SINH LÝ- Chức Năng Vận động Của Tủy Sống
Cấu trúc, đơn vị vận động
Tuỷ sống nằm trong ống xương sống, có 31 đốt tuỷ tương ứng với 31 đốt xương sống. Mỗi đốt tuỷ có rễ trước và rễ sau họp lại thành dây thần kinh tuỷ Từ dưới đoạn tuỷ thắt lưng 2 các dây thần kinh tập hợp lại tạo thành đuôi ngựa Mỗi một đoạn tủy chi phối cảm giác, vận động một khoanh cơ thể.
Cắt ngang qua tuỷ sống thấy chất xám nằm ở giữa có hình cánh bướm, chất trắng ở ngoài.
Chất xám Sừng trước: nơron vận động (alpha, gamma, trung gian) nhận các thông tin từ sừng sau tủy sống, các khoanh tủy khác, cấu trúc trên tuỷ sống. Nơron vận động alpha : sợi trục và số sợi cơ nó chi phối được gọi là đơn vị vận động. Nơron vận động gamma: chi phối các sợi nội suốt của suốt cơ, có khả năng tự phát ra các xung động làm cho sợi nội suốt luôn co ở một mức độ nhất định (trương lực cơ). Tế bào Renshaw: ức chế hoạt động nơron alpha Sừng bên: nơron vận động của hệ thần kinh tự chủ > hạch thực vật > chi phối hoạt động tạng, tuyến Chất trắng: tập hợp các sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động
Chức năng dẫn truyền vận động - cảm giác của tủy sống và các phản xạ tủy
01. Dẫn truyền vận động đi xuống Bó vỏ-tuỷ (gồm bó tháp thẳng và tháp chéo): dẫn truyền các xung vận động từ vỏ não đến nơron alpha chi phối các vận động có ý thức của nửa người bên đối diện. Tổn thương vỏ não một bên gây liệt nửa người đối bên, còn tổn thương nửa tủy sống bên nào gây liệt vận động bên đó. Bó nhân đỏ - tủy, bó tiền đình - tuỷ, trám –tủy, lưới-tủy: dẫn truyền các xung vận động từ các trung tâm dưới vỏ đến nơron vận động alpha và gamma chi phối các vận động tự động, điều hòa trương lực cơ, phản xạ thăng bằng, tư thế, chỉnh thế > 02. Dẫn truyền cảm giác (click vào đây sẽ quay về mục1.3 bài 16) > 03. Các phản xạ tuỷ sống Tuỷ sống là trung tâm của nhiều phản xạ đơn synap và đa synap. Phản xạ đơn synap được thực hiện thông qua một tiếp nối giữa nơron cảm giác và vận động. Phản xạ đa synap được thực hiện qua các nơron trung gian. Cung phản xạ gồm 5 bộ phận: Bộ phận nhận cảm, đường truyền về là sợi cảm giác, trung tâm của phản xạ nằm ở chất xám tuỷ, đường truyền ra là sợi vận động và cơ quan đáp ứng là các cơ, tuyến. Phản xạ chỉ thực hiện trên cơ sở cung phản xạ còn nguyên vẹn về cấu trúc và chức năng. Phản xạ căng cơ Khi suốt cơ bị kéo dài ra, kích thích sợi cảm giác của suốt cơ, kích thích nơron alpha gây co cơ Phản xạ gân Khi co cơ, gân bị kéo căng kích thích thụ cảm thể Golgi ở giữa các sợi gân. Đường dẫn truyền về: Theo các sợi A alpha có tốc độ nhanh về tủy, cho biết sức căng của cơ. Trung tâm là tủy sống: Xung động được truyền về tuỷ sống ức chế gián tiếp nơron vận động alpha qua các nơron trung gian, tế bào Renshaw Đường vận động đi ra: Nơron alpha bị ức chế, ngăn không cho cơ căng quá mức. Điều hòa: Sợi cơ nào đã co mạnh thì bị ức chế và ngược lại làm sức tải được phân bố đồng đều, tránh được một số sợi phải chịu tải quá mức dẫn đến bị tổn thương. Thụ cảm thể Golgi thường xuyên thông báo cho các trung tâm vận động cao hơn về những thay đổi tức thời độ căng ở các cơ. > Phản xạ gân-cơ: gõ vào gân làm cơ bị kéo căng gây phản xạ co cơ đồng vận và giãn cơ đối vận
> Phản xạ gấp (rút lui). Khi một vùng da của chi bị kích thích bởi tác nhân có hại thì gây phản xạ làm gấp chi đó lại, những nơi khác xuất hiện phản xạ giúp cơ thể hoặc một phần cơ thể tránh xa tác nhân có hại. Kích thích vào receptor đau ở da, theo các sợi thần kinh A delta và C về tủy sống, tạo cung phản xạ đa synap với nhiều mạng nơron trung gian lan tỏa tới các cơ cần thiết khác, mạng ức chế các cơ đối lập, mạng lặp lại kích thích sau khi kích thích đã chấm dứt cùng với kích thích nơron alpha gây co cơ bị kích thích. > Phản xạ duỗi chéo khi có kích thích, chi cùng bên sẽ gấp lại còn chi đối bên sẽ duỗi ra do xung động bắt chéo sang bên đối diện qua nhiều nơron trung gian tạo ra sự co-duỗi các cơ đồng vận-đối vận chi bên đối diện, phối hợp vận động của các chi để đưa cả cơ thể ra xa tác nhân gây đau. Phản xạ duỗi chéo. > Phản xạ da- niêm mạc. Kích thích trên da-niêm mạc gây co cơ ở vùng cung phản xạ chi phối. PHẢN XẠ DA – NIÊM MẠC
> Rối loạn phản xạ
Các căn nguyên ở tủy gây rối loạn vận động Bệnh lý mạch máu tủy bao gồm chảy máu, nhồi máu tủy, dị dạng mạch tủy… Chèn ép do u, lao… Nhiễm khuẩn, virus Thoái hóa Chấn thương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Resource: Sinh Lý học |
Từ khóa » Bó Trám Tủy
-
Là đường Dẫn Truyền Tín Hiệu Trực Tiếp Từ Vỏ Não đến Nơron Vận ...
-
Giải Phẫu: Đường Dẫn Truyền Vận động - Phục Hồi Chức Năng
-
[PDF] CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH - TaiLieu.VN
-
Sinh Lý Tủy Gai Diagram - Quizlet
-
Chương 17 - Sinh Lý Hệ Thần Kinh Vận động - Học Y
-
(DOC) Bai 25 Cac Dường Dẫn Truyền Thần Kinh | Linh Lan Trắng
-
Đường Dẫn Truyền Vận động - Tài Liệu Text - 123doc
-
6 - THẦN KINH: Thân Não Và Tiểu Não Flashcards
-
Hình Thể Trong Của Tủy Sống - Bác Sĩ Lực
-
Trám Não – Wikipedia Tiếng Việt
-
SINH LÝ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG - Bác Sĩ Gia đình
-
Sinh Lý Tiểu Não -Bác Sĩ Gia đình TP.HCM
-
[PDF] THẦN KINH - Cao đẳng Quân Y 1