CHƯƠNG 1: SỬ THI VÀ SỬ THI RAMAYANA CỦA ẤN ĐỘ. - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Lý luận chính trị >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.28 KB, 102 trang )
thống nhất hài hoà giữa sự tự thể hiện những tính cách sử thi dưới hình thứccá nhân và những mục đích sử thi có tính chất toàn dân, đã kết hợp hành độngcá nhân với biến cố sử thi có ý nghĩa toàn dân”.Trong công trình của mình, nhà nghiên cứu E. M. Mêlêtinxki đã phânchia thành hai loại sử thi: sử thi cổ so và sử thi cổ điển.Trong sử thi cổ sơ, các quan hệ xã hội được thông qua lăng kính quanhệ với thiên nhiên. “Kẻ thù của nhân vật anh hùng thường là các quái vật, bọnquỷ sứ, lũ khổng lồ mà trong hình ảnh của chúng cũng như trong hình ảnhfolklore nguyên thuỷ, đã phản ánh tính hỗn hợp khái niệm về sức mạnh thiênnhiên và về những kẻ thù lịch sử của bộ lạc.”. Nhiệm vụ của nhân vật anhhùng là chiến đấu chống lũ quái vật, bảo vệ cộng đồng, chiến đấu để báo thù,để giành giật người vợ chưa cưới “xa xôi” hoặc những lợi ích văn hoá (ví dụnhư Xampô, ngọn lửa, cây bá hương thiêng liêng).Trong khi đó, “Những kẻ thù của sử thi cổ điển dần dần mất dáng vẻquái vật thần thoại và có những đặc điểm của kẻ thù lịch sử”. Nhân vật anhhùng không chống lại những thế lực siêu nhiên, mà chống lại những conngười cụ thể trong xã hội.Nhà nghiên cứu E. M. Mêlêtinxki cũng chỉ ra sử thi cổ sơ và sử thi cổđiển còn khác nhau về hình thức biểu hiện: “Trong lúc tinh thần anh hùng sửthi cổ sơ phần lớn hãy còn thể hiện dưới lớp vỏ thần thoại cổ tích, thì nhữnghồi ức lịch sử của nhân dân trong các tác phẩm sử thi cổ điển chín muồi đãđược thể hiện dưới một hình thức tương ứng hơn của sự miêu tả các nhân vậtvà các sự kiện lịch sử”.Đồng thời, E. M. Mêlêtinxki trong một số công trình nghiên cứu “Tựsự dân gian” và “Bàn về sự phát sinh và nhữung con đường phân hoá thể loạisử thi”, đã cho rằng sử thi anh hùng được hình thành từ hai cơ sở: sử thi thầnthoại và những truyện cổ tích dũng sĩ. Ông viết: “Những huyền thoại về các17nhân vật thuỷ tổ văn hoá và những truyện cổ tích tráng sĩ là những tư liệu chủyếu của sử thi anh hùng thời kỳ đầu”.Nhà nghiên cứu V. E. Gusep cũng rất tán thành với nhà nghiên cứu E.M. Mêlêtinxki về tiến trình phát triển của sử thi. Ông cho rằng, sử thi cũngphát triển từ sử thi thần thoại đến sử thi anh hùng. Riêng trong sử thi thầnthoại thì có ba lớp lịch sử:- Lớp cổ xưa nhất là lớp tiền tôn giáo hoặc hỗn hợp sinh ra không phụthuộc vào hệ thống những tôn giáo xác định và ngoài sự thờ cúng. Đặc trưngcơ bản của lớp này là sự lý tưởng hoá các lực lượng tự nhiên và những lựclượng sản xuất của tập thể bộ lạc thị tộc. Ở đây, những anh hùng văn hoáđược gắn cho những khả năng sáng tạo kỳ diệu và được suy tôn.- Lớp lịch sử thứ hai là những tác phẩm phản ánh tác động qua lại giữasáng tác nghệ thuật và vô thức sáng tạo tôn giáo đích thực. Nó được các giáosĩ chỉnh lý, sử dụng trong thờ cúng và được đưa vào những sách kinh điển, nócòn được các tôn giáo tiếp thu (Kinh thánh, Kinh Koran).- Lớp thứ ba của sử thi thần thoại là những truyền thuyết và những bàica sử thi dân gian sinh ra trong xã hội có giai cấp, dưới tác động của nhữngtôn giáo thống trị. [16, tr34 ]Về sử thi anh hùng, nhà nghiên cứu V. E. Gusep cho rằng đó là nhữngtruyện kể bằng lời ca hoặc nửa ca về sự đấu tranh của thị tộc – bộ lạc – bộtộc- nhân dân cho sự tồn tại và nền độc lập của mình trong sự xung đột vớicác lực lượng thù địch. Trung tâm của thể loại sử thi này là người anh hùngmang phẩm chất ưu tú của tập thể và đại diện cho tập thể trong mọi hànhđộng.Như vậy, với quan điểm của nhà nghiên cứu V. E. Gusep thì những sửthi có tính chất tôn giáo thuộc về thể loại sử thi thần thoại, ở giai đoạn sớmhơn và nó kém hoàn thiên hơn so với thể loại sử thi anh hùng.18Vấn đề sử thi và phân loại sử thi vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu ,lý luận quan tâm. Về sau này, các nhà nghiên cứu, lý luận cũng đã đồng ýhoàn toàn với ý kiến của các nhà nghiên cứ đi trước. Tuy nhiên họ chú ý phânbiệt thêm:(1)- Sử thi cổ điển (Classic epic) hay sử thi đích thực (Authentic epic)hay sử thi lớn (Great epic).(2)- Sử thi văn chương (Literary epic) hay sử thi cung đình (Court epic)hay sử thi tái tạo (Imitative epic), Sử thi mô phỏng (Artificial epic). Tiêu biểucho loại (1) thường được nêu ra là Iliat và Ôđixee của Homer, còn ở loại (2) làAênid của Virgil [23, tr76]Các nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ cũng đã có sự phân biệt tương tựgiữa một bên là Sử thi anh hùng (Itihâsa) và một bên là Sử thi văn chương(Kavya).Trong tác phẩm “Thời đại anh hùng của Ấn Độ”, nhà nghiên cứu N. KShidhanta đã phân biệt hai loại sử thi là sử thi đích thực và sử thi văn chương.Theo ông:- Sử thi đích thực:Tác giả mơ hồ và bị che khuất.Liên quan nhiều hơn với các cá nhân và chiến tích anh hùng củahọ. Sử thi đích thực mang tính quốc tế.Hành động của cá nhân trong sử thi đích thực tập trung trong mộtthời gian ngắn.- Sử thi văn chương:Tác giả với nhân cách cá nhân, dấu ấn sáng tạo cá nhân biểu hiệnmột cách rõ rệt.Sử thi văn chương quan tâm chủ yếu tới vận mệnh của nhữngquốc gia, mang tính dân tộc.19Thời gian trong kiểu sử thi này thường bao trùm một sự kiện dài, có thểlà lịch sử một đời người hay một vùng đất. [Chuyển dẫn 23 ]Tác giả Grinser cũng đã bộc lộ thái độ tán thành cách phân chia sử thira thành các loại: sử thi anh hùng, sử thi giáo huấn và sử thi văn chương.Trong cuốn “Sử thi cổ Ấn Độ” với việc phân tích hai sử thi lớn của Ấn Độ làsử thi Mahabharata và sử thi Ramayana ông đã thể hiện rõ quan điểm củamình. Theo ông, sử thi Mahabharata từ một sử thi anh hùng đã trở thành mộtsử thi mang tính giáo huấn. Còn sử thi Ramayana thì từ một sử thi anh hùngđã trở thành một sử thi văn chương.Như vậy, các nhà nghiên cứu, lý luận đều phân tách thể loại sử thithành ba tiểu loại sau:(1)- Sử thi cổ sơ hay sử thi thần thoại, sử thi không chính thức, sử thigiáo huấn.(2)- Sử thi cổ điển, sử thi đích thực, sử thi lớn hay sử thi anh hùng, sửthi chính thức, sử thi cổ đại.(3)- Sử thi văn chương, sử thi cung đình, sử thi tái tạo, sử thi mô phỏng.Mặc dù đã có sự phân chia sử thi thành các loại khác nhau về mặt lýluận, nhưng trên thực tế thì mỗi sử thi ở mỗi nền văn học khác nhau lại cómột quá trình hình thành khác nhau. Ví dụ như sử thi Hy Lạp có một quá trìnhhình thành khác với sưt thi Ấn Độ. Cụ thể là:Nếu các sử thi Hy Lạp có một mốc thời gian cụ thể cho sự hoàn thành,ví dụ như sử thi Iliat vào khoảng thế kỷ IX – VIII trước công nguyên thì cácsử thi Ấn Độ lại trải qua một trường kỳ thời gian biên soạn, sắp xếp, chỉnh sử,bổ sung vài trăm năm, thậm chí kéo dài hàng ngàn năm. Ví dụ như sử thiMahabharata theo phần lớn các nhà nghiên cứu thì từ khoảng thế kỷ thứ Vtrước công nguyên đến thế kỷ IV hay từ thế kỷ IX trước công nguyên đến thếkỷ V. Còn sử thi Ramayana thì từ thế kỷ IV – III trước công nguyên đến thếkỷ III – IV sau công nguyên.20Như vậy quá trình hình thành và hoàn thiện các sử thi Mahabharata vàRamayana khiến cho người ta nhớ đến hình ảnh những dòng sông Indus (ẤnHà) và Ganga (Hằng Hà) hùng vĩ ngày ngày cuồn cuộn đổ ra đại dương mênhmông. Ngọn nguồn của nó khởi nguyên từ giai đoạn cuối trong thời kỳ bìnhminh của văn học Ấn (Thời Vêđa) và kết thúc dòng chảy vào giai đoạn đỉnhcao trong thời cổ điển của nền văn học này. Những dòng sông đã chảy qua đôibờ văn hoá Ấn Độ từ thời thơ ấu, hồn nhiên chân chất đến trưởng thành chữngchạc, thành đạt, chảy qua đôi bờ tôn giáo với những tranh chấp và nhượng bộ,xung đột và hoà giải, giữa thần quyền và vương quyền, giữa những đốinghịch. Những dòng thuỷ lưu đã cuốn theo tầng tầng những hạt phù sa củađôi bờ bên lở bên bồi khiến cho chúng ngày càng trở nên màu mỡ hơn. Và dođo, cũng xa cách với những quy phạm của sử thi được xây dựng trên cơ sởcủa những sử thi Hy Lạp.1. 2. Sử thi Ramayana của Ấn Độ.Sử thi Ramayana là cuộc hành trình của chàng hoàng tử Rama hay đólà những kỳ tích của chàng Rama. Đây là cuốn sách thần thánh của nhiều triệungười Hinđu trong cuộc đời họ. Tác phẩm được hình thành phổ biến theo conđường truyền miệng. Về sau mới được nhà thơ Valmiki – người sẵn có nguồncảm hứng đặc biệt và trí nhớ kỳ lạ ghi chép thành văn bản hoàn chỉnh.Thiên anh hùng ca bằng tiếng sanskrit, gồm 500 đoạn, chia thành 7cuốn, dài 24.000 câu thơ đôi, là hòn đá tảng của đạo đức Hinđu về lòng trungthành với một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần Ấn Độ suốt hàng ngànnăm qua. Sử thi Ramayana nói về cuộc chiến thắng của hoàng tử Rama đốivới vua của loài quỷ là Ravana. Rama đã đối mặt với số phận của mình với tưcách là một người đàn ông lý tưởng và sự hoá thân thứ bảy của vị thần Visnu.Sử thi Ramayana được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều cáchkhác nhau nhưng con đường truyền miệng vẫn rất sống động, Ramayana đượckể lại bên lửa trai hay đọc nơi công công cho mọi người nghe. Người Ấn Độ21xem Ramayana là một thánh kinh giúp họ gột rửa hết mọi tội lỗi trong cuộcđời trần thế. Người Ấn Độ nói rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mònthì Ramayana vẫn làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi vòng tộilỗi.”Đặc biệt ở miền Nam Ấn Độ đã hình thành một giáo phái thờ thầnRama và thánh kinh của họ là những lời thơ trong tác phẩm.Bên cạnh đó, trong suốt hàng ngàn năm qua, sử thi Ramayana trở thànhmột đề tài bất tận cho các ngành nghệ thuật. Tiêu biểu là tác phẩm “Hồ truyềnkỳ Rama” của nhà văn Tuxidas.Mỗi vùng của đất nước này đều có kiểu mẫu riêng của mình về kịchRamayana. Người ta dựng các vở kịch lấy từ các trích đoạn của Ramayanatrên sân khấu ở nhiều thành phố. Tại các lễ hội, hình nộm của Ravana vàKumbkarna bị đốt, các diễn viên đóng vai Rama và Sita tham gia vào diễuhành. Ramayana đã được dưa lên màn ảnh của rạp chiếu bóng cũng như phimtruyền hình nhiều tập và trình chiếu suốt 78 tuần liền trong suốt năm 19871988 vào một giờ nhất định trong các ngày chủ nhật. Bằng tất cả các cách đó,Ramayana đã đi vào tâm thức của người Ấn Độ ngay cả thời hiện đại. Quahuyền thoại về Rama, mọi người dân Ấn Độ đều nảy sinh ước vọng về nhữnglãnh tụ cứu tinh hiền đức và công bằng. Đó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ácmà sự toàn thắng luôn luôn thuộc về cái thiện. Bản trường ca đã khẳng địnhsự không thay đổi trong phân chia đẳng cấp và sự thống trị của đẳng cấp trênđối với đẳng cấp dưới suốt mấy ngàn năm.Cấu trúc của Ramayana là cấu trúc rất phổ biến của các truyện trongvăn học dân gian trên thế giới. Nó bao gồm hai bước của một quá trình chungnhằm đạt được mục tiêu cao cả của các nhân vật chính diện. Mỗi bước này lạimang theo trong mình sự phát triển riêng: sự thử thách khó khăn để đạt đượctình yêu, yếu tố phá hoại xen vào gây ra tai hoạ, sau đó đến hôn lễ hay là sựthủ tiêu tai hoạ. Toàn bộ sử thi nguyên bản bằng tiếng sanskrit gồm 7 quyển.22Nội dung quyển một của Ramayana là sau khi Rama đã qua được thửthách sơ bộ, chàng buộc phải thi tài để đạt được tình yêu của công chúa Xita.Khâu chủ yếu trong cốt truyện quyển một là Rama đã bẻ cong và căng đượccái cung thần mà trước đó không một người nào trong số người muốn lấy Xitacó thể căng được. Mô típ về “thử thách cầu hôn” đã buộc Rama phải chịu thửthách một mình và được kết thúc bằng cuộc hôn nhân của các nhân vật chính.Quyển hai của sử thi Ramayana tường thuật các gian kế ở hoàng cungLiôxe và việc Rama phải đi đầy theo yêu cầu của bà mẹ kế Kakêyi. Đây làphần trình bày hoàn cảnh bất hạnh khởi đầu của các nhân vật chính diện trongtoàn bộ sử thi.Trong quyển ba của sử thi Ramayana, việc Ravana bắt cóc Xita là khởiđầu yếu tố phá hoại xen vào cốt truyện thông qua các yếu tố trung gian khácvà hoàng tử Rama lên đường đi tìm kiếm vợ mình ở trong rừng. Trong cuộctìm kiếm đó, Rama đã nhận được sự giúp đỡ của các dã thú là gấu và khỉ, màvua là Sugriva đã được chàng cứu thoát khỏi sự truy đuổi và chết chóc trướcđây. Sau cùng, Rama đã vào đến Lanka.Quyển thứ tư của Ramayana tường thuật truyện Rama và Laksmanagặp các nhân vật phụ dưới dạng các vua của loài khỉ Sugriva và Hanuman.Sau này, con diều hâu Đơratausta cũng lao vào trận tử chiến chống Ravana đểcứu Xita và trước khi chết đã nói cho Rama biết ai là người bắt cóc Xita. Saukhi Ravana qua Akampana và Surpapackhi, biết được nơi Rama và Xita ở,hắn cùng quỷ Maricha đến vùng lân cận. Maricha đội lốt con sơn dương vàngđể đánh lạc hướng Rama khỏi nơi chàng ở. Sau đó Rama dặn dò Laksmanakhông được rời khỏi Xita. Khi Sita nghe tiếng Maricha giả làm Rama kêu gọisự giúp đỡ, chính nàng là người đã nài xin Laksmana đi giúp đỡ Rama. Đồngthời, thầy tu Brahma biến quỷ Maricha thành sơn dương, lừa Xita để nàng nóichuỵên thân mật với Ravana.23Quyển thứ năm, mô tả cảnh Hanuman đi tìm Xita. Hanuman đã biếnhình thành một con mèo để đi tìm Xita. Để bộ dạng của mình không làm choXita khiếp sợ, Hanuman ẩn mình sau lá, tán dương Rama và cho Xita hayrằng mình có quen chàng. Sau khi đã làm cho Xita tin mình rồi, Hanumanmới xuất hiện nhưng nàng vẫn lo sợ đó là Ravana biến hình. Hanuman lại mộtlần nữa thuyết phục nàng bằng cách kể cho nàng nghe tỉ mỉ về Rama và điểmqua các chiến công của chàng cho đến khi Xita hoàn toàn tin rằng đứng trướcnàng là một người bạn và nàng tràn ngập vui sướng. Cuối cùng, để chinhphục hoàn toàn niềm tin của Xita, Hanuman trao cho nàng chiếc nhẫn củaRama mà chàng đã trao cho Hanuman với tư cách là một phái viên của mình.Hanuman đã phải tìm kiếm Xita rất lâu nhưng chàng đã thành công, chinhphục được lòng tin của Xita và đốt cháy kinh thành Lanka của Ravana.Quyển thứ sáu kể lại chuyện Rama và quân đội của chàng kéo quân quabiển tới Lanka để giành lại công chúa Xita. Đây là một quyển có kết cấu khádài và phức tạp vì các đối thủ là những kẻ ngang sức ngang tài. Kết cấu củaquyển này có thể chia ra làm nhiều đoạn như sau: Chuẩn bị cho cuộc giaotranh, làm cầu qua biển Lanka, sự ngoan cố của Ravana, cuộc chiến đấu bắtđầu, Kumbhakarna gieo rắc sự sợ hãi, sự thát bại của Indrajit, kết thúc củaRavana, sự vô tội của Xita được minh chứng qua thử lửa và trở về nhà.Quyển thứ bảy không được coi là quyển chính thức của Ramayana dângian trước khi có bản của Valmiki. Tuy nhiên, nó lại là quyển giàu chất nhânvăn vì nó rất gần với những đặc tính của người bình thường. Dường nhưkhông tin vào cái kết thúc có hậu của những nhân vật có tính thần linh quácao siêu, Valmiki đã tạo thêm quyển bảy để kéo Ramayana gần lại với thếgiới của con người với những vui buồn, giận ghét, sai lầm và trả giá…Đây làquyển mang ít yếu tố thần tiên kỳ ảo nhất mà mang nặng sắc thái và chịu sựchi phối sâu sắc của tâm lý con người. Các nhân vật hành động và suy nghĩtheo hướng rất nhân bản là do quyển này mang rõ dấu ấn của tác giả Valmiki.24Chàng Rama rất anh hùng trong chiến trận đã để mất sự sáng suốt, nghe theosự chi phối của dư luận vì chàng ta coi bổn phận cao quý nhất của mình làlàm vừa lòng thần dân. Chính vì thế mà nàng Xita phải lưu lạc ở trong rừngmười năm cùng với con trai của mình. Cuối cùng, khi Rama nhận ra sai lầmcủa mình và xin chuộc lỗi nhưng công chúa Xita đã cầu xin đất mẹ che chởcho mình chứ nhất quyết không tha thứ cho Rama. Phải hơn mười ngàn nămsau, Rama mới có cơ hội để xum họp với Xita ở trên trời khi hoá thân trở lạilàm VisnuCÁC NHÂN VẬT TRONG SỬ THI RAMAYANA:1- Các vị thần và các nhà thông thái:- Visnu: Thần bảo vệ vũ trụ.- Siva: Thần huỷ diệt.- Brahma: Thần sáng tạo.- Valmiki: Nhà thông thái, nhà thơ và tác giả sử thi Ramayana.- Vasistha:Nhà thông thái vĩ đại nhất của triều đình vua Dasaratha, tu sĩ hoànggia.- Agastya: Người đứng đầu các nhà thông thái trong khu rừng Đandaka.2- Gia đình hoàng gia:- Dasaratha: Cha của Rama, hoàng đế Ayodhya.- Janaka: cha của Sita, vua của Mithila.- Rama: Hoá thân thứ bảy của thần Visnu trong lốt người, người anh hùngthần thánh của Ramayana.- Kasaly: Vợ cả của Dasaratha và mẹ của Rama.- Kakeyi: Vợ trẻ nhất của Dasaratha và mẹ của Bharata.- Sumitra: Vợ giữa của Dasaratha và mẹ của hai anh em Laksmana vàSatrughna.- Bharata: Em trai của Rama.25- Laksmana: Em trai của Rama.- Satrughna: Em trai của Rama.- Kusav Lava: hai con trai sinh đôi của Rama và Sita.- Xita: Vợ của Rama.- Mandavi, Srutakirti và Urmila: Những người vợ của Bharata, Laksmana,Satrughna.3- Các vị thần và các vua loài vật:- Indra: Thần mưa và vua của bầu trời.- Agni: Thần lửa.- Vayu: Thần gió, cha của Hanuman.- Varuna: Chúa tể của ao hồ và sông ngòi.- Surya: Thần mặt trời.- Garuda: Vua của các loài chim, con đại bàng chở Visnu.- Hanuman: Tướng khỉ, con khỉ nô lệ của Rama và Sita.- Jambavan: Vua của loài gấu, con trai của Brahma.- Jatayu: Người bảo vệ Sita, cháu trai của Garuda.- Vali: Em trai của vua khỉ Sugriva.- Sugriva: Vua khỉ, anh trai của Vali.- Angada: Con trai của Vali.4- Những con quỷ của Lanka:- Ravana: Vua của loài quỷ.- Dusana: Em họ của vua quỷ Ravana.- Indrajit: Con trai cả của vua quỷ Ravana.- Khara: Em họ của Ravana.- Kumbhakarna: Em trai của Ravana.- Mandodari: Vợ của Ravana, mẹ của Indrajit.- Maricha: Người chú am thuật của Ravana.- Surpanakha: Quỷ cái, em gái của Ravana.26- Tataka: Quỷ cái ăn thịt người.- Vibhisana: Anh trai của Ravana, người sát cánh chiến đấu cùng Rama.- Suka: Gián điệp của Ravana.Sử thi Ramayana là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thế giới,khơi gợi cảm hứng và rung động trái tim hàng triệu người trên khắp đất nướcẤn Độ và các dân tộc khác trên thế giới, bởi những giá trị đaọ đức lớn lao vànhững lời kêu gọi tinh thần. Ngoài những sáng tạo mang tính văn học của sửthi Ramayana, người đọc còn tìm thấy trong đó kho tàng đồ sộ của nhữngtruyền thuyết lịch sử và văn hoá vĩ đại. Sử thi Ramayana đã xây dựng nênnhững chuẩn mực đạo đức đối với hàng triệu con người kể từ khi nó xuấthiện. Đến nay sử thi này vẫn có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc sốngcủa nhân dân Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới. Người dân Ấn Độ vànhiều nước trên thế giới thường lấy các nhân vật trong sử thi cổ đại làmkhuôn vàng thước ngọc để diễn tả và đánh giá thực tế cuộc sống. Phạm vi ảnhhưởng của sử thi Ramayana không chỉ có ở Ấn Độ mà còn lan rộng ra nhiềunước trên thế giới. Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, sử thi này đã được dịchvà giới thiệu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ở Châu Âu (Anh, Đức, Pháp,Nga). Đặc biệt là Ramayana còn được phổ biến đến nhiều nước ở Đông NamÁ, nơi có quan hệ văn hoá lâu đời với Ấn Độ. Hầu hết các nước Đông Nam Ámượn cốt truyện để sáng tác ra những truyện mang màu sắc độc đáo của dântộc mình theo mô típ bộ ba: Anh hùng - Người đẹp - Ác quỷ - mà nguồn gốccủa nó từ sử thi Ramayana, như truyện Ramakiên ở Thái Lan, Riêmkê ởCămpuchia, Pha Lặc- Pha Lam ở Lào, Ramayana của dân tộc Chàm và DạThoa Vương ở Việt Nam. Sự ảnh hưởng của sử thi này còn được khẳng địnhmạnh mẽ trong hai cuộc hội thảo quốc tế Jatarka – Inđônêxia và New Dehli từnăm 1984 trở lại đây.Một trong những sức quyến rũ của Ramayana là ở chỗ trong tác phẩm,thế giới của thần linh và thế giới của loài người, thế giới huyền thoại và thế27
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 102
- 1,953
- 4
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất va tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn hà nội
- 138
- 1
- 5
- Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã tam điệp, ninh bình
- 100
- 614
- 0
- Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
- 142
- 1
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(702.28 KB) - Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam-102 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc điểm Của Sử Thi ấn độ
-
[PPT] Sử Thi Ấn Độ - Phongtauhu
-
Một Vài Nét Về Sử Thi Ấn Độ - TaiLieu.VN
-
Bài Giảng Môn Văn: Đặc Trưng Sử Thi Ấn Độ - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình
-
Sử Thi Ấn Độ - Ngữ Văn - Minh Ly - Thư Viện Giáo án điện Tử
-
Đặc Trưng Mỹ Cảm Ấn Độ Qua Thủ Pháp So Sánh Nhân Vật Anh Hùng ...
-
Kết Cấu Nghệ Thuật Của Sử Thi Ramayana Ấn Độ, 2013 — Trang 8
-
Sử Thi Ấn Độ PowerPoint Presentation, Free Download - SlideServe
-
So Sánh Sử Thi ấn độ Và Sử Thi Hy Lạp
-
KẾT LUẬN - Văn Học Châu Á 2 - Quê Hương
-
Giáo Lý Dharma - Tinh Thần Ấn Độ Trong Sử Thi Ramayana
-
Giới Thiệu Sách "Đặc Trưng Thi Pháp Nhân Vật Trong Sử Thi Ramayana"
-
Về Quan Niệm Nhân Vật Anh Hùng Trong Sử Thi Ấn Độ Nhìn Từ Góc độ ...
-
[PDF] SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ Ý CHÍ VÀ SỨC MẠNH CỦA ...