Chương Trình Con (Procedure Và Function) Trong Pascal - Sách Giải

sach-giai-logo
  • Môn học
    • Toán học
    • Văn học
    • Vật lý
    • Hoá học
    • Lịch sử
    • Địa lý
    • Anh văn
    • Công nghệ
    • Sinh học
    • Tin học
    • Âm nhạc
    • Mĩ thuật
    • Thể dục
    • Công dân
    • Khoa học
    • Y khoa
    • Ngoại khoá
    • Gương sáng
    • Đề thi, đáp án
    • Thơ văn
    • Đề tài
    • Dạy và học
  • Sách
  • Hỏi đáp
  • Văn bản
  • Tìm kiếm
  • vnedu tra cứu điểm
  • Trang nhất
  • Tin học
Chương trình con (Procedure và Function) trong Pascal 2020-07-29T21:30:39+07:00 https://sachgiai.com/Tin-hoc/chuong-trinh-con-procedure-va-function-trong-pascal-13437.html https://sachgiai.com/uploads/news/2020_07/lap-trinh-pascal.jpg Sách Giải Thứ tư - 29/07/2020 21:00 Trong khi lập chương trình, chúng ta thường gặp những đoạn chương trình được lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhũng chỗ khác nhau. Để tránh rườm rà, những đoạn chương trình này được thay thế bằng những chương trình con tương ứng và khi cần, ta chỉ việc làm thủ tục gọi chương trình đó ra (với các tham số tương ứng cần thiết) mà không phải viết lại cả đoạn chương trình đó. 1. KHÁI NIỆM VỂ CHƯƠNG TRÌNH CON : [SUB PROGRAM] Trong khi lập chương trình, chúng ta thường gặp những đoạn chương trình được lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhũng chỗ khác nhau. Để tránh rườm rà, những đoạn chương trình này được thay thế bằng những chương trình con tương ứng và khi cần, ta chỉ việc làm thủ tục gọi chương trình đó ra (với các tham số tương ứng cần thiết) mà không phải viết lại cả đoạn chương trình đó. Thí dụ, khi làm các bài toán tính toán, ta hay phải tính giá trị Max hoặc Min của 2 số nào đó. Như vậy ta cần lập một chương trình con có tên là Max (hoặc Min) và tham số cần thiết là a, b. Những chương trình con thông dụng đã được xây dựng sẵn để trong thư viện chương trình con mẫu” và được chương trình dịch PASCAL quản lí, vì vậy còn được gọi là các chương trình con chuẩn. Trong TURBO PASCAL, các chương trình UNIT như CRT, PRINTER, DOS... Một lí do khác để lập chương trình con là : một vấn đề lớn và phức tạp tương ứng với một chương trình có thế rất lớn, rất dài. Do đó việc nhìn tổng quan cả chương trình cũng như việc gỡ rối, hiệu chỉnh sẽ rất khó khăn. Ta có thể phân tích vấn đề phức tạp đó ra thành các vấn đề nhỏ hơn (tương ứng với các chương trình con, những modul) để dễ kiểm tra, gỡ rối từng khối một và sau đó ghép lại thành chương trình lớn. Việc này tương ứng trong dây chuyền sản xuất công nghiệp, người ta có thế lắp ráp sản phẩm từ các bán thành phẩm, từ các modul đã được chế tạo sẵn từ nơi khác chuyển đến. Đó cũng là ý tưởng cơ bản của khái niệm lập chương trình có cấu trúc. Cần lưu ý là chương trình con này có khi chỉ được dùng đúng một lần, song nó có tác dụng làm sáng sủa vấn đề trong khi lập chương trình. Việc chia nhỏ chương trình thành các modul có thể ví như các nguyên tắc “Chia để trị, chia để dễ điều khiển”. Chương trình con được dùng rất phố biến. Trong lập trình hiện đại, không thể nào bỏ qua nó. Vì vậy chúng ta càn nắm vững các kĩ thuật lập chương trình con. 2. THỦ TỤC VÀ HÀM [PROCEDURE VÀ FUNCTION] Trong Pascal có hai loại chương trình con (CTC) : Thủ tục (Procedure) và hàm (Function). Hàm trả lại cho một kết quá vô hướng thông qua tên của hàm và do dó được phép sử dụng nó trong một biểu thức. Còn Procedure không trả lại kết quả thông qua tên của nó nên các Procedure không thể viết trong các biểu thức. Ví dụ chương trình con tính sin(x) thuộc loại Function, có tên là sin với tham số là x, còn lệnh Writein, Readln mà ta đã học là các thủ tục. Dưới đây, CTC được hiểu bao hàm cả Procedure và Function. Theo qui định của Pascal chuẩn, cấu trúc chung của một chương trình với thứ tự mô tả khai báo như sau : PROGRAM TEN_CHUONG_TRINH ; LABEL {Khai báo các nhãn} ; ……. CONST {Khai báo các hằng} ; TYPE {Mô tả và định nghĩa các kiểu cấu trúc dư liệu mới của người sử dụng} ; ……. VAR {Khai báo các biến} ; {…… Các chương trình con …….} PROCEDURE TEN-THU-TUC (Khai báo các tham số, nếu cần) ; {Khai báo Label, Const, Type, Var của riêng Procedure nếu cần} …… Begin …….. {Thân chương trình con} End ; {…………………….} 1 1 r FUNCTION TEN_HAM (Khai báo các tham số, nếu cần) : kiểu dữ liệu ; {Khai báo Label, Const, Type, Var của riêng Procedure nếu cần} …… Begin ….. {Thân chương trình con} End ; {…. Thân chương trình chính ……} BEGIN (Bắt dầu chương trình chính} …… END Cũng theo qui định này, thứ tự các phần mô tả và khai báo phải theo đúng trật cự trêu, nghĩa là Label trước hết, rồi đến Const, Type, Var (và mỗi oại chỉ được xuất hiện một lần) ; cuối cùng là các Procedure, các Function. Phần nào không có thì bỏ đi, đương nhiên không thể thiếu phần thân chương trình chính. TURBO PASCAL còn cho phép phần khai báo được rộng rãi hơn, không nhất thiết theo thứ tự bất buộc trên và không nhất thiết khai báo các phần một lần. Để dễ dàng minh họa chúng ta xét một chương trình sau : PROGRAM VI_ DU ; USES CRT ; VAR A, B, C, D : INTEGER ; Z : REAL; {……………………………………….} PROCEDURE TIEU_DE ; Begin Writeln ('*************************'); Writeln (' * MINH HOA CHUONG TRINH CON * ') ; Writeln ('*************************’); End ; {……………………………………….} PROCEDURE ENTER (VAR X, Y : INTEGER) VAR OK : char ; Begin REPEAT Write ( Tu_so =') ; Readln(X) ; Write ('Mau_so =') ; Readln(Y); Write ('Co sua so lieu khong (co/khong)' ?'); OK := Readkey ; Writeln ; UNTIL (OK = 'K') or (OK = 'k'); End ; {……………………………………….} FUNCTION CHIA (X, Y : INTEGER): REAL ; Begin If Y <> 0 then CHIA := X/Y Else Begin Writeln (#7, 'Không chia duoc vi mau so = 0.'); Halt; (* thủ tục Halt dừng chương trình lại. *) End ; End ; {……………………………………….} Begin Tieu_de ; Enter(A, B); Enter(C, D) ; Z := CHIA(A, B) * CHIA(C, D); Writeln (Ti so (A/B) * (C/D) la:’, Z); Write ('Hay an Enter de tiep tuc !'); Readln ; End. Chương trình này sẽ đọc từng cặp số nguyên A, B và C, D, sau đó tính tỉ số hai số đó qua function CHIA, cuối cùng tính tích của hai tỉ số đó rồi báo ra kết quả. Như vậy nhìn vào thân chương trình chính ta thấy công việc được hình dung ra một cách rất sáng sủa. Chúng ta hãy lần lượt xét cụ thể từng CTC. Đầu tiên CTC Tieu_de có nhiệm vụ in ra vài dòng tiêu đề. CTC này không cần tham số. Procedure Enter có nhiệm vụ là vào dữ liệu X, Y. X và Y được gọi là hai tham số hình thức. X và Y cũng đồng thời là kết quả của Procedure. Hai tham số này sẽ được thay thế lần lượt bằng hai tham số thực sự là C và D trong lần thứ 2 gọi đến thủ tục Enter tức là lần lượt nhập vào giá trị của 2 cặp số A, B và C, D. Trong CTC ta cũng có thể có phần khai báo riêng của nó. Trong ví dụ trên, biến OK là biến riêng hay còn thường được gọi là biến cục bộ (local variable) của Procedure Enter để phân biệt với các biến toàn cục A, B, Z (global variable). Biến OK này chỉ có tác dụng hoạt động ở trong phạm vi Procedure Enter, nghĩa là ta không thế dùng nó (như là gán hay đọc giá trị) ở ngoài thụ tục Enter. Một qui tắc chung là khai báo trong các CTC tất cả các biến không cần dùng đến ở trong chương trình chính. Function CHIA có hai tham số hình thức X và Y. Ta có thể viết lời gọi function trong biểu thức như việc tính Z ở ví dụ trên. Lời gọi Procedure không làm như vậy được vì tên của không có giá trị. Khi khai báo Procedure ta còn phải khai báo thêm kiểu dữ liệu của function, trong ví dụ trên function CHIA có kiểu Real. Đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa hai loại CTC. Giả sử ta tính Z = (A/B)(C/D), ta có thể viết : Z := CHIA (Chia (A, B), (C, D)) ; Việc khai báo hai tham số X và Y trong phần khai báo Procedure Enter được đặt sau chữ Var nói lên rằng hai tham số này được chuyến cho CTC dưới dạng tham số biến (variable parameter) hay ngắn gọn hơn là tham biến nghĩa là ta có quyền thay đổi giá trị của hai biến X và Y ở trong CTC (đó là lệnh đọc giá trị X và Y trong ví dụ trên) và khi ra khỏi CTC, giá trị mà các tham số thực (A, B hay C, D mang chính là giá trị của các tham biến X và Y trước khi thoát khỏi thủ tục. Còn trong phần khai báo function CHIA hai tham số X và Y không được đặt sau chữ Var, điều đó có nghĩa là hai tham số X và Y được chuyển cho CTC dưới dạng tham số giá trị hay còn được gọi ngắn gọn hơn là tham trị (value parameter). Khi đó CTC chỉ được phép dùng giá trị của tham trị. Nếu chúng ta thay đổi giá trị của nó, giá trị của các tham số thực cũng không bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa là giá trị của tham số thực A trước và sau khi gọi CTC đều như nhau, không có sự thay đổi nào do CTC đem lại. Chúng ta sẽ còn trở lại vấn đề thông qua các ví dụ minh họa tiếp dưới đây : Dòng lệnh cuối cùng trong chương trình trên là một cách để dừng chương trình lại cho bạn quan sát, cho đến khi bạn ấn phím Enter thì mới tiếp tục. Cấu trúc chung của Procedure và Function là như sau : PROCEDURE TEN_THU_TUC (Khai báo các tham số hình thức) ; {Khai báo Label, Const, Typr, Var và thậm chí cả các Procedure và Function} ……. Begin ...{thân chương trình con} End ; và FUNCTION TEN, HAM (Khai báo các tham số hình thức) : kiểu dữ liệu của hàm ; (Khai báo Label, Const, Typr, Var và thậm chí cả các Procedure và Function) ….. Begin ...{thân chương trình con} End ; và FUNCTION TEN-HAM (Khai báo các tham số hình thức) : kiểu dữ liệu của hàm ; {Khai báo Label, Const, Typr, Var và thậm chí cả các Procedure và Function } ……. Begin ...{thân chương trình con} End ; Thân của CTC được đặt giữa hai chữ Begin và End, với End kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;) chứ không phải là dấu chấm (.) như của chương trình chính. Khối (Block) chương trình : được định nghĩa là phần chương trình bao gồm phần khai báo và phần lệnh. Như vậy trong chương trình có 3 loại block : - Block chính là thân chương trình chính, kết thúc bằng END. - Block của Procedure. - Block của Function. Hai loại sau kết thúc bằng chữ END và dấu chấm phẩy (;). Một chương trình có thể khoanh lại thành nhiều block. Dưới đây là chương trình giải phương trình bậc hai được viết lại thành chương trình con với minh họa cấu trúc block. PROGRAM VI_DU_GIAI_PT_BAC_2 ; VAR M, N, K : Real ; Procedure GIAI_PT_BAC_HAI (A, B, C : Real) ; Var Delta, x1, x2 : Real ; Procedure DeltaAm ; Begin Writeln ('PT vô nghiệm !') ; End ; Procedure Deltakhong (x : Real) ; Begin Writeln ('PT có 1 nghiệm kép :’.x) ; End ; Procedure DeltaDuong (x1, x2 : Real) ; Begin Writeln ('PT có 2 nghiệm : x1=’,x1, x2= 'x2=', x2) , End ; Begin Delta := b * b - 4 * a * c ; iF Delta < 0 then DeltaAm else if Delta = 0 then begin x1 := -b/(2 * a); Deltakhong (x1); end ; else begin x1 := (-b+Sqrt(Delta))/(2 * a) ; x2 := (-b-Sqrt(Delta))/(2 * a) ; DeltaDuong(x1, x2) ; end ; End ; BEGIN Writeln ('Nhập 3 hệ số;') ; Readln(M, N, K); if (M = 0) then writeln (’không phải PT bậc 2 !') ; else GIAI_PT_BAC_HAI(M, N, K); END. Thí dụ này cho thấy trong thủ tục GIAI_PT_BAC_HAI có khai báo biến địa phương riêng của nó là Delta và có 3 thủ tục nhỏ hơn tương ứng với 3 trường hợp của Delta. Còn chương trình chính chỉ việc đọc các hệ số K, M. N tương ứng với các hệ số A, B, C của phương trình bậc hai và sau đó chúng được đưa vào lời gọi thủ tục GIAI­_PT_BAC_HAI. Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
  • Vu Duc rất hay, cám ơn,,, Vu Duc 19/02/2022 13:42
    • Trả lời
    • Thích 0
    • Không thích 0
  • Minh Tùng 98 hay, bài viết cực kì bổ ích giúp mình hiểu sâu hơn về CTC trong pascal Minh Tùng 98 06/12/2021 21:25
    • Trả lời
    • Thích 1
    • Không thích 0

Những tin mới hơn

    /assets/news/2020_07/lap-trinh-pascal.jpg Thí dụ về các kiểu cấu trúc lặp trong Pascal

    /assets/news/2020_07/lap-trinh-pascal.jpg Truyền tham số cho chương trình con trong Pascal

Những tin cũ hơn

    /assets/news/2020_07/lap-trinh-pascal.jpg Câu lệnh lặp trong Pascal

    /assets/news/2020_07/lap-trinh-pascal.jpg Các lệnh lựa chọn trong Pascal

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký

MÔN HỌC

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Trung cấp Cao đẳng Đại học

SÁCH HỌC

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Tuyển sinh Thơ Truyện Tử vi
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ https://s666hn.com/Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwinhttps://nhatvip.rockshttps://doanhnhanvang.com/xem bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ https://789bet.kitchen/truc tiep bong da xoilac tv mien philink trực tiếp bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ jun88https://104.248.99.177/8Daylink trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nayFB88 ⇔ ⇔ shbetGo88https://868cwin.com/EE88BetvisaBJ88sin88.runTDTC789BETGo88BJ88VIPwinBJ88https://789betcom0.com/https://hi88.baby/https://choangclub.barhttps://vinbet.funhttps://uk88.rocks789Bet789 Bet789BETVn88link 188betRAYbet789 BET789BEThttps://hi88.garden/bet88https://glowieparty.com/Hb88NEW 88NEW8833WINhi88shbetkuwinhttps://f8bets2.com/23winBJ88Kuwinhi8877win tosafeabc8bb comhttps://okvipno1.com/https://glowieparty.com/https://j88info.com/69VN33winjun888 เครดิตฟร79kinghttps://789bethv.com/https://88clb.promo/https://meijia789.com/BK833WINhttps://f8bet0.tv/ © 2023 Sách Giải. All Right Reserved. Đối tác:x8bet com Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Giới thiệu bài viết cho bạn bè

Từ khóa » Viết Chương Trình Con Trong Pascal