Đường Dẫn Truyền Vận động - Tài Liệu Text - 123doc
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.51 KB, 89 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN VẬN ĐỘNG
Trong sự tiến hoá của động vật, động vật cấp càng cao thì vận động càng phức tạp, càng tinh vi. Ở loài người, trán rộng và thẳng, không vạt chếch như ở động vật, cũng là do khu vận động ở hồi trán lên lớn nhiều thêm lên.
Hồi trán lên và các mép lân cận ở khe trung tâm (khe Rolando) là khu vận động ở vỏ não. Theo I. P. Pavlov, khu này được coi như là một cơ quan phân tích, vừa tiếp thu vừa phân tích các khích thích do đường dẫn truyền cảm giác bản thể chuyển tới, vừa truyền ra các phản ứng vận động thích hợp. Về phương diện giải phẫu, là đường truyền ra từ vỏ não xuống tới cơ quan đáp ứng là các cơ (thường người ta gọi là đường dẫn truyền vận động).
Đường dẫn truyền vận động đi xuống gồm:
- Đường vận động chính: đường đại não tuỷ sống (tủy gai), thuộc hệ tháp. - Đường vận động phụ: đường đại não - tiểu não - tủy gai, thuộc hệ ngoại tháp.
- Ngồi các đường chính và phụ đi từ vỏ đại não tới tủy gai (đường vỏ gai) cịn có đường dưới vỏ, cũng thuộc hệ ngoại tháp.
<b>1. Hệ tháp. </b>
Hệ tháp có những tế bào tháp, là vì các sợi của các tế bào đó sẽ tạo thành tháp trước của hành não. Gồm có bó vỏ gai và bó vỏ nhân. Phần lớn các tế bào tháp tập trung ở hồi trước trung tâm và phần sau của hồi trán 1 và 2. Phần dưới của hồi trán lên phân tích và vận động các cơ đầu cổ, phần giữa ở chi trên, phần trên ở thân và chi dưới.
<b>1.1. Bó vỏ gai hay bó tháp: </b>
<i>Bó vỏ gai (tractus corticospinalis) hay bó tháp (tractus pyramidalis) là </i>đường vận động ở cổ, thân và tứ chi. Được tạo nên bởi các sợi đi từ vỏ não để tới dừng ở sừng trước của tuỷ gai.
<i>- Ở đoan não, bó vỏ gai qua gối và trụ sau của bao trong (crus posterius </i>
<i>capsulae internae). Ở bao trong, các sợi vận động xen lẫn với các sợi cảm giác </i>
và các sợi liên hợp.
<i>- Ở trung não, bó vỏ gai ở phía trước liềm đen, và chiếm 3/5 giữa của chân </i>cuống đại não. Bó vỏ cầu ở 1/5 ngồi và bó gối ở 1/5 trong.
</div><span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2><i>- Ở hành não, bó vỏ gai tạo thành tháp trước và khi tới giới hạn dưới của </i>
hành não thì phân làm 2 bó:
+ Bó to, gồm 9/10 các sợi , bắt chéo đường giữa gọi là bắt chéo tháp <i>(decussatio pyramidum) và tạo nên bó vỏ gai bên (tractus cortico - spinalis </i>
<i>lateralis) hay bó tháp chéo. </i>
Sau khi bắt chéo, bó vỏ gai bên tới cột trắng bên của tủy gai, nằm ở phía trong các bó tiểu não, ở phía ngồi bó căn bản và ở sau bó cung. Càng đi xuống dưới, bó vỏ gai bên càng bé dần, vì tách dần các sợi vào các tế bào vận động ở sừng trước cùng bên của tủy gai, đến đốt sống cùng IV, thì tận hết.
+ Bó nhỏ, gồm 1/10 sợi, chạy thẳng xuống tủy gai và tạo nên bó vỏ gai trước <i>(ractus corticospinalis anterior) hay bó tháp thẳng chiếm 2 bên rìa của khe giữa </i>trước. Ở tủy gai, bó vỏ gai bên sẽ tách dần các sợi, bắt chéo đường giữa và chạy vào các nhân của sừng trước ở bên đối diện. Bó vỏ gai trước tận hết ở dây cùng của tủy gai.
Ở sừng trước, các sợi sẽ tiếp xúc với các neuron vận động và nhánh trục của nó thì tách khỏi tủy gai và tạo nên các rễ trước của dây thần kinh gai, để đến các cơ vân ở cổ, thân và tứ chi.
<b>1.2. Bó vỏ nhân hay bó gối: </b>
<i>Bó vỏ nhân (tractus corticonuclearis) hay bó gối là đường vận động của các </i>cơ đầu và cổ. Được tạo nên bởi các sợi đi từ vỏ não, để tới dừng ở các nhân vận động bên đối diện của dây thần kinh sọ.
Bó vỏ nhân xen lẫn với sợi của bó vỏ gai. Ở bao trong của đoan não, chiếm 1/5 trong của chân cuống đại não, khi đi xuống tách dần các sợi để bắt chéo đường giữa và chạy vào các nhân vận động bên đối diện của dây thần kinh sọ III và IV ở trung não, của các dây sọ V,VI,VII, IX, X, XI, XII ở cầu hành não.
Bó vỏ nhân tận hết ở hành não và là đường vận động các cơ vân của đầu mặt và cổ.
Tóm lại, đường dẫn truyền vận động đi xuống thuộc hệ tháp, là một bộ phận của cơ quan phân tích vận động, gồm 2 chặng:
<i>- Chặng 1: là chặng đi từ tế bào tháp ở vỏ não, sau khi bắt chéo đường giữa, </i>đến dừng ở các nhân vận động của dây thần kinh sọ hoặc dừng lại ở các nhân của sừng trước tủy đối với các dây thần kinh gai.
- Chặng 2: là chặng đi từ các nhân này, các nhánh trục thoát ra khỏi tủy gai, chạy vào rễ trước của các dây thần kinh sọ hay dây thần kinh gai, để đến cơ vân ở đầu mặt cổ (đối với bó vỏ nhân) ở cổ, thân và tứ chi (đối với bó vỏ gai).
</div><span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>202
hay ở dưới chỗ bắt chéo, mà liệt trung ương ở cùng bên hay ở bên đối diện (với nơi tổn thương). Tổn thương ở chặng hai sẽ gây liệt ngoại vi ở cùng bên. Do đó trên lâm sàng, nếu căn cứ vào nơi liệt, thì có thể xác định được vị trí tổn thương ở não hay ở tủy gai.
<b>2. Hệ ngoại tháp. </b>
<i><b>Hình 21.1: Đường vận động có ý thức </b></i>
<i>(bó vỏ gai và bó vỏ nhân) </i>
1. Bó vỏ gai trước 8. Dây thần kinh V 2,3. Bó vỏ gai bên 9. Bó vỏ nhân 4. Rễ trước dây TK gai 10. Dây thần kinh III 5. Bắt chéo tháp 11. Bao trong
6. Dây thần kinh X 12. Bó vỏ nhân và bó vỏ cầu
</div><span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>Hệ ngoại tháp tạo nên đường vận động ngoài ý muốn, dẫn truyền các cử động đơn giản tự động hoặc nửa tự động, điều hòa trương lực ở cơ và điều hòa các cử động. Hệ ngoại tháp xuất hiện sớm hơn ở động vật cấp thấp (ếch, cá...).
Hệ ngoại tháp gồm 2 đường: đường vỏ đại não - tiểu não - tủy gai (hay đường vận động phụ) và đường dưới vỏ.
- Đường vận động phụ có nhiệm vụ kiểm tra sự phối hợp các cử động.
Đường vận động phụ xuất phát từ vỏ đại não, gồm các sợi trước bắt nguồn từ vỏ não hồi trán 2 và cùng với bó vỏ gai đi xuống và các sợi sau bắt nguồn ở vỏ hồi não thái dương 2, 3 và đi xuống chiếm 1/5 ngoài của chân cuống đại não và <i>tạo nên bó thái dương cầu (tractus temporopontinus). </i>
Các sợi trước và sau, khi đi tới cầu não, tiếp xúc với các nhân cầu (sợi vỏ cầu). Từ nhân cầu, các sợi qua cuống tiểu não giữa để tới vỏ tiểu não, phần lớn ở bên đối diện và phần nhỏ ở cùng bên (sợi cầu - tiểu não). Rồi từ vỏ tiểu não, các sợi tới trám tiểu não cùng bên (sợi tiểu não - trám); và từ trám tiểu não, các sợi đi lên, qua cuống tiểu não trên và bắt chéo đường giữa (mép Wernekink) để tới nhân đỏ của trung não (nhân vận động cầu não, nhân tiền đình hay chất lưới xám). Đó là sợi trám đỏ (tạo nên bó đỏ gai) hoặc sợi trám tiền đình, trám mái, trám lưới (tạo nên bó mái gai, bó tiền đình gai, bó lưới gai). Các bó sợi trên lần lượt dừng ở hành não hoặc ở các đoạn tủy sống cao thấp khác nhau. Bó mái gai, trám gai, đỏ gai, lưới gai dừng lại ở đoạn tủy cổ, cịn bó tiền đình gai dừng ở đoạn tủy thắt lưng.
<i>- Đường vận động dưới vỏ đi từ thể vân, đặc biệt từ bèo nhạt (globus </i>
<i>pallidus) qua đồi thị và các nhân dưới đồi (nhân đỏ, thể Luys và liềm đen...) </i>
xuống các nhân vận động ở hành não và tủy gai.
Các bó ngoại tháp xuất phát từ các nhân dưới vỏ, có liên hệ mật thiết với tiểu não, nhưng chịu sự kiểm soát của vỏ đại não bằng các sợi liên hợp (bó vỏ não - thể vân, bó vỏ não - đồi thị ...).
- Thuộc hệ ngoại tháp ở tủy sống có các bó sau đây:
<i>+ Bó đỏ gai (tractus rubrospinalis) hay bó hồng gai. Được tạo nên bởi các </i>sợi đi từ nhân đỏ ở trung não. Các sợi bắt chéo đường giữa trong trung não, qua cầu hành não, tới cột trắng bên của tủy gai, ở đầu trước của bó vỏ gai bên và dừng ở sừng trước. Bó đỏ gai dẫn truyền các xung động về trương lực cơ và vận động trong các phản xạ thăng bằng.
</div><span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5><i>+ Bó tiền đình tai (tractus vesibulospinalis). Tiếp những sợi ở nhân tiền đình </i>của của dây thần kinh VIII và tạo nên hai bó: bó thẳng và bó chéo. Bó tiền đình gai ở phía trước của rễ trước tủy gai và dừng ở sừng trước. Dẫn truyền các xung động về thăng bằng.
<i>+ Bó trám gai (tractus olivospinalis). Tiếp những sợi ở trám hành, đi xuống </i>tuỷ gai và dừng ở sừng trước. Bó này liên hệ với thể vân, liềm đen, thể Luys. Bó trám gai là một bộ phận của đường kiểm soát tiểu não và tủy gai.
<i>+ Bó lưới gai (tractus reticulospinalis). Gồm các sợi đi từ các nhân lưới tới </i>sừng trước tủy gai. Có hai bó:
. Bó lưới gai ngồi đi từ các nhân lưới trên, dẫn truyền các xung động làm dễ dàng các cử động của sừng trước bên đối diên.
. Bó lưới gai trong đi từ các nhân lưới dưới, dẫn truyền các xung động làm ức chế các hoạt động của sừng trước cùng bên.
</div><span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6><i><b>Hình 21.2: Đường dẫn truyền vận động phụ </b></i>
<i> (hệ ngoại tháp) </i>
1. Neuron vỏ não 7. Nhân trám tiểu não
2. Bó vỏ cầu 8. Neuron vỏ tiểu não -
trám
3. Nhân cầu 9. Neuron
cầu - vỏ tiểu não
4. Neuron nhân đỏ - hành não 10. Neuron trám - nhân đỏ 5. Rễ trước dây TK gai 11. Nhân đỏ 6. Bó đỏ gai
<b> ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN CẢM GIÁC </b>
Đường dẫn truyền cảm giác gồm các đường cảm giác chung (đường ở cổ, thân, tứ chi và đường cảm giác ở mặt) và các đường cảm giác giác quan (đường khứu giác, thị giác, thính giác, tiền đình và vị giác).
Cảm giác chung có nhiều loại:
- Cảm giác ngồi da (cảm giác nông (cảm giác thống nhiệt), cảm giác sờ mó (xúc giác thơ sơ và xúc giác tinh tế).
- Cảm giác bản thể (cảm giác sâu), như ở cơ gân, ở xương, ở khớp, gồm cảm giác sâu có ý thức và cảm giác sâu khơng có ý thức.
<b>1. Các thụ cảm thể. </b>
Cơ thể đáp ứng với những thay đổi của môi trường xung quanh nhờ các thụ <i>cảm thể (receptor). Thụ cảm thể nằm ở ngoại vi của các neuron chặng 1. Chúng </i>được biệt hóa tương ứng với các loại cảm giác khác nhau. Thụ cảm thể được phân loại theo nhiều cách: theo chức năng, theo vị trí, theo cấu trúc...
<b>1.1. Phân loại thụ cảm thể theo chức năng: </b>Có thể phân chia thành các loại sau:
<i>- Thụ cảm thể cơ học (mechanoreceptor) đáp ứng với các kích thích cơ học </i>như: xúc giác, đè ép, sóng âm thanh...
<i>- Thụ cảm thể hóa học (chemoreceptor) đáp ứng với sự biến đổi về hóa học. </i>
<i>- Thụ cảm thể ánh sáng (photoreceptor) nhận cảm với các sóng điện từ ở </i>trong dải tần ánh sáng.
</div><span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>- Thụ cảm thể thẩm thấu đáp ứng với sự thay đổi áp lực thẩm thấu, khác với thụ cảm thể hóa học là sự hoạt động của chúng dựa trên các nhóm nguyên tố hóa học đặc biệt trong mơi trường.
- Một số thụ cảm thể có thể nhận cảm được nhiều hơn một loại kích thích gọi <i>là thụ cảm thể đa năng (polymodal receptor). Chúng có thể nhận cảm ở ngưỡng </i>kích thích cao để đáp ứng với các kích thích độc hại, nguy hiểm và có thể liên <i>quan đến các kích động và đau, là các thụ cảm thể đau (nocireceptor). </i>
<b>1.2. Phân loại thụ cảm thể theo vị trí phân bố: </b>
Đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi. Có thể chia thành 3 nhóm: các ngoại cảm thể, thụ cảm thể bản thể và nội cảm thể.
Các ngoại cảm thể và thụ cảm thể bản thể là một bộ phận của đường dẫn truyền hướng tâm của hệ thần kinh động vật. Nội cảm thể là bộ phận của hệ thống thần kinh tự động (cảm giác nội tạng và mạch máu).
<i><b>1.2.1. Ngoại cảm thể </b><b>(exteroreceptor):</b><b> </b></i>
Nhận các kích thích từ mơi trường bên ngoài và nằm ở gần bề mặt cơ thể
<i>(Sinclair, 1967). Các ngoại cảm thể xếp thành lớp nằm trong chiều dày của da </i><i>(hình 22.1 ). </i>
<i><b>Hình 22.1: Sơ đồ một số tận cùng </b></i>
<i>thần kinh cảm giác ở các </i>
</div><span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>1. Tiểu thể Meissner; 2. Đĩa Merkel; 3. Tận cùng thượng bì tự do; 4. Tận cùng biểu bì tự do; 5. Tiểu thể Pacini;
mmmm6. Tiểu thể Ruffini
- Trong lớp thượng bì, có các thụ cảm thể về xúc giác, gồm các loại:
+ Các tận cùng thần kinh tự do, đã phân nhánh, có ít hoặc khơng có myelin, dẫn truyền cảm giác đau.
+ Các đĩa Meckel tụ họp trên cùng một sợi, nhậy cảm với cảm giác xúc giác (sờ nhẹ).
+ Các tiểu thể Meissner, nằm trong bao, phân nhánh thành hình xoắn ốc, nhậy cảm với cảm giác sờ, ấn mạnh. Tiểu thể thần kinh này có nhiều ở lòng bàn tay, gan bàn chân, ở các cơ quan sinh dục và vú.
- Trong lớp trung bì, có các thụ cảm thể về các kích thích nhiệt. + Các tiểu thể Ruffini dẫn truyền cảm giác nóng, lạnh.
+ Các tận cùng cảm giác ở các nang lông, nhận cảm giác xúc giác. - Trong lớp hạ bì, có các thụ cảm thể về sức ép.
+ Các tiểu thể nhỏ Golgi - Mazzoni, nằm giữa các mô mỡ, nhậy cảm với các lực ép nhẹ.
+ Các tiểu thể lớn Pacini (có hình quả bóng) nhậy cảm với các lực ép mạnh.
<i><b>1.2.2. Nội cảm thể </b>(interoreceptor):<b> </b></i>
Nằm ở trong thành các mạch máu, các tạng, các tuyến và các màng. Tại đây có các loại sợi tận cùng khác nhau: các tận cùng thần kinh trần, tận cùng hình quai và các tận cùng hình cuộn. Tận cùng thần kinh có thể thấy ở tất cả các lớp của các thành cơ quan nội tạng, kể cả ở lớp biểu mô, đa số chúng nằm ở lớp ngoại mạc của các mạch máu. Tiểu thể Pacini nhận thấy ở tim, lớp ngoại mạc của mạch máu, tuyến tụy và các mạc treo. Các nhánh tận cùng tự do cũng nhận thấy ở nhiều vị trí như: nội tâm mạc, tổ chức liên kết lỏng lẻo, mô bọc của tất cả các loại cơ và tổ chức liên kết nói chung.
Nhìn chung, các tận cùng thần kinh ở các cơ quan nội tạng khơng đáp ứng với cùng các kích thích như thụ cảm thể ngoaị vi trên bề mặt cơ thể ngoại trừ các kích thích cơ học và nhiệt độ. Tuy nhiên, nội cảm thể có thể nhận biết được sự căng của các cơ đối kháng, có cảm giác đau với mức độ khác nhau tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể.
</div><span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>Các loại thụ cảm thể đa năng đáp ứng với các loại kích thích nguy hiểm về cơ học và hóa học cũng phân bố rải rác ở các lớp biểu mơ của cơ quan tiêu hóa và <i>hơ hấp tại những nơi cần thiết để thực hiện phản xạ bảo vệ (hình 22.2). </i>
- Trong các mạch máu, có nội cảm thể có hình các vịng, các xoắn ốc, ở trong lớp bao mạch và cảm giác đau của mạch máu.
</div><span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10><i><b>Hình 22.2: Sơ đồ các loại lớn tận cùng thần kinh cảm giác và </b></i>
<i>các sợi hướng tâm của chúng </i>
1. Thụ cảm thể nhiệt 5. Các loại tận
cùng
2. Thụ cảm thể đau 6. Các loại sợi
3. Thụ cảm thể cơ học nhận cảm nhanh 7. Vùng da khơng có lơng 4. Thụ cảm thể cơ học nhận cảm chậm 8. Vùng da có lông
<i><b>1.2.3. Thụ cảm thể bản thể </b></i>
<i>(proprioreceptor):</i>Đáp ứng với các kích thích ở trong các tổ chức của hệ thống vận động.
- Trong màng xương, bao khớp và các dây chằng; các thụ cảm thể này có hình dáng giống như các ngoại cảm thể, đó là: các tận cùng tự do, các tiểu thể Ruffini và P acini. Chúng nhậy cảm với cảm giác đau và sức ép.
- Trong các cơ, các tận cùng thần kinh có hình xoắn ốc nằm ở vùng xích đạo của thoi thần kinh cơ. Chúng nhậy cảm với sự kéo dài của cơ.
- Trong các gân, cơ quan Golgi bao quanh đầu gân của một nhóm sợi cơ, nhậy cảm với sự căng của cơ (kéo dài thụ động hay co lại chủ động).
Thụ cảm thể bản thể được kích thích bởi hoạt động của các cơ, vận động của khớp và sự thay đổi vị trí của cơ thể toàn bộ hay từng phần. Chúng đặc biệt cần thiết đối với các cơ phối hợp, các cơ đối kháng và duy trì sự thăng bằng của cơ thể.
<b>2. Đường cảm giác ở cổ, thân, và tứ chi. </b>
Đường này gồm 3 chặng, có 3 loại neuron (hạch gai, nhân ở tủy sống hay hành não, nhân đồi thị) tiếp xúc với nhau từ hạch gai tới dừng ở tủy sống hay hành não.
Sợi ở rễ sau của các dây thần kinh sống, khi vào tủy sống, chia ra làm 2 nhánh: + Nhánh xuống, tương đối ít, chạy xuống liên lạc với các đám tế bào tủy sống ở tầng dưới.
+ Nhánh lên, quan trọng hơn, gồm có 3 loại sợi:
. Sợi ngắn dừng ngay ở nơi mà các sợi chạy vào tủy sống ở vùng Rolando của sừng sau (tạo nên bó cung sau).
. Sợi nhỡ chạy qua vùng quanh sừng sau tủy sống, rồi đi lên, dừng ở vùng Rolando ở tầng cao hơn (tạo nên bó cung trước và các bó tiểu não).
. Sợi dài không dừng ở tuỷ sống, chỉ qua vùng quanh sừng sau để vào bó thon (bó Goll) và bó chêm (bó Burdach) và hai bó này chạy lên, dừng ở hành não.
</div><span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>- Chặng hai: từ tủy sống hay hành não, chạy thẳng hay qua tiểu não, tới đồi <i>thị (thalamus): </i>
+ Chạy thẳng lên đồi thị, có hai đường: đường tủy đồi gồm có bó cung sau (bó gai đồi sau) và bó cung trước (bó gai đồi trước); đường hành đồi gồm có bó thon và bó chêm (bó Goll và bó Burdach).
+ Chạy qua tiểu não lên đồi thị cũng có hai đường gai tiểu đồi và đường trám hành đồi. Đường trám hành đồi không rõ rệt lắm. Đường gai tiểu đồi gồm hai bó tiểu não: bó tiểu não bắt chéo (bó Gowers) và bó tiểu não thẳng (bó Flechsig).
+ Chặng ba: từ đồi thị tới vỏ đại não ở vùng hồi đỉnh lên và một phần nhỏ vào hai hồi đỉnh khác.
<b>2.1. Đường cảm giác nơng ở ngồi da: </b>
Đường dẫn truyền cảm giác và xúc giác thô sơ (cảm giác thô sơ tản mạn <i>không chuyên biệt) là do bó cung hay còn gọi là bó gai đồi (tractus </i>
<i>spinothalamicus) đảm nhiệm . </i>
<i><b>2.1.1. Đường đau nóng lạnh: </b></i>
<i>Gồm các sợi ngắn đi từ hạch gai (neuron 1) qua rễ sau, vào tận hết ở vùng </i><i>keo Rolando của sừng sau tủy sống (neuron 2). Từ vùng keo, các sợi bắt chéo </i>ngay đường giữa, chạy vào cột trắng bên, để tạo nên bó cung sau hay bó gai đồi <i>sau (tractus spinothalamicus posterior). Rồi từ đó, bó cung sau chạy qua thân </i><i>não lên đồi thị (neuron 3), rồi lên vỏ não. </i>
<i><b>2.1.2. Đường xúc giác thô sơ: </b></i>
<i>Gồm các sợi nhỡ đi từ hạch gai (neuron 1) tới rễ sau vào tủy sống, qua vùng </i>quanh sừng sau, rồi đi lên tận hết ở vùng keo Rolando ở tầng tủy sống cao hơn
<i>(neuron 2). Từ vùng keo, các sợi bắt chéo ngang đường giữa chạy vào cột trắng </i>
<i>bên để tạo nên bó cung trước hay bó gai đồi trước (tractus spinothalamicus </i>
<i>anterior). Rồi từ đó, bó cung trước chạy qua thân não, lên đồi thị (neuron 3), rồi </i>
</div><span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12><i><b>Hình 22.3: Đường dẫn truyền cảm giác nơng </b></i>
<i> (xúc giác và thống nhiệt) </i>
1. Bao trong; 2. Nhân bèo; 3. Chặng hai; 4. Chặng một (bó gai đồi thị trước); 5. Chặng một (bó gai đồi thị sau);
mmmn 6. Chặng hai; 7. Nhân bèo; 8. Chặng ba
<i><b>2.1.3. Đường xúc giác tinh tế: </b></i>
Giúp ta có thể nhận biết đồ vật bằng sờ mó, khác đường xúc giác thơ sơ là các sợi dài hơn, có nhiều myelin bao bọc và dẫn truyền nhanh hơn. Đường dẫn truyền này theo các chặng đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức: các sợi đi theo bó thon, bó chêm và bó Reil để lên đồi thị và vỏ não. Do đường này không đi theo đường thống nhiệt, nên trong hội chứng phân ly cảm giác, có biểu hiện <i>mất cảm giac nóng lạnh đau đớn, mà vẫn cịn lại cảm giác sờ mó tinh tế (hình </i>
<i>22.4). </i>
<i><b>Hình 22.4: Đường dẫn truyền cảm giác </b></i>
<i>nông và sâu có ý thức </i>
1. Bó gai đồi thị sau 2. Bó thon và bó chêm 2. Bó gai đồi thị trước 4. Bắt chéo cảm giác
</div><span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>Về liên quan, bó gai đồi: ở hành não, nằm ở phía sau trám hành; ở cầu não, ở ngồi bó Reil trong (hay bó Reil giữa); ở trung não, ở phần chỏm của trung não <i>hay mái cuống đại não (tegmentum pedunculi), sau liềm đen. </i>
Rồi từ đó, các sợi lên gian não tới dừng ở đồi thị và lên vỏ não. <b>2.2. Đường cảm giác sâu: </b>
Đường cảm giác sâu ở cơ, xương và khớp, gồm có: đường cảm giác sâu có ý <i>thức và đường cảm giác sâu khơng có ý thức (hình 22.5). </i>
<i><b>Hình 22.5: Đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức </b></i>
<i>(bó thon và bó chêm) </i>
1. Chặng ba 4. Chặng một
2. Chặng hai 5. Chặng .ba
3. Bắt chéo cảm giác<i><b>2.2.1. Đường cảm giác sâu có ý thức: </b></i>
<i>Gồm các sợi dài đi từ hạch gai (neuron1) qua rễ sau vào tủy sống, tụm lại ở </i><i>cột trắng sau để tạo nên hai bó: bó thon (fasciculus gracilis) hay bó Goll ở trong, </i><i>dẫn truyền cảm giác sâu ở chi dưới, và bó chêm (fasciculus cuneatus) hay bó </i>Burdach ở ngồi, dẫn truyền cảm giác sâu ở chi trên. Hai bó đi lên và dừng ở <i>hành não, trong các nhân Goll, Burdach và Fon Monakov (neuron 2). Từ các </i>nhân này, các sợi bắt chéo ngang đường giữa gọi là bắt chéo cảm giác hay <i>bắt chéo liềm (decussatio lemniscorum), để tạo nên bó cảm giác trong hay bó </i><i>liềm trong (lemniscus medialis). </i>
Về liên quan, bó Reil trong (hay Reil giữa):
</div><span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>- Ở trung não, bó Reil chính nằm ở sau liềm đen và ở ngoài nhân đỏ. Rồi từ đó, bó Reil chính chạy qua vùng dưới thị, dừng lại ở đồi thị (neuron 3), rồi từ đồi thị lên vỏ não.
<i><b>2.2.2. Đường cảm giác sâu không ý thức: </b></i>
Đường cảm giác sâu không ý thức là đường dẫn truyền cảm giác về độ căng của cơ, gân cơ, dây chằng khớp, trong việc giữ tư thế và trong các phản xạ giữ vững tư thế. Theo một số tác giả, đường này từ hạch gai chỉ tới tiểu não gọi là bó <i>gai - tiểu não (tractus spinocerebellaris). </i>
Đường cảm giác sâu không ý thức qua tiểu não, rồi mới tới đồi thị, nên còn gọi là đường gián tiếp. Đường này dừng ở tủy sống và hành não, do đó có 2 <i>đường (hình 22.6). </i>
<i><b>Hình 22.6: Đường dẫn truyền cảm giác sâu không ý thức </b></i>
<i>(bó gai tiểu não trước và bó gai tiểu não sau) </i>
</div><span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>- Đường gai - tiểu - đồi: có 2 bó:
<i>+ Bó gai - tiểu não trước (tractus spinocerebellaris anterior). Cịn gọi là bó </i>tiểu não trước, bó tiểu não bắt chéo hay bó Gowers dẫn truyền cảm giác sâu của tứ chi.
<i>+ Bó gai - tiểu não sau (tractus spinocerebellaris posterior). Còn gọi là bó tiểu </i>não sau, bó tiểu não thẳng, bó Flechsig, dẫn truyền cảm giác sâu của thân người.
Bó gai tiểu não trước, gồm các sợi từ hạch gai, qua rễ sau và dừng lại ở cột <i>nhân Bechterew ở sừng sau của tuỷ sống (neuron 2). Cột này chỉ có ở đoạn cổ và </i>đoạn cùng của tủy sống. Từ các nhân của cột này, các sợi bắt chéo ngang đường giữa để chạy ra rìa cột trắng bên và tạo nên bó gai tiểu não trước.
Về liên quan, bó gai tiểu não trước: ở hành não, vẫn ở rìa cột trắng bên; ở cầu não, ở trước trám cầu và ở phía ngồi bó Reil, rồi vịng quanh cuống tiểu não trên, <i>để chạy vào tiểu não qua van Vieussens, để tới vỏ thùy giun của tiểu não (neuron 3). </i>
Rồi từ đó, bó gai tiểu não trước chạy vào nhân đỏ và từ nhân đỏ vào đồi thị
<i>(tractus cerebellothalamicus). Các bó sợi từ tiểu não đi lên vào các nhân xám </i>
dưới vỏ, được coi như các đường liên hợp của tiểu não.
Bó gai tiểu não sau, gồm các sợi từ hạch gai, qua rễ sau và đứng ở cột Clarke của sừng sau của tủy sống. Từ các nhân của cột này, các sợi chạy thẳng ra cột trắng bên của tủy sống (ở cùng bên), để tạo thành bó gai tiểu não sau..
Ở hành não, bó này chạy chếch ra ngoài, tạo nên thể thừng và cuống tiểu não dưới, để chạy vào tiểu não, tới dừng ở thùy giun. Từ vỏ tiểu não, các sợi chạy vào các nhân tiểu não (trám não và nhân mái). Rồi qua cuống tiểu não trên, bắt <i>chéo đường giữa, vào trung não (chỗ bắt chéo gọi là mép Wernekink) để tới </i>dừng ở nhân đỏ hoặc từ nhân đỏ chạy lên dừng ở đồi thị. Các sợi đi từ tiểu não, não chạy lên các nhân dưới vỏ, được coi như là các đường liên hợp của tiểu não.
- Đường trám hành - tiểu não - đồi thị.
Đường này chưa được xác định rõ rệt. Gồm có một số sợi đi từ trám hành, <i>qua thể thừng để vào vỏ tiểu não ở bên đối diện gọi là bó trám tiểu não (tractus </i>
<i>olivocerebellaris). Rồi từ đó, chạy vào đồi thị. </i>
Tóm lại, đường cảm giác ở cổ, thân và tứ chi gồm có:
- Chặng một: ngắn hay dài, tùy theo các sợi (nhánh trục của tế bào ở hạch gai), dừng ngay ở tủy sống (bó gai đồi sau hay bó cảm giác đau nóng lạnh) , ở các tầng trên của tủy sống ( bó gai đồi trước hay bó xúc giác thơ sơ và bó gai tiểu não trước và sau, dẫn truyền cảm giác sâu không ý thức ở tứ chi và ở thân người) hoặc dừng ở hành não (bó thon và bó chêm hay bó cảm giác sâu có ý thức ở chi dưới và ở chi trên; ngồi ra, cịn có bó xúc giác tinh tế).
</div><span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>- Chặng hai: từ tủy sống hay từ hành não, chạy thẳng lên đồi thị, hay qua tiểu não lên đồi thị. Khi chạy thẳng, chặng gồm có các neuron tủy đồi thị hoặc hành não đồi thị: neuron 2. Các sợi, khi tới cầu não thì tụm lại, để tạo thành bó cảm giác Reil chính.
Khi chạy qua tiểu não, chặng gồm có các neuron tủy sống - tiểu não hay trám <i>hành - tiểu não (neuron2), các neuron tiểu não - trám tiểu não (neuron 3) và các </i><i>neuron tiểu não - đồi thị (neuron 4). </i>
- Chặng 3: từ đồi thị hay từ các nhân xám khác ở thân não (vì có sợi khơng dừng ở đồi thị), các sợi chạy vào gian não, qua bao trong, tỏa như các vành tia
<i>(corona radiata), để chạy vào vỏ hồi đỉnh lên và một phần nhỏ vào hai hồi đỉnh </i>
lân cận.
Chặng này gồm có các neuron đồi thị - vỏ não (neuron 3 hoặc neuron 5, tùy theo chạy thẳng hoặc qua tiểu não, lên đồi).
<b>3. Đường cảm giác ở mặt. </b>
Đường cảm giác nông và sâu ở mặt do dây thần kinh sinh ba (dây V) và một phần nhỏ do dây thần kinh mặt (dây VII), dây thần kinh thiệt hầu (dây IX) và dây thần kinh lang thang (dây X) đảm nhiệm.
<i>Các dây thần kinh này đã được trình bày trong phần Dây thần kinh sọ não. </i>
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN GIÁC QUAN
Đường dẫn truyền giác quan bao gồm: đường khứu giác, đường thị giác và đường thính giác thăng bằng và đường vị giác.
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN KHỨU GIÁC
Đường dẫn truyền khứu giác gồm phần ngoại vi và phần trung ương. Phần <i>ngoại vi là dây thần kinh khứu giác (nervus olfactorius). Sự nối tiếp giữa hai </i><i>phần này được thực hiện ở hành khứu (bulbus olfactorius) </i>
Cấu tạo đường dẫn truyền khứu giác gồm các chặng neuron sau đây:
<b>1. Chặng neuron 1. </b>
</div><span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>trên vách mũi. Các tế bào này tương tự như các neuron của hạch gai. Tế bào khứu giác có hình gậy với nhân nằm trong bào tương thuộc phần rộng giữa tế bào. Các nhánh ngoại vi hay nhánh cành của chúng chen vào giữa những tế bào đỡ để hướng lên bề mặt biểu mơ niêm mạc mũi. Từ mặt này thốt ra những lơng nhỏ có vai trị tiếp nhận kích thích. Nhánh trục của những tế bào này hợp lại <i>thành các thân thần kinh mảnh gọi là các tia khứu (fila olfactoria). Có 20 - 40 tia </i>khứu, gồm những sợi thần kinh cảm giác dẫn truyền xung động thần kinh chậm và chui qua mảnh ngang xương sàng tới hành khứu. Tập hợp toàn bộ các tia khứu tạo nên dây thần kinh khứu giác (dây I). Tế bào chặng 1 (neuron khứu giác ngoại vi) tiếp khớp xinap với tế bào chặng 2 (neuron khứu giác trung ương) dưới dạng <i>các cuộn khứu (glomeruli olfactorii ) ở hành khứu. </i>
<b>2. Chặng neuron 2. </b>
<i>Neuron chặng 2 là các tế bào thần kinh mũ ni (neurocytus mitralis ) và một </i>số tế bào thần kinh khác ở hành khứu. Nhánh cành các tế bào này phân nhánh và <i>cùng các nhánh trục (axon) chặng 1 tạo nên cuộn khứu (glomerulus olfactorius). </i>Tuy nhiên, ở cuộn khứu có sự quy tụ các nhánh của rất nhiều sợi thần kinh cảm giác khứu giác. Các axon của neuron chặng 2 tập trung lại tạo nên dải khứu <i>(tractus olfactorius) nằm trong rãnh khứu (sulcus olfactorius) ở mặt dưới thùy </i>trán bán cầu đại não.
Hướng ra sau, các sợi dải khứu đến kết thúc ở những phần khác nhau của khứu <i>não: chất xám dải khứu, tam giác khứu (trigonum olfactorium), khoang thủng trước </i><i>(substantia perforata anterior), vách trong suốt (septum pellucidum). Tam giác khứu </i><i>là phần sau dải khứu phình ra ở trước khoang thủng trước (hình 23.2 và 23.3). </i>
</div><span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>Ở các phần não kể trên có chứa neuron chặng 3 của đường dẫn truyền khứu giác. Đây cũng là các trung khu vỏ não khứu giác cấp I gồm các neuron trung ương chặng 2.
Đi tới các neuron chặng 3 của đường dẫn truyền khứu giác, dải khứu chia thành ba dải nhỏ (vân khứu) ở vùng tam giác khứu.
<i>Vân khứu ngoài (stria olfactoria lateralis) gồm phần lớn các sợi dải khứu, </i><i>các sợi thuộc neuron tam giác khứu. Vân khứu ngồi tới dừng ở mỏm móc (ncus) </i><i>và hồi cạnh hải mã (gyrus parahippocampalis) . </i>
<i><b>Hình 23.2: Thùy khứu (nhìn từ mặt trong) </b></i>
1. Hành khứu 10. Vân trung gian
2. Dải khứu 11. Mảnh tận cùng
3. Vùng dưới trai 12. Mép trước 4. Hồi cạnh tận cùng 13. Tam giác khứu
5. Vân khứu trong 14. Rãnh cạnh khứu sau
6. Vân khứu ngoài 15. Rãnh cạnh khứu sau
7. Vùng khứu 16. Mỏ thể trai 8. Dải chếch 17. Hồi thẳng 9. Dải thị giác
<i>Vân khứu trong (stria olfactoria medialis) cũng do các sợi dải khứu đến kết </i><i>thúc ở hồi dưới trai (gyrus subcallosus) và ở vách trong suốt tạo nên. </i>
Các sợi dải khứu đến kết thúc ở khoang thủng trước tạo nên dải khứu giữa <i>(stria olfactoria intermedia). </i>
Như vậy, khác với những đường dẫn truyền cảm giác khác, đường dẫn truyền 1. Hành khứu 4. Nhánh quặt
ngược bên
</div><span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19><b>3. Chặng neuron 3. </b>
Chặng Neuron 3 của đường dẫn truyền khứu giác nằm ở các trung khu khứu giác cấp I (hồi dưới trai, vách trong suốt, mỏm móc, khoang thủng trước) thuộc khứu não.
Từ những trung khu này, các nhánh trục của neuron chặng 3 tạo nên các đường xuất chiếu tới các nhân gian não, trung não và các vùng vỏ não khác. Các đường xuất chiếu khứu giác phản xạ đi tới các nhân dưới vỏ ở trung não và gian não, thực hiện mối liên hệ cảm giác khứu giác với các dạng cảm giác khác. <i>Đường khứu giác vỏ não lên tới sừng Ammon ở hồi hải mã (hippocampus), hồi </i><i>cạnh hải mã (gyrus parahippocampalis) và từ đây lại có các sợi liên hệ với các </i>vùng vỏ não khác.
Ngoài ra, giữa các trung khu khứu giác của hai bán cầu đại não được liên hệ với nhau bởi những đường liên hợp.
Hệ thống các đường này gồm các bó sau đây:
<i><b>Hình 23.3: Sơ đồ cấu trúc hành khứu và dải khứu </b></i>
1. Dải khứu và tam giác khứu 5. Tiểu cầu khứu
2. Vân khứu ngoài 6. Tế bào hai
cực
3. Niêm mạc mũi 7. Tế bào hạt
4. Tế bào khứu 8. Hành khứu
<i>- Bó khứu - vú hay bó khứu chính (radiatio olfactoria basalis) đi từ hành </i>khứu, dải khứu, hồi dưới trai và vách trong suốt đến thể núm vú.
</div><span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20><i>- Bó khứu - nhân cuống tuyến tùng (fibrae olfactohabenulares) đến kết thúc </i><i>ở nhân cuống tuyến tùng (nucleus habenulae). </i>
<i>- Bó đai (cingulum) chạy trong chất trắng hồi vòm (gyrus fornicatus) từ thùy </i>khứu tới sừng ammon.
<i>- Vân tận (stria terminalis) hay dải bán khuyên (teania semicircularis) nằm </i>giữa nhân đuôi và đồi thị, gồm có các sợi từ hồi cạnh hải mã và nhân hạnh nhân <i>(nucleus amygdalae) tới khoang thủng trước. </i>
<i>- Các sợi dọc của dải xám (striae longitudinales indusei grisei) hay dải </i><i>Lancisi thoát ra từ diện cạnh khứu (area paraolfactoria), hay vùng Broca, một </i>phần các sợi này tách ra từ tế bào dải xám và hồi trước trai. Các sợi này chạy ra <i>sau vào lá tro (fasciola cinerea) và cuối cùng vào hồi răng (gyrus dentatus) và </i>sừng Ammon. Lá tro và hồi răng là những phần tiếp với dải xám ở phía sau. Bó này chạy ngay trên mặt thể trai.
<i>- Bó khứu - sừng Ammon (tractus olfacto ammonicus) từ khoang thủng trước, </i>hồi cạnh hải mã, và vách trong suốt đi ngược chiều trong thể chai tới sừng Ammon.
<i>- Thể vòm (fornix) hay thể tam giác cũng tham gia vào hệ thống các sợi xuất </i><i>chiếu của các trung khu khứu não. Thể vịm có loại sợi dọc và sợi ngang (hình 23.4). </i>
</div><span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>2. Thể chai 12. Thể vú
3. Thể vòm 13. Hồi hải mã
4. Vân tủy đồi 14. Hạnh nhân
5. Nhân cuống tuyến tùng 15. Hồi khứu ngoài
6. Bó gai thị 16. Tế bào khứu
7. Bó phản xạ sau 17. Hành khứu
8. Nhân gian cuống 18. V ân t ận
9. Thể bờ 19. Bó vú thị
10. Hồi răng
Các sợi dọc do các nhánh trục (axon) của tế bào tháp sừng Ammon tạo nên. Lúc đầu chúng tạo nên lớp chất trắng phủ mặt trước của sừng. Sau đó các sợi này <i>tiếp tục tạo nên thể bờ (fimbria) và thể vòm (fornix). Các sợi dọc thể vòm đi ra </i><i>trước, xuống dưới đến kết thúc ở thể vú (corpus mamillare) hay củ núm vú và </i>hồi cạnh hải mã. Các sợi đến kết thúc ở hồi cạnh hải mã đi trong dây chằng chéo góc. Ở phía sau, các sợi ngang thể vòm nối hai sừng Ammon lại với nhau.
<i>- Mép trắng trước (commissura alba anterior) gồm các sợi liên bán cầu nối </i>các trung khu khứu hai bên lại với nhau như: hành khứu, dải khứu, khoang thủng trước, vùng khứu hồi cạnh hải mã.
- Mối liên hệ của thể vú (trung khu khứu dưới vỏ thuộc gian não) với các trung khu khứu khác của gian não và trung não.
<i>+ Qua bó vú chính (fasciculus mamillaris principalis). Các sợi của bó này đi </i><i>tới nhân trước của đồi thị được gọi là bó vú đồi (tractus mamillothalamicus) hay </i><i>bó Vicqd'Azyr. Các sợi khác của bó đi tới mái trung não gọi là bó vú mái (tractus </i>
<i>mamillo tegmentalis). </i>
+ Từ đồi thị, các sợi đi lên vỏ não hồi sau trung tâm, từ các nhân của trung <i>não có các sợi đi vào bó dọc sau (tractus longitudinalis posterior) tới nhân các </i>dây thần kinh sọ não.
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THỊ GIÁC
<b>1. Khái quát. </b>
Đường dẫn truyền cơ quan phân tích thị giác gồm 2 phần:
+ Phần ngoại vi: bao gồm phần võng mạc, dây thần kinh thị giác, giao thoa thị giác và dải thị giác.
</div><span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22><b>2. Cơ quan nhận cảm của đường dẫn truyền thị giác. </b>
Cơ quan nhận cảm của đường dẫn truyền là các tế bào cảm thụ của võng mạc (tế bào nón và tế bào gậy).
<b>2.1. Các phần của màng võng mạc: </b>
<i>Võng mạc (retina) là màng trong suốt đàn hồi, lót mặt trong nhãn cầu, từ chỗ </i>thoát ra dây thần kinh thị giác tới lỗ đồng tử, ở trung tâm võng mạc dày 0,5 mm, ở phần ngoại vi dày 0,1 mm.
Võng mạc được chia thành 2 phần có cấu tạo và chức năng khác nhau.
<i><b>2.1.1. Võng mạc chính hay phần thị giác </b></i>
<i>(pars optica retinae):</i>Chiếm 2/3 sau mặt trong nhãn cầu, có cấu tạo phức tạp, làm nhiệm vụ nhận <i>cảm ánh sáng (để nhìn) khi ta soi đáy mắt thấy có hai điểm: điểm vàng (macula) </i><i>và điểm mù hay đĩa thị giác (discus nervi optici). </i>
- Điểm vàng hay hồng điểm là điểm nằm ngang khơng có bờ rõ ràng, ở đúng cực sau nhãn cầu. Tại đây hình ảnh in rõ nhất vào võng mạc (điểm nhìn rõ vật <i>nhất). Chính giữa điểm vàng hơi lõm xuống thành hố trung tâm (fovea </i>
<i>centralis). Hố này có kích thước dài 3 mm, cao 1,5 mm. </i>
- Điểm mù hay đĩa dây II, là nơi thoát ra của các axon tế bào đa cực võng mạc, không chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng. Vị trí nằm cách phía trong 3 mm và dưới 1 mm so với điểm vàng, ở giữa điểm mù lõm gọi là gai thị (gai mắt) có động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc đi vào và đi ra.
<i><b>2.1.2. Võng mạc mi lòng đen hay võng mạc mống mắt thể mi </b>(retinae iridica et </i><i>ciliaris):</i>
Phủ mống mắt và thể mi, có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu mô và lớp tế bào sắc tố.
<b>2.2. Cấu tạo các lớp tế bào của võng mạc: </b>
Võng mạc được cấu tạo nhiều lớp tế bào thị giác nhưng có những lớp tế bào có tham gia đường dẫn truyền thị giác. Dưới dây là 3 lớp tế bào chính của võng <i>mạc (hình 24.1). </i>
<i><b>2.2.1. Lớp tế bào nón và tế bào gậy: </b></i>
Thuộc lớp 2 của võng mạc, được coi là các thụ cảm thể của ánh sáng, các <i>chất sắc tố thị giác (rodopsin) trong các tế bào này bị phân hủy dưới tác động của </i>ánh sáng và nó được tái lập lại trong bóng tối.
Tế bào gậy rất nhậy cảm với ánh sáng nên giúp ta nhìn rõ vật khi trong bóng tối và nhận biết vật trong trạng thái tĩnh và trạng thái động, ở võng mạc có khoảng 10 triệu tế bào gậy. Càng xa trung tâm võng mạc thì số lượng các tế bào này càng tăng lên.
</div><span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23><i><b>2.2.2. Lớp tế bào hai cực: </b></i>
Tiếp với lớp tế bào nón và tế bào gậy. Lớp tế bào hai cực là tế bào tiếp nhận các kích thích thị giác (giống tế bào hạch gai tủy sống hay các tế bào cảm giác thuộc các dây thần kinh sọ não). Đây là các tế bào thuộc chặng I của đường dẫn <i>truyền thị giác. Nhánh cành (dendritum) các tế bào này tiếp khớp xi - nap với các </i>tế bào đa cực võng mạc (tế bào hạch).
<i><b>2.2.3. Lớp tế bào đa cực: </b></i>
Tương tự như các tế bào cảm giác sừng sau tủy sống hay các nhân cảm giác của các dây thần kinh sọ não, axon các tế bào này tập trung tại điểm mù của võng mạc và tạo thành dây thần kinh thị giác. Nó gồm khoảng 400.000 đến 800.000 sợi, dây thoát ra ở cực sau nhãn cầu là nơi bắt đầu của dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II). Từ cực sau nhãn cầu dây đi trong hốc mắt, vào ống thị giác và qua rãnh này tới ống giao thoa thị giác trước hố yên, các sợi thuộc đoạn nằm trong màng nhãn cầu khơng có myelin bọc. Khi ra khỏi nhãn cầu các sợi được bọc myelin.
<b>3. Phần ngoại vi của đường dẫn truyền thị giác. </b>
<b>3.1. Cơ quan nhận cảm của đường dẫn truyền: </b>
Cơ quan nhận cảm của đường dẫn truyền thị giác là các tế bào nón và tế bào gậy (đã được mơ tả ở trên), những cảm giác thị giác của các tế bào này được truyền đến <i>tế bào thuộc chặng I của đường dẫn truyền là tế bào hai cực của võng mạc (hình </i>
<i>24.1). </i>
<b>3.2. Chặng neuron 1: </b>
Là lớp tế bào 2 cực võng mạc (tương tự tế bào hạch gai tủy sống) hay các tế bào của hạch cảm giác dây thần kinh sống. Các nhánh cành của các tế bào này nhận kích thích thị giác truyền theo axon các tế bào này tới lớp tế bào chặng II của đường dẫn truyền.
<b>3.3. Chặng neuron 2: </b>
Là lớp tế bào đa cực (lớp tế bào hạch đa cực) tương tự như các tế bào sừng sau tủy sống hay các tế bào thuộc các nhân cảm giác của dây thần kinh sọ, các nhánh cành của tế bào tiếp xúc xinap với sợi trục tế bào chặng I. Axon các tế bào thoát ra cực sau nhãn cầu ở điểm mù, các sợi tập trung thành bó, vào dừng ở chặng III, là các trung khu thị giác dưới vỏ. Bó sợi này sẽ tạo nên các phần của <i>chặng tế bào này là dây II, giao thoa thị giác, dải thị giác. </i>
<i><b>3.3.1. Dây thần kinh thị giác </b>(nervus opticus):</i>
</div><span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>tách từ động mạch mắt còn tĩnh mạch đổ về xoang tĩnh mạch hang. Dây thần <i>kinh thị giác được bao trong 3 bao: ở ngoài là bao màng cứng (dura mater nervi </i>
<i>optici), bao màng nhện (tunica arachnoidea nervi optici) và màng nuôi (tunica </i><i>vasculosa nervi optici). Khoang dưới nhện của thần kinh thị giác thông vào </i>
khoang dưới nhện bể giao thoa thị giác và thông vào tấm màng mạch của nhãn cầu (tăng áp lực dịch não tủy dẫn đến đầy đĩa thị giác gai mắt phù nề). Trong ổ mắt dây thị giác có các tổ chức mờ bao quanh.
Dây II các sợi được chia thành 4 bó: - Bó các sợi điểm vàng khơng bắt chéo.
- Bó các sợi điểm vàng bắt chéo qua giao thoa.
- Bó các sợi ngoại vi khơng bắt chéo đi thẳng thuộc nửa ngồi võng mạc. - Bó các sợi ngoại vi bắt chéo thuộc nửa trong võng mạc.
Các sợi này của mỗi bó tương ứng với các tế bào ở từng vùng của võng mạc, mỗi vùng này đảm nhận một vùng của thị trường mắt tương ứng.
Các sợi của dây II, khi đến đầu giao thoa thị giác có các sợi bắt chéo thì chuyển thành 2 phần tiếp theo là giao thoa thị giác và dải thị giác.
<i><b>3.3.2. Giao thoa thị giác </b>(chiasma opticum):</i>
Các sợi của dây II bắt chéo, thuộc nửa võng mạc phía mũi (nửa trong võng mạc) và các sợi bắt chéo của điểm vàng. Các sợi bên phải và bên trái bắt chéo nhau tạo nên giao thoa thị giác, nằm trong rãnh giao thoa ở trước yên bướm (hố yên) ở nền não.
<i><b>3.3.3. Dải thị giác </b>(tractus opticus):</i>
Là tạo hợp các sợi sau giao thoa thị giác, chứa các sợi bắt chéo từ nửa võng mạc phía mũi bên đối diện và các sợi khơng bắt chéo cùng bên của nửa võng mạc phía thái dương và các sợi điểm vàng của cả hai mắt (sợi điểm vàng không bắt chéo cùng bên và sợi điểm vàng bắt chéo bên đối diện).
<b>4. Các chặng trung ương của đường dẫn truyền. </b>
Bao gồm các tế bào thuộc các trung khu thị giác sơ đẳng, tia thị và trung khu phân tích thị giác vỏ não.
<b>4.1. Thể gối ngoài </b><i>(corpus geniculatum laterale): </i>
Là trung khu thị giác dưới vỏ, là nơi dừng của 80% số sợi của dải thị giác. Thể gối thuộc neuron chặng III của đường dẫn truyền thị giác. Axon các tế bào <i>thể gối ngoài đi lên trung khu thị giác vỏ não tạo thành tia thị giác (radiatio </i>
<i>optica). Các sợi này hướng ra ngoài và ra trước đi qua đoạn sau bao trong, tia thị </i>
</div><span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25><b>4.2. Đồi chẩm </b><i>(pulvinar)</i><b> và củ não sinh tư trên </b><i>(colliculus superior):</i>
Là những trung khu thị giác dưới vỏ, tham gia thực hiện cung phản xạ thị giác (nhìn). Axon của các tế bào đồi chẩm đi tới đồi thị, thể vân của các nhân xám não giữa để đóng vịng cung phản xạ.
<i>Các sợi của dải thị giác qua cánh tay liên hợp trên (brachium colliculi </i>
<i>superioris) đến dừng lại ở củ não sinh tư trên (hay lồi não trên) để đóng vịng </i>
cung phản xạ thị giác dưới vỏ mà đường ly tâm của cung này là bó mái - gai. Cung phản xạ đồng tử được thực hiện qua trung khu thị giác dưới vỏ. Cung phản xạ gồm:
- Đường hướng tâm: neuron hai cực, neuron đa cực (võng mạc). Các sợi trục của neuron đa cực tạo nên dây II, giao thoa thị giác và dải thị giác. Các sợi này đến dừng ở trước củ não sinh tư trên. Axon các tế bào này đi tới dừng ở nhân phó <i>giao cảm của dây III cùng bên và bên đối diện là nhân phụ dây III (nucleus </i>
<i>acessorius nervi oculomotorii). </i>
- Đường ly tâm: là axon của các tế bào nhân (các sợi phó giao cảm trước hạch theo dây III) đi tới hạch mi, nằm ở mặt ngoài dây II. Các sợi phó giao cảm của hạch mi tới chi phối cho cơ đồng tử. Các sợi này đi theo dây thần kinh mi ngắn.
<b>4.3. Bờ trên và bờ dưới khe cựa: </b>
</div><span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26><i><b>Hình 24.2: Sơ đồ đường dẫn truyền thị giác </b></i>
1. Hạch mi 7. Củ não sinh tư trên
2. Dây TK số III 8. Khe cựa 3. Sợi bắt chéo 9. Sợi tia thị 4. Thể gối ngoài 10. Sợi dải thị 5. Nhân TK số III 11. Sợi giao thoa thị giác 6. Nhân phụ dây III 12. Sợi dây TK II
<b>5. Các sợi thực vật chi phối mắt. </b>
<b>5.1. Các sợi phó giao cảm: </b>
Nhân phụ dây III (nhân Edinger Westphal) là một chất xám nằm trước cống não. Axon các tế bào này đi theo dây thần kinh III đến hạch mi (là các sợi trước hạch phó giao cảm), axon các tế bào hạch mi là các sợi sau hạch phó giao cảm đi theo dây thần kinh mi ngắn đến chi phối cho cơ co đồng tử.
<b>5.2. Các sợi thực vật: </b>
Đi đến nhân thực vật giữa ở trung não (nhân Perlia). Các sợi phó giao cảm này chi phối cho cơ co của thể mi để làm thay đổi độ phồng căng của nhân mắt làm thay đổi chức năng điều tiết của mắt.
<b>5.3. Các sợi giao cảm: </b>
Các sợi từ hạch cổ trên không đi qua hạch mi, chi phối cho cơ tia mống mắt là đồng tử và cơ thể mi để điều tiết nhân mắt.
<b>6. Tổn thương đường dẫn truyền và ứng dụng lâm sàng. </b>
<b>6.1. Xuất chiếu thị trường từ các vùng võng mạc: </b>
Võng mạc lấy điểm vàng làm tâm chia võng mạc ra làm các nửa bởi 2 đường đứng dọc và ngang qua điểm vàng. Mỗi vùng này đảm nhận một vùng thị trường khi ta nhìn.
</div><span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>- Nửa võng mạc phía dưới đảm nhận thị trường phía trên.
<b>6.2. Định khu vị trí tổn thương các phần đường dẫn truyền và sự mất thị </b><b>trường: </b>
- Tổn thương dây thần kinh thị: mất thị trường hoàn toàn 1 mắt do tổn thương hoàn toàn số sợi của võng mạc.
- Tổn thương giao thoa thị giác: mất 1/2 thị trường phía thái dương 2 mắt do tổn thương số sợi của nửa võng mạc phía mũi.
- Tổn thương mép ngồi giao thoa: mất 1/2 thị trường phía mũi do tổn thương số sợi đi ra từ nửa võng mạc phía thái dương.
- Tổn thương dải thị: mất 1/2 thị trường phía mũi cùng bên và 1/2 thị trường phía thái dương đối diện. Do tổn thương số sợi từ nửa võng mạc phía thái dương cùng bên và sợi nửa võng mạc phía mũi bắt chéo các bên đối diện. Mất phản xạ đồng tử ánh sáng do mất các sợi đi đến củ não sinh tư để tới hạch mi nhãn cầu, teo dây thần kinh thị do mất các sợi dây II.
- Tổn thương tia thị: mất thị trường như tổn thương dải thị. Nhưng phản xạ đồng tử ánh sáng cịn và dây II khơng teo, do tia thị và sợi axon của tế bào thể gối.
- Tổn thương bờ trên khe cựa: mất thị trường 1/4 dưới mũi cùng bên và 1/4 dưới phía thái dương bên đối diện
- Tổn thương bờ dưới khe cựa: mất thị trường 1/4 trên phía mũi cùng bên và 1/4 trên thị trường phía thái dương đối diện
</div><span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28><b>1. Khái quát. </b>
Đường dẫn truyền cơ quan phân tích thính giác gồm 2 phần:
<i>- Phần ngoại vi bao gồm: mê đạo ốc tai, hạch xoắn ốc hay hạch Corti (ganglion </i>
<i>spirale) và dây thần kinh thính giác hay dây thần kinh ốc tai (n.cochlaris). </i>
- Phần trung ương bao gồm: các nhân ốc tai, nhân trám ốc, nhân trám cầu, thể gối trong, củ não sinh tư dưới và trung khu phân tích thính giác ở võ não.
<b>2. Phần ngoại vi của đường dẫn truyền thính giác. </b>
<b>2.1. Cơ quan nhận cảm: </b>
Cơ quan nhận cảm của đường dẫn truyền thính giác là các tế bào thụ cảm của <i>mê đạo ốc tai. Mê đạo ốc tai (labyrinthes cochlearis) hay ốc tai màng là một ống </i>dài 32mm, nằm trong ống xoắn ốc xương hay ốc tai xương dọc theo khoảng giữa thành ngoài của ống và bờ tự do của mảnh xoắn xương.
<i>Ốc tai màng (ductus cochlearis) cũng xoắn 2 vòng rưỡi như ống xoắn ốc </i>xương, bên trong có chứa nội dịch và cùng mảnh xoắn xương tạo nên một vách kín chia khoang ngoại dịch ở trong ống xoắn xương thành 2 phần. Phần trên là <i>tầng tiền đình và phần dưới là tầng màng nhĩ (hình 25.1). </i>
<i><b>2.1.1. Thành ngoài của ống ốc tai </b>(pares externus ductus cochlearis):</i>
Được tạo nên bởi phần dầy lên của màng xương ở thành ngoài của ống xoắn <i>ốc gọi là mào xoắn (crista spirale) hay là dây chằng xoắn ốc (lig spirale). Phần </i><i>này lồi vào bên trong ống xoắn ốc ở bờ ngoài mảnh nền gọi là mào nền (crista </i>
<i>basilaris) dể cho màng nền bám vào. </i>
<i><b>2.1.2. Thành tiền đình của ốc tai </b>(paries vestibularis ductus cochlearis): </i>
Được tạo nên bởi một màng mỏng đi từ màng xương phủ mảnh xoắn xưong <i>tới thành ngoài của ống xoắn ốc gọi là màng tiền đình (membrana vestibularis). </i>
<i><b>2.1.3. Thành màng nhĩ của ống ốc tai </b>(paries tympanicus ductus cochlearis): </i>
<i>Chủ yếu là mảnh nền (lamina basilaris) hay gọi là màng nền. Cấu tạo bởi </i>những thớ sợi căng từ bờ tự do của mảnh xoắn xương tới thành ngoài của ống xoắn ốc. Trên mảnh nền là cấu trúc thượng mơ dầy lên và biệt hố cao độ tạo nên <i>cơ quan xoắn ốc (organum spirale) còn được gọi là cơ quan Corti. Cơ quan Corti </i>được cấu tạo bởi 2 thành phần:
<i>* Thành phần tựa bao gồm: </i>
+ Các cột Corti, một ở ngoài, một ở trong giới hạn hầm Corti. Các cột này có các tế bào kéo dài, nền tế bào rộng ra là chân chứa một nhân nằm trên màng nền, phần kéo dài có hình thể một sợi tơ đi lên đến đỉnh của hầm, sợi tơ có một phình gọi là đầu, từ đây tách ra mảnh kéo dài.
+ Các tế bào Deiters hay các tế bào tựa làm khung cho các tế bào thính giác. Các tế bào Deiters dính lại với nhau liên tục tạo thành một mạng lưới có những lỗ thủng trịn, tương ứng vào đó là các tế bào thính giác. Phần trên thu hẹp tạo thành các sợi chất nguyên sinh.
<i>* Thành phần giác quan bao gồm: </i>
</div><span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>bào Deiters. Phần dưới của tế bào thính giác hình thoi dài gọi là chân đi lẫn vào phần chân của tế bào tựa Deiters để đến bám vào màng nền (màng kính). Phần trên là đỉnh của tế bào phình to hình trụ chứa một nhân, nhân này nằm giữa các sợi chất nguyên sinh của tế bào Deiters, phần này trên bề mặt tận cùng bởi một đầu hình chén ở trên có một vài sợi lơng cứng và bất động. Các tế bào có lơng chuyển của cơ quan Corti bị các đá nhĩ làm rung chuyển và bị kích thích tiếp nhận các cảm giác thính giác, các sợi trục của tế bào này chạy qua các ống nhỏ xẻ trong mảnh xoắn ốc mang các kích thích đến các tế bào cực của hạch Corti.
<b>2.2. Hạch xoắn ốc </b><i>(ganglion spirale): </i>
Hạch xoắn ốc hay hạch Corti nằm trong đường xoắn ốc, các tế bào của hạch Corti là những tế bào 2 cực. Các tế bào này nhận kích thích từ các sợi thần kinh từ các tế bào cơ quan Corti chuyển đến. Tế bào hạch Corti là nguyên ủy của dây thần kinh ốc tai (dây thính giác), là chặng tế bào 1 của đường dẫn truyền thính giác. Sợi trục của các tế bào này đi qua trụ ốc tai để tới hố ốc tai. đi qua các lỗ của ốc này chạy vào ống tai trong. Các sợi tập hợp lại tạo thành dây thần kinh ốc tai. Các sợi này dẫn truyền các kích thích tới các nhân xám ở cầu não.
<b>2.3. Dây thần kinh ốc tai </b><i>(n. cochlearis): </i>
Dây thần kinh ốc tai là tập hợp sợi trục của các tế bào hạch Corti ở đáy ốc tai trong. Trong ống tai trong dây thần kinh ốc tai cùng dây thần kinh tiền đình tạo nên dây thần kinh VIII. Dây liên quan với dây thần kinh mặt (dây VII) và dây thần kinh phụ Wrisberg (dây VII'). Ở đây, dây nằm sau dưới dây thần kinh VII và VII'.
</div><span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30><i><b>Hình 25.2: Đường dẫn truyền thính giác và thăng bằng </b></i>
1. Hạch tiền đình (Scarpa) 6. Vân thính giác 2. Nhân ngồi (Betchterew) 7. Nhân lưng 3. Nhân trên (Deiter) 8. Nhân bụng
4. Nhân trong (Schwalbe) 9. Đường tới nhân các 5. Đường tới nhân các dây thần kinh vận nhãn
dây thần kinh làm quay đầu cổ
10. Củ não
sinh tư dưới
<b>3. Phần trung ương của đường dẫn truyền thính giác. </b>
<b>3.1. Nhân ốc bụng (nucleus cochleares ventralis) và nhân ốc bụng (nucleus </b>
<i>cochleares dorsalis): </i>Là tế bào chặng hai của đường dẫn truyền thính giác, các tế bào này tiếp nhận xung động từ tế bào hạch Corti truyền tới. Axon của các tế bào này được chia thành 2 loại sợi.
- Một số nhỏ các sợi axon của tế bào nhân ốc đi thẳng lên trên, không bắt chéo cầu não, đi vào dải Reil bên để đến củ não sinh tư dưới và thể gối trong.
</div><span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31><b>3.2. Các tế bào thuộc chặng 3 của đường dẫn truyền: </b><i><b>3.2.1. Nhân thang </b>(nucleus corporis trapezoidei):</i>
Là tế bào thuộc chặng 3 của đường dẫn truyền, các tế bào này tiếp nhận kích thích từ tế bào nhân ốc. Sợi trục của tế bào này đi tới nhân của dây thần kinh VII và chất lưới của cầu não.
<i><b>3.2.2. Nhãn cầu </b>(nucleus pontis): </i>
Là tế bào chặng 3 của đường dẫn truyền, các tế bào tiếp nhận kích thích từ tế bào nhân ốc. Sợi trục của tế bào này đi tới, đi ngược lên trên tới nhân của dây thần kinh sọ số III, IV, VI. Các sợi này đi cùng bó dọc sau.
<i><b>3.2.3. Củ não sinh tư dưới hay lồi não </b></i><i><b>dưới </b>(colliculus inferior):</i>
Tiếp nhận kích thích từ tế bào nhân ốc. Sợi trục tế bào này đi tới chất lưới cầu não, đến các dây thần kinh sọ củ não sinh tư trên, đến các nhân vận động không tùy ý, để thực hiện phản xạ bảo vệ khi có các âm thanh mạnh và bất ngờ (phản xạ mắt - tai - đầu).
<i><b>3.2.4. Thể gối trong </b></i> <i>(corpus </i><i>genicu-latum medialis):</i>
Là tế bào chặng thứ 3 của đường dẫn truyền, là trung khu thính giác sơ đẳng dưới vỏ. Các tế bào này tiếp nhận kích thích từ tế bào nhân ốc. Axon các tế bào này đi tiếp lên trên, qua phần sau bao trong gần các sợi thị giác để tới trung khu phân tích thính giác ở phần sau thùy thái dương trên.
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THĂNG BẰNG
<b>1. Khái quát. </b>
<i><b>Đường dẫn truyền tiền đình gồm hai phần: </b></i>
- Phần ngoại vi bao gồm: mê đạo tiền đình hay tiền đình màng là cơ quan thụ <i>cảm tiền đình. Hạch tiền đình (ganglion vestibulare) hay hạch Scarpa và dây thần </i><i>kinh tiền đình (n. vestibularis). </i>
- Phần trung ương bao gồm: các nhân tiền đình ở cầu não, đồi chẩm và trung khu tiền đình vỏ não.
<i><b>Hình 25.3: Đường dẫn </b></i>
<i>truyền thăng bằng </i>
1. Nhân Darkchewitch
2. Nhân mái (củ não sinh tư dưới)
3. Bó mái gai 4. Bó tiền đình gai.
1. Nhân Darkchewitch
</div><span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32><b>2. Phần ngoại vi của đường dẫn truyền thăng bằng. </b>
<b>2.1. Cơ quan nhận cảm : </b>
Cơ quan nhận cảm của đường dẫn truyền thăng bằng là mê đạo tiền đình
<i>(labyrinthus vestibularis). Mê đạo tiền đình gồm có soan nang, cầu nang và các </i>
ống bán khuyên màng, nằm bên trong tiền đình xương và ống bán khuyên xương thuộc tai trong.
<i><b> 2.1.1. Soan nang </b>(utriculus): </i>
Là một túi hình soan chiếm phần trên của tiền đình, nằm áp vào ngách bầu dục ở thành trong của tiền đình. Ở thành ngồi soan nang có các vết soan nang <i>(macula utriculi). Nhận các sợi soan nang của thần kinh tiền đình, từ phần trước </i><i>trong soan nang có một ống nhỏ gọi là ống soan cầu nang (ductus </i>
<i>utriculosacularis) nối giữa soan nang và cầu nang đổ vào ống nội dịch. Soan </i>
nang nhận chỗ đổ của ống bán khuyên màng bởi 5 lỗ. Phần nhận cảm của soan nang là các đám thính .
<i><b>2.1.2. Cầu nang </b>(sacculus):</i>
Là một túi nhỏ hơn soan nang, hình cầu ở phía trước soan nang và nằm trong ngách cầu ở phần trong tiền đình xương. Trên thành trước cầu nang có vết cầu <i>nang (macula saccuuli), nhận các sợi cầu nang của thần kinh tiền đình. </i>
<i><b> 2.1.3. Các ống bán khuyên màng </b>(ductus semicirculares):</i>
Là những ống màng nhỏ nằm trong ống bán khuyên xương chỉ bằng 1/4 đường kính ống xương. Có 3 ống bán khuyên màng tương ứng với 3 ống xương.
<i>- Ống trước (ductus semicircularis anterior). </i><i>- Ống sau (ductus semicircularis posterior). </i><i>- Ống ngoài (ductus semicircularis lateralis). </i>
<i>Mỗi ống có hai đầu mở vào soan nang gọi là các trụ màng (crura </i>
<i>membranacea). Các trụ màng phình một đầu và đầu kia khơng phình. Các trụ </i>
khơng phình của ống ngồi đổ thẳng vào soan nang, các trụ khơng phình của ống trước và sau chập lại với nhau và đổ vào soan nang. Các trụ phình tạo nên các <i>bóng gọi là trụ màng bóng (crura membranacea ampullaria). Trong lòng mỗi </i><i>màng bóng có 1 lồi gọi là mào bóng (crista ampullaris). Mào bóng là cơ quan </i>đặc biệt cảm giác và phản xạ thăng bằng.
<i><b>2.1.4. Cấu trúc của soan nang, cầu nang và phình ống bán khuyên: </b></i>
<i>2.1.4.1. Các vết thính của soan nang và cầu nang: </i>
Trong soan nang và cầu nang các vết thính hợp thành những vệt nhỏ trịn, lớp biểu mơ có hình trụ, này tựa lên một lớp kính dày. Có hai loại tế bào :
- Các tế bào tựa: khá rộng ở 1/2 dưới và hẹp ở 1/2 trên, nhân tế bào có thể ở cao hay thấp. Trong có vỏ của lớp biểu mô tầng không rõ rệt.
</div><span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>của lớp biểu mơ có một chất keo, hình thành một lớp màng liên tục, khá dày phủ lên vết thính lớp này chứa các chất đóng vôi gọi là đá nhĩ. Sợi trục của các tế bào ở vết thính đi ra và tận cùng trong hạch hạch tiền đình (hạch scarpa) bằng sự tiếp xúc với tế bào hai cực của hạch.
<i>2.1.4.2. Cấu tạo gờ thính của các phình bán khun (trụ phình): </i>
Trong mỗi trụ phình có một chỗ dày lên, lồi ra gọi là mào bóng. Mào bóng là chỗ dày lên của tổ chức liên kết, nằm vng góc với trục của phình ống bán khuyên, lớp biểu mô bao phủ bờ tự do của mào có hình lăng trụ đa diện. Các đỉnh thính bao gồm các tế bào tựa và các tế bào giác quan phụ. Các tế bào này gồm 1 roi dài do các lông ngưng tụ lại tạo thành. Trên thiết đồ cắt ngang vng góc với hướng chung của gờ, các roi này xếp theo hình nan quạt đỉnh nhọn của roi chiếm trong chất mềm của chén. Chất mềm gồm một dải của các chất dạng keo có chỗ lõm lòng máng. Lòng lõm này chụp nên đầu cùng các roi của gờ. Chất mềm không chứa các đám đá nhĩ bập bềnh nổi trong nội dịch mà được cố định nhờ mảng dính của chất với đầu của roi.
<i>2.1.4.3. Các tận cùng thần kinh của các vết và các gờ: </i>
Các tế bào giác quan chính danh của các vết thính ở soan nang và cầu nang và các đỉnh của gờ ống bán khuyên đều là những tế bào hai cực của hạch Scarpa. Nhữmg tế bào này có nhánh gai tận cùng kiểu chùm rễ hoặc là xen giữa các tế bào giác quan phụ và các tế bào tựa của các vết và các đỉnh hoặc là trong bào tương của chính các tế bào giác quan phụ, hoặc là đi lên tới tận các dải bịt ở bề mặt là những mạng lưới và các sợi trần tận cùng trong các mắt lưới của các dải này, hoặc bằng một cuộn nhỏ, hoặc bằng một cầu nhỏ, hoặc bằng một điểm trong các khối chất keo phủ trên bề mặt các tế bào lông chuyển có những vật nhỏ (các đá nhĩ). Khi sóng âm thanh tác động làm di chuyển các dịch trong ống bán khuyên màng, trong soan nang và cầu nang. Khối chất keo kích thích các tế bào lông chuyển, tác dụng vào các đá nhĩ đẩy chúng ngược chiều hay xuôi chiều theo lông chuyển của tế bào biểu mô. Các sợi này tiếp nhận các kích thích đưa về tế bào hạch Scarpa và theo sợi trục đi tới phần trung ương. Các tế bào biểu mô <i>trong soan nang và cầu nang cảm nhận tư thế đầu ở trạng thái tĩnh (static </i>
<i>recepters). Các tế bào biểu mô của gờ ống bán khuyên cảm nhận tư thế đầu ở </i>
<i>trạng thái động (dynamic recepters). </i>
<b>2.2. Hạch tiền đình cịn gọi là hạch Scarpa </b><i>(ganglion vestribulare): </i>
</div><span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34><b>2.3. Dây thần kinh tiền đình </b><i>(n. vestibularis): </i>
<i>Các sợi trục (axon) của các tế bào hạch Scarpa tập hợp lại thành dây thần </i>kinh tiền đình, đi qua đáy ống tai trong cùng dây thần kinh ốc tai tạo thành dây thần kinh số VIII. Dây đi vào ống tai trong liên quan với dây thần kinh VII và dây thần kinh VII' (nằm phía sau dưới của hai dây này). Dây thốt ra khỏi lỗ ống tai trong, đi ra sau cùng với dây thần kinh ốc tới rãnh hành cầu và vào cầu não, ở đây dây thần kinh tiền đình chia thành hai bó, đi ở phía trước và trong thể thừng, chia thành rễ lên và xuống. Các sợi rễ xuống dừng lại và tiếp xúc với các tế bào thuộc nhân tiền đình ngồi và nhân tiền đình trong. Các sợi rễ lên tiếp xúc với nhân tiền đình trên, nhân mái của tiểu não, và vỏ tiểu não thuộc thể noãn, thể thừng cục nào và thể thừng nhang nào cùng bên, các sợi đi lên vào tiểu não là một thành phần của thể cạnh thừng.
<b>3. Phần trung ương của đường dẫn truyền. </b>
<b>3.1. Các nhân tiền đình: </b>
Là nhóm nhân nằm ở cầu não. Đây là các tế bào thuộc chặng II của đường dẫn truyền thăng bằng. Gồm có 4 nhân tiền đình:
<i>- Nhân tiền đình trên (nhân Bechterew). </i><i>- Nhân tiền đình ngồi (nhân Deiters). </i><i>- Nhân tiền đình trong (nhân Schwalber). </i><i>- Nhân tiền đình dưới (nhân Roller). </i>
Các nhân tiền đình (trong, ngồi, dưới) nhận các sợi của rễ xuống. Các sợi của rễ lên dừng lại ở các nhân (trên, dưới và ngoài).
Sợi trục của các tế bào nhân tiền đình có sự liên hệ phức tạp tới nhiều phần của chất não. Theo 4 đường liên hệ chính.
- Từ nhân tiền đình các sợi đi xuống dừng ở sừng bên tủy sống (tạo nên bó tiền đình gai), bó sợi này tạo nên cung phản xạ phối hợp nhận biết tư thế đầu, vận động quay đầu, cổ và chỉ khi có các kích thích tiền đình.
- Từ các nhân tiền đình các sợi đi vào bó dọc sau cùng bên và bên đối diện đến dừng ở nhân các dây thần kinh sọ não số III, IV, VI, tạo nên cung phản xạ vận động nhãn cầu khi có các kích thích tiền đình (khi tổn thương cung phản xạ này gây nên hiện tượng rung giật nhãn cầu: phản xạ mắt - tai - đầu).
- Từ các nhân tiền đình các sợi đi ngược lên trên đến đồi thị bắt chéo sang bên đối diện đi vào phần sau bao trong tới trung khu phân tích thăng bằng vỏ não.
</div><span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>Khi cơ quan tiền đình ngoại vi bị kích thích, sẽ gây nên rối loạn thăng bằng (chóng mặt và đau đầu), có thể kèm theo các triệu chứng của rối loạn vận động, vì các sợi từ nhân tiền đình có mối liên hệ với các trung khu vận động của vỏ não và nhân các dây thần kinh vận động
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN VỊ GIÁC
Gồm hai chặng neuron: ngoại vi và trung ương.
<b>1. Chặng ngoại vi. </b>
Gồm các tế bào thụ cảm vị giác ở lưỡi. Các nhận thức vị giác sẽ được dẫn truyền theo hai đường:
- Đường thứ nhất: từ đầu lưỡi và 2/3 trước của lưỡi, được dẫn truyền do dây thần kinh lưỡi (nhánh của dây hàm dưới), rồi qua thừng nhĩ (nhánh của dây VII ), <i>mượn đường đi của dây VII để tới hạch gối (ganglion geniculi); từ hạch gối, qua </i>dây thần kinh trung gian (dây VII’) và sau khi qua xương đá tới ống tai trong để <i>vào sọ (hình 26.1). </i>
<i><b>Hình 26.1: Các sợi vị giác và các sợi thực vật dây VII, VII'´ </b></i>
1. Nhân vị giác dây VII'´ 7. Tuyến dưới lưỡi 2. Nhân bọt trên dây VII'´ 8. Tuyến dưới hàm
3. Tuyến lệ 9. Dây thần
kinh VII
4. Hạch gối 10. Hạch
bướm khẩu cái
5. Thừng nhĩ 11. Sợi thực vật dây
</div><span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>6. Dây thần kinh lưỡi 12. Nhân lệ tỵ dây VII
- Đường thứ hai: từ đáy lưỡi và 1/3 sau của lưỡi, được dẫn truyền do dây thần <i>kinh thiệt hầu (dây IX), qua hạch trên (ganglion superius) hay hạch Andersch và hạch </i><i>dưới (ganglion inferius) hay hạch Ehrenritter rồi qua lỗ rách sau để vào sọ (hình 26.2). </i>
<i><b>Hình 26.2: Dây thần kinh thiệt hầu </b></i>
1. Dây mặt 13. Hạnh nhân
khẩu cái
2. Dây hàm trên 14. Đám rối hầu và
các nhánh
3. Hạch bướm khẩu cái 15. Xương chẩm
4. Dây hàm dưới 16. Nhánh nối với TK
giao cảm
5. Hạch tai 17. Nhánh nối
với dây X
</div><span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>8. Hòm nhĩ 20. Nhân lưng (thần kinh XII)
9. Dây thần kinh Jacobson 21. Cánh xám 10. Nhánh lưỡi của dây mặy 22. Nền não thất IV
11. Lưỡi 23. Hạch trên
(Ehrenritter)
12. Xương hàm dưới 24. Hạch dưới (Andersch)
<b>2. Chặng trung ương. </b>
Các sợi vị giác dây IX vào não ở rãnh bên sau của hành não (rãnh sau trám <i>hành) và tiếp xúc với tế bào ở 1/3 giữa của nhân đơn độc (nucleus solitarius). </i>Các sợi vị giác của dây VII’ vào não ở rãnh hành cầu và tiếp xúc với các tế bào ở 1/3 trên của nhân đơn độc.
Từ nhân đơn độc, các sợi vị giác sẽ theo đường dẫn truyền cảm giác trung để tới đồi thị (neuron 3) và từ đó đi lên vỏ đại não ở tiểu thùy lưỡi hay thùy nắp <i>(operculum) là trung khu phân tích vị giác </i>
DÂY THẦN KINH SỌ NÃO
Dây thần kinh (TK) sọ (hay dây thần kinh sọ não) được chia làm 3 loại: - Dây vận động hay ly tâm (chuyển ra): gồm có 3 dây vận động mắt (III,IV,VI ), 1 dây vận động cơ thang và cơ ức đòn chũm (XI) và 1 dây vận động lưỡi (XII).
- Dây cảm giác hay hướng tâm (chuyển vào): dây I, dây II và dây VIII. Nguyên ủy của dây I và dây II khác hẳn mọi dây sọ khác.
- Dây vừa vận động, vừa cảm giác hay dây hỗn hợp, gồm có dây V, dây VII, dây IX và dây X.
Dây TK sọ và dây TK sống (TK gai) giống nhau ở điểm là: dây sống được tạo nên bởi rễ trước (vận động) và rễ sau (cảm giác) của tủy sống. Dây sọ vừa vận động vừa cảm giác cũng bắt nguồn ở hai loại nhân: nhân vận động và loại nhân cảm giác, các nhân này chẳng qua là sự tiếp tục ở phía trên của sừng trước và sừng sau của tủy sống.
</div><span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>rễ trước của dây thần kinh sống và phát sinh từ cột ngồi, có các nhân vận động các dây hỗn hợp (V, VII) và nhân hoài nghi (của 3 dây IX, X, XI).
Sở dĩ, có ở não hai cột nhân vận động (cột trước trong và cột trước ngồi) là vì sừng trước bị chặt làm đơi (đầu tách làm đôi). Và sở dĩ ở hành não, cột nhân vận động ở phía trong cột nhân cảm giác là vì hai sừng sau toạc ra hai bên để tạo nên não thất IV.
Ở sừng sau, tiếp tục ở phía trên cột Clarke của tủy sống (tủy gai), có nhân đơn độc cảm giác (của 3 dây VII', IX và X) và nhân tiền đình của dây VIII, và tiếp tục ở trên chất keo Rolando của tủy sống, có nhân cảm giác của dây V và nhân ốc tai của dây VIII.
Sừng bên (khu tạng) ở giữa hai sừng, nên ở đây (giữa cột nhân vận động và cột nhân cảm giác của mặt, cổ, chi), cũng có các nhân thực vật của các dây thần kinh sọ cho các tuyến hay các tạng (VII, IX, X, XI).
CÁC DÂY THẦN KINH GIÁC QUAN
Có 3 đơi dây thần kinh giác quan: dây I, II và VIII. Các dây này được mô tả chi tiết ở mũi, mắt, tai và các đường dẫn truyền giác quan. Chỉ lưu ý là dây I và dây II, sự thực không phải là một dây thần kinh, mà là một phần của não. Dây VIII gồm có 2 dây khác nhau về giải phẫu, sinh lý và cả về lâm sàng (dây ốc tai làm nhiệm vụ thính giác, cịn dây tiền đình làm nhiệm vụ thăng bằng).
<b>1. Dây I hay dây khứu giác </b>
<i>(nervus olfactorius).</i>Bắt nguồn từ các tế bào ở niêm mạc khứu giác, ở tầng mũi trên. Các nhánh qua các lỗ của mảnh sàng, để chạy vào hành khứu, qua cuống khứu và chạy bởi 3 <i>rễ vào các nhân xám của khứu não (hình 27.1). Từ đó, các sợi liên hệ với thể vú, </i>đồi thị và thùy khuy, tới trung khu khứu giác ở vỏ não của hồi hải mã (xem bài
<i>Đường dẫn truyền cảm giác giác quan ). </i>
Cảm giác khứu giác tùy thuộc vào cấu tạo phân tử của chất gây kích thích. Số lượng và cách sắp xếp các phân tử sẽ quyết định mùi khác nhau. Những chất nào càng tan nhiều trong nước và mỡ càng gây mùi mạnh.
Ứng dụng lâm sàng:
- Hiện tượng mất mùi ở cả hai bên thường là do nguyên nhân tại mũi: viêm mũi teo, polyp mũi hay mất mùi bẩm sinh.
</div><span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>- Kích thích tại móc hải mã, phần đáy thùy thái dương có thể gây mùi khó <i>chịu (parosmis). </i>
</div><span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40><i><b> Hình 27.2: Các rễ thần kinh sọ não </b></i>
1. Củ núm vú 7. Dây thần kinh VIII
2. Khoang thủng sau 8. Dây thần kinh IX 3. Dây thần kinh III 9. Dây thần kinh X
4. Dây thần kinh V 10. Dây thần kinh XI
5. Dây thần kinh VI 11. Trám hành
6. Dây TK VII, VII’ 12. Dây thần kinh XII
<i><b>Hình 27.3: Dây thần kinh khứu giác </b></i>
1. Dải khứu 3.
Hành khứu
2. Thần kinh khứu giác
<b>1. Dây II hay dây thần kinh thị giác</b>
<i> (nervus opticus). </i></div><span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41><i><b>Hình 27.4: Các loại tổn thương thần kinh thị giác </b></i>
<i>Ứng dụng lâm sàng (hình 27.4). </i>
- Tổn thương động mạch cung cấp cho võng mạc hay TK thị giác, chèn ép TK thị giác từ sau nhãn cầu có thể gây mù một mắt và mất phản xạ ánh sáng, điều tiết hoàn toàn (kiểu 2).
- U tuyến yên, vùng dưới đồi ảnh hưởng đến giao thoa thị giác gây bán manh đối bên thái dương và mất phản xạ đồng cảm (kiểu 1).
- Bán manh đối bên mũi hiếm xảy ra, nếu có do phình mạch hai bên của động mạch cảnh trong (kiểu 3 + 8).
- Bán manh cùng bên có thể do u não từ dải thị đến tia thị ( kiểu 4 - 7
).
</div><span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>1. Ốc tai màng 12. Túi nội dịch
2. Vết cầu nang 13. Hạch tiền đình (Scarpa)
3. Cầu nang 14. TK tiền đình
4. Soan nang 15. TK ốc tai
5. Mào bóng 16. TK tiền đình ốc tai 6. Ống bán khuyên sau 17. Cơ quan Corti
7. Ống bán khuyên ngoài 18. Màng mái
8. Ống bán khuyên trước 19. Hạch xoắn (Corti) 9.11. Mào bóng 20. Mảnh xoắn 10. Vết soan nang
<b>1. Dây VIII hay dây thần kinh tiền đình ốc tai </b>
<i>(n.vestibulocochlearis).</i>Gồm có hai dây: dây ốc tai bắt nguồn ở ốc tai (hạch Corti) và dây tiền đình ở tiền đình (hạch Scarpa) và ở các ống bán khuyên. Hai dây này cùng với dây mặt <i>(n. facialis) qua ống tai trong, để rồi chạy vào não, ở rãnh hành cầu là nguyên ủy </i>hư của dây VIII. Ở não, dây VIII chạy vào các nhân xám ở hành não. Từ đó, các sợi chạy thẳng hay qua tiểu não, để tới thể gối trong và củ não sinh tư sau dưới. Từ đây, các sợi tới trung khu thính giác ở vỏ của thùy thái dương 1 (xem bài
<i>Đường dẫn truyền giác quan). </i>
Ứng dụng lâm sàng:
<i>- Hiện tượng động mắt (nystagmus) là biểu hiện của sự liên hệ giữa hệ thống </i>tiền đình và vị trí nhãn cầu khi có thay đổi tư thế của đầu.
- Tổn thương các ống bán khuyên, TK tiền đình, nhân tiền đình và phần trên của nhân sẽ gây hiện tượng chóng mặt.
- Tổn thương ốc tai, TK ốc tai, nhân ốc tai sẽ gây hiện tượng nghễnh ngãng, giảm thính lực hoặc điếc hoàn toàn.
CÁC DÂY THẦN KINH VẬN ĐỘNG MẮT
Dây thần kinh vận động mắt gồm có:
- Dây III hay dây vận nhãn (hay vận nhãn chung). - Dây IV hay dây ròng rọc (hay dây cảm động). - Dây VI hay dây vận nhãn ngoài.
Các dây này đều ở tầng sau của nền sọ, rồi tụm lại ở xoang tĩnh mạch hang, để chạy qua khe bướm tới các cơ của nhãn cầu (4 cơ thẳng, 2 cơ chéo và cơ kéo mi trên).
<b>1. Dây III hay dây thần kinh vận nhãn</b>
<i> (nervus oculomotorius) (còn gọi </i>là dây vận nhãn chung).<b>1.1. Nguyên ủy thực: </b>
Ở cột nhân xám quanh cống Sylvius, ngang mức củ não sinh tư trước. Các sợi qua bó dọc sau, nhân đỏ, liềm đen thốt ra ngồi.
<b>1.2. Ngun ủy hư: </b>
</div><span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43><b>1.3. Đường đi: </b>
Chạy trước, ra sau và lên trên, vào tầng giữa nền sọ. Ở đó, dây chạy dọc theo thành ngồi của xoang tĩnh mạch hang để tới khe bướm.
<b>1.4. Phân nhánh: </b>
Ở khe bướm, phân chia ra hai nhánh, chui qua vòng Zinn để vào ổ mắt. - Nhánh trên: nhỏ, vận động cơ thẳng trên và cơ kéo mi trên.
- Nhánh dưới: to hơn, vận động cơ thẳng dưới, cơ chéo bé và cơ thẳng trong. Ngoài ra, còn tách ra một rễ cho hạch mắt (rễ vận động phó giao cảm). Từ hạch, các sợi chạy vào cơ mi (dây mi ngắn) làm hẹp đồng tử.
<b>2. Dây IV hay dây thần kinh cảm động, dây thần kinh ròng rọc</b>
<i>(nervus trochlearis). </i><b>2.1. Nguyên ủy thực: </b>
Ở một nhân ở trung não, gần nhân vận động của dây V. Các sợi sẽ bắt chéo hoàn toàn ở não (đặc điểm của dây IV).
<b>2.2. Nguyên ủy hư: </b>
Là dây độc nhất tách ra ở mặt lưng của não, thoát ra dọc theo hai bờ của hãm van Vieussens. Các sợi ở bên phải thoát ra ở bờ trái của đường hãm và các sợi trái thoát ra ở bờ phải.
<b>2.3. Đường đi: </b>
Từ van Vieussens, dây vòng quanh cuống đại não để cùng với dây VI chạy dọc theo thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang để tới khe bướm. Ở khe bướm, dây chạy ngoài vòng Zinn để vào ổ mắt và chạy ngay dưới trần ổ mắt, phân nhánh vào các cơ chéo trên (chéo to).
</div><span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>1. Dây vận nhãn (chung) 12. Hạch mi
2. Dây ròng rọc (cảm động) 13. Xương
hàm trên
3. Dây thị giác 14.
Cơ chéo bé
4. Dây mũi 15. Nhãn cầu
5. Nhân của dây vận nhãn (chung) 16. Dây mi
6. Nhân dây ròng rọc 17. Xương
trán
7. Hành não 18.
Cơ chéo to
8. Nhân dây vận nhãn ngoài 19. Cơ kéo mi
trên
9. Dây vận nhãn ngoài 20. Cơ thẳng
trên
10. Cơ thẳng dưới 21.
Cơ thẳng dưới
11. Cơ thẳng ngoài
<b>3. Dây VI hay dây thần kinh vận nhãn ngoài</b>
<i><b> (nervus abducens). </b></i><b>3.1. Nguyên ủy thực: </b>
<i> Ở một nhân của cầu não, ở nền não thất IV (lồi tròn). </i>
<b>3.2. Nguyên ủy hư: </b>
Thoát ra ở não ở rãnh hành cầu, trong dây VII. <b>3.3. Đường đi: </b>
Từ rãnh hành cầu, dây VI đi ra trước, ở trong rễ lớn của dây V qua bờ trên xương đá (cách đỉnh xương đá độ 1 hay 2mm, nên dễ bị thương tổn khi xương bị vỡ). Rồi dây VI chui vào trong xoang tĩnh mạch hang, chạy giữa thành ngoài của xoang và động mạch cảnh, và khi tới khe bướm, thì dây V chui vào vòng Zinn để vào ổ mắt.
<b>3.4. Phân nhánh: </b>
</div><span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45><i><b>Hình 27.7: Các dây thần kinh vận động và </b></i>
<i>cảm giác cho mắt </i>
1. Dây III 6. Nhánh mũi
2.4. Dây IV 7. Nhánh trán
3. Dây VI 8. Trung .não
5. Nhánh lệ <i>9. Cầu não </i>
Ứng dụng lâm sàng:
- Tổn thương dây III: cơ kéo mi trên và cơ thẳng trong bị liệt gây nên sụp mi và lác ngoài. Ngồi ra, các sợi TK thực vật đến cơ vịng ở mống mắt cũng bị liệt gây dãn đồng tử.
<i>- Tổn thương dây IV: cơ chéo trên (chéo to) bị liệt, mắt không hướng xuống </i>dưới và ra ngoài được (khi khám cho bệnh nhân đi xuống bậc cầu thang bệnh nhân phải cúi xuống mới nhìn rõ).
- Tổn thương dây VI: cơ thẳng ngoài bị liệt gây nên lác trong.
DÂY V HAY DÂY THẦN KINH SINH BA
<i>Dây V hay dây thần kinh sinh ba, dây tam thoa (n. trigeminus) là dây hỗn </i>hợp nhận cảm giác ở mặt và các phần sâu của mặt: ổ mặt, ổ mũi và ổ miệng và vận động các cơ nhai, nên có 2 rễ như các dây thần kinh sống:
<i>- Rễ cảm giác: với hạch Gasser và 3 nhánh cùng là: dây TK mắt (n.ophthalmicus), </i><i>dây TK hàm trên (n. maxillaris), dây TK hàm dưới (n. mandibularis). </i>
- Rễ vận động: nhỏ hơn nhiều , chạy vào dây hàm dưới.
Có đặc điểm là mang các sợi vận động thực vật của dây VII, VII' và IX tới các tuyến ở mũi, miệng và các tuyến bọt.
<i>Nguyên ủy thực: </i>
- Rễ vận động: tách ở hai nhân xám:
<i>+ Nhân chính hay nhân nhai (nucleus motorius) ở cầu não. </i>
</div><span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46><i><b>Hình 27.8: Nguyên ủy đường đi phân nhánh của dây V </b></i>
1. Dây tai thái dương 14. Dây má
2. Nhân phụ 15. Dây răng sau
3. Nhân chính ( nhân nhai ) 16. Dây răng trước
4. Nhân cảm giác 17. Tuyến lệ
5. Rễ cảm giác 18. Dây mũi
6. Rễ vận động 19. Dây trán ngoài
7. Dây mặt 20. Dây trán trong
8. Dây tiền đình ốc tai 21. Dây lệ
9. Dây cơ cắn 22. Hạch bán nguyệt (Gasser)
10. Dây l ưỡi 23. Dây mắt
11. Dây răng dưới 24. Dây hàm trên
12. Tuyến dưới hàm 25. Dây hàm dưới
13. Tuyến dưới lưỡi 26. Tuyến mang tai
- Rễ cảm giác: tách ở hạch Gasser. Hạch này được coi như một hạch gai gồm các tế bào mà nhánh trục tạo nên rễ hướng về não, còn các nhánh cành chui vào ba nhánh (mắt, hàm trên và hàm dưới). Rễ cảm giác tận cùng ở một nhân xám kéo dài từ nửa cầu não tới hết hành não, và liên tiếp ở tủy sống với chất keo Rolando của sừng sau.
<i>- Hạch bán nguyệt Gasser (ganglion semilunare). Là nguyên ủy thật của các </i>sợi cảm giác; là một đám rối thần kinh rất sít, hình bán nguyệt, nằm trong hốc Meckel, ở mặt trước trên xương đá. Hốc Meckel được tạo nên bởi sự trẽ đôi của màng não cứng.
</div><span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>Hạch cách da sọ khoảng 4 cm và đối chiếu trên sọ vào một khu ở phần trước ổ chảo xương thái dương.
Nguyên ủy hư:
Hai rễ (rễ to cảm giác và dễ nhỏ vận động) đều tách ở cầu não, chỗ giáp giới giữa mặt trước và mặt bên. Rồi hai rễ cùng chui vào hốc Meckel. Rễ cảm giác tỏa hình quạt tam giác (đám rối tam giác) để sau chạy vào hạch Gasser, còn rễ vận động đi luồn dưới hạch để chạy vào dây hàm dưới.
<b>1. Dây thần kinh mắt. </b>
<i>Dây thần kinh mắt (n.ophtalmicus) hay dây thần kinh Willis mang cảm giác </i>vùng trán, ổ mắt và ổ mũi và tận hết ở hạch Gasser. Về phương diện giải phẫu, dây mắt đi từ hạch Gasser ra.
<b>1.1. Đường đi: </b>
Từ hạch Gasser, chạy chếch lên trên và ra trước, theo thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, tới khe bướm.
<b>1.2. Phân nhánh: </b><i><b>1.2.1. Nhánh bên: </b></i>
Có hai loại:
- Các nhánh nối, nối với đám rối giao cảm quanh động mạch cảnh, nối với dây III và dây IV.
- Các nhánh màng não, trong đó có nhánh quặt ngược Arnold chạy vào lều tiểu não.
<i><b>1.2.2. Nhánh tận: </b></i>
Có ba nhánh kể từ ngoài vào trong:
<i>- Dây lệ (n. lacrymalis) qua khe bướm vào ổ mắt, dọc bờ trên của cơ thẳng </i>ngoài, phân nhánh trong mi trên và vùng ngoài ổ mắt.
<i>- Dây trán (n. frontalis) cũng qua khe bướm vào ổ mắt, sát dưới trần ổ mắt, trên </i><i>cơ kéo mi mắt, chia thành hai nhánh: dây trên ổ mắt (n. supraorbitalis) và dây trên </i><i>ròng rọc (n. supratrochlearis). Hai dây này nhận cảm giác ở trán, mũi và mi trên. </i>
<i>- Dây mũi (n. nasociliaris) qua vòng Zinn ở khe bướm vào ổ mắt, cùng động </i>mạch mắt chạy phía trên dây III, rồi chếch vào trong, tách các nhánh bên và tận hết bằng hai nhánh ở hốc mũi.
+ Nhánh bên: rễ dài cảm giác của hạch mắt, dây mi dài và dây sàng sau. Các nhánh này cảm giác cho nhãn cầu, xoang bướm và xoang sàng sau.
+ Nhánh tận: nhánh sàng trước và nhánh dưới ổ mắt. Các nhánh này nhận cảm giác ở vách lá mía, da đầu mũi, da sống mũi và đường lệ.
</div><span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>còn mang các sợi thực vật của dây VII (tiết nước mắt) và dây III (phản xạ giãn đồng tử và vận mạch nhãn cầu).
<b>2. Dây thần kinh hàm trên. </b>
<i>Dây thần kinh hàm trên (n.maxillaris) là dây hoàn toàn cảm giác, tận hết ở </i>phần giữa hạch Gasser.
<b>2.1. Đường đi: </b>
Từ hạch Gasser chạy thẳng ra trước qua lỗ tròn to để tới mặt trên của hố chân hàm, rồi tạt ngang ra ngoài tới đầu rãnh dưới ổ mắt lại bẻ gập lần nữa để chui vào rãnh và khi qua lỗ dưới ổ mắt thì tỏa thành một cụm nhánh tận. Nói chung, dây hàm trên bẻ gập hai lần, đường đi hình lưỡi lê.
<b>2.2. Liên quan: </b>
<i> Ở tầng giữa nền sọ, dây hàm trên chạy sát trên xương, ở chỗ mà thành ngoài </i>
của xoang tĩnh mạch, dính vào cánh to xương bướm. Như vậy, dây hàm trên ở dưới tất cả các dây chạy trong thành của xoang.
- Trong ống tròn to, cùng đi với dây hàm trên, có nhiều tĩnh mạch liên lạc đi từ xoang tới đám rối chân bướm.
- Ở đáy hố chân hàm, dây hàm trên chạy ở phía trên dây hàm dưới, và ở phía ngồi hạch bướm khẩu cái.
- Ở ống dưới ổ mắt, dây hàm trên cùng đi với động mạch dưới ổ mắt, liên quan ở trên với các thành phần của ổ mắt; chỉ có cốt mạc phân cách. Ở dưới, liên quan với xoang hàm trên, có khi chỉ có niêm mạc che phủ, nên viêm xoang có thể gây đau ở dây thần kinh.
<b>2.3. Phân nhánh: </b><i><b>2.3.1. Nhánh tận: </b></i>
Gồm cả một bó nhánh cho mi dưới, má, mũi và mơi trên.
<i><b>2.3.2. Nhánh bên: </b></i>
Gồm có 6 nhánh:
<i>- Nhánh màng não (ramus meningeus) cho màng não ở vùng thái dương và đỉnh. </i><i>- Nhánh ổ mắt hay nhánh tiếp (ramus zygomaticus), ngoài các sợi cảm </i>giác còn mang các sợi tiết dịch của dây VII, tiếp nối với dây lệ để tạo nên một quai, và từ quai này tách ra các nhánh lệ cho tuyến lệ và dây thái dương <i>gò má (n. zygomaticotemporalis). </i>
</div><span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49><i><b>Hình 27.9: Dây thần kinh hàm trên </b></i>
1. Tuyến lệ 5. Dây thần kinh răng
trước
2. Nhánh lệ của dây mắt 6. Dây thần kinh răng giữa 3. Nhánh thái dương gò má 7. Dây thần kinh răng sau 4. Nhánh gò má (nhánh ổ mắt)
<i>+ Nhánh ổ mắt (n.infraorbitalis) chạy vào trong các xoang sàng. </i>
<i>+ Nhánh mũi (rami nasales) qua lỗ bướm khẩu cái, chạy vào hố mũi, có </i>nhánh mũi trên phân phối vào nghách mũi trên và giữa và nhánh mũi khẩu cái phân phối vào vách lá mía và vịm miệng.
<i>+ Các nhánh khẩu cái (n.n.palatini) gồm các nhánh trước chui qua ống khẩu </i>cái sau, các nhánh giữa và sau chui qua các ống khẩu cái phụ, để phân phối vào các ngách mũi dưới, vào màn hầu và phần sau vòm miệng.
<i>+ Các nhánh chân bướm khẩu cái (n.n. pterygopalatini) qua ống cùng tên, để </i>phân phối vào niêm mạc tỵ hầu.
<i>- Các dây răng sau, răng giữa và răng trước (n.n. alveolares post., medius, </i>
<i>ant.) tách ở dây hàm trên, trước khi dây này vào rãnh giữa ổ mắt (chạy ở giữa </i>
rãnh hay ở đầu rãnh).
<b>2.4. Cách tìm dây hàm trên: </b>
Dây hàm trên ở ngay ngang mức bờ trên của mỏm tiếp, ở 1cm sau bờ ngoài của ổ mắt. Dây ở sâu, cách da độ 4cm.
</div><span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>Dây hàm trên còn mang các sợi thực vật của dây VII (tiết nước mắt và nước mũi).
<i><b>Hình 27.10: Dây hàm trên và </b></i>
<i>động mạch hàm trong </i>
1. Động mạch dưới ổ mắt
2. Động mạch hàm trong
3. Động mạch bướm khẩu cái
4. Động mạch khẩu cái
5.
Động mạch chân bướm khẩu cái
6.
Dây thần kinh hàm trên
<b>3. Dây thần kinh hàm dưới. </b>
<i>Dây thần kinh hàm dưới (nervus mandibularis) là một dây hỗn hợp, nên có 2 </i>rễ: rễ vận động (của dây V) và rễ cảm giác to hơn nhiều tận hết ở hạch Gasser.
<b>3.1. Đường đi: </b>
Khi tới lỗ bầu dục, hai rễ tụm lại và chui qua lỗ bầu dục để ra ngoài sọ, vào khu chân bướm hàm.
Ở lỗ bầu dục, dây hàm dưới liên quan với động mạch màng não bé, ở vùng chân bướm hàm, dây đi phía trước cân liên cơ chân bướm ngoài và trong. Khi cách lỗ bầu dục gần 1cm, thì dây phân chia ra hai nhánh tận.
<b>3.2. Phân nhánh: </b><i><b>3.2.1. Nhánh bên: </b></i>
Nhánh quặt ngược, chạy vào màng não, qua lỗ tròn bé.
<i><b>3.2.2. Nhánh tận: </b></i>
</div><span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51><i>+ Dây miệng (n.buccalis): chạy giữa hai bó của cơ chân bướm ngồi, và sau </i>khi phân phối vào trong cơ, thì tách ra làm 2 nhánh:
<i>Nhánh lên vận động hay các nhánh thái dương sâu (n.n.temporales profondi) </i>vận động cơ thái dương.
<i>Nhánh xuống cảm giác hay nhánh miệng (r. buccalis) nhánh này xuống tới </i>cơ mút và phân phối vào da niêm mạc của má.
<i>+ Dây thái dương giữa (n.temporalis: ramus medius), vận động cơ thái dương </i><i>+ Dây cơ cắn (n. massetericus) phân chia, ở bờ trên cơ chân bướm ngoài, ra </i>làm 2 nhánh:
Nhánh lên chạy vào vận động cho cơ thái dương. Nhánh xuống vận động cho cơ cắn.
- Thân sau: Gồm có 4 nhánh:
+ Thân chung của dây chân bướm trong, cơ căng mân hầu và cơ búa. Thân chung này chui qua cân liên cơ chân bướm để chạy vào khu hàm hầu và phân nhánh cho 3 cơ trên.
<i>+ Dây tai thái dương (n. auriculotemporslis): tỉa ra đôi thành một lỗ khuyên </i>để động mạch màng não giữa chạy qua, rồi qua khuy sau lồi cầu Juvara chạy trên bó mạch hàm trong, vào vùng mang tai. Quặt ngược lên trên, chạy ở phía sau động mạch thái dương nơng, để rồi phân nhánh vào vùng thái dương .
Ngoài ra, dây tai thái dương còn mang các sợi của dây đá sâu bé của dây IX, qua hạch tai, chạy vào tuyến mang tai.
<i>+ Dây răng dưới (n. alveolaris inferior) là một nhánh to nhất, nên được coi </i>cùng với dây lưỡi, như hai nhánh tận của dây hàm dưới. Dây răng dưới chạy giữa hai cơ chân bướm, nên nằm ngay áp vào mặt ngoài của của cân liên cơ chân bướm, chạy tới gai Spix thì chui cùng động mạch vào ống răng dưới.
<i>Tách ra các nhánh: nhánh nối với dây lưỡi và dây hàm móng (n. mylohyoideus) </i>vận động cơ hàm móng và thân trước của cơ nhị thân; nhánh cho các răng hàm <i>dưới và phân chia ra hai nhánh tận: dây cằm (n.mentalis) thoát khỏi ống ở lỗ cằm </i>để vào da cằm và niêm mạc của môi dưới (không tách các nhánh răng); dây nanh <i>(n. dentalis) tách ra cho các răng ở phía trước (răng nanh, răng cửa và lợi). </i>
</div><span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>niêm mạc của rãnh lợi lưỡi. Chỉ cần rạch niêm mạc ở gần răng khôn là thấy dây lưỡi.
Dây lưỡi phân chia ra nhiều nhánh tận (cảm giác) để vào lưỡi ở hai phần ba trước (phần ba sau là do dây IX chi phối).
Dây lưỡi còn tách ra các nhánh bên, trong đó có nhánh nối với thừng nhĩ (một nhánh của dây mặt). Qua thừng nhĩ, dây lưỡi nhận các sợi tiết dịch của dây trung gian VII'. Các sợi này chạy qua các hạch dưới hàm và dưới lưỡi, để rồi tách ra các nhánh cho các tuyến nước bọt cùng tên. Ngồi ra, dây lưỡi cịn tách ra một vài nhánh cho niêm mạc của trụ trước màn hầu và của tuyến hạnh nhân.
<i><b>Hình 27.11: Dây thần kinh hàm dưới </b></i>
1. Nhánh thái dương sâu giữa 7. Dây thần kinh lưỡi 2. Nhánh thái dương sâu trước 8. Nhánh miệng 3. Thân chung cơ chân bướm trong, 9. Thừng nhĩ cơ căng màn hầu và cơ búa 10. Nhánh cơ cắn 4. Nhánh cơ chân bướm ngoài 11. Nhánh tai thái dương 5. Nhánh cơ chân bướm hàm 12. Nhánh thái dương 6. Dây thần kinh răng dưới sâu sau
Tóm lại, dây thần kinh hàm dưới là một dây hỗn hợp:
</div><span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>- Mang các sợi tiết dịch của dây VII' vào tuyến bọt dưới hàm, dưới lưỡi; các sợi tiết dịch của dây IX vào tuyến bọt mang tai.
- Vận động 4 cơ nhai (cơ thái dương, cơ cắn, cơ chân bướm ngoài và trong) và một số cơ khác (cơ hàm móng, bụng trước của cơ hai bụng, cơ búa và cơ căng màn hầu).
<i><b>Hình 27.12: Dây thần kinh lưỡi </b></i>
1. Tuyến nước bọt dưới lưỡi 4. Hạch và tuyến dưới hàm 2. Các nhánh vào tuyến 5. Dây chằng chân bướm
nước bọt dưới lưỡi 6. Ngành nối
</div><span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54><i><b>Hình 27.13: Đường cảm giác ở mặt </b></i>
1. Đồi thị 4. Nhân bó đơn độc
2. Chặng trung ương 5. Nhân cảm giác dây V 3. Hạch bán nguyệt <b>6. Hạch gối </b>
DÂY THẦN KINH VII HAY DÂY MẶT VÀ
DÂY TRUNG GIAN VII' ( WRISBERG )
<i>Dây thần kinh mặt (nervus facialis) là một dây hỗn hợp gồm có: </i>
- Dây VII vận động gồm các sợi vận động cơ bám da mặt cổ và vài ba cơ khác (cơ bàn đạp, cơ trâm móng và thân sau của cơ nhị thân). Ngồi ra cịn có các sợi tiết dịch cho tuyến lệ và cho các tuyến niêm mạc ở mặt (mũi, miệng và hầu).
<i>- Dây trung gian VII' hay dây Wrisberg (nervus intermedius) gồm các sợi vị </i>giác ở hai phần ba trước của lưỡi. Ngoài ra, dây VII' cịn có các sợi tiết dịch cho các tuyến lưỡi, tuyến bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
<b>1. Nguyên ủy thật. </b>
- Sợi vận động (VII) tách ở một nhân xám ở cầu não, nằm ở phía trên nhân <i>hồi nghi (nucleus ambigus). Các sợi sẽ vịng quanh nhân của dây VI từ trong ra </i>ngoài, để rồi chạy thẳng ra tới trước rãnh hành cầu.
<i>- Sợi cảm giác (VII') bắt nguồn ở hạch gối (ganglion geniculi), các sợi từ </i><i>hạch gối sẽ tận hết ở phần ba trên nhân bó đơn độc (nucleus solitarius) </i>
- Sợi thực vật của dây VII tách ở nhân lệ tỵ, của dây VII' tách ở nhân bọt trên <i>(nucleus salivatorius superior). </i>
<b>2. Nguyên ủy hư. </b>
Thoát ra ở rãnh hành cầu, trong dây VIII và ngoài dây VI.
<b>3. Đường đi và liên quan. </b>
Dây mặt từ não chui vào ống tai trong, chạy qua cống Fallope tới lỗ trâm chũm và thốt ra ngồi sọ vào tuyến mang tai, có 3 đoạn:
<b>3.1. Đoạn trong sọ: </b>
Từ rãnh hành cầu, dây VII và VII' chui qua ống tai trong để vào trong xương đá. <b>3.2. Đoạn trong xương đá: </b>
Qua ống tai trong và cống Fallope.
</div><span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>- Ở cống Fallope, cống này có 3 đoạn:
+ Đoạn mê nhĩ, dài 4 mm, thẳng góc với trục xương đá.
+ Đoạn màng nhĩ, dài 10 mm, song song với trục xương đá, ngay trên hòm nhĩ (dễ bị liệt khi viêm tai giữa), chỗ nối hai đoạn trên có hạch gối (là nguyên ủy cảm giác của dây VII').
+ Đoạn chũm, dài 15 mm, chạy thẳng xuống tới lỗ trâm chũm, cách lỗ ống tai ngoài độ 2 mm và sâu trong da độ 15 mm (có thể bị tổn thương khi đục xoang chũm).
<i><b>Hình 27.14: Dây thần kinh mặt trong cống Fallope </b></i>
1. Ống tai trong 7. Tiền đình
2. Cống Fallope 8. Ống bán khuyên
ngoài
<i>3. Dây mặt (a. đoạn I, </i> 9. Rãnh xoang bên <i> </i> <i>b. đoạn II, c. đoạn III) </i> 10. Ống mạch cảnh
4. Hạch gối 11. Vòi nhĩ
5. Mặt trước xương đá 12. Mỏm trâm
6. Hòm nhĩ 13. Mỏm
</div><span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56><i><b>Hình 27.15: Dây thần kinh mặt đoạn trong xương đá </b></i>
1. Dây TK đá sâu lớn 8. Dây TK đá nông lớn 2. Dây TK của sổ bầu dục 9. Hạch bán nguyệt (Gasser)
3. Mỏm tháp 10. Ống động mạch cảnh
4. Dây TK cửa sổ tròn 11. Dây TK đá sâu bé 5. Dây thừng nhĩ 12. Nhánh cảnh nhĩ
6. Cơ búa 13. Dây T K vòi nhĩ
7. Dây TK đá nông bé 14. Dây TK Jacobson <b>3.3. Đoạn ngoài xương đá: </b>
Dây VII chui qua lỗ trâm chũm ra ngoài sọ, chạy giữa hai thùy của tuyến mang tai, chia ra hai nhánh tận.
<i><b>Hình 27.16: Đường đi của dây thần kinh mặt </b></i>
1. Dây thần kinh lưỡi 2. Dây thần kinh mặt
<b>4. Phân nhánh. </b>
<b>4.1. Nhánh bên: </b>
- Nhánh trong xương đá:
</div><span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>bướm khẩu cái, mang các sợi tiết dịch cho tuyến lệ, các tuyến niêm mạc mũi, miệng, hầu.
<i>+ Dây đá nông bé (n. petrosus minor) cũng tách ở hạch gối và chạy vào rãnh </i>ở mặt trên trước xương đá. Dây đá nông bé, cùng với dây đá sâu bé (của dây IX) chạy vào hạch tai. Dây đá sâu bé mang các sợi phó giao cảm tiết dịch cho tuyến mang tai.
<i>+ Dây cơ bàn đạp (n. stapedius) cơ này khi co hoàn lại áp lực ở tai trong </i>(khi áp lực này được tăng).
<i>+ Thừng nhĩ (chora tympani) tách ở dây mặt, ngay trước lúc dây này chui </i>qua lỗ trâm chũm ra ngoài sọ. Thừng nhĩ chạy qua xương (ống sau) vào hõm nhĩ, lách giữa niêm mạc và màng nhĩ (ở chỗ ranh giới giữa màng Schrapnel và màng nhĩ chính) rồi qua xương (ống trước), tới đường tiếp Glasser và thoát ra ngoài; tiếp nối với dây lưỡi (nhánh của dây hàm dưới). Thừng nhĩ mang các sợi vị giác của dây VII' cho 2/3 trước của lưỡi và các sợi phó giao cảm đến các hạch dưới hàm và dưới lưỡi.
+ Nhánh cảm giác ống tai ngoài (thành dưới) và vành tai (phần giữa) nhánh này thường gọi là nhánh tai của dây X.
</div><span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>1. Nhân cảm giác dây VII’
2. Nhân vận động dây VII
3. Dây thần kinh VII’
4. Dây thần kinh VII
5. Nhánh cảm giác
6. Hòm nhĩ
7. Thừng nhĩ
8. Dây thần kinh hàm dưới
9. Dây thần kinh lưỡi
10. Sợi vị giác của dây VII’
11. Hạch gối
- Nhánh ngoài xương đá:
+ Nhánh nối với dây IX là quai Haller, hoặc khi quai Haller khơng có là nhánh lưỡi của dây VII, nhận cảm giác ở niêm mạc của đáy lưỡi và vận động cơ trâm lưỡi và cơ khẩu cái lưỡi.
<i>+ Nhánh tai sau (ramus auricularis posterior) nối với nhánh tai của đám rối </i>cổ, vận động các cơ tai.
+ Dây của thân sau cơ nhị thân và cơ trâm móng. <b>4.2. Nhánh tận: </b>
Có 2 nhánh: nhánh thái dương mặt và nhánh cổ mặt, đều phân ra các nhánh vận động các cơ bám da mặt và cổ. Dây thần kinh mặt, khi bị liệt bên mặt đối diện bị méo.
- Nhánh thái dương mặt vận động cho các cơ bám da ở trên đường ngang qua hai mép ở miệng. Trong nhánh này, có các sợi vận động cho các cơ trán, cơ mày và cơ vòng mi, mà người ta thường gọi là các nhánh của dây mặt trên. Khi dây này bị liệt, thì mắt khơng nhắm được.
</div><span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59><b>4.3. Nhánh nối: </b>
Dây VII nối với dây X (dây cảm giác ống tai ngoài), với dây IX (dây đá và quai Haller), với dây V (bởi nhánh nối thừng nhĩ với dây lưỡi, và bởi dây tai thái dương trong tuyến mang tai) và với đám rối cổ.
<i><b>Hình 27.18: Các sợi vị giác và các sợi thực vật </b></i>
<i>dây VII, VII' </i>
1. Nhân vị giác dây VII’ 7. Tuyến dưới lưỡi 2. Nhân bọt trên dây VII’ 8. Tuyến dưới hàm
3. Tuyến lệ 9. Dây thần kinh VII
4. Hạch gối 10. Hạch bướm khẩu
cái
5. Thừng nhĩ 11. Sợi thực vật dây
VII
6. Dây thần kinh lưỡi 12. Nhân lệ tỵ dây VII
<b>5. Kết luận và áp dụng. </b>
</div><span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>(trong các đoạn trong sọ, trong và ngồi đá), thì khi liệt khơng nhắm được mắt (liệt ngoại biên hoặc liệt hồn toàn). Thường gặp trong viêm tai giữa tai.
Dây trung gian (VII') là dây mang các sợi vị giác ở 2/3 trước của lưỡi. Các sợi vị giác lúc đầu lẩn vào dây lưỡi (nhánh của dây hàm dưới), để rồi hiện thành thừng nhĩ (của dây VII). Lần thứ hai, lẩn vào dây VII cho tới hạch gối để rồi hiện thành dây VII'. Dây VII' sẽ chạy vào nhân đơn độc ở hành não. Dây VII' còn nhận cảm giác ở vành tai (phần ba giữa) ở ống tai ngoài và ở màng nhĩ.
Dây VII và dây VII' đều có sợi phó giao cảm:
- Sợi phó giao cảm của dây VII đi từ nhân lệ tỵ qua dây VII tới hạch gối, và tách ra thành dây đá nông lớn, chạy vào hạch bướm khẩu cái (của dây hàm trên), đi tới tuyến lệ và các tuyến niêm mạc miệng, mũi, hầu.
- Sợi phó giao cảm của dây VII' đi từ nhân bọt trên, qua dây VII', tới hạch gối rồi qua dây VII, thừng nhĩ, mượn đường đi của dây lưỡi, chạy qua hạch dưới hàm dưới lưỡi, để rồi tới các tuyến bọt dưới hàm, dưới lưỡi.
Dây VII và VII' hoàn toàn khác nhau: vùng vận động của dây VII không ăn khớp với vùng cảm giác của dây VII'. Sợi phó giao cảm của hai dây này đều qua hạch gối , nhưng sợi của dây VII vào tuyến lệ và các tuyến niêm mạc miệng, mũi, hầu, còn sợi của dây VII' chạy vào tuyến bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
</div><span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61><i>A - Liệt trung ương (liệt khơng hồn tồn) </i> 1. Tổn thương nhân dây VII ở cầu não
<i>B - Liệt ngoại vi (liệt hoàn toàn) </i> 2. Tổn thương dây VII ở góc
cầu tiểu não
<i>C - Liệt ngoại vi (cả hai bên) </i> 3. Tổn thương dây VII trong
cống Fallope
4. Tổn thương dây VII trước dây cơ bàn đạp
5. Tổn
thương dây VII khi ra khỏi lỗ trâm chũm
6. Tổn thương dây VII trong tuyến mang tai
<i><b>Hình 27.21: Sơ đồ các nhánh của thân thái dương mặt </b></i>
<i><b>và vùng nguy hiểm tương ứng </b></i>
</div><span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62><i>a) Nhánh miệng dưới </i> 1. Nhánh tận lên <i>a) Giới hạn trên </i>
<i>b, c) Hai nhánh hàm </i> 2. Nhánh tận trên <i>b) Giới hạn dưới </i>
<i>d) Nhánh cổ </i> 3. Nhánh tận giữa <i>c) Giới hạn sau </i>
<i>e) Nhánh ngang cổ </i> 4. Nhánh tận dưới <i>d) Giới hạn trước </i>
<i>e) Đường giới hạn nguy hiểm </i>
<i><b>Vùng gạch chéo: vùng nguy hiểm </b></i>
DÂY IX HAY DÂY THẦN KINH THIỆT HẦU
<i>Dây thiệt hầu (n. glossopharyngeus hay dây IX là một dây hỗn hợp vận động </i>của các cơ hầu, cảm giác và vị giác ở 1/3 sau của lưỡi.
<b>1. Nguyên ủy thật. </b>
<i>- Sợi vận động bắt nguồn ở nhân hoài nghi (n. ambigus) ở hành não. </i><i>- Sợi tiết dịch tách ở nhân bọt dưới (n. salivatorius inferior) </i>
<i>- Sợi cảm giác bắt nguồn ở hạch trên (ganglion superius) hay hạch Andersch </i><i>và hạch dưới (ganglion inferius) hay hạch Ehrenritter. Hai hạch này ở gần lỗ rách </i>sau và được coi như một hạch gai, gồm các tế bào mà nhánh cành chạy từ niêm mạc hầu và lưỡi, nhánh trục tận hết ở bó đơn độc.
<b>2. Nguyên ủy hư </b>
Dây IX thoát ở rãnh bên sau hành não, trên dây X và XI.
<b>3. Đường đi và liên quan </b>
Dây IX từ hành não và cùng với dây X và XI chui qua lỗ rách sau ra ngoài sọ, để qua khoang sau trâm, vào khoang hầu bên để đến đáy lưỡi.
- Ở lỗ rách sau, dây IX cách dây X và dây XI bởi một vách sợi, có hai hạch nguyên ủy của các sợi cảm giác là hạch trên và hạch dưới.
- Ở khoang sau trâm, dây IX ở sau động mạch cảnh trong, rồi luồn ra ngoài và trước động mạch. Ở phía sau dây IX, cịn có các dây X, XI và XII.
</div><span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63><i><b>Hình 27.23: Các dây thần kinh IX, X, X I </b></i>
<i><b>qua lỗ rách sau </b></i>
1. Dây thần kinh IX 6. Dây t hần ki nh X I
2. Xoang đá chẩm 7. Lồi cầu xương chẩm
3. Xoang đá dưới 8. Lỗ rách sau
4. ĐM màng não sau 9. Xương nhĩ
5. Dây thần kinh X 10. Động mạch cảnh trong
<b>4. Phân nhánh. </b>
</div><span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64><i><b>Hình 27.24: Dây thần kinh thiệt hầu </b></i>
1. Dây mặt 13. Hạnh nhân khẩu
cái
2. Dây hàm trên 14. Đám rối hầu và các nhánh
3. Hạch bướm khẩu cái 15. Xương chẩm
4. Dây hàm dưới 16. Nhánh nối với TK giao cảm
5. Hạch tai 17. Nhánh nối với dây
X
6. Vòi nhĩ ( Eustache ) 18. Nhân hoài nghi 7. Động mạch cảnh trong 19. Nhân bó dơn độc
8. Hịm nhĩ 20. Nhân lưng (TK
XII)
9. Dây thần kinh Jacobson 21. Cánh xám
10. Nhánh lưỡi của dây mặt 22. Nền não thất IV
11. Lưỡi 23. Hạch trên
(Ehrenritter)
12. Xương hàm dưới 24. Hạch dưới (Andersch)
<i>- Dây màng nhĩ (n. tympanicus) hay dây Jacobson tách ở hạch trên, chui qua </i>xương đá để vào hõm nhĩ. Tách ở dây màng nhĩ, có hai nhánh sau chạy vào cửa trịn và cửa bầu dục; hai nhánh trước chạy vào vòi nhĩ và vào đám rối cảnh, hai nhánh trên (nhánh đá sâu lớn và nhánh đá sâu nhỏ). Hai nhánh đá sâu này tiếp nối với hai nhánh đá nông của dây VII. Dây đá sâu nhỏ mang các sợi phó giao cảm, qua hạch tai và dây tai thái dương tới các tuyến mang tai. Dây đá sâu lớn cùng với dây đá nông lớn tạo nên đáy Vidien chạy vào hạch bướm khẩu cái.
- Nhánh huyết quản vào đám rối cảnh, cho các nhánh chạy tới tiểu cầu cảnh <i>(glomus caroticum). Do đó dây IX có tác dụng điều hòa huyết áp. </i>
<i>- Nhánh hầu (rami pharyngei) chạy vào đám rối hầu. Đám rối hầu tách các </i>nhánh vận động, cảm giác và tiết dịch cho hầu.
<i>- Nhánh cơ (ramus m. stynopharyngei) cho cơ trâm hầu và cơ trâm lưỡi. </i>- Nhánh hạnh nhân tạo nên một đám rối cho tuyến hạnh nhân và các trụ của màn hầu.
<b>4.2. Nhánh tận: </b>
Khi tới đáy lưỡi, dây IX phân ra nhiều nhánh chạy vào 1/3 sau lưỡi (trừ hai khu nhỏ của dây thanh quản trên và của nhánh lưỡi dây VII).
<b>4.3. Nhánh nối: </b>
</div><span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>Tóm lại: dây IX là một trong ba dây của lỗ rách sau (IX, X, XI). Ba dây liên quan mật thiết với nhau ở khoảng sau trâm.
Dây IX là một dây hỗn hợp:
- Vị giác, đặc biệt đối với vị chua và dịu ở 1/3 sau của lưỡi.
- Cảm giác ở 1/3 sau của lưỡi, vòi nhĩ và hòm tai, hầu (tỵ hầu, khẩu hầu, màn hầu và khu hạnh nhân), do đó dây IX là nguyên uỷ của phản xạ nuốt và phản xạ nôn.
- Vận động (cùng với dây VII, X, XI và XII) các cơ hầu và vài cơ lưỡi. Do đó dây IX là dây chính trong các thì của động tác nuốt.
- Tiết dịch tuyến nước bọt mang tai.
DÂY X HAY DÂY THẦN KINH LANG THANG
<i>Dây thần kinh X hay dây TK lang thang ( nervus vagus ) là một dây hỗn hợp, </i>gồm các sợi vận động, cảm giác và thực vật. Dây đi qua cổ, ngực, bụng và phân bố rộng rãi hơn tất cả các dây TK sọ não khác.
Dây TK X được tạo ra từ 8 đến 10 sợi nhỏ tách ra từ rãnh bên sau hành não, giữa TK thiệt hầu và TK phụ.
<b>1. Nguyên ủy thật. </b>
Các sợi vận động của dây TK lang thang bắt nguồn từ các nhân ở hành não. <b>1.1. Sợi thực vật vận động:</b><i><b> </b></i>
<i>Các tạng bắt nguồn từ phần trên của nhân lưng (nucleus dorsalis n. vagi) hay </i>nhân gai phế vị. Nhân lưng là một nhân hỗn hợp được tạo nên bởi các sợi vận tạng hay cảm tạng. Nó là một khối chất xám nằm ở phía dưới hành não, kéo dài <i>từ dưới lên trên, nằm dưới tam giác lang thang (trigonum vagus). Các sợi vận </i>động đi tới cơ trơn ở phế quản, thực quản và dạ dày, tiểu tràng và đại tràng.
Các cơng trình nghiên cứu cho rằng các sợi vận động cơ trơn có thể bắt nguồn từ nhân hoài nghi.
<i>Các sợi cảm tạng tận cùng ở các nhân của bó đơn độc (n. solitarius). Một số </i>tác giả cho rằng các sợi hướng tâm (sợi cảm giác) từ thực quản có thể tới nhân <i>lang thang sau (nucleus vagus posterior). </i>
<b>1.2. Sợi vận động cho các cơ vân : </b>
</div><span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66><b>1.3. Nhân đơn độc </b><i>(nucleus solitarius):</i><b> </b>
Các sợi cảm giác của đây X đi vào phía dưới của nhân. Nhận cảm giác qua <i>nhánh thanh quản trong (n. laryngeus intenus) ở vùng nắp thanh quản và thung </i>lũng nắp thanh quản. Phần giữa của nhân đơn độc nhận các sợi cảm giác của dây IX (từ lưỡi, tuyến hạnh nhân, khẩu cái và hầu). Phần trên của nhân đơn độc nhận các sợi cảm giác của dây VI (2/3 trước lưỡi, khẩu cái mềm ).
Dây TK X còn chứa một số sợi hướng tâm dạng soma, các sợi này đi tới nhân <i>gai của dây TK V (nucleus spinalis nervi trigemius). </i>
<b>1.4. Hạch trên</b><i> (ganglion superior): </i>
<i>Hay hạch cảnh (ganglion jugularaire) ở ngay dưới lỗ rách sau (hay hố cảnh). </i>Hạch trên là nơi bắt nguồn của các sợi cảm giác, được coi như hạch gai, gồm các tế bào mà nhánh cành chạy từ ngoại vi tới và nhánh trục tận hết trong bó đơn độc (phần dưới). Hạch trên có đường kính khoảng 4 mm. Từ hạch trên có những sợi nhỏ (1 – 2 sợi) nối với phần đầu của dây XI. Từ hạch này cũng có các sợi nối với dây IX tạo thành một quai với hàm dưới. Từ hạch này cũng có các sợi nối với thân giao cảm qua hạch giao cảm cổ trên. Nhánh tai tách từ hạch trên tạo nên phần lên của quai nối với dây VII.
<b>1.5. Hạch dưới</b><i> (ganglion inferius) hay hạch rối (ganglion flexiform): </i>
</div><span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67><i><b>Hình 27.25: Dây thần kinh lang thang (dây X) </b></i>
1. Nhánh tai ; 2. Nhánh màng não; 3,7. Dây thần kinh tim trên; 4. Dây thần kinh quặt ngược; 5. Dây thần kinh lang thang (X); 6. Quai thần kinh Galien; 8. Hạch trên; 9. Hạch dưới; 10. Dây thần kinh thanh quản trên; 11. Các nhánh thần kinh hầu; 12. Dây thần kinh phụ; 13. Nhánh trong mmmmmm
và ngoài (dây XI)
<b>2. Nguyên ủy hư. </b>
Dây X thoát ra từ rãnh bên sau của hành não, sau trám hành. Nơi thốt ra có 6 đến 8 thân sợi, ở giữa dây IX ở trên và dây XI ở dưới.
<b>3. Đường đi và liên quan. </b>
Dây X từ hành não qua lỗ rách sau ra ngoài sọ, rồi chạy thẳng xuống dọc theo động mạch cảnh trong và cảnh chung ở cổ, vào ngực dọc theo hai bên thực quản, sau đó cùng với thực quản chui qua cơ hoành vào ổ bụng.
<b>3.1. Ở vùng cổ: </b>
Dây X từ lỗ rách sau qua các vùng ở cổ đến lỗ trên của lồng ngực.
- Ở vùng sau trâm, dây X có 2 hạch: hạch trên và hạch dưới. Hạch trên ở ngay dưới lỗ rách sau. Hạch dưới ở dưới hạch cảnh (hạch trên). Ở đây có ngành trong của dây XI chạy vào đỉnh hạch rối (hạch dưới), nên khi dây X thoát ra ở hạch rối gồm có <i>cả các sợi của dây gai, nên gọi là dây lang thang - phế vị (n. vago-spinalis). </i>
</div><span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>Dây IX ở phía trước ĐM, dây XII ở giữa TM và dây X, dây XI ở phía ngồi, dây giao cảm và hạch cổ ở phía sau.
- Ở vùng trên đòn:
Dây X phải bắt chéo mặt trước của động mạch dưới đòn, ở sau tĩnh mạch dưới đòn và tách dây quặt ngược phải
Dây X trái chạy ở giữa động mạch cảnh gốc (ở trong) và động mạch dưới địn (ở ngồi) để chạy vào ngực và bắt chéo phía trước ngồi quai động mạch chủ. Tại đây dây X tách ra dây TK quặt ngược trái.
Dây TK quặt ngược được coi là nhánh tận của sợi não tủy, nên đoạn dây X ở dưới chỗ tách của dây quặt ngược chỉ cịn có các sợi thực vật (vận động và cảm <i>giác) của các tạng ở trong lồng ngực và ổ bụng ( hình 27.27 và 27.28 ) </i>
<b>3.2. Ở ngực: </b>
Dây X phải đi phía sau TM chủ trên và TM cánh tay đầu, bắt chéo sau cuống phổi, sau phế quản gốc. Đi vào trung thất sau, chạy dọc theo bờ phải của thực quản, rồi dần dần ở phía dưới, ra sau thực quản.
Dây X trái, sau khi bắt chéo trước ngoài quai động mạch chủ, chạy xuống bắt chéo mặt sau phế quản, chạy dọc bờ trái thực .quản, để rồi đi ra phía truớc thực
quản.
Hai dây X, khi ở sau phế quản, dọc hai bên thực quản, thường tách ra các nhánh vào hai đám rối:
<i>- Dây X phải tách nhánh đến đám rối phổi sau phải (plexus pulmonaris </i>
<i>posterior dexter) và đám rối thực quản sau (plexus oesophageus posterior) (ở </i>
đám rối này cịn có nhánh dây X trái đi vào).
<i>- Dây X trái tách nhánh đến đám rối phổi sau trái (plexus pulmonaris sinister) </i><i>và đám rối thực quản trước (plexus oesophageus anterior) (ở đám rối này cịn có </i>nhánh dây X phải đi vào).
Khi qua lỗ cơ hoành cùng với thực quản, dây X trái ở trước, dây X phải ở phía sau. Ở đây dây X phải to hơn dây X trái.
<b>3.3. Ở bụng: </b>
Dây X tách ra các nhánh tận :
<i>- Dây X phải: ở đây còn gọi là dây lang thang sau (truncus vagus posterior) </i>tách ra hai nhánh:
<i>+ Nhánh vị (r. gastricus) chi phối cho mặt sau dưới của dạ dày và vùng ống </i>môn vị.
</div><span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>Về kích thước nhánh vị nhỏ hơn nhánh thân tạng lớn.
<i>- Dây X trái (ở đây còn gọi là thân lang thang trước: truncus vagus anterior), </i>đi rước tâm vị, tách ra một số sợi nhỏ đến tâm vị. Sau đó dây X trái chia tách thành hai nhóm nhánh phải và nhánh trái. Các sợi nhóm nhánh trái đi theo bờ cong bé dạ dày, chi phối cho mặt trước trên dạ dày (vùng tiết chất nhầy).
Các nhánh nhóm phải chia tách thành 3 loại nhánh:
+ Nhánh thứ 1 (có thể có hai nhánh) nằm giữa hai lớp của mạc nối nhỏ đi tới rốn gan, tách thành hai nhánh: nhánh trên đi vào rốn gan, nhánh dưới chi phối cho môn vị, khúc I và khúc II của tá tràng và đầu tuỵ.
+ Nhánh thứ 2 phân bố vào mặt trước trên của thân dạ dày.
+ Nhánh thứ 3 đi theo bờ cong bé dạ dày, sau đó đi tới bờ trái của ĐM gan riêng đến môn vị.
<b>4. Ngành bên. </b>
Dây X tách ra nhiều nhóm ngành bên:
- Ở trong lỗ rách sau: nhánh màng não, nhánh mang tai.
- Ở vùng cổ: nhánh hầu, nhánh cho tiểu thể cảnh, TK thanh quản trên, TK quặt ngược.
- Ở lồng ngực: nhánh tim, nhánh phổi trước, nhánh phổi sau, nhánh thực quản. - Ở bụng: nhánh tạng, nhánh vị, nhánh gan, nhánh thân.
<b>4.1. Ở trong lỗ rách sau (hay hố cảnh) dây X tách ra hai nhánh : </b>
<i><b>4.1.1. Nhánh màng não</b></i>
<i> (r. meningerus): </i>Tách ra từ hạch trên của dây X, chi phối cho màng cứng của hố sọ sau. Một số tác giả (Kimmel và CS) cho rằng nhánh màng não còn chứa các sợi cảm giác tách ra từ TK cổ trên và sợi giao cảm tách ra từ hạch giao cảm cổ trên.
<i><b>4.1.2. Nhánh tai</b></i>
<i> (r. auricularis): </i>Tách ra từ hạch trên của dây X, nhánh này đi vào hạch dưới của TK thiệt hầu (dây IX), đi ra phía sau của TM cảnh trong và vào ống chũm (ở thành ngoài của hố cảnh). Nhánh tai chui ngang vào xương thái dương dọc theo ống TK mặt (dây VII). Sau đó nhánh tai đi dọc theo khe nhĩ chũm và tách ra hai nhánh nhỏ:
- Một nhánh nối với TK tai sau.
- Một nhánh cảm giác cho da mặt sau của vành tai, thành sau và trần của ống tai ngoài, mặt ngoài của màng nhĩ.
<b>4.2. Ở vùng cổ : </b>
</div><span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>Tách ra từ phần trên hạch dưới củ dây X. Nhánh này chứa cả các sợi của TK phụ (dây XI). Nhánh hầu đi qua giữa ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong, tới bờ trên cơ khít hầu giữa. Tại đây nó tách ra nhiều nhánh nhỏ nối với các nhánh từ thân giao cảm, TK IX và TK thanh quản ngoài, tạo nên đám rối hầu. Từ đám rối hầu các sợi TK đi tới các cơ của hầu, cơ khẩu cái mềm (trừ cơ căng màn hầu). Nhánh hầu có một số sợi nhỏ nối với TK hạ thiệt (dây XII) và nhánh này còn <i>được gọi là nhánh lưỡi (r. lingualis). </i>
<i><b>4.2.2. Nhánh đến tiểu thể cảnh:</b></i>
Nhánh này thay đổi về số lượng. Chúng tách ra từ hạch dưới (đôi khi tách ra từ nhánh hầu hoặc TK thanh quản trên). Chúng hình thành lên đám rối (cùng với các nhánh tách từ TK thiệt hầu và phần cổ của thân giao cảm) chi phối cho tiểu <i>thể cảnh (glomus caroticum). Từ tiểu thể cảnh có các nhánh nhỏ tới hành cảnh. </i>
<i><b>4.2.3. Thần kinh thanh quản trên</b></i>
<i> (n.laryngeus superior): </i>Tách ra từ phần dưới của hạch rối, nó nhận thêm các nhánh tách ra từ hạch giao cảm cổ trên. Dây TK đi xuống dưới hai bên của hầu. Lúc đầu dây TK ở phía sau, sau đó đi phía trong của ĐM cảnh trong. Dây TK tách ra dây TK thanh quản trong và dây TK thanh quản ngoài.
<i>- Thần kinh thanh quản trong (r. laryngealis superior) cảm giác cho niêm </i>mạc thanh quản (từ nắp thanh quản đến nếp thanh âm trên). Ngồi ra dây cịn có các sợi cảm giác về độ căng của cơ và độ giãn nở của thanh quản. Thần kinh thanh quản trong đi xuống đến màng giáp móng, chọc qua màng giáp móng ở mức cao hơn ĐM thanh quản trên, tại đây tách ra hai nhánh:
+ Nhánh trên đi ngang chi phối cho niêm mạc thanh quản, sụn nắp thanh quản, vùng thanh thất và tiền đình thanh quản.
<i>+ Nhánh dưới đi xuống vào thành trong của ngách lê (recessus piriformis) và </i>tách nhánh tới nếp phễu nắp và niêm mạc phía sau sụn phễu
.
</div><span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>1. Nhánh hầu
2. TK thanh quản trong
3. TK thanh quản ngoài
4. ĐM cảnh chung
5. Thần kinh X
6. ĐM cánh tay đầu
7. Thuỳ trái của gan
8. Thân lang thang trước
9. Đảm rối thực quản
10. Động mạch phổi phải
11. Phế quản gốc phải
12. Đám rối tim sâu
13. Thực quản
14. TK thanh quản quặt ngược
15. Thần kinh XI
16. Hạch TK X dưới
* Nhánh tận của TK thanh quản trong chọc qua cơ khít hầu dưới và nối với nhánh lên của TK quặt ngược.
</div><span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72><i><b>4.2.4. Thần kinh thanh quản quặt ngược</b></i>
<i> (n. laryngealis recurens): </i>Nguyên ủy của nó ở bên phải và bên trái khác nhau.- Ở bên phải, TK quặt ngược tách ra từ dây X ở phía trước ĐM dưới đòn, vòng từ trước ra sau, đi lên đến mặt bên khí quản, phía sau ĐM cảnh chung. Khi tới cực dưới thuỳ bên tyến giáp, TK liên quan mật thiết với ĐM giáp dưới (nó có thể chạy dọc theo phía trước hoặc phía sau ĐM hoặc giữa các nhánh của <i>ĐM) (hình 27.27; 27.28). </i>
<i><b> Hình 27.27: Dây TK </b></i>
<i><b>Hình 27.28: Liên </b></i>
<i>quan của dây thanh </i>
</div><span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>1. Dây thanh quản trên 1. Thanh quản 2. Dây thanh quản dưới 2. K hí quản
3. Các nhánh thực quản 3. Tuyên giáp
4. Các nhánh khí quản 4. Động mạch chủ
5. Các nhánh tuyến giáp 5. Động mạch cảnh chung
6. Các nhánh cơ thanh quản 6. Động mạch dưới đòn
7. Quai TK Galien 7. Động mạch giáp
dưới
8. Dây thần kinh X
<i> </i>
8. Dây thanh quảndưới
- Ở bên trái,TK tách ra từ bên trái của quai ĐM chủ, vịng xuống dưới ra sau quai ĐM chủ, phía sau dây chằng ĐM, sau đó đi lên dọc theo khí quản. TK quặt ngược nằm giữa góc khí quản và thực quản, liên quan chặt chẽ với mặt trong của tuyến giáp trước khi đi qua phía dưới bờ dưới cơ khít hầu dưới và đi vào thanh quản (ở phía sau khớp của sườn dưới sụn giáp và sụn nhẫn). Dây TK chi phối cho tất cả các cơ vận động thanh quản trừ cơ nhẫn giáp. TK quặt ngược nối với TK thanh quản trong và tách nhánh cảm giác cho niêm mạc thanh quản ở vùng dưới nếp thanh âm. Nó cũng mang các sợi cảm giác về độ căng (độ giãn nở) của thanh quản.
. Khi TK quặt ngược vòng quanh ĐM dưới địn và quai ĐM chủ, nó tách ra nhiều nhánh (nhánh tim) đến phần sâu của đám rối tim. Khi đi lên vùng cổ, TK quặt ngược tách ra nhiều nhánh (bên trái tách nhiều nhánh hơn bên phải) đến niêm mạc và áo ngồi thực quản. Có những nhánh đến niêm mạc và cơ khí quản và một vài nhánh đến cơ khít hầu dưới.
. Sự thay đổi giải phẫu về sự liên quan của TK quặt ngược khi đi vào thanh quản có vai trị đặc biệt quan trọng trong các phẫu thuật về tuyến giáp.
TK quặt ngược không phải ln ln nằm trong vị trí được bảo vệ ở góc giữa khí quản và thực quản. Nó có thể nằm hơi ra phía trước khí quản (ở bên phải hay gặp hơn bên trái) và đôi khi nằm hẳn ra phía ngồi khí quản tại mức phần dưới của thùy bên tuyến giáp.
Ở bên phải hay có sự biến đổi hơn bên trái. Có thể gặp ở phía trước (hay gặp) hoặc ở phía sau hoặc ở ngang mức với nhánh tận cùng của ĐM giáp dưới. Ở bên trái TK hầu như nằm ở phía sau ĐM, rất hiếm khi nằm ở phía trước ĐM giáp dưới.
TK thanh quản quặt ngược có thể tách nhánh vào thanh quản (gọi là nhánh thanh quản ngoài) trước khi đi tới thanh quản (trước khi đi tới phía sau của sừng dưới sụn giáp).
Ngoài bao thực sự của tuyến giáp, tuyến giáp còn nằm trong một khoảng do mạc trước khí quản tạo thành. TK quặt ngược nằm giữa hai lớp của bao này ngang với bờ sau của thùy trên tuyến giáp, hai lớp đó là:
+ Một lớp bọc tồn bộ mặt trong của thùy tuyến, ở ngay phía trên eo tuyến giáp có một lớp tổ chức dày gọi là dây chằng bên của tuyến giáp. Nó có tác dụng dính tuyến giáp với khí quản và phần dưới của sụn nhẫn.
</div><span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>Do đặc điểm chia tách giữa hai lớp, nên ở mỗi bên có một khoang nằm ở mặt bên khí quản và thực quản. Trong khoang này có tổ chức mỡ và TK quặt ngược và phần tận cùng của ĐM giáp dưới. Dây TK có thể nằm ngồi hoặc nằm trong của dây chằng bên, đơi khi có thể nằm lẫn vào trong dây chằng.
<b>4.3. Ở lồng ngực: </b>
<i><b>4.3.1. Nhánh tim</b></i>
<i> (nn. cardiaci): </i>Có 2- 3 nhánh, tách ra từ dây X ở mức cổ trên và cổ dưới.
- Dây tim trên, là nhánh nhỏ, tách ở hạch rối, dây này nối với nhánh tim của thân giao cảm. Chúng đi tới đám rối tim ở phần sâu.
- Dây tim giữa tách ở dây TK quặt ngược
- Dây tim dưới tách tách từ dây X ở cổ. Từ dây X phải nó đi ngang qua phía trước hoặc phía bên của ĐM cánh tay đầu, đi vào phần sâu của đám rối tim. Đám <i>rối tim (plexus cardiacus) ở trước, ở dưới và ở sau quai ĐM chủ. </i>
<i><b>4.3.2. Nhánh phổi trước</b></i>
<i> (r. pulmonalis anterior): </i>Có 2 – 3 nhánh, có kích thước nhỏ, phân bố ở mặt trước rốn phổi. Chúng nối với các sợi từ hạch giao cảm tạo nên đám rối phổi trước (plexus pulmonalis anterior).
<i><b>4.3.3. Nhánh phổi sau</b></i>
<i> (r. pulmonalis posterior): </i>Có nhiều nhánh hơn nhánh phổi trước, phân bố ở mặt sau rốn phổi. Chúng nối với các sợi từ hạch giao cảm ngực từ 2 – 5 hoặc 6, hình thành nên đám rối phổi sau <i>(plexus pulmonalis posterior). Nhữnh nhánh của đám rối này đi cùng với cây phế </i>quản (theo sự phân chia của nón) chi phối cho cơ thắt và các tổ chức phổi khác.
<i><b>4.3.4. Nhánh thực quản</b></i>
<i> (r. oesophagealis): </i>Ttách ra từ cả 2 dây X, ở phía dưới của nhánh phổi. Các nhánh tách từ phía dưói có nhiều hơn và to hơn các nhánh từ phía trên. Chúng hình thành nên đám rối thực quản. Các sợi của đám rối này đi vào chi phối cho thực quản và có cả nhánh cho màng ngồi tim.
<b>4.4. Ở ổ bụng: </b>
<i><b>4.4.1. Nhánh vị</b></i>
<i> (r. gastricus) : </i>Phân bố cho dạ dày. Mặt trước trên chủ yếu được chi phối bởi dây X trái, mặt sau dưới do dây X phải. Cả hai dây tách nhánh cho tâm vị. Vùng môn vị được chi phối chủ yếu bởi các nhánh tách ra từ dây X trái, ít khi nhận các nhánh tách ra từ dây X phải.
<i><b>4.4.1. Nhánh tạng</b></i>
<i> (r. coeliacus) : </i>Tách ra từ dây X phải, đi tới đám rối tạng.
<i><b>4.4.3. Nhánh gan</b></i>
<i> (r. hepaticus): </i>Tách ra từ cả 2 dây X, chúng tạo nên đám rối gan, từ đám rối này tách ra các nhánh tới gan.
<i><b>4.4.4. Nhánh thận</b></i>
<i> (r. renalis): </i></div><span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75><b>5. Các nhánh nối. </b>
- Với dây giao cảm, bởi các nhánh nối hạch rối với hạch cổ trên, bởi các nhánh nối ở đám rối hầu, cảnh, phổi, tim và đám rối dương.
- Với các dây TK sọ não:
+ Với dây XII bởi nhánh nối ở hạch rối .
+ Với dây XI bởi nhánh tách ra từ đầu trên hạch rối, gồm các sợi chạy vào các dây thanh quản.
<i>+ Với dây IX bởi các nhánh nối ở đám rối hầu và đám rối cảnh. </i>
DÂY XI HAY DÂY GAI
<i>Dây thần kinh phụ (n. accessorius) hay dây gai, dây Willis, dây XI là một </i>dây thần kinh phân nhánh một phần vào cơ ức đòn chũm và cơ thang, một phần qua dây thần kinh lang thang (dây X) vào thanh quản. Có tác giả coi phần dây thần kinh chạy vào thanh quản, như một nhánh nối của dây X với dây XI.
<b>1. Nguyên ủy thật. </b>
Nếu ta coi dây gai như một dây chỉ phân nhánh vào cơ ức đòn chũm và cơ thang, thì dây gai có một rễ (rễ tuỷ sống) gồm các sợi vận động bắt nguồn ở sừng trước tủy sống, các sợi cảm giác đi từ hạch gai tới, và các sợi thực vật phát sinh ở sừng bên.
Còn rễ hành não chỉ là một nhánh của dây X. Rễ hành não và dây X cùng bắt <i>nguồn ở nhân gai phế vị hay nhân lưng (nucleus dorsalis) ở hành não. </i>
<b>2. Nguyên ủy hư. </b>
Rễ tủy sống thoát ra từ cột bên của tủy sống bởi nhiều sợi đi từ các rễ thần kinh sống cổ IV và V tới hành não. Còn rễ hành não thì thốt ở rãnh bên hành não, phía dưới rễ dây X.
<b>3. Đường đi. </b>
Rễ tủy sống trèo lên trên, qua lỗ chẩm vào sọ, nối với rễ hành não, để tạo nên dây XI. Dây này qua lỗ rách sau và phân nhánh ra 2 nhánh tận.
<b>4. Phân nhánh. </b>
</div><span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76><i><b>Hình 27.29: Dây thần kinh </b></i>
<i> lang thang và dây </i>
<i> thần kinh phụ </i>
1. Hòm nhĩ 2. Các nhánh nối 3. Lưỡi
4. Dây thanh quản ngoài 5. Thanh quản
6. Khí quản
7. Dây quặt ngược thanh quản 8. Dây TK lang thang 9. Quai động mạch chủ 10. Phổi
11. Động mạch phổi 12. Tim
13. Cơ hoành 14. Dạ dày 15. Gan
16. Hạch đám rối tạng 17. Hạch tim
18. Thực quản
19. Các nhánh cơ thanh quản 20. Cơ ức địn chũm
21. Nhân hồi nghi 22. Nhân bó đơn độc 23. Nhân lưng 24. Cánh xám 25. Nền não thất IV 26. Dây thần kinh phụ
Tóm lại: Dây thần kinh phụ (dây XI) là dây thần kinh chủ yếu vận động cho cơ ức đòn chũm, cơ thang (nhánh ngồi do rễ tủy sống tạo nên); cịn vận động và cảm giác ở thanh quản là do nhánh trong của rễ hành não (thuộc vào dây X), nên nhánh này được coi như một nhánh nối của dây X với dây XI.
Dây thần kinh XI được coi là dây trung gian giữa thần kinh gai sống và thần <i>kinh sọ não nên cịn có tên gọi là dây thần kinh gai (nerf spinal). </i>
DÂY XII HAY DÂY HẠ THIỆT
</div><span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77><b>1. Nguyên ủy thật. </b>
<i><b> Ở một cột xám ở hành não (nền não thất IV, ở cạnh cánh trắng trong). Cột </b></i>
rất dài, chiếm gần hết bề cao của hành não.
<b>2. Nguyên ủy hư. </b>
Tách bởi 10 đến 12 thân sợi ở rãnh trước trám hành.
<b>3. Đường đi và liên quan. </b>
<i><b> Dây XII sau khi được tạo nên ở trong sọ, qua lỗ lồi cầu trước cùng với động </b></i>
mạch màng não sau. Rồi từ nền sọ, qua vùng hàm hầu và vùng trên móng để vào lưỡi.
- Ở vùng hầu, dây XII bắt chéo ở phía sau hạch cổ và hạch rối để rồi lách giữa tĩnh mạch cảnh trong (ở ngoài) và động mạch cảnh trong (ở trong) để chạy ra trước theo một vòng cung lõm lên trên.
- Ở vùng cảnh, dây XII bắt chéo động mạch cảnh ngoài, ở ngay dưới chỗ phát sinh của động mạch chẩm. Dây XII cùng với tĩnh mạch cảnh trong và thân giáp lưỡi mặt tạo nên tam giác Farabeuf. Tam giác Farabeuf là mốc để tìm động mạch cảnh ngoài. Trong vùng này, dây XII chạy dọc theo bờ dưới và ở phía trong thân sau cơ hai bụng, cơ này là mốc quan trọng để tìm động mạch cảnh ngồi.
- Ở vùng trên móng, dây XII cùng với tĩnh mạch lưỡi nông đều bị tuyến dưới hàm che lấp, chạy ở phía ngồi cơ móng lưỡi và qua tam giác Béclard. Tam giác này được giới hạn bởi bờ sau của cơ móng lưỡi, thân sau của cơ nhị thân và sừng lớn của xương móng. Dây XII, cùng với gân trung gian của cơ nhị thân ở dưới và bờ sau của cơ hàm móng ở trước, tạo nên tam giác Pirogoff. Nếu rạch cơ móng lưỡi ở tam giác Béclard và tam giác Pirogoff, sẽ thấy động mạch lưỡi ở phía sâu.
- Ở vùng dưới lưỡi, dây XII cùng ống Wharton của tuyến dưới hàm lách vào khe giữa cơ móng lưỡi và cơ hàm móng, để vào vùng dưới lưỡi. Ở đây, dây XII ở dưới ống Wharton và dây thần kinh lưỡi.
<b>4. Phân nhánh. </b>
<b>4.1. Nhánh tận: </b>
</div><span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78><b>Hình 27.30 </b>
<i> Dây thần kinh hạ thiệt </i>
1. Nền não thất IV 2. Lỗ lồi cầu trước 3. Ống lồi cầu dây XII 4. Hạch giao cảm 5. Hạch dây TK X 6. Dây thần kinh XII 7. Nhánh mạch
8. Các nhánh cho cơ lưỡi 9. Động mạch cảnh trong 10. Xương hàm dưới 11. Xương móng 12. Các nhánh cơ dưới móng 13,16. Tĩnh mạch cảnh trong 14. Nhánh xuống đám rối cổ 15. Nhánh xuống của dây XII 17. Dây thần kinh cổ 18. Nhân phụ dây XII 19. Nhân chính dây XII
<b>4.2. Nhánh bên: </b>Gồm có:
- Nhánh quặt ngược màng não
- Nhánh xuống chạy thẳng xuống để tiếp nối với nhánh xuống của đám rối cổ <i>sâu, để tạo nên quai dây XII (ansa hypoglossi) ở ngang mức gân trung gian của cơ </i>vai móng. Nhánh xuống của đám rối cổ sâu, qua quai XII, sẽ tách ra các nhánh cho tất cả các cơ dưới móng (trừ cơ giáp móng do một nhánh của dây XII vận động).
- Các nhánh cho một vài cơ trên móng (cơ cằm móng và 2 cơ lưỡi: cơ hàm lưỡi và cơ móng lưỡi).
<b>4.3. Nhánh nối: </b>
<i> Dây XII nối hạch giao cảm cổ trên, với dây X, với đám rối cổ sâu, bởi 2 </i>
</div><span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79><i><b>Hình 27.31: Dây thần kinh hạ thiệt ở cổ </b></i>
1. Cơ ức địn móng 5. Nhánh xuống dây
2. Cơ ức giáp TK hạ thiệt
3. Cơ vai móng 6. Dây TK hạ thiệt 4. Nhánh trước cơ 7. Nhánh xuống dây nhị thân TK gai cổ III
8.
Nhánh xuống dây
TK gai cổ II
Tóm lại: Dây XII là dây vận động của các cơ ở lưỡi. Sở dĩ nó có các sợi cảm giác hay vận động các cơ dưới móng và một số cơ trên móng là do các sợi cơ của đám rối cổ sâu đi tới.
</div><span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80><i>Hệ thần kinh thực vật (systema nervosum vegetativum) hay hệ thần kinh tự </i><i>chủ (systema nervosum automaticum) là một phần của hệ thống thần kinh chi </i>phối các cơ quan nội tạng : tuần hồn, tiêu hóa, sinh sản, bài tiết…, tức là điều khiển các cơ quan thực hiện chức năng thực vật của cơ thể.
Tuy ở một mức độ nào đó, hệ thần kinh thực vật hoạt động ngồi ý thức con người, nhưng nó vẫn chịu sự kiểm sốt của vỏ bán cầu đại não.
<i><b>Hình 28.1: Hệ thần kinh thực vật </b></i>1. Nhân phó giao cảm của dây X; 2. Dây X; 3. Hạch sao; 4. Trung khu giao cảm; 5. Hạch giao cảm; 6. Đám rối mạc treo tràng ngang; 7. Trung khu phó giao mmmmmcảm;
8. Đám rối hạ vị
<b>1. Sự khác nhau giữa hệ thần kinh thực vật (TKTV) và hệ thần </b>
<b>kinh động vật (TKĐV). </b>
Hệ TKTV và hệ TKĐV khơng có sự khác nhau thực sự nào mà sự khác nhau chỉ là tương đối vì :
- Hai hệ này hoạt động phối hợp với nhau dưới sự chỉ huy của vỏ bán cầu đại não. - Hai hệ này có mối liên quan chặt chẽ với nhau về mặt chức năng cũng như hình thái. Ví dụ: Trong hệ thống này có lẫn cả những thành phần của hệ thống kia và ngược lại. Neuron hai hệ có sự liên kết với nhau dưới dạng xinap <i>(synapse). </i>
Những sự khác nhau về mặt chức năng cũng như cấu tạo gồm có : <b>1.1. Phân bố: </b>
</div><span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>quan. Nên hệ TKTV xâm nhập vào khắp mọi cơ quan, tổ chức của cơ thể, kể cả cơ vân, xương, cơ quan cảm giác và một số phần của hệ thống thần kinh (TK).
Trong khi đó thì hệ TKĐV thực hiện chức năng vân động cơ thể, nên có chi phối hẹp hơn. Hệ TKĐV chi phối chi phối theo kiểu tiết đoạn, hệ TKTV chi phối theo kiểu lan tỏa.
<b>1.2. Cấu tạo cung phản xạ :</b>
Cung phản xạ là cơ sở hoạt động của hệ thần kinh. Thông thường, cấu tạo nên cung phản xạ động vật và thực vật đơn giản, gồm 5 khâu: khâu nhận cảm, khâu liên hợp, khâu vận động ...Khâu nhận cảm là tế bào thần kinh cảm giác một cực nằm ở hạch gai. Hạch gai và các hạch tương tự như hạch gai thuộc các dây thần kinh sọ não. Các tế bào cảm giác này là các tế bào nhận cảm chung cho cả hai cung phản xạ (động <i>vật và thực vật). Các nhánh cành (dendritum) của chúng đi theo các dây thần </i>kinh đến tận cùng ở da, gân, cơ, các cơ quan nội tạng dưới dạng thụ cảm thể <i>(receptor). Nhánh trục (axon) của neuron cảm giác này đi theo rễ sau các dây </i>thần kinh sống hoặc các dây thần kinh sọ não đến dừng ở các trung khu liên hợp động thực vật (các nhân cảm giác hoặc các nhân thực vật nằm ở trong hệ thần kinh trung ương). Đối với cung phản xạ phức tạp, khâu liên hợp là một chuỗi neuron trong não và tủy sống. Neuron liên hợp thuộc cung phản xạ động vật cho ra các nhánh trục đến tiếp xúc xinap với neuron vận động ở sừng trước tủy sống hoặc các nhân dây thần kinh sọ não ở thân não. Nhánh trục neuron liên hợp thực vật đi trong rễ trước dây thần kinh sống hoặc các dây thần kinh sọ não ra ngoài và đến tiếp khớp xi nap với neuron thực vật nằm trong các hạch thực vật ngoại vi.
Như vậy, cung phản xạ động vật và thực vật có sự khác nhau ở khâu vận động. Các tế bào thần kinh vận động động vật là các neuron của sừng trước tủy sống và các nhân vận động các dây thần kinh sọ não. Các neuron vận động thực vật là các tế bào trong các hạch thực vật ngoại vi, các hạch này là các trung khu vận động thực vật. Các neuron liên hợp động, thực vật có bản chất khác nhau nhưng vẫn nằm trong hệ thần kinh trung ương.
Vậy từ nhân vận động ở trong não hoặc tủy sống đi tới các cơ quan nội tạng có: - Sợi thần kinh trước hạch là các axon tế bào thực vật liên hợp có bọc bởi myelin, mầu trắng đi tới hạch thực vật ngoại vi.
- Sợi thần kinh sau hạch là các axon tế bào thần kinh hạch thực vật ngoại vi khơng có myelin bọc, màu xám, đi tới các cơ quan nội tạng.
Ngoài ra, trong hạch thực vật ngoại vi cịn có các tế bào cảm giác. Nhờ có các tế bào này mà trong hạch thực vật ngoại vi cịn có cung phản xạ tại chỗ điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng.
<b>1.3. Vị trí các trung khu : </b>
</div><span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>trên suốt chiều dài của tủy sống và não đều có trung khu của hệ TKĐV. Các sợi ly tâm của hệ TKTV tách ra từ những vùng nhất định của não và tủy sống (từ các đoạn tủy vùng ngực, thắt lưng, cùng, hành não và trung não).
<b>1.4. Tính chất sợi: </b>
Các sợi TKĐV có myelin bọc, to, dẫn truyền xung động thần kinh nhanh. Các sợi TKTV thường nhỏ, có ít hoặc khơng có myelin bọc, dẫn truyền xung động thần kinh chậm.
<b>2. Sự phân chia hệ thần kinh thực vật. </b>
Hệ TKTV được chia ra làm 2 phần: giao cảm (hệ thần kinh giao cảm) và phó giao cảm (hệ thần kinh phó giao cảm). Hai phần này khác nhau cả về chức năng lẫn hình thái. Sự khác nhau đó là:
<b> 2.1. Về chức năng: </b>
Trong hàng loạt trường hợp, đối với một chức năng nào đó của cơ quan thì hệ giao cảm làm tăng cịn hệ phó giao cảm làm giảm. Đối với chức năng và cơ quan khác thì mối quan hệ này lại ngược lại. Ví dụ : hệ giao cảm làm tăng cịn hệ phó giao cảm làm giảm nhịp đập của tim. Đối với nhu động ruột thì ngược lại, hệ giao cảm làm giảm cịn hệ phó giao cảm làm tăng nhu động ruột. Tuy nhiên, không nên hiểu đơn thuần hai hệ này đối lập nhau về mặt hoạt động mà chúng thống nhất và phối hợp hoạt động với nhau để cho cơ quan hoạt động bình thường.
Hơn nữa, hiệu lực tác động của hệ thống này còn phụ thuộc vào tình trạng của cơ quan do hệ thống kia quy định và không phải bất cứ cơ quan nào cũng được hai hệ thống này chi phối giống nhau.
<b> 2.2. Về chất trung gian hoá học dẫn truyền thần kinh : </b>
Chất trung gian hoá học do tận cùng sợi vận động phó giao cảm tiết ra để dẫn truyền xung động thần kinh lên cơ trơn là acetylcholin. Chất trung gian hoá học của hệ giao cảm là adrenalin. Chất làm liệt tận cùng thần kinh sau hạch phó giao cảm là atropin và chất làm liệt tận cùng thần kinh giao cảm là ergotamin.
<b> 2.3. Về giải phẫu: </b>
Các trung khu thần kinh phó giao cảm nằm trong não và tủy sống. Các trung khu thần kinh giao cảm chỉ là sừng bên các đoạn tủy từ CVIII - LIII. Các hạch giao cảm ngoại vi ở gần trung khu hơn các hạch phó giao cảm (các hạch phó giao cảm ở cạnh hoặc ở trong thành cơ quan).
Vì vậy, sợi trước hạch phó giao cảm dài hơn sợi sau hạch, trong hệ thần kinh giao cảm, sợi trước hạch ngắn hơn sợi sau hạch.
</div><span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83><b>3. Cấu tạo hệ thần kinh thực vật. </b>
<b>3.1. Hệ thần kinh giao cảm</b>
<i> (systema nervusum sympathicum). </i>Cũng như hệ TKĐV, và hệ TKTV nói chung và các phần của hệ TKTV nói riêng, hệ thần kinh giao cảm có hai phần:
<i><b>3.1.1. Phần trung ương: </b></i>
Là sừng bên 16 đoạn tủy từ CVIII - LIII<i><b>3.1.2. Phần ngoại vi: </b></i>
<i><b> </b></i>
<i><b>Hình 28.2: Các hạch giao cảm và các đám rối TKTV </b></i>
1-3. Các hạch giao cảm cổ 13. Đ á m r ố i t i m 1-6-12. Các hạch giao cảm ngực 14. Đám rối dương
1-4. Các hạch giao cảm thắt lưng 15. Đám rối hạ vị
</div><span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>Gồm các sợi giao cảm trước hạch, các hạch và các đám rối giao cảm ngoại vi <i>(hình 28.3). </i>
- Các sợi trước hạch: là các axon tế bào giao cảm vừa kể trên. Các sợi này có myelin bao bọc, màu trắng, đi vào trong rễ trước dây thần kinh sống, và từ đây, các sợi trước hạch thốt ra dưới dạng nhánh thơng (nhánh nối) trắng đến dừng lại ở hạch thần kinh giao cảm (hạch cạnh sống) hoặc đi qua hạch thần kinh giao cảm đến dừng lại ở các hạch trước sống (ví dụ: hạch bán nguyệt của đám rối dương).
<i><b>Hình 28.3: Chuỗi hạch giao </b></i>
<i>cảm </i>
<i> và các đám rối TK cổ </i>
1. Các hạch giao cảm cổ 2. Các dây TK tim
3. Đám rối tim và hạch Wrisberg 4. Thực quản và đám rối thực quản 5. Dây TK tạng lớn
6. Đá m rối t ạn g
7. Các hạch giao cảm thắt lưng 8. Dây TK hạ vị
9. Các hạch giao cảm cùng 10. Đám rối hạ vị
- Các hạch giao cảm ngoại vi và các đám rối :
</div><span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>- Rễ trước dây thần kinh sống. Nhánh này gồm các sợi thần kinh trước hạch kể trên, chỉ có 15 - 16 đôi hạch thân giao cảm ngực, thắt lưng trên mới có nhánh thơng trắng vì các hạch đó tương ứng với các đoạn tủy có trung khu giao cảm ở tủy sống.
- Các dây thần kinh sống và các dây thần kinh sọ não lân cận. Nhánh này gọi là nhánh thông xám vì chứa các sợi thần kinh sau hạch của các neuron hạch thân giao cảm, khơng có myelin bọc, màu xám, các sợi này đi tới tận cơ quan nội tạng. Nhánh thơng xám có ở tất cả các đoạn của cột sống vì trên suốt dọc cột sống đều có hạch thân giao cảm và các dây thần kinh sống.
- Các hạch trước sống (ví dụ: các dây tim và các dây thần kinh tạng lớn, tạng bé). Các nhánh này chứa chủ yếu các sợi thần kinh trước hạch đến dừng lại ở các hạch giao cảm trước sống, nằm trong các đám rối.
- Các tạng, các nhánh này chủ yếu chứa các sợi thần kinh giao cảm sau hạch và tạo nên các đám rối quanh động mạch các tạng này.
- Các hạch thân giao cảm lân cận.
Thân giao cảm vùng cổ có 3 hạch: cổ trên, cổ giữa, cổ dưới. Từ hạch giao cảm cổ trên, các sợi giao cảm sau hạch qua nhánh thông xám tới 4 dây thần kinh sống cổ, dây thần kinh X, dây thần kinh XII. Phần lớn các sợi sau hạch dưới dạng dây thần kinh cảnh trong tạo nên đám rối quanh động mạch cảnh trong và các nhánh của động mạch này lên chi phối các cơ quan trong hộp sọ: cơ giãn đồng tử, thể mi, vùng dưới thị, tuyến lệ, các tuyến nước bọt và các mạch máu của mắt, mi mắt... Từ hạch này có các nhánh tới các cơ quan trong lồng ngực và cổ (hầu, thực quản, khí quản, cơ hồnh). Ngồi các sợi sau hạch, các sợi trước hạch thuộc sừng bên đoạn tủy ngực trên đi qua hạch giao cảm cổ trên dưới dạng dây thần kinh tim trên xuống đến dừng lại ở đám rối tim.
Các sợi sau hạch từ hạch giao cảm cổ giữa tạo nên đám rối quanh động mạch cảnh gốc và các nhánh của động mạch này chi phối cho các cơ quan ở ngoài hộp sọ và ở cổ. Dưới dạng nhánh thông xám, các sợi sau hạch còn đi tới dây thần kinh sống cổ V - VI, các sợi giao cảm trước hạch đi qua hạch giao cảm cổ giữa, dưới dạng dây thần kinh tim giữa đi tới đám rối tim.
Hạch giao cảm cổ dưới thường sát nhập với hạch giao cảm ngực I, tạo thành hạch sao. Từ hạch này, các sợi sau hạch đi tới tuyến giáp, cận giáp. Các sợi giao cảm trước hạch đi qua hạch giao cảm cổ dưới xuống đám rối tim dưới dạng dây thần kinh tim dưới.
</div><span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>tạng là đám rối giao cảm lớn nhất nằm ở góc động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên, đám rối này chi phối các cơ quan nội tạng do hai mạch máu này nuôi dưỡng. Tới dừng ở đám rối mạc treo tràng dưới quây quanh động mạch mạc treo tràng dưới có các sợi trước hạch từ đoạn tủy sống thắt lưng II và III tới. Từ hạch này có các sợi sau hạch tới chi phối cho phần cuối của đại tràng, bàng quang, các cơ quan sinh dục ...
Ở chậu hơng bé có đám rối chậu. Đám rối này là đám rối hỗn hợp vừa giao cảm vừa phó giao cảm (chứa các hạch giao cảm và phó giao cảm). Đi tới dừng lại ở hạch đám rối này có các sợi giao cảm trước hạch thuộc các đoạn tủy cùng.
<b>3.2. Hệ thần kinh phó giao cảm</b>
<i><b> (systema nervosum parasympaticum). </b></i><i><b>3.2.1. Phần trung ương: </b></i>
Các trung khu hệ phó giao cảm nằm ở trung não (nhân phụ của nhân Jacubovich hay nhân Edinger Westphal), ở hành não (nhân bọt trên của dây VII, nhân bọt dưới của dây IX, nhân lưng của dây X) và ở sừng bên các đoạn tủy SII - SIV.
<i><b>3.2.2. Phần ngoại vi: </b></i>
Các sợi phó giao cảm trước hạch từ hạch phụ của dây III đi vào trong dây III đến dừng ở hạch mi nằm trong ổ mắt, các sợi phó giao cảm sau hạch từ hạch mi qua các dây thần kinh mi ngắn đến chi phối cơ co đồng tử, đến cơ mi điều tiết nhân mắt.
Các sợi phó giao cảm trước hạch từ nhân bọt trên của dây VII đi theo dây VII (trong thành phần dây VII'). Rồi qua nhánh thừng nhĩ của dây này và qua dây thần kinh lưỡi (nhánh của dây hàm dưới) đến dừng ở hạch dưới hàm, dưới lưỡi, các sợi phó giao cảm sau hạch từ hạch dưới hàm, dưới lưỡi đến chi phối tiết dịch cho tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi.
Đi trong dây thần kinh VII và nhánh của dây này là nhánh của dây thần kinh đá nơng, cịn có các sợi trước hạch chi phối cho tuyến lệ, tuyến niêm mạc miệng, mũi, nguồn gốc các sợi trước hạch này vẫn chưa được rõ. Các sợi sau hạch chi phối cho các tuyến này là các axon tế bào thần kinh hạch bướm khẩu cái.
Các sợi phó giao cảm trước hạch từ nhân bọt dưới của dây thần kinh IX đi trong dây này đến hạch tai, hạch tai cho ra các sợi sau hạch đi vào trong dây thần kinh tai thái dương (nhánh của dây hàm dưới) đến chi phối tiết dịch cho tuyến mang tai.
Tế bào thần kinh nhân lưng dây X cho ra các sợi thần kinh phó giao cảm trước hạch đi trong dây thần kinh này xuống dừng lại ở các hạch cạnh hoặc bên trong thành các cơ quan trong khoang ngực, bụng (trừ các tạng trong chậu hông và phần dưới của đại tràng). Các sợi sau hạch từ những hạch này rất ngắn và đến chi phối cho các cơ quan trong khoang ngực và khoang bụng.
</div><span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87><b>4. Trung khu thực vật trên phân đoạn và trung khu điều khiển hoạt </b>
<b>động thần kinh thực vật. </b>
Các trung khu thực vật vừa nói ở trên là các trung khu thực vật phân đoạn. Ngoài ra cịn có các trung khu điều khiển chức năng thực vật trên phân đoạn là các vùng tế bào không có ranh giới rõ ràng. Các vùng này điều khiển chức năng phản xạ tuần hồn, hơ hấp, tiêu hoá ... Các vùng này gọi là các trung khu vận mạch, trung khu hô hấp, trung khu nuốt, trung khu nôn ở hành não.
Điều khiển hoạt động hệ TKTV gồm có : vùng dưới đồi, các nhân nền của não, tiểu não, nhận tất cả các thông tin từ đồi thị và từ vỏ bán cầu đại não về, vùng dưới đồi điều khiển phản xạ không điều kiện các chức năng thực vật (tuần hồn, tạo máu, hơ hấp, các tuyến, hệ sinh dục, điều hoà nhiệt độ ...). Vỏ bán cầu đại não là trung khu điều khiển cấp cao chức năng động thực vật.
</div><span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>1. Xương hàm trên 11. Dây thần kinh IX
2. Xương khẩu cái 12. Dây thần kinh
Jacoson
3. Nhánh ổ mắt 13. Dây thần kinh VII
4. Nhánh bướm khẩu cái 14. Dây TK đá nông lớn 5. Nhánh tới 15. Dây TK đá sâu lớn6. Dây TK khẩu cái sau 16. Rễ TK giao cảm7. Nhánh đi
17. ĐM cảnh trong
8. Hạch bướm khẩu cái 19. Mỏm bướm khẩu cái
9-18. Chân bướm 20. Dây TK bướm
khẩu cái
10. Dây thần kinh Vidien 21. Dây thần kinh mũi
Tóm lại, hệ TKTV là phần chuyên biệt của hệ thần kinh trung ương, điều khiển các cơ quan nội tạng và điều khiển chức năng dinh dưỡng thích nghi. Cấu tạo của hệ thần kinh này rất phức tạp và cần có sự nghiên cứu thêm. Hoạt động của hệ này liên quan mật thiết với hoạt động của hệ TKĐV và vẫn chịu sự kiểm tra, điều khiển của vỏ bán cầu đại não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Delmas J.,Laux G.;Précis d' Anatomie. G.Doin et Cie, Paris 1951. 2. Gross C.M.: Gray's Anatomy of the Human Body. Philadelphia, 1976. 3. Đỗ Xuân Hợp: Giải phẫu đại cương. Giải phẫu thần kinh, đầu mặt cổ. Nhà xuất bản Y học, 1972.
4. McMinn R.H.M.,Pegington J.,Hutchings R.T., Abrahams P.H.: Colour Atlas of Human Anatomy. Mosby- Year Book Europe Limited, 1995.
5. Trịnh Văn Minh: Giải phẫu hoc người.Tập 1. Nhà xuất bản Y học, 1998. 6. Trịnh Văn Minh: Từ điển Danh từ Giải phẫu quốc tế Việt hoá. Nhà xuất bản Y học, 1999.
7. Netter F.H.:Atlas of Human Anatomy. Ciba. Geiry Corporation. Summit, New Jercy,1993.
8. Pansky B., House E.l: Review of Gross Anatomy. Macmillan Company, London, 1971.
9. Prives M.G., Lusenkov N.K., Buchkovich V.I.: Giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học Matxcơva, 1985 (tiếng Nga)
<i>10. Peter L.W., Roger W.: Gray's Anatomy. NewYork, 1980. </i>
<i>11. Nguyễn Quang Quyền: Bài giảng giải phẫu, tập I và II. Nhà xuất bản Y </i>học, 1993.
</div><span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89><i>13. Raymond C.T., Malcolm B.C.: Human Anatomy. Waverly Press, </i>Maryland, 1969.
<i>14. Rohen J.W., Yokochi C.: Color Atlas of Anatomy. Igaku – Shoin, New </i>York Tokio, 1987.
</div><!--links-->Từ khóa » Bó Trám Tủy
-
Là đường Dẫn Truyền Tín Hiệu Trực Tiếp Từ Vỏ Não đến Nơron Vận ...
-
Giải Phẫu: Đường Dẫn Truyền Vận động - Phục Hồi Chức Năng
-
[PDF] CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH - TaiLieu.VN
-
Sinh Lý Tủy Gai Diagram - Quizlet
-
Chương 17 - Sinh Lý Hệ Thần Kinh Vận động - Học Y
-
(DOC) Bai 25 Cac Dường Dẫn Truyền Thần Kinh | Linh Lan Trắng
-
6 - THẦN KINH: Thân Não Và Tiểu Não Flashcards
-
Hình Thể Trong Của Tủy Sống - Bác Sĩ Lực
-
Trám Não – Wikipedia Tiếng Việt
-
SINH LÝ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG - Bác Sĩ Gia đình
-
Sinh Lý Tiểu Não -Bác Sĩ Gia đình TP.HCM
-
SINH LÝ- Chức Năng Vận động Của Tủy Sống
-
[PDF] THẦN KINH - Cao đẳng Quân Y 1