Tiêu Chuẩn FSSC 22000 Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Với tỷ trọng đóng góp GDP trong nước lên đến 26%, thực phẩm là một trong những ngành nghề cực phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó cũng là hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng kèm theo như Vệ sinh – An toàn và Chất lượng. FSSC 22000 là một chương trình chứng nhận quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm được công nhận bởi GFSI có tác dụng giảm thiểu tối đa các nguy cơ làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp doanh nghiệp thực phẩm nói riêng và ngành thực phẩm nói chung phát triển một cách hiệu quả, bền vững.
Nội dung chính
- FSSC 22000 là gì?
- Các phiên bản của FSSC 22000
- Đối tượng nên áp dụng FSSC 22000
- Lợi ích của FSSC 22000
- Với doanh nghiệp
- Đối với xã hội
- Đối với người tiêu dùng
- FSSC 22000 version 5.1 – FSSC 22000 phiên bản mới nhất
- Cấu trúc tiêu chuẩn FSSC 22000 phiên bản 5.1
- FSSC 22000 version 5.1 có gì mới?
- Quản lý chất lượng
- Cấu trúc bậc cao
- Chi tiết tài liệu về FSSC 22000 version 5.1
- Một số thông tin về chứng nhận FSSC 22000
FSSC 22000 là gì?
FSSC là từ viết tắt của Food Safety System Certification, dịch ra tiếng việt có nghĩa là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm. Đây là tên của một tổ chức có trụ sở chính tại Hà Lan. Tổ chức này được lập ra để phát triển những chương trình chứng nhận thực phẩm mang tính toàn cầu.
FSSC 22000 là một chương trình chứng nhận được phát triển bởi FSSC dành cho tất cả các đơn vị sản xuất và chế biến trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Chương trình chứng nhận này được GFSI công nhận và xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn thực phẩm đã từng được GFSI công nhận trước đây như BRC, IFS, SQF.
Các phiên bản của FSSC 22000
Được công bố lần đầu tiên vào tháng 5/2009, tính đến thời điểm hiện tại, FSSC 22000 đã có chính thức 5 phiên bản trên 5 mốc thời gian khác nhau như sau:
- FSSC 22000 version 1: Phiên bản đầu tiên của FSSC 22000 được ban hành vào tháng 5 năm 2009, đưa ra các tiêu chuẩn ban đầu về một chương trình chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm.
- FSSC 22000 version 2 (02/2010): Là bước tiến vượt bậc giúp FSSC 22000 trở thành một tiêu chuẩn mang tính toàn cầu, phiên bản này được chính thức phê duyệt bởi GFSI và có giá trị thay thế cho các tiêu chuẩn hệ thống an toàn thực phẩm trước đó.
- Version 3: Phiên bản thứ 3 của FSSC 22000 được công bố vào tháng 2/2013, ở phiên bản này, FSSC 22000 được đánh giá lại trên tài liệu hướng dẫn phiên bản thứ 6 của GFSI.
- FSSC 22000 phiên bản 4.1: Được cập nhật vào tháng 7/2017, FSSC 22000 ở phiên bản thứ 4 đã có những cập nhật mới để bắt kịp xu thế và phù hợp với các yêu cầu được đưa ra trong tài liệu hướng dẫn mới nhất của GFSI (7.1). Ở phiên bản này, FSSC 22000 bao gồm 3 phần: ISO 22000:2005, những chương trình tiên quyết theo từng ngành và các yêu cầu thêm vào của FSSC. Ở phiên bản 4.1 này thì FSSC 22000 cũng nâng từ 7 yêu cầu lên 9 yêu cầu, nội dung bên trong cũng có một số sự điều chỉnh được cho là thích hợp với tình hình thực phẩm hiện tại.
- FSSC 22000 phiên bản 5.1: Phiên bản được áp dụng và thừa nhận tại thời điểm hiện tại là phiên bản FSSC 22000 version 5.1, cũng chính là phiên bản mới nhất được ban hành vào tháng 5/2019. Phiên bản này bao gồm 4 phần: ISO 22000, ISO 9001, những chương trình tiên quyết theo từng ngành và các yêu cầu thêm vào của FSSC.
Dù ở phiên bản nào, FSSC 22000 cũng đều được áp dụng với mục đích đảm bảo kiểm soát sự an toàn trong toàn bộ các bước của chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến chế biến, đóng gói và phân phối.
Đối tượng nên áp dụng FSSC 22000
Như đã đề cập ở trên, FSSC 22000 nên được áp dụng cho mọi đối tượng liên quan đễn chuỗi thực phẩm từ khâu trồng trọt chăn nuôi đến chế biến, phân phối. Được biệt, chương trình chứng nhận này có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức thực phẩm từ quy mô nhỏ đến lớn. Dưới đây là một số ví dụ về đối tượng nên áp dụng tiêu chuẩn fssc 22000 mà bạn có thể tham khảo:
- Các trang trại: Các trang trại có hoạt động trồng trọt và chăn nuôi với mục đích cung cấp nguồn nguyên liệu cho chuỗi thực phẩm.
- Các nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm từ động vật, thực vật
- Các nhà máy sản xuất hương liệu, gia vị, đồ uống, bánh kẹo
- Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Tổ chức sản xuất các sản phẩm như vitamin, khoáng chất, thực phẩm chức năng
- Các hệ thống, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị và cửa hàng bách hóa
- Các cơ sở phục vụ ăn uống, bao gồm cả các bếp ăn ngành hàng không, đường sắt và du lịch
- Phòng ăn tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhà trường, doanh nghiệp,…
- Những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bao bì, vỏ bọc thực phẩm
- Những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải, lưu trữ thực phẩm
Hợp tác với một đơn vị tư vấn FSSC 22000 chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được về thời gian, công sức cũng như giảm thiểu tối đa chi phí phải bỏ ra. SUTECH – đơn vị tư vấn FSSC 22000 với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý nhất! Tư vấn FSSC 22000 |
Lợi ích của FSSC 22000
FSSC 22000 cung cấp cho doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm các công cụ, tiêu chí để đánh giá hệ thống nhằm đảm bảo an toàn tực phẩm. Áp dụng đúng FSSC 22000 có thể mang đến cho doanh nghiệp cũng như xã hội, người tiêu dùng nhiều lợi ích thiết thực:
Với doanh nghiệp
- Được GFSI công nhận: đây là tiêu chí hàng đầu nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm thực phẩm của mình được bày bán tại những hệ thống bán lẻ lớn trên thế giới.
- Giúp doanh nghiệp phát triển được một hệ thống quán lý an toàn thực phẩm hoàn thiện, hiệu quả
- Nâng cao chất lượng quản lý và truyền thông nội bộ
- Giảm thiểu các chi phí phát sinh do rủi ro về chất lượng như thu hồi, tiêu hủy sản phẩm.
- Cải thiện sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu
- Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp
Đối với xã hội
- Giúp phát triển kinh tế và xã hội cả nước
- Bảo vệ môi trường sống của toàn xã hội
- Giúp các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, tăng lợi thế cạnh tranh với những sản phẩm quốc tế
Đối với người tiêu dùng
- Đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, hạn chế tối đa các rủi ro an toàn thực phẩm có thể xảy ra
- Giảm các chi phí về khám chữa bệnh
FSSC 22000 version 5.1 – FSSC 22000 phiên bản mới nhất
Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, FSSC 22000 version 5.1 là phiên bản mới nhất hiện tại của FSSC 22000. Vậy cụ thể thì phiên bản này có gì đặc biệt? Có những cải tiến nào so với những phiên bản trước đây, cùng SUTECH tìm hiểu chi tiết trong phần này nhé!
Cấu trúc tiêu chuẩn FSSC 22000 phiên bản 5.1
FSSC 22000 có nền tảng là tiêu chuẩn ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chuẩn ISO, kết hợp với các yêu cầu chặt chẽ khác để tạo nên một chương trình chứng nhận hiệu quả, chuyên biệt. Dưới đây là cấu trúc cơ bản của FSSC 22000 mà bạn có thể tham khảo:
- ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng được phát triển bởi ISO – theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA
- PRPs (prerequisite programs- Chương trình tiên quyết)
- Yêu cầu bổ sung của FSSC 22000.
Với cấu trúc này, một doanh nghiệp muốn sở hữu chứng nhận FSSC 22000 version 5.1 sẽ cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể như sau:
ISO 22000
Để xin chứng nhận FSSC 22000, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, thực hiện và duy trì của hệ thống an toàn thực phẩm được quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
ISO 9001
Đối với chứng nhận FSSC chất lượng, để sở hữu chứng nhận này, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về việc xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng QMS quy trịnh trong phiên bản mới nhất ISO 9001:2015.
PRPs
Doanh nghiệp cần áp ứng các chương trình tiên quyết cụ thể theo lĩnh vực trong bộ ISO/TS 22002-x, NEN/NTA 8059 và hoặc các tiêu chuẩn BSI/PAS 221
Các chương trình bổ sung của FSSC 22000
- Quản lý dịch vụ: Các yêu cầu quản lý dịch vụ của FSSC 22000 bên cạnh việc cấp đáp ứng theo mục 7.1.6 của ISO 22000:2018 thì tổ chức, doanh nghiệp còn cẩn đảm bảo rằng các kết quả được sử dụng để kiểm tra xác nhận về an toàn thực phẩm cần được thực hiện bởi những phòng thí nghiệm có khả năng cung cấp các kết quả chính xác. Thông thường những phòng thí nghiệm này cần được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025.
- Ghi nhãn sản phẩm: Bên cạnh việc cấp đáp ứng các yêu cầu trong mục 8.5.1.3 của ISO 22000:2018, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sản phẩm được ghi nhãn tuân theo quy định về an toàn thực phẩm tại quốc gia sản phẩm được bán.
- Phòng vệ thực phẩm: Việc phòng vệ thực phẩm bao gồm 2 bước và đánh giá mối đe dọa và lập kế hoạch phòng vệ. Với yêu cầu này, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần phản có một thủ tục dạng văn bản để đánh giá mối đe dọa tiềm ẩn, từ đó phát triển một kế hoạch phòng vệ thực phẩm. Kế hoạch này cần phải quy định chi tiết các biện pháp được sử dụng, sử dụng ra sao, trong quá trình nào? Kế hoạch này cần được hỗ trợ bởi đội FSMS và phù hợp với luật pháp hiện hành.
- Giảm thiểu gian lận thực phẩm: Ở yêu cầu này, tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm sẽ cần có một văn bản đánh giá các điểm yếu gian lận thực phẩm, từ đó lập kế hoạch ngăn ngừa các vấn đề về gian lận thực phẩm có thể xảy ra trên toàn hệ thống. Kế hoạch này cần được hỗ trợ bởi đội FSMS và phù hợp với luật pháp hiện hành.
- Sử dụng logo: Các tổ chức thực phẩm đã nhận được chứng nhận FSSC 22000 chỉ được sử dụng logo FSSC 22000 cho các hoạt động tiếp thị. Các trường hợp sử dụng logo, tổ chức phải tuân thủ các thông số về kỹ thuật và màu sắc như sau: Green mã màu #218455, Grey mã màu #87888a. Trong trường hợp sử dụng văn bản in đen trắng thì tổ chức được phép in logo FSSC 22000 dạng đen trắng.
- Quản lý chất gây dị ứng: Các tổ chức phải có một kế hoạch quản lý chất gây dị ứng lập bằng văn bản bao gồm việc đánh giá rủi ro của tất cả các nguồn gây nhiễm chéo chất dị ứng và các biển pháp kiểm soát để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro.
- Giám sát môi trường: Với các tổ chức sản xuất thực phẩm, bao bì và hóa chất sinh học, để đạt chứng nhận FSSC 22000, tổ chức cần thực hiện các chương trình giảm sát môi trường dựa trên rủi ro. Xây dựng các thủ tục bằng văn bản cho việc đánh giá các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa nhiễm bẩn từ môi trường sản xuất. Bên cạnh đó, dữ liệu giám sát phải bao gồm việc phân tích xu hướng một cách thường xuyên.
- Công thức sản phẩm: Với những tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi, họ sẽ cần thực hiện các thủ tục phân tích công thức sản phẩm, xác định các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm không thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của động vật.
- Vận chuyển: Đối với các tổ chức có hoạt động vận chuyển, lưu trữ thực phẩm thì tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm được vận chuyển, giao hàng và bảo quản trong các điều kiện phù hợp, giảm thiểu tối đa khả năng bị nhiễm bẩn.
FSSC 22000 version 5.1 có gì mới?
Với cấu trúc như trên vậy FSSC 22000 version 5.1 có gì thay đổi so với những phiên bản trước?
Quản lý chất lượng
FSSC 22000 version 5.1 tích hợp thêm ISO 9001 vào chứng nhận FSSC 22000. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể kết hợp chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm với chứng nhận quản lý chất lượng. Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Trên thực tế nó có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, với sự thay đổi trong phiên bản 5.1 này, doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ tục, quy trình mà mình đã chuẩn bị cho chứng nhận ISO 9001 để làm thủ tục/quy trình xin chứng nhận FSSC 22000.
Cấu trúc bậc cao
FSSC 22000 version 5.1 có cấu trúc bậc cao (HLS – High level structure), đây là cấu trúc chung trong hầu hết tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý hiện tại như ISO 9001: 2015, ISO 14001:2015, ISO 45001,… Việc sử dụng chung một cấu trúc bậc cao dạng này giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tích hợp FSSC 22000 với các hệ thống quản lý khác.
Bên cạnh đó thì các thay đổi trong FSSC 22000 cũng là một tiêu chuẩn dựa trên rủi ro. Tiêu chuẩn này sẽ phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ vận hành (Thông qua HACCP) với rủi ro ở cấp độ chiến lược, từ đó xác định khả năng đạt được các mục tiêu cụ thể.
Dưới đây là chi tiết việc áp dụng cấu trúc bậc cao vào FSSC 22000 dựa trên PDCA:
PLAN:
- Phân tích mối nguy dựa trên: PRPs (Các chương trình tiên quyết), Hệ thống truy vết và các tình huống dự tính khẩn cấp
- Xác nhận giá trị sử dụng của các biện pháp kiểm soát
- Đưa ra kế hoạch kiểm soát mối nguy và xác nhận kế hoạch
DO:
- Thực hiện kế hoạch được lập ra ở bước PLAN
- Kiểm soát theo dõi và đo lường
- Kiểm soát sản phẩm và quá trình
- Xác định những vấn đề không phù hợp
CHECK:
- Đánh giá kết quả hoạt động
- Phân tích các kết quả
ACT:
- Cập nhật thông tin từ bước CHECK
- Tiến hành cải tiến
Chi tiết tài liệu về FSSC 22000 version 5.1
Dưới đây là một số bản tải về FSSC 22000 phiên bản 5.1 dạng PDF bạn có thể tham khảo
- FSSC 22000 pdf tiếng Anh
- FSSC 22000 pdf tiếng Việt
Một số thông tin về chứng nhận FSSC 22000
Những doanh nghiệp đạt điều kiện sau hoạt động đánh giá FSSC 22000 sẽ được cấp chứng chỉ FSSC 22000. Chứng chỉ này có vai trò như một bằng chứng xác nhận doanh nghiệp đã sở hữu một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn FSSC 22000.
Theo đó, một mẫu chứng chỉ FSSC 22000 sẽ có các thông tin bắt buộc như sau:
- Số giấy chứng nhận
- Tên tổ chức được chứng nhận và địa chỉ đăng ký kinh doanh của tổ chức.
- Tên tổ chức cấp chứng nhận
- Phạm vi chứng nhận
- Hiệu lực của chứng chỉ (Ngày cấp – Ngày hết hạn)
- Dấu chứng chỉ chứng nhận được sử dụng
- Chữ ký của pháp nhân phụ trách
Bên cạnh đó thì giống như ISO 22000, FSSC 22000 có hiệu lực trong vòng 3 năm. Sau khi hết hạn, doanh nghiệp sẽ cần trải qua một quy trình công nhận mới để gia hạn chứng chỉ.
Trên đây là tất cả các thông tin về FSSC 22000 mà SUTECH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích, giúp quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về một trong những tiêu chuẩn hệ thống an toàn thực phẩm quan trọng này. Quý doanh nghiệp/tổ chức nếu có bất cứ câu hỏi nào về FSSC 22000 vui lòng liên hệ hotline 086.869.5822 để được tư vấn chi tiết! SUTECH với đội ngũ chuyên gia hàng đầu luôn sẵn sàng mang đến cho quý khách hàng những giải đáp hợp lý nhất!
Từ khóa » Chứng Chỉ Fssc 22000 Là Gì
-
FSSC 22000 - Chứng Nhận Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm
-
FSSC 22000 Là Gì? Khái Quát, Cấu Trúc Và Lợi ích áp Dụng
-
FSSC 22000 Là Gì? Đối Tượng, Lợi ích áp Dụng FSSC 22000
-
FSSC 22000 Là Gì ? Ai Cần Chứng Nhận FSSC 22000 ? | G-GLOBAL
-
FSSC 22000 Là Gì? Nội Dung Và Lợi ích Khi Doanh Nghiệp áp Dụng
-
Tiêu Chuẩn FSSC 22000 - Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm
-
Sự Khác Nhau Giữa FSSC 22000 Và ISO 22000 - Isocert
-
Chứng Nhận FSSC 22000 - Isocert
-
Chứng Nhận FSSC 22000 | Bureau Veritas Việt Nam
-
FSSC 22000 Là Gì? 4 điều Cần Biết Về Tiêu Chuẩn ATTP
-
Tiêu Chuẩn FSSC 22000 Là Gì - VIETNAM CERT
-
FSSC 22000 Là Sự Kết Hợp Giữa ISO 22000 Và Các Yêu Cầu Bổ Sung
-
Chứng Nhận FSSC 22000 Là Gì Và Lộ Trình áp Dụng Căn Bản
-
FSSC 22000 Là Gì?