Chương XII: Trường Văn Khoa 1. Ban Điều Hành Phân khoa Văn Khoa, cũng như Sư Phạm, do LM Viện trưởng nắm quyền điều hành tổng quát trong giai đoạn đầu tiên (1958-1965), có Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm tham gia điều hành và giảng dậy đầu tiên. Khóa đầu còn là hai năm dự bị đại học. Về sau, Linh Mục Lê Văn Lý làm Khoa Trưởng Trường Văn Khoa (1966-70) rồi làm Phó Viện Trưởng. Ở những năm 1970-1975, khi LM Lê Văn Lý làm Viện Trưởng có đề xuất Linh Mục Lê Tôn Nghiêm, Tiến Sĩ Triết Học, làm Khoa Trưởng, nhưng ngài từ chối. LM Trần Thái Đỉnh, Tiến Sĩ Triết Học ở Institut Catholique de Paris, nhận làm Khoa Trưởng nhưng chỉ trên danh nghĩa (1970-72). Trong thực tế, về sau GS Nguyễn Khắc Dương, Cử Nhân Văn Chương (Sorbonne), được đề bạt làm Phó Khoa Trưởng, nắm Quyền khoa trưởng (1972-75), và tiếp sau có GS Nguyễn Hồng Giáp, Tiến sĩ Lịch Sử Kinh tế, làm Phó Khoa Trưởng (1973-75). 2. Ban Giảng Huấn Ban Điều hành nói trên có sự cộng tác trực tiếp của một số GS Phụ Khảo như Nguyễn Thanh Châu, Trịnh Nhất Định, Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Thái Linh, Phạm Duy Lực, Nguyễn Trung Thiếu, Trần Ngọc Cường, Phạm Văn Hải, Lê Văn Khuê. Văn phòng Trường Văn Khoa có ông Phan Văn Thịnh làm thư ký hành chánh. Hội đồng Khoa của Trường Văn Khoa, gồm những nhân viên giảng huấn chủ chốt: GS Nguyễn Khắc Dương, Quyền Khoa Trưởng, kiêm Trưởng Ban Triết GS Nguyễn Hồng Giáp, PKT GS Vũ Khắc Khoan, Trưởng Ban Việt Văn LM Nguyễn Hòa Nhã, TB Sử Địa GS Lê Văn, TB Anh Văn LM J.Maïs, TB Pháp Văn Càng ngày càng cần có thêm nhiều giáo sư thỉnh giảng tử Sàigòn và nhiều nơi khác đến, như LM Nguyễn Việt Anh, Tiến sĩ Văn Chương Anh Đại Học Thụy Sĩ, LM Hoàng Kim Đạt, Tiến Sĩ Văn Chương, LM Vũ Đình Trác, Bác Sĩ Triết học Đài Loan, Lương Kim Định, Tiến Sĩ Triết Học Paris, các GS Lê Hữu Mục, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Thế Anh, Hoàng Khắc Thành, Phạm Cao Dương học giả Cao Hữu Hoành, Lê Thọ Xuân, Trần Trọng San,… Theo số lượng, Trường Văn Khoa mời nhiều Giáo Sư thỉnh giảng đông đảo thứ hai (gần 70 giáo sư, không kể nhân viên giảng huấn cơ hữu) sau trường Chánh Trị Kinh Doanh (gần 84 Giáo sư, không kể nhân viên giảng huấn cơ hữu) 3. Tình hình các Ban Chuyên môn Trường Văn Khoa lần lượt có các Ban Triết Học, Pháp văn (từ 1958-59), Việt Văn (1962-63), Anh Văn (1965-66), Sử Địa (1966-67). Từ niên khóa 1974-75, Ban Sử Địa được tách thành hai ban Sử Học và Địa Lý riêng biệt. Như thế toàn thể các Ban thuộc Trường Văn Khoa nay trở thành sáu ban. 4. Học chế Trước kia, theo chế độ chứng chỉ, các sinh viên muốn được văn bằng Cử Nhân, phải trúng tuyển năm Dự Bị, đậu thêm Bốn Chứng Chỉ trong bốn năm. Từ năm 1969-70, nhà trường chuyển sang hệ thống niên chế. Từ đó sinh viên được cấp văn bằng Cao Đẳng Văn Khoa, nếu trúng tuyển Hai năm đầu tiên, và được cấp Văn bằng Cử Nhân, nếu đậu đủ bốn năm học. Kể từ năm 1972-73, nhà trường lại cải tiến theo “hệ thống tín chỉ”. Từ niên học 1974-75 sinh viên của tất cả các Ban đều theo học cùng một chương trình cho Năm thứ I. Khi đậu xong năm đầu tiên, sinh viên học theo từng tín chỉ. Chỉ cần đủ số tín chỉ chuyên môn theo qui định, sinh viên được cấp văn bằng Cử Nhân Văn khoa Vì nhu cầu phát triển, theo đề nghị của Viện Đại Học Đà Lạt, Bộ Giáo Dục cho phép Trường Đại Học Văn Khoa thuộc Viện được cấp thêm bằng cao học, theo nghị định số 1144/GD/KHPC/HV/NĐ, ký ngày 8/6/1971. Như thế, từ năm 1971, nhà trường đã cấp một số văn bằng Cao Học và dự trù năm 1975, phát triển lên cấp văn bằng Tiến Sĩ. 5. Phương Pháp Giảng Dậy Chủ yếu phương pháp cổ truyền được áp dụng là thuyết giảng trong lớp học. Không có một phương pháp nào thống nhất khác được áp dụng. Một vài giáo sư có tiếp cận với phương pháp điển cứu và hội học theo từng nhóm và có nghiên cứu tập thể trên thực địa nhưng còn hạn chế. Nhà Trường cũng xúc tiên việc lập Hội Sử Học nhưng tất cả chỉ ở giai đoạn thành hình ban đầu. Biểu Đồ 11.Số liệu về Thành Quả Trương Văn Khoa,1959-73[9] Niên Khóa | Sinh viên | Cấp Cử Nhân | Cấp Cao Học | Ghi danh | Tốt nghiệp | Ghi danh | Tốt nghiệp | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | 1959-60 | 41 | 0 | | | 1960-61 | 74 | 0 | | | 1961-62 | 158 | 3 | | | 1962-63 | 247 | 5 | | | 1963-64 | 271 | 6 | | | 1964-65 | 295 | 16 | | | 1965-66 | 405 | 10 | | | 1966-67 | 633 | 23 | | | 1967-68 | 952 | 36 | | | 1968-69 | 1074 | 67 | 1 | | 1969-70 | 1277 | 57 | 6 | | 1970-71 | 1091 | 68 | 17 | | 1971-72 | 1003 | 24 | 04 | 03 | 1972-73 | 1379 | 43 (K.4/6/73) | 10 | 00 | Tổng Cộng | 8800 | 363 | 38 | 03 | Chú thích: 1/ Sinh viên Sư Phạm thưởng học song hành với các khoa khác về phần chuyên môn, nhưng niên khóa 1958-59 không có sinh viên văn khoa. Chắc là vì năm đầu chỉ học phần chuyên biệt Sư Phạm? 2/ Số 8838 sinh viên ghi danh của hai cột (2)và (4) ở dây không khớp với biểu đồ toàn viện (9870). Cộng lại trên máy là 8144. Như vậy cả hai con số trên hai bảng thồng kê đều sai, vi cộng nhầm. Chúng tôi chưa kiểm tra lại các số liệu khác. |
Vấn đề điều hành Trường Văn Khoa Theo ký ức của GS Nguyễn Khắc Dương, buổi đầu tình hình Trường Văn Khoa diễn ra như kể trên. Nhưng rồi cả hai vị có những lý do riêng, đều khước từ, vì thế GS Nguyễn Khắc Dương, đã được đặt làm Trưởng Ban Triết học, nay được chỉ định làm Quyền Khoa Trưởng, dù chỉ có Văn Bằng Cử Nhân[10]. Những dòng chữ này cho thấy nhận thức của một Giáo Sư Triết Học, Quyền Khoa trưởng của một người có trách nhiệm gây dựng Trường Văn Khoa suốt một quá trình gần 10 năm trời. Vì muốn hoàn toàn trung thực, xin quí vị độc giả trực tiếp nghe tác giả tự sự. Chắc chắn có nhiều nhận định khác nhau về tình hình nhiều mặt của Trường Văn Khoa VĐHĐL dưới quyền điều hành của GS Quyền Khoa Trưởng Nguyễn Khắc Dương qua đoạn bút ký này: “Tôi không phải là Linh mục hay tu sĩ gì cả, nhưng tôi sống với cộng đoàn giáo ban tại Đại Học cũng gần như một nhà tu: chỉ lo chu toàn bổn phận chức nghiệp dạy học. Tôi ít lưu tâm đến vấn đề chính trị bên ngoài, trao đổi với anh em đồng nghiệp cũng chỉ ở mặt chuyên môn dạy học và văn hoá mà thôi. Những năm đầu, Đại Học Đà lạt cũng gần như chỉ là chỗ tôi dung thân trong cuộc sống tạm gọi là “lạc bước vào Nam” do sự trật đường rầy trên con đường tìm một dạng thức tu trì mà phải bị ném ra giữa cuộc đời thế tục, chứ lòng tôi chẳng hề dính bén về mặt danh lợi và tình duyên. Cuộc sống của tôi có chăng như là một ký túc viên cao cấp: chẳng sắm sửa gì chẳng có ý định gây dựng gì cả. Ai giao việc gì thì làm việc ấy lương bổng đưa bao nhiêu nhận bấy nhiêu, tiêu bấy nhiêu.”[11] “Vả lại, tôi cũng có một bảo đảm về tương lai, vì theo chương trình của Ban Quản trị Hội Đại Học Dalat, thì thế nào khi tuổi già sức yếu tôi cũng có một bảo đảm về tương lai, có chỗ nương thân, đó là chưa nói có cùng lắm thì gửi thân cho một tu viện, một giáo xứ nào đó cũng là việc dễ.”[12] “Chúa đưa đẩy mình vào vị trí ấy có phải là Ý Ngài muốn mình làm một việc nào đó chăng? Trưởng Ban Triết Học, Quyền Khoa Trưởng Văn Khoa trong thực chất có khác gì khoa trưởng thực thụ, vì giữ chức vụ ấy 3 năm của một Viện Đại học Công giáo, thì không lẽ chỉ làm việc cá nhân, tài tử, phóng khoáng quá mức như vậy được! Đành rằng ngoài những lý do chủ quan đã trình bày trên, thái độ hơi tài tử của tôi cũng có hơi phần nào do tình trạng khách quan của Viện Đại Học Đà Lạt.”[13] Vấn đề thi cử. “Do đó thi cử tôi cho là phản triết học, chỉ là chuyện vạn bất đắc dĩ! Các đề thi của tôi thường chỉ để thăm dò “chất triết” nơi thí sinh, hơn là kiểu tra vốn liếng tích tũy, nên tôi thường cho điểm khá rộng. Trái lại, vào khẩu vấn, tôi mang tiếng là xoay rất ác! Thực sự là vì sinh viên đông, trong niên học ít khi có dịp gặp từng người, nhân dịp khẩu vấn, tôi hỏi cho đến khi biết được mức cao nhất của thí sinh, hầu hết cứ câu cuối là kẹt, nên họ tưởng là sẽ rớt, nhưng vẫn có lúc tôi cho đến 15, 16 trên 20. Tôi nhân dịp khẩu vấn để tìm phát hiện tài năng và tiếp tục góp phần bồi dưỡng họ. Càng ngày tôi càng được các vị trong Hội Đồng Quản Lý Viện Đại Học tín nhiệm… Sở dĩ tôi được giao cho giữ các chức vụ (Trưởng Ban Triết Học Và Quyền Khoa Trưởng Khoa Văn) ấy, mặc dù về bằng cấp tôi chỉ có cái Cử Nhân - là vì một mặt tôi sống gần như các tu sĩ, tiếp cận các linh [trang 151] mục và tu sĩ; một mặt tôi chỉ là giáo dân, dễ tiếp cận với các giáo sư bên ngoài; cũng có phần vì tôi được cái tính ôn hòa, vui vẻ dễ tạo được sự hài hòa giữa đời sống bạn hữu, thầy trò, trên dưới; dễ dàng xếp những vụ đối kháng căng thẳng nội bộ. Do đó trong nội bộ Viện Đại Học Đà Lạt, cũng như trong sự tiếp xúc với các tổ chức khác, như các viện Đại Học Huế, Sài Gòn, với các dòng, các Đại Chủng Viện có gởi tu sĩ và chủng sinh đến học, tôi thường có sự tới lui giao tiếp hài hòa, đôi lúc đóng vai trò trung gian. Tuy học vị của tôi chẳng có là bao, nhưng dần dần có một vị trí nào đó trong giới Đại Học.” Phương pháp giảng huấn ở Trường Văn Khoa: một thí dụ Thiết tưởng, do tính chất của môn học, Trường Văn Khoa có tinh thần khá phóng khoáng. Dường như không có bất cứ một sự thảo luận và thống nhất nào về phương pháp tồng quát được áp dụng cho các giáo sư ở Trường Văn Khoa. Hầu như tính thống nhất lớn nhất là mỗi nguời được quyền áp dụng phương pháp giảng dậy nào mà mình thấy là thích hợp. Phương pháp điển cứu, tham quan, hội học nhóm[14], chương trình “bảo huynh”, sinh hoat thực địa , … có thể là những cách thức học kết hợp với hành có thể vận dụng trong chừng mực thích hợp cho một số bộ môn, như Sử Địa, thậm chí sinh ngữ, … trong Trường Văn Khoa. Một giáo sư chẳng hạn được mời phụ trách về bộ môn lịch sử Việt Nam Cổ Đại, thì chỉ cần chú tâm soạn bài giảng trong thế kỷ được qui định là từ thế kỷ thứ mấy đến thế kỷ thứ mấy. Không có bắt buộc phải có bất cứ một giáo trình nào, và một điều kiện qui định nào. Về các bộ môn khác, quyền quyết định của từng giáo sư trong mỗi ban và bộ môn là chính yếu. Trường hợp của GS Nguyễn Khắc Dương là một điển hình: “Tôi dạy học tương đối có kết quả, dần dần được các đồng nghiệp chấp nhận như là đủ trình độ, và được mời đi dạy một số giờ tại Đại Học Sài gòn và Đại Học Huế. Tôi dạy học tương đối có kết quả, tuy là tận tâm, nhưng hơi [trang 150] “tài tử”. Tự xem mình như là một phụ khảo, một trưởng tràng giúp đỡ anh em sinh viên, chứ không tự coi như là một giáo sư, bởi vì về học vị tôi mới chỉ có bằng Cử Nhân mà thôi. Đó là lý do khiến tôi không có giáo trình hay cho in sách vở báo chí gì cả. Bài giảng cho sinh viên, có ai ghi chép lại mà muốn nhân lên phục vụ anh em cùng lớp, tôi chỉ sửa chữa vài chỗ, rồi tùy ý họ làm gì thì làm. Giữa hàng ngũ sinh viên, tôi như một người anh cả hơn là một vị giáo sư, do đó tương quan rất gần gũi, thân mật rất đậm tình người. Sinh viên vào phòng tôi trọ đêm, hay là ngược lại, tôi ngủ tại phòng trọ của họ là thường. Ngoài giờ học thày trò quây quần quanh quán phở, cà phê cũng là thường, không tổ chức thường xuyên, nhưng tôi cố gắng thực hiện cái cung cách của con người cùng với anh em trẻ đi tìm Chân Lý, như tôi học được nơi các thày ở Sorbonne, chứ giáo trình của tôi thì cũng xoàng thôi. Tôi có quan niệm rằng: không có ai dạy triết cho ai, không có ai học triết với ai được cả! Chỉ là kẻ trước người sau trên đường đi tìm triết lý cho mình, do mình; gặp nhau thì giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau, nâng đỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau mà thôi”. Nhận thức về trách nhiệm. “Mặc dầu vậy, nay xét kỹ lại, tôi vẫn thấy tôi không thực sự xem đó như là sứ mạng thực sự của mình, tuy vẫn làm việc hết mình, soạn bài kỹ, giảng dậy tận tâm, trên giao cho việc gì, ai cần giúp đỡ gì, bất cứ mặt nào, từ việc xin hoãn dịch, cho sinh viên mượn tiền ghi danh, cho đến việc tiếp xúc với chính quyền và giáo quyền, tôi đều làm hết sức lực mình để giúp đỡ và phục vụ; nhưng chiều sâu tâm hồn thì vẫn thấy lạc lõng. Sự tận tâm vẫn có đối với từng việc đưa đến chứ không tự mình vạch ra một ý đồ, một chương trình kế hoạch nào với tư cách như đó là sự nghiệp đời mình hướng về một mục đích rõ rệt. Do đó, tôi không để lại một công trình nào cả! Chăm chú từng việc một, có thể nói là gặp gì làm nấy, làm hết mình, nhưng xong việc là thôi, rồi sang việc khác, như kẻ phục dịch bảo gì làm nấy, chứ không có thái độ tự mình làm việc do mình vạch ra theo một dự kiến duy nhất liên tục nào cả. Tận tụy nhưng tài tử, cần mẫn nhưng lung tung lang tang; lại còn cái việc hay lê lết vỉa hè, các quán cà phê, gặp ai cũng chuyện trò, cũng ăn cũng uống, cũng ngủ nghỉ, cả ở bến xe, nhà bếp, khách sạn! lân la với đủ hạng người, kể cả cao bồi, hành khất và gái giang hồ, bất chấp mọi quy định thói thường của xã hội.”[15] “Một vài bạn tri kỷ, tuy không hề nghe tôi tâm sự, cũng thấy ở nơi tôi có một cách gì u hoài thao thức. Có một cậu sinh viên, sau khi rời Đà Lạt, viết cho lá thư có câu: “Những lúc thầy giảng dạy hay trò chuyện thì vui vẻ, nhưng những lúc thấy thầy lủi thủi đi một mình, em thấy tâm tư thầy mang nặng một nỗi u buồn thầm kín, nhưng hình như sâu thẳm lắm, em vừa thương vừa như kính sợ không dám lại quấy rối”. Quả cậu sinh viên ấy có cặp mắt tinh đời.”[16] Nhận định tổng quát về Trường Văn Khoa Vì người viết tuy giảng dậy chính yếu trong Ban Sử Học Trường Văn Khoa, nhưng có một thời gian đảm nhiệm giảng dậy bộ môn “Văn Minh Việt Nam” bên Trường Chính Trị Kinh Doanh, nên theo thiển ý, thì thực tế điều hành và tổ chức của Trường Chính Trị Kinh Doanh có thể đáng là một kiểu mẫu để các khoa khác quan tâm nghiên cứu phát triển và áp dụng thích ứng trong phân khoa của mình hay các tổ chức thuộc viện Theo phán đoán của người viết, dù giàu cảm tính nhân bản như một nhà tu hành, khi có trách nhiệm điều hành chính thức một phân khoa đại học như thế, nhân bản với mọi thành phần xã hội, một khoa trưởng cần có những đức tính của một nhà lãnh đạo. Ngoài uy tín chuyên môn và giao tế hài hòa, vị đó nên có nhận thức hành chánh tối thiểu, biết hướng dẫn tổ chức hệ thống văn phòng hành chánh, tìm kiếm, thuyết phục, qui tụ và đào tạo người cộng sự, Vị đó cần sắp đặt một nếp sinh hoạt qui củ, một chương trình học vấn và thi cử cho tất cả giáo sư và sinh viên thuộc các ban ở trong khoa, một cách nghiêm chỉnh. Ý chí muốn làm việc hết mình là một khởi điểm cần thiết, nhưng còn cần biết ý chí đó với việc điều hành cụ thể diễn tiến có hiệu quả thế nào làm thay đổi bộ mặt Trường Văn Khoa về các phương diện giảng huấn, hành chánh, thi cử và tuyển chọn sinh viên từng năm. Đối với nhân viên giảng huấn, thì Khoa Trưởng nên nghiêm chỉnh yêu cầu mỗi người nên soạn thảo một giáo trình cơ bản định hướng học tập cho sinh viên. Dựa trên giáo trình đó, sinh viên có thể phát huy các sáng kiến, nghiên cứu mở rộng nhận thức bằng cách đọc các tài liệu sách báo chuyên môn, trao đổi khoa học về vấn đề học tập và có thêm tầm nhìn mới. Chính những vị có trách nhiệm điều hành khoa, nếu nhận dậy học, cũng cần biên soạn một giáo trình để làm chỉ nam cơ bản cho học tập của sinh viên. Một nỗ lực cải tiến. “Dần dần mảng văn hóa tinh thần và Ban Triết Học mỗi ngày mỗi tiến lên và trong quãng năm 1970-71, thì tương đối có vị trí đúng chức năng của nó. Nhất là có một tu sĩ và linh mục dòng có học vị cao, chịu chấp nhận lên cư trú thường xuyên, đứng vào bộ khung chính thức của nhà trường (lúc đó các giáo sư chỉ lên dạy với tư cách là thỉnh giảng. Như vậy việc xây dựng những người tình nguyện làm việc với tư cách thường trú, cơ hữu của Viện, nhất là đối với trường Văn Khoa là một nhu cầu thiết thực. Trường Văn Khoa chủ yếu là ban triết mới đi tới chỗ tìm vạch ra một hướng hoạt động đặc thù [trang 157] hợp với chức năng của một Viện Đại Học Công giáo, chứ không phải là cái đuôi “dập dèo” cho khoa CTKD, và đón nhận các sinh viên từ nhiều địa phương, hoặc muốn “du học” xa nhà cho thoải mái, hoặc bị kẹt về mặt nào đó (hoãn dịch, lý do khác như chính trị). Đồng thời, sau khi Đại Học Đà lạt đào tạo một số sinh viên tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa có tư cách, có khả năng (trong đó một số thuộc Đại Chủng Viện và nhất là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X), có lòng hăng say học hỏi nghiên cứu, dần dần cái ý thức tạo nên một đường hướng tư tưởng nào đó, một đường lối phục vụ văn hóa tinh thần nào đó, đúng với chức năng của một cơ quan văn hóa của Giáo Hội - được đặt ra. Giáo sư Quyền Khoa Trưởng Trường Văn Khoa, cùng với một số linh mục thường trú tại Viện, hợp tác với một số chủng sinh có trình độ, một số giáo sư, phụ khảo do chính Trường Đại Học Văn Khoa Đà Lạt đào tạo ra, đi đến chỗ phác họa một chương trình làm việc, với sự cộng tác của ban giáo sư Giáo Hoàng Học Viện và Đại Chủng Viện Đà Lạt[17]. Một lần nữa người viết nhận thấy xu hướng tổ chức và ý thức cùng cách làm việc để đào tạo con người đã diễn ra quá chậm, mặc dù nhân số cùng cộng tác với giáo sư không phải là ít. |