Chương 17 - Sinh Lý Hệ Thần Kinh Vận động - Học Y

chuyên mục

  • Trang chủ
  • Cuộc sống thú vị

2018-07-08

Chương 17 - sinh lý hệ thần kinh vận động

Chương 17 - sinh lý hệ thần kinh vận động ĐẠI CƯƠNG Hệ vận động bao gồm hệ thống thần kinh vận động và hệ thống cơ – xương – khớp. Hệ thống thần kinh vận động bao gồm vỏ não trung tâm chỉ huy vận động và các đường dẫn truyền vận động có ý thức (hệ tháp), không có ý thức (hệ ngoại tháp). Các nơron vận động phát ra các xung thần kinh sẽ làm các co cơ Vận động tuỳ ý là do các nơron vận động nằm ở vỏ não chi phối Vận động tự động do các nơron vận động dưới vỏ não Nơron vận động của tủy sống là chặng đường chung cuối cùng của đường dẫn truyền vận động. Các nơron vận động sừng trước tuỷ sống gồm có 3 loại: Nơron vận động alpha, sợi trục tạo các rễ trước đám rối các dây thần kinh ngoại vi, thuộc loại A alpha có đường kính lớn từ 9 – 20 micro mét, chi phối vài ba sợi đến hàng trăm sợi cơ vân. Nơron vận động gamma có số lượng bằng khoảng một nửa số nơron alpha, thuộc loại sợi A gamma có đường kính nhỏ ~ 5mm, hoạt động thường xuyên để duy trì trương lực cơ ở các mức độ khác nhau. Các mạng nơron trung gian nằm sừng bên chất xám tuỷ sống nhận tín hiệu ức chế từ vỏ não, tạo xung ức chế hoạt động của nơron vận động alpha, gamma. Các tế bào Renshaw nhận xung động từ nơron vận động alpha rồi quay lại ức chế nơron alpha đó. Đơn vị chức năng của hệ thống vận động được gọi là đơn vị vận động bao gồm một nơron vận động ngoại biên và các sợi cơ do nơron này chi phối. Chất dẫn truyền thần kinh có thể là acetylcholin, dopamin, serotonin… Chức năng chính của hệ vận động là chuyển tín hiệu thần kinh đến cơ tạo ra mọi sự chuyển động toàn bộ hay từng phần của cơ thể, duy trì tư thế, thăng bằng, cử động, bước đi, tạo ngôn ngữ, cử chỉ, dáng điệu… Một động tác dù là tùy ý hay không tùy ý muốn thực hiện tốt phải dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản sau: - Hệ thống cảm giác hoạt động bình thường - Có kế hoạch hành động (vùng liên hợp ở vỏ não) - Có chương trình hành động (vỏ não, nhân nền, tiểu não, trung tâm dưới vỏ) - Thực hiện động tác (vùng vỏ não vận động, thân não, tủy sống) - Trương lực cơ phải tốt (hệ thống tiểu não) - Không có các động tác tự động làm gián đoạn các vận động chủ động (hệ ngoại tháp chi phối) - Các động tác phối hợp phải điều hòa (hệ thống nhân nền, tiểu não - tiền đình- cảm giác sâu...) Phản xạ là đáp ứng đơn giản mang tính tự động của cơ thể, là sự phối hợp giữa hệ thống cảm giác, trung tâm phân tích, xử lý và hệ thống vận động được thực hiện trên một cung phản xạ gồm có bộ phận nhận cảm (cơ, gân) sợi dẫn truyền cảm giác, trung tâm phân tích, xử lý, sợi dẫn truyền vận động và cơ quan đáp ứng (cơ và tuyến). CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA TỦY SỐNG Cấu trúc, đơn vị vận động Tuỷ sống nằm trong ống xương sống, có 31 đốt tuỷ tương ứng với 31 đốt xương sống. Mỗi đốt tuỷ có rễ trước và rễ sau họp lại thành dây thần kinh tuỷ Từ dưới đoạn tuỷ thắt lưng 2 các dây thần kinh tập hợp lại tạo thành đuôi ngựa Mỗi một đoạn tủy chi phối cảm giác, vận động một khoanh cơ thể. Cắt ngang qua tuỷ sống thấy chất xám nằm ở giữa có hình cánh bướm, chất trắng ở ngoài. Chất xám Sừng trước: nơron vận động (alpha, gamma, trung gian) nhận các thông tin từ sừng sau tủy sống, các khoanh tủy khác, cấu trúc trên tuỷ sống. Nơron vận động alpha : sợi trục và số sợi cơ nó chi phối được gọi là đơn vị vận động. Nơron vận động gamma: chi phối các sợi nội suốt của suốt cơ, có khả năng tự phát ra các xung động làm cho sợi nội suốt luôn co ở một mức độ nhất định (trương lực cơ). Tế bào Renshaw: ức chế hoạt động nơron alpha Sừng bên: nơron vận động của hệ thần kinh tự chủ > hạch thực vật > chi phối hoạt động tạng, tuyến Chất trắng: tập hợp các sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động Chức năng dẫn truyền vận động - cảm giác của tủy sống và các phản xạ tủy Dẫn truyền vận động đi xuống Bó vỏ-tuỷ (gồm bó tháp thẳng và tháp chéo): dẫn truyền các xung vận động từ vỏ não đến nơron alpha chi phối các vận động có ý thức của nửa người bên đối diện. Tổn thương vỏ não một bên gây liệt nửa người đối bên, còn tổn thương nửa tủy sống bên nào gây liệt vận động bên đó. Bó nhân đỏ - tủy, bó tiền đình - tuỷ, trám –tủy, lưới-tủy: dẫn truyền các xung vận động từ các trung tâm dưới vỏ đến nơron vận động alpha và gamma chi phối các vận động tự động, điều hòa trương lực cơ, phản xạ thăng bằng, tư thế, chỉnh thế Dẫn truyền cảm giác (bài 16) Các phản xạ tuỷ sống Tuỷ sống là trung tâm của nhiều phản xạ đơn synap và đa synap. Phản xạ đơn synap được thực hiện thông qua một tiếp nối giữa nơron cảm giác và vận động. Phản xạ đa synap được thực hiện qua các nơron trung gian. Cung phản xạ gồm 5 bộ phận: Bộ phận nhận cảm, đường truyền về là sợi cảm giác, trung tâm của phản xạ nằm ở chất xám tuỷ, đường truyền ra là sợi vận động và cơ quan đáp ứng là các cơ, tuyến. Phản xạ chỉ thực hiện trên cơ sở cung phản xạ còn nguyên vẹn về cấu trúc và chức năng. Phản xạ căng cơ Khi suốt cơ bị kéo dài ra, kích thích sợi cảm giác của suốt cơ, kích thích nơron alpha gây co cơ Phản xạ gân Khi co cơ, gân bị kéo căng kích thích thụ cảm thể Golgi ở giữa các sợi gân. Đường dẫn truyền về: Theo các sợi A alpha có tốc độ nhanh về tủy, cho biết sức căng của cơ. Trung tâm là tủy sống: Xung động được truyền về tuỷ sống ức chế gián tiếp nơron vận động alpha qua các nơron trung gian, tế bào Renshaw Đường vận động đi ra: Nơron alpha bị ức chế, ngăn không cho cơ căng quá mức. Điều hòa: Sợi cơ nào đã co mạnh thì bị ức chế và ngược lại làm sức tải được phân bố đồng đều, tránh được một số sợi phải chịu tải quá mức dẫn đến bị tổn thương. Thụ cảm thể Golgi thường xuyên thông báo cho các trung tâm vận động cao hơn về những thay đổi tức thời độ căng ở các cơ. Phản xạ gân-cơ: gõ vào gân làm cơ bị kéo căng gây phản xạ co cơ đồng vận và giãn cơ đối vận
Tên Kích thích Đáp ứng Trung tâm
Phản xạ nhị đầu Gõ lên gân cơ nhị đầu Gấp cẳng tay C5 - C6
Phản xạ châm quay Gõ vào trước mỏm châm quay Co cơ ngửa dài C5 - C6
Phản xạ tam đầu cánh tay Gõ vào gân cơ tam đầu cánh tay Duỗi cẳng tay C7 - C8
Phản xạ gân cơ tứ đầu Gõ vào gân cơ tứ đầu Duỗi cẳng chân L3 - L5
Phản xạ gót Gõ vào gân Achille Duỗi bàn chân S1
Phản xạ gấp (rút lui). Khi một vùng da của chi bị kích thích bởi tác nhân có hại thì gây phản xạ làm gấp chi đó lại, những nơi khác xuất hiện phản xạ giúp cơ thể hoặc một phần cơ thể tránh xa tác nhân có hại. Kích thích vào receptor đau ở da, theo các sợi thần kinh A delta và C về tủy sống, tạo cung phản xạ đa synap với nhiều mạng nơron trung gian lan tỏa tới các cơ cần thiết khác, mạng ức chế các cơ đối lập, mạng lặp lại kích thích sau khi kích thích đã chấm dứt cùng với kích thích nơron alpha gây co cơ bị kích thích. Phản xạ duỗi chéo khi có kích thích, chi cùng bên sẽ gấp lại còn chi đối bên sẽ duỗi ra do xung động bắt chéo sang bên đối diện qua nhiều nơron trung gian tạo ra sự co-duỗi các cơ đồng vận-đối vận chi bên đối diện, phối hợp vận động của các chi để đưa cả cơ thể ra xa tác nhân gây đau. Phản xạ duỗi chéo. Phản xạ da- niêm mạc. Kích thích trên da-niêm mạc gây co cơ ở vùng cung phản xạ chi phối. phản xạ da – niêm mạc
Tên Kích thích Đáp ứng Trung tâm
Phản xạ niêm mạc mắt Quệt ít sợi bông vào giác mạc Chớp mắt. Cầu não
Phản xạ da bìu Gãi kim vào mặt trong da đùi Co cơ bìu, tinh hoàn bị kéo lên trên. S1-2
Phản xạ da bụng Vạch kim đầu tù trên da bụng Co cơ thành bụng, rốn rúm lại, lệch sang phía bên bị kích thích. D8-D9; D10; D11- D12
Phản xạ hậu môn Kích thích bằng kim vào vùng hậu môn Co cơ vòng hậu môn, lỗ hậu môn khít lại. S2 - S4
Phản xạ da gan bàn chân-dấu hiệu Babinski Gãi dọc da bàn chân Các ngón chân cụp xuống, chân rụt lại tránh kích thích. S1
Rối loạn phản xạ
Tăng phản xạ Giảm, mất phản xạ
Nhạy, lan tỏa, đa động, rung giật Cơ co yếu hoặc không co
Tổn thương neuron tháp gây mất ức chế truyền xuống, các phản xạ tủy thoát ức chế. Tổn thương bó tháp ở giai đoạn choáng não hoặc choáng tủy hoặc cung phản xạ có khoanh tủy tương ứng
Các căn nguyên ở tủy gây rối loạn vận động Bệnh lý mạch máu tủy bao gồm chảy máu, nhồi máu tủy, dị dạng mạch tủy… Chèn ép do u, lao… Nhiễm khuẩn, virus Thoái hóa Chấn thương CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA THÂN NÃO Thân não (hành não, cầu não và não giữa) là cấu trúc thần kinh nằm trên tuỷ sống và ở trong hộp sọ, Hành- cầu não là nơi xuất phát của các dây thần kinh sọ: V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, có nhiều nhân xám là các trung tâm hô hấp, trung tâm vận mạch, nhân tiền đình ở hành não làm tăng trương lực cơ. Não giữa gồm có cuống não và củ não sinh tư, và nhiều nhân xám quan trọng trong đó có nhân đỏ làm giảm trương lực cơ. Các nhân xám cho các sợi trục theo các bó đến nơron vận động của tuỷ chi phối các vận động tự động. Thân não là vị trí qua lại của các đường dẫn truyền cảm giác, vận động của nhãn cầu, các cơ vân ở đầu- mặt- cổ, các cơ và tuyến tiêu hoá, trung tâm phản xạ điều hoà hô hấp, tim mạch, tiêu hoá, phản xạ ho, hắt hơi và phản xạ giác mạc, định hướng với ánh sáng.chi phối nhiều động tác có tính tự động như giữ tư thế và chỉnh thế, giữ thăng bằng, chỉ huy cử động của đầu và nhãn cầu. Hành não Chất xám hành não gồm nhân dây sọ XII, nhân vận động IX, X, XI, cảm giác dây V, VII, IX, và X. Nhân tiền đình nhận các thông tin từ vùng vận động ở vỏ não, các nhân xám dưới vỏ và tiểu não, có tác dụng làm tăng trương lực cơ. Ngoài ra còn có các nhân trám, nhân lưới… Chất trắng hành não có bó dẫn truyền cảm giác từ tủy sống đi lên. Cầu não Phần nền cầu phía trước có các sợi chạy dọc, ngang và các nhân cầu. Các sợi cầu ngang đi đến tiểu não bên đối diện theo bó cầu-tiểu não. Các sợi cầu dọc chứa bó vỏ- cầu, vỏ-nhân. Phần trần cầu gồm các nhân cảm giác và vận động V, nhân vận động dây VI, nhân dây VII, VIII, nhân trám trên, nhân lưới. Chất trắng của trần cầu chứa các sợi bó liềm bên từ nhân ốc tai đi lên, liềm tủy từ tủy sống và liềm sinh ba từ nhân cảm giác dây V. Chức năng cầu não liên quan tới tư thế, dáng đi, thính giác, cân bằng, khứu giác, điều chỉnh nét mặt, hơi thở và nuốt. Trung não (não giữa) Não giữa gồm cuống đại não ở trước và mái trung não ở sau. Cuống đại não là phần chất trắng nằm trước chất đen ngăn với phía sau là trần trung não, chứa các sợi đi qua nền cuống là sợi vỏ-tủy, vỏ nhân của dải tháp và các sợi vỏ-cầu. Chất xám của trần trung não gồm chất xám trung tâm, nhân vận động dây IV, III, nhân phó giao cảm của vận nhãn phụ, nhân dây V, nhân đỏ, nhân của cấu tạo lưới. Chất trắng trần trung não chứa các sợi như ở phần nền cuống và thêm các dải từ nhân đỏ, mái trung não xuống tủy (nhân đỏ-tủy, mái-tủy). Mái trung não chứa các nhân gò dưới và gò trên. Nhân đỏ nhận thông tin từ vùng 4, 6 của vỏ não, nhân bụng bên của đồi thị, nhân răng, nhân mái của tiểu não, đưa thông tin xuống tuỷ sống qua bó nhân đỏ-tủy có tác dụng làm giảm trương lực cơ. Nhân gò trên và dưới nhận các sợi vận động từ vỏ não xuống, là nơi xuất phát của bó mái-tủy, chi phối vận động của đầu, mắt, thân. Nhân gò trên là trung tâm của phản xạ định hướng với ánh sáng (quay đầu đưa mắt về phía nguồn sáng). Nhân gò dưới là trung tâm của phản xạ định hướng với âm thanh (quay đầu hướng tai về phía nguồn âm). Cấu trúc - chức năng cấu tạo lưới thân não Cấu tạo lưới là một cấu trúc nằm ở thân não và não trung gian, từ hành não đến vùng dưới đồi, được tạo ra do các thân, sợi trục và đuôi gai của các nơron có kích thước và hình dáng khác nhau, liên hệ với nhiều vùng khác nhau như vỏ não, tiểu não, tuỷ sống, các nhân xám ở nền não, vùng dưới đồi. Hoạt động cấu tạo lưới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: nhịp ngày đêm, các xung cảm giác, thành phần nội môi (nồng độ O2, CO2...),hormon (adrenalin, noradrenalin, T3-T4...), thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc an thần… - Chức năng vận động của cấu tạo lưới + Nhóm nhân lưới ở hành-cầu-não trước: ức chế truyền xuống các nơron vận động của tuỷ qua bó lưới- tuỷ, có tác dụng làm giảm trương lực cơ và phản xạ tuỷ. + Nhóm nhân lưới ở hành-cầu-não giữa: tăng cường truyền lên, hoạt hoá vỏ não + Tham gia vào hình thành hành vi, thái độ xử trí và biểu hiện xúc cảm. CHỨC NĂNG NÃO TRUNG GIAN (GIAN NÃO) Não trung gian (gian não) gồm đồi thị, trên đồi (tuyến tùng), sau đồi (thể gối trong, ngoài), dưới đồi (nhân dưới đồi thị), hạ đồi (nằm trên tuyến yên). Chức năng chung dẫn truyền cảm giác, vận động, điều hòa, tích hợp các hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, thần kinh – nội tiết, điều nhiệt, hành vi ăn, uống… Đồi thị Đồi thị là cấu trúc chất xám lồi vào trong não thất bên và não thất ba, gồm 23 nhân nhận thông tin cảm giác trên đường dẫn truyền của nó tới vỏ não, truyền thông tin từ tiểu não tới vùng vỏ não vận động, trí nhớ. Cấu tạo lưới của đồi thị có tác dụng tập hợp các tín hiệu cảm giác từ dưới lên cùng với các tín hiệu vận động từ các nhân dưới vỏ gây ra kích thích truyền xuống tuỷ sống qua bó lưới- tuỷ, làm tăng trương lực cơ và các phản xạ tuỷ. Vùng hạ đồi (Hypothalamus) Vùng hạ đồi (Hypothalamus) gồm nhóm trước, nhóm giữa và nhóm sau. Liên hệ mật thiết với thuỳ trước tuyến yên qua hệ mạch cửa, với thuỳ sau tuyến yên bằng đường thần kinh. Từ vùng dưới đồi có nhiều đường liên lạc thần kinh với các cấu trúc khác của vỏ não, não giữa, não sau, đặc biệt là đến hệ limbic. Chức năng của vùng dưới đồi gồm + Chức năng nội tiết + Chức năng biệt hoá thể thức hoạt động sinh dục ở thời kỳ bào thai + Chức năng chống bài niệu: hormon ADH + Chức năng chuyển hoá carbohydrat, lipid, nước + Chức năng tự chủ + Chức năng điều nhiệt: Vùng trước là trung tâm chống nóng, vùng sau là trung tâm chống lạnh. + Chức năng dinh dưỡng: Nhân bụng giữa được xem là trung tâm no + Chức năng khác liên quan đến trạng thái thức ngủ, xúc cảm, hành vi. TIỂU NÃO Đặc điểm cấu trúc chức năng của tiểu não - Tiểu não là một phần của hệ thần kinh trung ương, nằm trên đường qua lại giữa tuỷ sống và các cấu trúc trên tuỷ sống. - Cắt ngang qua tiểu não thấy chất xám tạo thành vỏ và các nhân tiểu não, còn chất trắng nằm ở phía trong. Vùi trong chất trắng là các nhân tiểu não như nhân răng, nhân xen, nhân đỉnh. Định khu chức năng của tiểu não - Dựa vào chức năng có thể chia tiểu não thành ba phần: Nguyên tiểu não, tiểu não cổ, tiểu não mới. + Nguyên tiểu não: giữ thăng bằng cho cơ thể + Tiểu não cổ: giảm trương lực cơ cùng bên, là trung tâm của phản xạ tư thế và chỉnh thế. + Tiểu não mới: tăng trương lực cơ, điều hoà phối hợp động tác phức tạp Các đường liên hệ của tiểu não - Dựa vào chức năng có thể chia tiểu não thành ba phần: Nguyên tiểu não, tiểu não cổ, tiểu não mới. + Nguyên tiểu não: giữ thăng bằng cho cơ thể + Tiểu não cổ: giảm trương lực cơ cùng bên, là trung tâm của phản xạ tư thế và chỉnh thế. + Tiểu não mới: tăng trương lực cơ, điều hoà phối hợp động tác phức tạp - Các thông tin từ vỏ não, cầu não, thân não, tủy sống tới tiểu não chia thành hai hướng: một hướng tới một trong các nhân của tiểu não, một hướng tới vỏ tiểu não rồi chuyển tới nhân đó. - Từ các nhân của tiểu não có các đường đến nhân tiền đình, nhân đỏ, cấu tạo lưới, đồi thị - vỏ não và tiểu não bên đối diện. Các đường từ tiểu não xuống tủy bắt chéo hai lần nên bán cầu tiểu não điều hoà vận động của nửa người cùng bên bị tổn thương. Các đường đi vào và ra khỏi tiểu não qua các cuống tiểu não trên, giữa và dưới. Cuống tiểu não trên chứa các sợi đi tới nối vỏ tiểu não - nhân đỏ, các sợi đi ra nối nhân răng của tiểu não với đồi thị tạo bó tiểu não-đồi thị-vỏ não vai trò phối hợp vận động Cuống tiểu não giữa: các sợi đi vào từ bó vỏ-cầu-tiểu não, các sợi đi ra nối tiểu não với cầu não. Cuống tiểu não dưới: các sợi đi vào từ nhân trám, nhân tiền đình ở thân não, bó tủy-tiểu não sau nhận cảm giác sâu không có ý thức, có ý thức, cảm giác về vị trí không gian của đầu, phối hợp các thông tin cảm giác từ vỏ não đối bên > Tiểu não nhận cảm giác của nửa người cùng bên. Chức năng Tiểu não có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng, điều hòa trương lực cơ, điều hoà và phối hợp các động tác mang tính kỹ năng cao đòi hỏi giữa phối hợp giữa học tập và thực hành (ví dụ đánh tenis, bóng rổ) bằng cách: - Giám sát chủ động các vận động qua bó vỏ cầu tiểu não đối với các vận động được chương trình hóa - Giám sát hoạt động tại chỗ qua tiếp nhận thông tin từ receptor bản thể , bộ máy tiền đình, mắt. - So sánh các tín hiệu đã được ra lệnh với thông tin cảm giác để điều chỉnh các động tác đúng tầm , đúng hướng và đúng đích. - Điều chỉnh động tác nếu xảy ra sự không tương ứng giữa vận động dự kiến và thực tế, tiểu não sẽ gửi tín hiệu đến nơron trung ương > đồi thị > UMN ở vỏ não và thân não làm động tác ít sai sót, thuần thục hóa. Hội chứng tiểu não Hội chứng tiểu não có thể gặp trong các tổn thương trực tiếp của tiểu não hoặc tổn thương các đường liên hệ đến và đi khỏi tiểu não, có thể đối bên hoặc cùng bên Tổn thương tiểu não nói chung gây giảm trương lực cơ, rối loạn thăng bằng, rối loạn điều hòa phối hợp động tác và một số rối loạn khác. CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA VỎ NÃO Đặc điểm cấu trúc- chức năng của vỏ não -Vỏ não là lớp chất xám bao quanh hai bán cầu đại não, nhận thông tin cảm giác thị giác, thính giác, mùi, vị và xúc giác; điều khiển vận động, trí nhớ, xúc cảm, trí tuệ, ngôn ngữ. Vỏ não có 6 lớp tế bào, ngoài cùng là lớp tế bào tháp. - Trên vỏ não có những rãnh và nếp chia vỏ não thành các hồi và thuỳ. Brodmann đã chia vỏ não thành 50 vùng đánh số từ 1 đến 50: vận động, cảm giác, phối hợp. Phân vùng chức năng vận động của vỏ não 1. Vùng vận động sơ cấp (vùng 4 theo Brodmann): chi phối vận động tuỳ ý nửa người đối bên. 2. Vùng tiền vận động (vùng 6 theo Brodmann): chi phối cử động phức tạp 3. Vùng vận động bổ sung (vùng 8 theo Brodmann): tạo tư thế khác nhau Một số vùng vận động đặc biệt: + Vùng Broca: vận ngôn + Vùng Wernicke: nhận thức lời nói + Vùng cử động quay đầu, vùng cử động khéo léo của bàn tay Các đường vận động xuất phát từ vỏ não Đường vận động trực tiếp: Là đường dẫn truyền tín hiệu trực tiếp từ vỏ não đến nơron vận động ở tủy sống, gọi là bó vỏ – tủy (bó tháp) và vỏ - nhân Các tế bào của vỏ não vận động được sắp xếp thành các cột dọc, hoạt động như một đơn vị tích hợp, xử lý, khuếch đại thông tin để ra quyết định kích thích một cơ hoặc một nhóm cơ hoạt động đồng bộ. Mỗi cột có sáu lớp tế bào. Các tín hiệu dẫn truyền từ lớp thứ hai đến lớp thứ tư, các tế bào tháp nằm ở lớp thứ năm, lớp thứ sáu chủ yếu là các sợi liên hệ giữa các vùng khác nhau của vỏ não. Bó tháp chính là sợi trục của tế bào tháp từ các vùng vận động trên vỏ não. Sau khi rời vỏ não, bó này đi qua thân não, tới hành não thì phần lớn bắt chéo sang bên kia, phần còn lại tiếp tục đi thẳng xuống tủy và bắt chéo sang bên kia. Tại tủy sống, bó tháp thẳng và bó tháp chéo chủ yếu tạo synap với các nơron trung gian, một số tiếp xúc trực tiếp với các nơron vận động alpha chi phối vận động các cơ bàn tay, ngón tay. Tổn thương bó tháp sẽ gây triệu chứng liệt, tăng biểu hiện quá mức của các phản xạ tủy vốn thường bị ức chế của vỏ não. Đường vận động gián tiếp: trước đây hay gọi là hệ ngoại tháp là tất cả các đường vận động khác ngoài bó vỏ - nhân và vỏ - tủy. Các bó dẫn truyền tín hiệu xuống tủy sống qua các trung tâm vận động của thân não: cấu tạo lưới, củ não sinh tư, nhân tiền đình, nhân đỏ. Các trung tâm này nhận tín hiệu từ vỏ não, nhân nền, tiểu não tham gia điều hòa các động tác và trương lực cơ Bó lưới - tủy, tiền đình – tủy tạo synap với các nơron trung gian ở tủy sống tham gia vào các động tác duy trì tư thế. Bó nhân đỏ - tủy Bó mái tủy Bó trám – tủy Các đường đi tới vùng vận động ở vỏ não Vùng vận động trên vỏ não tiếp nhận các thông tin từ các vùng cảm giác, giác quan nhân nền, đồi thị, cấu tạo lưới và tiểu não để xử lý thông tin và ra quyết định đáp ứng vận động thích hợp. Các hình thức vận động do vỏ não chi phối thường phức tạp và có thể học được qua tập luyện còn của tủy thì chủ yếu là di truyền và cứng nhắc. Hệ tháp và hệ ngoại tháp CÁC NHÂN NỀN Ở NÃO Là tập hợp các thân nơron nằm sâu trong chất xám của não bao gồm thể vân (nhân đuôi, bèo sẫm), cầu nhạt, nhân dưới thị, chất đen (liềm đen). Các nhân này tiếp nối với nhau, nhận tín hiệu từ vỏ não vận động cảm giác, hệ thống lưới, tích hợp thông tin tạo một hệ thống hưng phấn - ức chế qua trung gian là đồi thị lên vỏ não để điều biến các động tác phức tạp đã được học tập và đã trở thành vô thức như viết, nói, vung vẩy tay khi đi, cười khi đùa… Đường vòng nhân bèo: Nhận tín hiệu kích thích từ vỏ não vận động, cảm giác, vùng bổ sung, chất đen. Tín hiệu đi ra qua cầu nhạt, nhân dưới thị, liềm đen, trạm dừng trung gian là đồi thị rồi lên vỏ não để điều biến các động tác đặc biệt là điều hòa việc khởi động và kết thúc các vận động. Bệnh Parkinson là bệnh do giảm dopamin tiết ra từ liềm đen dẫn tới biểu hiện cứng cơ, run, bất động, rối loạn tư thế. Tổn thương thể vân gây ra các cử động bất thường, không kiểm soát của chi dưới như hiện tượng múa vung, múa giật. Sơ đồ vị trí các nhân ở nền não. Đường vòng nhân đuôi trong điều khiển nhận thức các vận động: Nhận các tín hiệu từ vỏ não, đồi thị và thân não sau đó sẽ dẫn truyền đến cầu nhạt, nhân dưới thị, chất đen. Hoạt động các nhân đuôi liên quan đến cử động của mắt, ngoài ra còn nhận thông tin từ vỏ não có liên quan đến nhận thức và hành vi. ==================== Chương 17 - sinh lý hệ thần kinh vận động * Tuỷ sống có chức năng: A. Dẫn truyền cảm giác, vận động và là trung tâm của mọi phản xạ. B. Dẫn truyền cảm giác, vận động và là trung tâm của phản xạ trương lực cơ, phản xạ gân, phản xạ da, phản xạ thực vật. C. Dẫn truyền cảm giác và là trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau. D. Dẫn truyền cảm giác, vận động và là trung tâm của nhiều phản xạ có tính sinh mạng. E. Dẫn truyền cảm giác, vận động và giác quan là trung tâm của nhiều phản xạ. B * Tình trạng duỗi cứng mất não sẽ xảy ra nếu: A. Cắt ngang não của một con vật ở phía trên nhân đỏ, dưới nhân tiền đình. B. Cắt ngang não của một con vật ở phía dưới nhân đỏ, dưới nhân tiền đình. C. Cắt ngang não của một con vật ở phía dưới nhân tiền đình, trên nhân đỏ. D. Cắt ngang não của một con vật ở phía trên nhân tiền đình, trên nhân đỏ. E. Cắt ngang não của một con vật ở phía dưới nhân đỏ, trên nhân tiền đình. E * Một cung phản xạ thần kinh tự chủ gồm 3 nơron (kể theo thứ tự): A. Neuron truyền vào, neuron trung gian, neuron truyền ra. B. Neuron truyền vào, neuron trước hạch, neuron sau hạch. C. Neuron truyền vào, neuron sau hạch, neuron trước hạch. D. Neuron cảm giác, neuron trung gian, neuron truyền ra. E. Neuron truyền vào, neuron sau hạch, neuron truyền ra. B * Tác dụng của ức chế truyền xuống, tăng cường truyền xuống, tăng cường truyền lên và tham gia vào sự hình thành hành vi, thái độ xử trí trên con vật là những chức năng của: A. Tuỷ sống và vỏ não. B. Vùng dưới đồi và vỏ não. C. Não giữa và vỏ não. D. Cấu tạo lưới thuộc hành cầu não trước, hành cầu não giữa và thân não. E. Tuỷ sống, hành não, vỏ não. D * Dây thần kinh tuỷ sống gồm 2 rễ: rễ trước và rễ sau. Chức năng của từng rễ là: A. Rễ trước dẫn truyền vận động, rễ sau dẫn truyền cảm giác. B. Rễ trước dẫn truyền cảm giác, rễ sau dẫn truyền vận động. C. Mỗi rễ vừa dẫn truyền cảm giác,vừa dẫn truyền vận động. D. Các rễ phải dẫn truyền cảm giác, các rễ trái dẫn truyền vận động. E. Rễ trước dẫn truyền cả cảm giác và vận động, rễ sau chỉ dẫn truyền cảm giác. A * Hành não có vai trò sinh mệnh là do nó có: A. Chức năng dẫn truyền vận động và cảm giác. B. Những trung tâm điều hoà hô hấp và điều hoà tim mạch. C. Nhiều nhân của các dây thần kinh sọ và cấu tạo lưới. D. Những trung tâm điều hoà vận động và bài tiết dịch tiêu hoá. E. Nơi bó tháp bắt chéo và có nhân trám, nhân tiền đình. B * Chức năng của tiểu não gồm: A. Giữ thăng bằng, trung tâm vận động và điều hoà trương lực cơ. B. Giữ thăng bằng, điều hoà trương lực cơ, phối hợp động tác tuỳ ý. C. Giữ thăng bằng, điều hoà phối hợp động tác tuỳ ý và không tuỳ ý, điều hoà trương lực cơ. D. Giữ thăng bằng, điều hoà phối hợp động tác tuỳ ý và không tuỳ ý. E. Giữ thăng bằng, làm tăng trương lực cơ, điều hoà phối hợp động tác tuỳ ý và không tuỳ ý. C * Kích thích cấu tạo lưới ở hành cầu não trước sẽ gây: A. Tăng các phản xạ tuỷ bao gồm cả phản xạ trương lực cơ. B. Hoạt hoá vỏ não, con vật luôn ở trạng thái thức tỉnh. C. Ức chế vỏ não, con vật ngủ liên miên. D. Giảm các phản xạ tuỷ bao gồm cả phản xạ trương lực cơ. E. Tăng các phản xạ tuỷ, hoạt hoá vỏ não. D * Phá huỷ hồi trán lên (thuỳ trán) của vỏ não bên trái sẽ gây ra: A. Co giật một số cơ, một chi của nửa người bên phải. B. Mất vận động (liệt) nửa người bên phải. C. Mất vận động (liệt) nửa người bên trái. D. Mất cảm giác nửa người bên phải. E. Mất cả cảm giác và vận động nửa người bên phải. B * Cung phản xạ tuỷ bao gồm: A. Bộ phận nhận cảm, sợi thần kinh truyền vào sừng trước tuỷ, chất xám tuỷ, sợi thần kinh truyền ra, cơ quan đáp ứng. B. Bộ phận nhận cảm, sợi thần kinh truyền vào sừng sau tuỷ, chất trắng tuỷ, sợi thần kinh truyền ra từ sừng trước tuỷ, cơ quan đáp ứng. C. Bộ phận nhận cảm, sợi thần kinh truyền vào sừng sau tuỷ, chất xám tuỷ, sợi thần kinh truyền ra từ sừng trước tuỷ, cơ quan đáp ứng. D. Bộ phận nhận cảm, sợi thần kinh truyền, chất xám tuỷ, sợi thần kinh truyền ra từ sừng trước tuỷ, cơ quan đáp ứng. C * Đơn vị vận động bao gồm: A. Sợi trục của nơron vận động và số sợi cơ vân do nó chi phối. B. Sợi trục của nơron vận động gamma và số sợi cơ vân do nó chi phối. C. Sợi trục của nơron vận động gamma, alpha và số sợi cơ vân do chúng chi phối. D. Sợi trục của nơron vận động alpha và số sợi cơ vân do nó chi phối. D * Đơn vị vận động có đặc điểm sau đây, trừ: A. Số sợi cơ trong một đơn vị vận động có thể từ vài sợi đến hàng nghìn sợi. B. Đơn vị vận động ở cơ thực hiện các động tác càng chính xác thì càng có nhiều sợi cơ. C. Đơn vị vận động nhỏ thường được huy động trước vì dễ bị kích thích hơn. D. Các sợi cơ của một đơn vị vận động được phân bố rải rác trong cả khối cơ. B * Các phản xạ sau đây đều là phản xạ tuỷ, trừ: A. Phản xạ căng cơ. B. Phản xạ Babinski. C. Phản xạ đá tai. D. Phản xạ rút lui. C * Phản xạ có sự tham gia của nhân tiền đình: A. Phản xạ Babinski. B. Phản xạ đá tai. C. Phản xạ duỗi chéo. D. Phản xạ gân. B * Ý nghĩa của phản xạ căng cơ: A. Làm cho cơ thể thực hiện được động tác tuỳ ý. B. Làm cho cơ thể thực hiện được các động tác một cách mềm mại, liên tục. C. Làm cho cơ thể duy trì được vị trí, tư thế. D. Làm cho cơ co lại được sau khi đã giãn. D * Phản xạ rút lui có đặc điểm sau đây, trừ: A. Có thời gian tiềm tàng ngắn do phải đáp ứng ngay để bảo vệ cơ thể. B. Vẫn còn đáp ứng khi không còn tiếp xúc với tác nhân kích thích. C. Cơ đối lập cùng bên bị ức chế nên động tác gấp không bị cản trở. D. Kích thích nhẹ thì chỉ phần bị kích thích đáp ứng, kích thích mạnh thì đáp ứng lan toả. A (thời gian tiềm tàng dài) * Dấu hiệu Babinski (+) thể hiện có tổn thương ở: A. Nhân tiền đình. B. Nhân đỏ. C. Bó tháp. D. Tuỷ sống. C * Các phản xạ sau đều có vai trò của hệ thần kinh tự chủ, trừ: A. Phản xạ bài tiết mồ hôi. B. Phản xạ hắt hơi. C. Phản xạ vận mạch. D. Phản xạ bàng quang. B * Phản xạ bảo vệ cơ thể khi một vùng da của chi bị kích thích gồm: A. Sự kết hợp giữa phản xạ gân và phản xạ rút lui. B. Sự kết hợp giữa phản xạ gân và phản xạ duỗi chéo. C. Sự kết hợp giữa phản xạ da và phản xạ rút lui. D. Sự kết hợp giữa phản xạ rút lui và phản xạ duỗi chéo. D * Phản xạ gân - xương bánh chè: A. Gõ lên gân xương bánh chè, gây co cơ tứ đầu đùi, duỗi cẳng chân, do đoạn tuỷ thắt lưng 3 - 4 chi phối. B. Gõ lên gân xương bánh chè, gây co cơ tứ đầu đùi, co cẳng chân, do đoạn tuỷ thắt lưng 1 - 2 chi phối. C. Gõ lên gân xương bánh chè, gây co cơ tứ đầu đùi, duỗi cẳng chân, do đoạn tuỷ thắt lưng 1 - 2 chi phối. D. Gõ lên gân xương bánh chè, gây duỗi cẳng chân - bàn chân, do đoạn tuỷ thắt lưng 3 - 4 chi phối. A * Chức năng của thuỳ nhung tiểu não (nguyên tiểu não). A. Điều hoà thăng bằng và là trung tâm của phản xạ giữ thăng bằng. B. Điều hoà trương lực cơ và là trung tâm của phản xạ chỉnh thế. C. Điều hoà thăng bằng và là trung tâm của các phản xạ mê lộ. D. Điều hoà phối hợp các động tác phức tạp. C * Chức năng của thuỳ trước tiểu não (tiểu não cổ): A. Điều hoà thăng bằng và là trung tâm của phản xạ giữ thăng bằng. B. Điều hoà trương lực cơ và là trung tâm của các phản xạ giữ thăng bằng và chỉnh thế. C. Điều hoà thăng bằng và là trung tâm của các phản xạ mê lộ. D. Điều hoà phối hợp các động tác phức tạp. B * Phản xạ đặc trưng cho phản xạ tiền đình. A. Phản xạ rung, giật nhãn cầu. B. Phản xạ định hướng trong không gian. C. Phản xạ định hướng với ánh sáng. D. Phản xạ chỉnh thế. D * Trung tâm của các phản xạ giữ thăng bằng và chỉnh thế là: A. Thuỳ nhung (nguyên tiểu não). B. Thuỳ trước (tiểu não cổ). C. Thuỳ sau (tiểu não mới). D. Nhân tiền đình của hành não. B * Điều hoà phối hợp các động tác phức tạp là chức năng của: A. Tiểu não cổ và vỏ não. B. Tiểu não mới và vỏ não. C. Nguyên tiểu não và vỏ não. D. Các nhân dưới vỏ và vỏ não. B * Chức năng của các vùng vận động vỏ não. A. Vùng vận động sơ cấp nằm ngay trước rãnh trung tâm, chi phối vận động cùng bên. B. Vùng tiền vận động nằm trước vùng vận động sơ cấp, phối hợp với vùng vận động sơ cấp để chi phối các vận động đối bên. C. Vùng vận động bổ sung nằm phía trước trên vùng tiền vận động, phối hợp với vùng tiền vận động để tạo ra các tư thế của các phần khác nhau của cơ thể. D. Vùng Broca nằm ở trước vùng vận động sơ cấp, là vùng hiểu biết lời nói. C Newer Post Older Post Home

Mục lục

  • note (151)
  • dược lý (62)
  • bệnh án (41)
  • điều dưỡng (37)
  • lượm (33)
  • tiền lâm sàng (31)
  • test (28)
  • sản phụ khoa (26)
  • vi khuẩn (26)
  • phục hồi chức năng (24)
  • sinh lý học (yhoctructuyen.com) (22)
  • tâm thần học (20)
  • hóa sinh (19)
  • giải phẫu bệnh (17)
  • dược lý lâm sàng (16)
  • dinh dưỡng (15)
  • sinh lý học (15)
  • y học cổ truyền (15)
  • hóa sinh lâm sàng (12)
  • miễn dịch bệnh lý học (12)
  • sinh lý bệnh (11)
  • khám lâm sàng (10)
  • huyết học lâm sàng (9)
  • kinh nghiệm học y (9)
  • lao (8)
  • triệu chứng nội HUE (8)
  • thần kinh (6)
  • sinh học (3)
  • tiếng Anh (3)
  • vi sinh lâm sàng (3)
  • giải phẫu (1)
  • good links (1)
  • luật & văn bản hướng dẫn (1)

Bài đăng phổ biến

  • test Nghiên cứu khoa học (nội trú k44 HMU)
  • cách tính g rượu per ngày và thuốc lá gói x năm
  • 10 khám khớp gối
  • Duỗi cứng mất não - mất vỏ
  • test Sinh lý bệnh - HMU
  • bệnh án thi Phục hồi chức năng
  • cơ chế đẻ ngôi chỏm + nghiệm pháp lọt
  • test tai mũi họng HMU
  • 07 chuyển hóa glucid và rối loạn
  • Chương 4 - điện thế màng và điện thế hoạt động

Từ khóa » Bó Trám Tủy