CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ - TRANG CHỦ
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- THÔNG BÁO
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- TUYỂN SINH 6
Cổng thông tin điện tử Trường THCS Thành Phố Bến Tre |
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Nêu thí dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
- Thí dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật
Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.
Thí dụ:
+ Về số lượng: loài người có 2n = 46, loài tinh tinh có 2n =48, loài ngô có 2n = 20, ...
+ Về hình dạng: Tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm có 2n = 8, gồm 4 cặp NST, trong đó: hai cặp hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính gồm hai chiếc hình que ở con cái; một chiếc hình que, một chiếc hình móc ở con đực.
b) Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
Bộ NST lưỡng bội | Bộ NST đơn bội |
- Chứa các cặp NST tương đồng. Trong cặp NST tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. Do đó các gen trên cặp NST tương đồng cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng. | Chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng. |
Kí hiệu: 2n | Kí hiệu: n |
Có ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, trừ giao tử. | Chỉ có ở giao tử. |
Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó.
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào:
+ Mỗi NST gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh. Tâm động là điểm đính của NST vào tơ vô sắc của thoi phân bào. Một số NST còn có eo thứ hai.
+ Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
Câu 3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
+ NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Gen có bản chất là ADN.
+ Nhờ sự tự nhân đôi của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 4: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Các kì | Những diễn biến cơ bản của NST |
Kì đầu |
|
Kì giữa |
|
Kì sau |
|
Kì cuối | Tại mỗi cực của tế bào, các NST đơn dãn xoắn, dài ra dạng sợi mãnh. Hai tế bào con được tạo thành, mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống như tế bào mẹ (2n NST). |
Câu 5: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
Các kì | Những diễn biến cơ bản của NST | |
Lần phân bào I | Lần phân bào II | |
Kì đầu | - Các NST kép (2n) đóng xoắn, co ngắn. - Hai NST kép trong mỗi cặp tương đồng tiếp hợp nhau theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó tách rời nhau. | - Các NST kép co lại, cho thấy số NST kép trong bộ đơn bội (n kép). |
Kì giữa | - Các cặp NST kép (2n) tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Các NST kép (n) xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | - Các cặp NST kép (2n) tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. | - Từng NST kép (n) bị chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn. - Các NST đơn (2n) phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. |
Kì cuối | - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội kép (n NST kép). | - Các NST nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội đơn (n NST đơn). |
Câu 6: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
* Giống nhau:
+ Đều là sự phân chia của tế bào có sự xuất hiện của thoi phân bào.
+ Mỗi lần phân bào đều diễn qua trong 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
* Khác nhau:
Nguyên phân: | Giảm phân |
| - Diễn ra ở tế bào sinh dục thời kì chín (2n NST). - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhau. - Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con, mỗi tế bào con có n NST, nghĩa là mỗi tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. |
Câu 7: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
Phát sinh giao tử cái | Phát sinh giao tử đực |
- Tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo thành các noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển noãn bào bậc1. - Noãn bào bậc 1 giảm phân: + Lần phân bào I: tạo 1 noãn bào bậc 2 (kích thước lớn) và 1 thể cực thứ 1. + Lần phân bào II: từ noãn bào bậc 2 tạo 1 trứng (kích thước lớn) và 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ), từ 1 thể cực 1 à 2 thể cực thứ 2 kích thước nhỏ. | - Tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo thành các tinh nguyên bào. Tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1. - Tinh bào bậc 1 giảm phân: + Lần phân bào I: tạo 2 tinh bào bậc 2 (kích thước giống nhau). + Lần phân bào II: từ 2 tinh bào bậc 2 tạo 4 tế bào con phát triển thành 4 tinh trùng. |
* Vậy: Qua giảm phân tạo giao tử, 1 tinh bào bậc 1 tạo 4 tinh trùng, còn 1 noãn bào bậc 1 tạo 1 trứng và 3 thể cực (bị tiêu biến).
Câu 8: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?
Ở những loài sinh sản hữu tính, bộ NST đặc trưng của loài lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh:
+ Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n NST).
+ Qua thụ tinhbộ NST lưỡng bội (2n NST) được phục hồi.
+ Nhờ nguyên phân, bộ NST trong tất cả các tế bào của cơ thể mới giống như bộ NST trong hợp tử (2n NST).
Câu 9: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào? Ý nghĩa của sự xuất hiện biến dị tổ hợp?
- Giảm phân đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính.
- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 10: Phân biệt NST giới tính và NST thường:
NST giới tính | NST thường | |
Về kí hiệu | XX hoặc XY | A |
Về số lượng | - Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội (2n NST). | - Có 1 hoặc nhiều cặp NST trong tế bào lưỡng bội (2n NST). |
Về cấu tạo | - Cặp NST giới tính tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) tuỳ giới tính và nhóm loài. | - Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau giữa cá thể đực và cái trong một loài. |
Về chức năng | Mang gen qui định giới tính và các tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính. | Mang gen qui định các tính trạng thường của cơ thể. |
Câu 11: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Vì sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1?
- Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
Sơ đồ giải thích cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
P: ♀: (44 + XX) x ♂: (44 + XY)
Gp: (22 + X) (22 + X), (22 + Y)
F1: (44 + XX) (44 + XY)
- Nữ : 1 Nam
- Trong phát sinh tạo giao tử:
+ Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra một loại trứng mang NST giới tính X.
+ Bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau: một loại mang X và một loại mang Y.
- Trong thụ tinh:
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX phát triển thành con gái.
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XY phát triển thành con trai.
- Vì sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1?
Sự phân li của cặp NST giới tính XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y với tỉ lệ ngang nhau. Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với cùng một loại trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1: 1. Tuy nhiên tỉ lệ này còn cần được đảm bảo với điều kiện các hợp tử mang NST XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.
Câu 12: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Nêu ví dụ.
- Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi vì: Sự hình thành và phân hoá giới tính còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong (hoocmôn sinh dục) và bên ngoài cơ thể (ánh sáng, nhiệt độ, ….).
Ví dụ:
+ Trộn hoocmôn sinh dục đực mêtyltestôstêrôn vào thức ăn cho cá vàng lúc còn non, có thể làm cá cái trở thành cá đực.
+ Ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 280C sẽ nở thành con đực, còn được ủ ở nhiệt độ trên 320C sẽ nở thành con cái
- Ý nghĩa: nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi phù hợp với mục đích sản xuất. Ví dụ: tạo ra toàn tằm đực để cho nhiều tơ hơn, tạo nhiều bê cái nuôi lấy sữa.
Câu 13: Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết (DTLK)? Ý nghĩa của DTLK trong chọn giống? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
- DTLK là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, chúng được quy định bởi các gen trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phát sinh giao tử, cùng được tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
-Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: Hiện tượng di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của một nhóm tính trạng, vì vậy trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm cùng nhau.
- Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen:
+ Có nhiều gen cùng nằm trên 1 NST, các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST.
+ Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tương liên kết gen, hiện tượng liên kết gen mới là phổ biến.
+ Hiện tượng liên kết gen đã giải thích được vì sao trong thực tế có những tính trạng luôn di truyền cùng nhau.
Câu 14: So sánh kết quả phép lai phân tích F1 trong 2 trường hợp: di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.
Các chi tiết | Di truyền phân li độc lập | Di truyền liên kết |
Phép lai | P: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn AaBb aabb GP: AB, Ab, aB, ab ab F1: AaBb, Aabb, aaBb, aabb | P: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh cụt
GP: BV, bv bv F1: |
Tỉ lệ kiểu gen | 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb |
|
Tỉ lệ kiểu hình | 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn :1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. | 1 xám, dài : 1 đen, cụt |
Biến dị tổ hợp | Có xuất hiện biến dị tổ hợp | Không có xuất hiện biến dị tổ hợp |
Vị trí gen trên NST | Các gen nằm trên các NST khác nhau, phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp tự do trong thụ tinh | Các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phát sinh giao tử và cùng tổ hợp trong thụ tinh |
Câu 15: Ở thỏ có 2n = 44NST. Một tế bào sinh dưỡng của thỏ đang nguyên phân. Xác định số lượng và trạng thái NST tại kỳ đầu, kỳ sau?
Câu 16: Ở tinh tinh 2n = 48 NST, một tế bào sinh dục chín của loài này dang giảm phân tạo giao tử. Xác định số lượng và trạng thái NST tại kỳ đầu I, kỳ sau I, kỳ sau II?
Câu 17: Ở thỏ có 2n = 44NST. Trong buồng trứng của 1 thỏ cái có 8 noãn bào bậc 1 giảm phân tạo trứng. Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực có 22 tinh bào bậc 1 giảm phân tạo tinh trùng. Tính:
a/- Số trứng tối đa được tạo thành? Số NST trong mỗi tế bào trứng? Số NST trong tất cả tế bào trứng?
b/- Số tinh trùng tối đa được tạo thành? Số NST trong tất cả các tinh trùng?
Câu 18: Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và trong các hợp tử?
Câu 19: Có 10 noãn bào bậc I của ruối giấm giảm phân. Xác định số tế bào trứng và số thể định hướng được tạo ra, cùng số NST chứa trong tất cả trứng và thể cực. Biết ruồi giấm có 2n =8.
Câu 20: Có 4 tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân liên tiếp 3 lần. Hỏi tổng số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu? Số NST trong mỗi tế bào con và tổng số NST trong các tế bào con?
Tin liên quan BIÊN BẢN HỌP TỔ HÀNG THÁNG TỔ KHTN - NĂM HỌC 2024 - 2025 - 30/09/2024 DANH SÁCH GIÁO VIÊN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 - 17/09/2023 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI BẢNG TƯƠNG TÁC - 29/10/2022 E-LEARNING - HỆ SINH THÁI - TỔ HÓA SINH - 06/03/2020 BÀI ÔN TẬP SINH 7 - 20/02/2020TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BẾN TRE Địa chỉ: Số 21-23, đường Lê Quý Đôn, Phường 2 , TP Bến Tre Điện thoại: 02753829484. Email: thcstpbentre@tpbentre.edu.vn
Từ khóa » đặc điểm Cơ Bản Của Nst Thường Là
-
Nhiễm Sắc Thể Thường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trình Bày đặc điểm Cơ Bản Của NST - Hoc24
-
Đặc điểm Của NST Giới Tính Là:
-
Nêu Những đặc điểm Khác Nhau Giữa Nhiễm Sắc Thể Giới Tính Và ...
-
Nhiễm Sắc Thể Là Gì? - Vinmec
-
So Sánh NST Thường Với NST Giới Tính? - Toploigiai
-
Đặc điểm NST Thường Và NST Giới Tính
-
Nêu Những điểm Khác Nhau Giữa NST Giới Tính Và NST Thường
-
Nêu Những điểm Khác Nhau Giữa NST Giới Tính Và NST Thường.
-
Điểm Giống Nhau Giữa NST Thường Và NST Giới Tính Là: 1. Đều Mang
-
KHÁI NIỆM NST, CẤU TRÚC BÌNH THƯỜNG CỦA NST, TÍNH ĐẶC ...
-
Chức Năng Của Nhiễm Sắc Thể | SGK Sinh Lớp 9
-
Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể | SGK Sinh Lớp 9