩm tra PRP;
  • Phát triển sản phẩm;
  • Sức khỏe người lao động;
  • Yêu cầu dành cho đánh giá nhiều địa điểm chứng nhận;

4. Làm thế nào để đạt được chứng nhận

Quá trình cấp chứng chỉ trải qua 6 bước cơ bản:

  • Đánh giá thực trạng: Doanh nghiệp có thể xem xét các yêu cầu tại phần 2 trong tiêu chuẩn FSSC 22000 để xác định các thiếu hụt cần bổ sung.
  • Khắc phục các vấn đề còn thiếu sót hoặc tìm kiếm tổ chức đào tạo/ tư vấn.
  • Liên hệ với các tổ chức chứng nhận được cấp phép toàn cầu. Danh sách tổ chức cấp chứng chỉ FSSC 22000
  • Đánh giá chứng nhận chính thức.
  • Khắc phục sau đánh giá và nhờ sự trợ giúp của tổ chức tư vấn nếu cần.
  • Cấp giấy chứng nhận chính thức và tra cứu chứng chỉ trên website của FSSC 22000 tại đây.
  • Hàng năm CB sẽ thực hiện đánh giá giám sát và sau 3 năm cấp lại chứng chỉ mới.

5. Tự công bố phù hợp FSSC 22000 dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối tượng nào có thể áp dụng tiêu chuẩn FSSC

Nông trại và vật nuôi (A)

  • Nuôi động vật lấy thịt, sữa, trứng, mật ong.
  • Nuôi cá và hải sản.

Sản xuất thực phẩm (C)

  • Chế biến sản phẩm động vật dễ hư hỏng: Sản xuất các sản phẩm động vật bao gồm cá và hải sản, thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ cá.
  • Chế biến sản phẩm thực vật dễ hư hỏng: Sản xuất các sản phẩm thực vật bao gồm trái cây tươi và nước trái cây tươi, rau, ngũ cốc, quả hạch và đậu, các sản phẩm làm từ nước đông lạnh (ví dụ: nước đá).
  • Chế biến các dễ hư hỏng động vật và thực vật sản phẩm: Sản xuất các sản phẩm hỗn hợp từ động vật và thực vật bao gồm pizza, lasagna, sandwich, bánh bao, đồ ăn sẵn.
  • Chế biến của môi trường xung quanh ổn định các sản phẩm sản xuất của thực phẩm các sản phẩm từ bất kỳ nguồn được lưu trữ và bán ở nhiệt độ môi trường xung quanh, bao gồm các loại thực phẩm đóng hộp, bánh quy, bánh mì, đồ ăn nhẹ, dầu, uống nước, nước giải khát, mì ống, bột mì, đường, thực phẩm cấp muối.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi (D)

  • Sản xuất thức ăn từ nguồn thức ăn hỗn hợp hoặc đơn lẻ dùng cho động vật làm thực phẩm.    
  • Sản xuất của con vật cưng thực phẩm (chỉ cho chó và mèo). Sản xuất của thức ăn từ một đơn hoặc nguồn thức ăn hỗn hợp, dành cho phi thực phẩm sản xuất động vật.
  • Sản xuất thức ăn cho vật nuôi (cho các vật nuôi khác ).

Dịch vụ ăn uống (E)

  • Đơn vị sản xuất / nhà bếp phục vụ thực phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cung cấp thực phẩm để tiêu thụ ngay, ví dụ: nhà hàng, khách sạn, nhà ăn;
  • Dịch vụ ăn uống xử lý thực phẩm tại địa điểm xa với phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, ví dụ: căng tin, quán cà phê, xe tải thực phẩm và phục vụ sự kiện.

Bán lẻ và bán buôn (F)

  • Siêu thị và đại siêu thị.
  • Cửa hàng thực phẩm như tiệm bánh và cửa hàng thịt.
  • Cửa hàng tiện lợi.

Vận chuyển và lưu trữ (G)

  • Cung cấp dịch vụ vận chuyển và bảo quản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi dễ hư hỏng.
  • Cung cấp dịch vụ vận chuyển và lưu trữ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và vật liệu đóng gói ổn định trong môi trường xung quanh.

Sản xuất bao bì thực phẩm và bao bì khác (I) 

  • Bao bì đóng gói thực phẩm;
  • Bao bì đóng gói thức ăn chăn nuôi.

Sản xuất hóa chất sinh học (K)

  • Phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vitamin, khoáng chất, chất nuôi cấy sinh học…
  • Phụ gia sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Lộ trình phát triển 2 cấp độ chứng chỉ FSSC 22000

Cũng giống như tiêu chuẩn ISO. Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoàn toàn có thể tự áp dụng một phần FSSC mà có thể chưa đủ điều kiện cấp chứng chỉ  do GFSI công nhận. FSSC đã đưa ra một chương trình có lộ trình từng bước như sau:

tu ap dung fssc 22000

Việc đầu tiên doanh nghiệp sẽ tự đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của FSSC.

⇒ Checklist đánh giá tuân thủ dowload tại đây

⇒ Xem thêm nguồn tại trang của FSSC

Sự phù hợp ở cấp độ 1

  • Tổ chức cũng có thể  cải tiến hệ thống nâng cấp dần để tiến tới cấp độ 2.
  • Hoặc duy trì ở cấp độ 1 để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phù hợp điều kiện nguồn lực.

Lộ trình phát triển lên cấp độ 2 có thể xem file hướng dẫn

Sự phù hợp ở cấp độ 2

  • Đánh giá sự phù hợp so với tiêu chuẩn đầy đủ FSSC 22000 để tiến hành cấp giấy chứng chỉ.

Hãy cho PAMV biết nhu cầu của bạn là gì. Chúng tôi sẽ đưa ra khuyến nghị phù hợp và giúp bạn đạt được kết quả như kỳ vọng.

Từ khóa » Chứng Chỉ Fssc 22000 Là Gì