Chương Trình đào Tạo CDIO đáp ứng Bốn Trụ Cột Của Giáo Dục Thế Kỷ ...
Có thể bạn quan tâm
UNESCO và bốn trụ cột của giáo dục Thế kỷ XXI
Để chuẩn bị bước vào Thế kỷ XXI, vào năm 1996, Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc, UNESCO đã xuất bản báo cáo nghiên cứu về vấn đề giáo dục, trong đó đề cập đến 4 trụ cột của giáo dục Thế kỷ XXI. Đây có thể coi là những nguyên tắc cơ bản để định hình lại giáo dục cho phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu. Bốn trụ cột (4 pillars of education) đó là:
- Học để biết (Learning to know): nghĩa là cung cấp cho người học các công cụ nhận thức để có thể hiểu biết thế giới phức tạp và trang bị nền tảng kiến thức phù hợp để người học tiếp tục học tập, khám phá tri thức trong suốt cuộc đời của họ.
- Học để trưởng thành (Learning to be): là cung cấp cho mỗi cá nhân tư duy phân tích, kỹ năng xã hội để họ có thể phát huy tốt nhất những phẩm chất tâm lý-xã hội cũng như sức khỏe thể chất và trở thành những con người hoàn thiện.
- Học để chung sống (Learning to live together): là để mỗi cá nhân thấu hiểu những giá trị hàm chứa trong khuôn khổ quyền con người, những nguyên tắc dân chủ, sự hiểu biết giá trị văn hóa nhân loại, sự tôn trọng, hòa bình, quan hệ trong xã hội loài người. Từ đó, mỗi cá nhân có thể chung sống hài hòa giữa các mối quan hệ.
- Học để làm (Learning to do): trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ để mỗi cá nhân có thể thực hành nghề nghiệp thành công và tham gia hiệu quả vào nền kinh tế-xã hội trong bối cảnh toàn cầu.
Bốn trụ cột của giáo dục Thế kỷ XXI
Bốn trụ cột theo quan điểm của UNESCO có thể nhóm vào hai phẩm chất tiêu biểu mà mỗi con người trưởng thành cần hướng tới để thành công, đó là Kiến thức (Knowledge) và Kỹ năng (Skills).
Như vậy, có thể hiểu Kiến thức là những hiểu biết về các môn khoa học, các định luật, định lý được viết trong sách vở. Kiến thức mang đặc tính lý thuyết và chỉ giúp cho người ta hiểu biết. Còn kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để thực hành có hiệu quả một hoạt động nào đó mang tính chất hành động. Kỹ năng được hình thành dựa trên kiến thức cộng với sự tập luyện cho đến khi thuần thục. Ví dụ như kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tổ chức/giải quyết công việc, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng từ chối, kỹ năng thuyết phục, v.v. Và cuối cùng là kỹ năng giúp người ta thành công trong cuộc sống và kiếm được tiền.
Sự cần thiết phải định nghĩa lại giáo dục ở Việt Nam
Nói về sự học, cha ông ta xưa đã có câu “Học đi đôi với Hành”. Ở đây, có thể hiểu “học” nghĩa là học kiến thức, hay tương đương với “Học để biết” theo quan điểm của UNESCO. Còn “hành” không đơn thuần là thực hành. Hiểu theo nghĩa rộng thì “hành” có thể coi là ứng dụng những kiến thức học được trong bối cảnh cuộc sống xã hội với tổng hòa các mối quan hệ. Nói cách khác, “hành” tương đương với ba trụ cột còn lại theo quan điểm của UNESCO.
Nói về việc học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong cuốn sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc (Nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh): “Học để làm việc, làm người … để phục vụ tổ quốc và nhân loại”. Năm 1955, sau khi đánh đuổi giặc Pháp, trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường, bác viết: “Đối với các em, việc giáo dục gồm có: Thể dục để làm cho thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh riêng và vệ sinh chung; Trí dục là ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới; Mỹ dục để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp; Đức dục là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công, (5 cái yêu)”.
Các thế hệ người Việt hiện đại ai cùng thuộc lòng lời dạy của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi”. Có thể nói, triết lý học để làm người đã thấm nhuần trong tư tưởng dân tộc ta từ hàng nghìn năm. Những năm gần đây sự biến động của xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới và sự tác động của nền kinh tế thị trường phần nào tác động đến sự “học” và “hành”. Khi yếu tố thị trường len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống thì người ta cũng trở lên thực dụng hơn. Việc học khi ấy chỉ nhằm mụ tiêu đỗ đạt. Nghĩa là thi gì học đấy, học chỉ để thi, những gì không thi, không cần học. Có thế dễ thấy trong các nhà trường khối phổ thông, người ta chỉ tập trung vào hai môn chính là Toán, Tiếng Việt, gần đây thêm tiếng Anh. Mọi nỗ lực giáo dục chỉ tập trung luyện gà chọi, mà quên đi việc giáo dục con trẻ trưởng thành trong mối quan hệ tổng thành của tự nhiên và xã hội. Hậu quả là, về kiến thức học sinh của ta có thể đạt các giải cao trong các kỳ thi, nhưng về kỹ năng thì chỉ là những đứa trẻ ngờ nghệch, thiếu nhận thức về môi trường xã hội, không có tư duy độc lập, thiếu khả năng phản biện.
Đối với giáo dục đại học, sinh viên cũng thụ động tiếp nhận sự đào tạo, thiếu hiểu biết về xã hội nên không có định hướng, lựa chọn nghề nghiệp rõ ràng. Trong quá trình học tập ở đại học, việc chỉ tập trung vào kết quả thi cử, thiếu phương pháp học tập chủ động, cùng với sự hạn chế về cơ sở vật chất, quản lý lỏng lẻo và thiếu sự tham gia của môi trường sản xuất vào quá trình đào tạo dẫn đến sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng, hạn chế trong nhận thức về xã hội, môi trường nghề nghiệp.
Nói tóm lại, nền giáo dục nước ta thời gian qua chỉ chú trọng trang bị kiến thức cho người học mà xem nhẹ việc rèn luyện kỹ năng để có thể giúp họ thành công trong cuộc sống. Điều này cũng dẫn đến sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và năng suất lao động thấp so với các nước trong khu vực.
Nhận thức được vấn đề này, tại Hội nghị TW8 khóa XI, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Theo đó, giáo dục và đào tạo phải chuyển đổi căn bản từ việc trang bị kiến thức sang rèn luyện phẩm chất, năng lực cho người học.
CDIO - Chương trình đào tạo tích hợp rèn luyện kỹ năng
CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. CDIO ban đầu được đề xướng bởi các khối ngành kỹ thuật thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, phối hợp với các trường đại học Thụy Điển. Đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (learning outcomes) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. CDIO hiện đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế và có 140 trường đại học trên thế giới là thành viên của tổ chức này (theo cdio.org).
Với cách tiếp cận khoa học, hiện đại, đề cương chuẩn đầu ra theo CDIO bao gồm bốn (04) phần, tương ứng với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO, đó là:
1. Kiến thức và lập luận ngành (UNESCO: Học để biết);
2. Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp (UNESCO: Học để trưởng thành);
3. Kỹ năng giao tiếp: Làm việc nhóm và giao tiếp (UNESCO: Học để chung sống);
4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường – Quá trình sáng tạo (UNESCO: Học để làm)
Một trong những điểm nổi bật khi áp dụng CDIO là chương trình đào tạo tích hợp (integrated cirriculum). Theo website chính thức của tổ chức CDIO, tầm nhìn của CDIO hướng tới việc: Tích hợp các kỹ năng nghề nghiệp như làm việc nhóm và giao tiếp; Đề cao việc học tập tích cực và qua trải nghiệm; Liên tục cải tiến thông qua quy trình đảm bảo chất lượng với mục tiêu cao; Làm phong phú khóa học với các dự án do sinh viên tự thiết kế – xây dựng và kiểm thử. Có thể hiểu, cách tiếp cận CDIO hướng tới đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (gọi là năng lực C-D-I-O) và có ý thức trách nhiệm với xã hội.
Lợi ích khi áp dụng CDIO
Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau:
– Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực;
– Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi;
– Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ;
– Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên một tầm cao mới.
Áp dụng CDIO tại Viện Cơ khí, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Trên con đường hội nhập để phát triển, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam luôn đi đầu trong trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế khu vực Duyên hải Bắc bộ, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam xác định tầm nhìn đến năm 2020 nằm trong nhóm 10 trường đại học tốt nhất cả nước, đến năm 2030 sánh ngang các trường đại học trong khu vực. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu trên là xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Cụ thể, trong năm 2017, sẽ tiến hành triển khai áp dụng CDIO và xây dựng lại chương trình đào tạo theo chuẩn 4 năm, hội nhập quốc tế.
Với sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia đến từ Đại học quốc gia TP.HCM (một trong ba trường của Việt Nam là thành viên của Tổ chức CDIO), chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO sẽ được xây dựng và áp dụng từ khóa 58. Chương trình đào tạo tích hợp CDIO hy vọng sẽ là công cụ hữu hiệu nhằm tạo ra bước đột phá về chất lượng đào tạo, giúp biến kiến thức thành kỹ năng vận dụng cho sinh viên, gắn con người, nghề nghiệp với bối cảnh xã hội, môi trường.
Từ khóa » Mục Tiêu Giáo Dục Của Unesco Là Gì
-
Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hợp Quốc - Wikipedia
-
Chiến Lược Giáo Dục Mới Của UNESCO
-
BỐN TRỤ CỘT GIÁO DỤC - Trường THCS Thường Phước 2
-
Giới Thiệu Sơ Lược Bốn Trụ Cột Giáo Dục Của UNESCO - Facebook
-
Các Mục Tiêu Của UNESCO Là Gì?
-
Mong Mỏi Có Triết Lý Giáo Dục Việt Nam ở Thời điểm Phù Hợp - Quốc Hội
-
UNESCO Là Gì? Giới Thiệu Về Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa ...
-
Phân Tích Bốn Trụ Cột Giáo Dục Của UNESCO - 123doc
-
Bốn Trụ Cột Là Triết Lý Giáo Dục Của UNESCO? - Tạp Chí Tia Sáng
-
Việt Nam Cần Có Một Triết Lý Giáo Dục Mới
-
Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Của Liên Hợp Quốc ...
-
UNESCO Là Gi? - Tôn Chỉ Và Mục đích
-
4 Trụ Cột Giáo Dục Của Unesco