Chuột Rút Khi Bơi - Nguyên Nhân, Cách Xử Lý (TỐT NHẤT)

Nội dung chính

  • Giải thích hiện tượng chuột rút khi bơi
  • Tại sao khi đi bơi bị chuột rút?
    • Không khởi động kỹ trước khi xuống nước
    • Nhiệt độ nước quá thấp
    • Luyện tập quá sức
  • Những đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi
    • Người mới học bơi
    • Người lớn tuổi
    • Người luyện tập với tần suất cao
  • Cách xử lý chuột rút khi bơi TỐT NHẤT
    • Bước 1: Giữ bình tĩnh
    • Bước 2: Thả nổi người theo dòng nước
    • Bước 3: Xử lý tình trạng chuột rút
    • Bước 4: Nghỉ ngơi thư giãn
  • Mẹo nhỏ để phòng tránh chuột rút khi bơi
    • Khởi động thật kỹ trước khi xuống nước
    • Không bơi khi quá đói hoặc quá no, cơ thể mệt mỏi
    • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Chuột rút khi bơi là hiện tượng thường gặp ở cả người mới tập lẫn người đã biết bơi lâu năm. Hiện tượng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn đến các tình huống nguy hiểm khó lường. Trong bài viết này, Bilico sẽ trang bị cho bạn đầy đủ những thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý và phòng tránh tốt nhất.

chuột rút khi bơi

Giải thích hiện tượng chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi (còn gọi là vọp bẻ) là hiện tượng cơ co thắt đột ngột khi bơi. Khi đó, bó cơ bị rút sẽ bị đau dữ dội khiến cho việc cử động trở nên khó khăn. Hiện tượng này có thể xảy ra ở khắp các bộ phận của cơ thể bao gồm:

  • Bắp đùi
  • Bắp chân
  • Cổ chân
  • Bàn tay bàn chân
  • Cơ bụng
  • Đầu gối

giải thích hiện tượng chuột rút khi bơi

Hình ảnh người bơi bị chuột rút ở bắp đùi bên phải – Rất đau!!!

Đặc biêt, tình trạng chuột rút có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả những người bơi giỏi. Nếu không cứu trợ kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đuối nước.

Tại sao khi đi bơi bị chuột rút?

Không khởi động kỹ trước khi xuống nước

Đây là lỗi phổ biến nhất dẫn đến tình trạng chuột rút khi vận động mạnh. Các bó cơ chưa sẵn sàng để hoạt động với tần suất cao dễ dẫn đến co thắt. Chính vì thế, cho dù là người mới tập bơi cho đến vận động viên bơi chuyên nghiệp đều nên khởi động thật kỹ trước khi xuống nước.

Nhiệt độ nước quá thấp

Khi ở trong môi trường nước lạnh lâu, thân nhiệt sẽ bị giảm xuống. Não bộ sẽ phải kích thích cơ chế điều hòa thân nhiệt. Khi đó, các mạch máu co lại, lượng oxy đi đến các chi giảm cũng là một nguyên nhân gây ra chuột rút.

Luyện tập quá sức

Ngoài ra, việc luyện tập quá sức với cường độ cao cũng dễ khiến người bơi bị chuột rút. Động tác duỗi chân liên tục cũng dễ dẫn đến việc các bó cơ bị căng cứng từ bắp chân cho đến ngón chân. Vì vậy để tránh bị chuột rút, không nên tập luyện quá sức cũng như để cho cơ thể được nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Những đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi

Người mới học bơi

Những người mới bắt đầu học bơi là những đối tượng dễ bị chuột rút nhất. Do độ nổi kém, chưa quen với môi trường nước, khả năng thăng bằng kém dẫn đến đạp chân mạnh, gập gối nhiều. Chính vì vậy, cơ thể mất nhiều sức, cộng thêm điều kiện nước lạnh dễ gây ra chuột rút.

Đối với các đối tượng này, quý vị nên hết sức cẩn trọng và thực hiện các kỹ thuật bơi thật nhuần nhuyễn. Nên lựa chọn các kiểu bơi ít tốn sức.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách bơi sải đúng kỹ thuật, bền, không mệt

Người lớn tuổi

Người lớn tuổi thường ít vận động, cơ không còn linh hoạt, không thể đáp ứng sự thay độ đột ngột khi luyện tập. Chính vì vậy, người có tuổi rất dễ gặp sự cố khi tham gia các hoạt động thể chất đột ngột đặc biệt là chuột rút ở bàn chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, lượng máu lưu thông đến các chi ít hơn cũng dễ gặp chuột rút khi bơi.

Người luyện tập với tần suất cao

Như đã nói ở phần nguyên nhân, tập luyện quá nhiều khiến cho axit lactic ứ đọng. Đặc biệt, khi bơi quá lâu, các cơ bị mỏi, không thể vận động để đáp ứng lực cản của nước. Chính vì vậy, hãy cân nhắc và setup một lộ trình tập luyện khoa học, tránh quá sức.

đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi

Cách xử lý chuột rút khi bơi TỐT NHẤT

Bị chuột rút khi đang bơi là một tình huống rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Trong tình huống này, nếu không bình tĩnh xử lý  sẽ rất nguy hiểm. Quý vị nên thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Giữ bình tĩnh

Điều đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng đó chính là bạn phải thật bình tĩnh. Tuyệt đối không được hoảng loạn để có thể gọi trợ giúp hoặc tự cứu mình. Sự hoảng loạn, giãy giụa sẽ khiến bạn nhanh chóng mất sức và chìm xuống nhanh hơn.

Bước 2: Thả nổi người theo dòng nước

Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, thả nổi cơ thể theo dòng nước. Cách thả nổi tốt nhất là ngửa người theo dòng nước, đầu gối hơi co, cánh tay quặp lại một góc 90 độ, đầu ngón tay chụm lại hướng lên trên. Thực hiện theo cách này, bạn sẽ giữ được phần đầu nổi trên mặt nước và một phần cơ thể chìm xuống dưới. Hãy ra những tín hiệu thông báo người khác đến cứu.

thả nổi người trôi theo dòng nước

Thả nổi cơ thể theo dòng nước, đưa ra tín hiệu cầu cứu là việc quý vị cần làm

Bước 3: Xử lý tình trạng chuột rút

Tùy vào bộ phận trên cơ thể bị chuột rút sẽ có cách xử lý khác nhau. Quý vị có thể tham khảo cách xử lý cho từng bộ phận ở dưới đây.

  • #1. Chuột rút cơ bụng: Bạn nên thả lỏng toàn thân. Hai chân dang rộng, hít một hơi thật sâu. Dùng tay bấm vào các huyệt đạo xung quanh, hoặc xoa bóp nhẹ vùng bị chuột rút để giảm đau.
  • #2. Chuột rút ở bắp chân: Sau khi lên được bờ bạn nên cố gắng ngồi dậy, duỗi thẳng chân, rồi đứng bằng ngón chân hoặc gót chân để làm giãn cơ bắp. Hoặc bạn cũng có thể xử lý bằng cách nằm xuống duỗi thẳng hai chân rồi nhờ người khác đẩy ngược ngón chân về hướng đầu gối.
  • #3. Chuột rút ở đùi: Bạn nên ngồi xuống rồi nhờ người kéo thẳng chân ra. Đồng thời, hãy nâng gót chân lên và dùng tay ấn mạnh xuống đầu gối.
  • #4. Chuột rút ở xương sườn: bạn cần hít thở sâu, xoa bóp nhẹ quanh ngực để cơ hoành được thư giãn.
  • #5. Vị trí khác: Bạn cần nhanh chóng tìm cách bơi lên bờ hoặc di chuyển vào vùng nước nông hơn rồi xử lý theo các trường hợp sau

giải thích hiện tượng chuột rút khi bơi

Bị chuột rút ở bắp chân, hãy duỗi thẳng, ép bàn chân và nhờ người trợ giúp,…

Bước 4: Nghỉ ngơi thư giãn

Sau khi đã ổn định, bạn nên tắm nước nóng, nghỉ ngơi, không nên vận động lại ngay lập tức. Nước nóng sẽ giúp cho cơ bắp giãn ra, máu lưu thông tốt hơn, giảm đau và ngăn không cho chuột rút quay lại trong lần bơi tiếp theo.

Mẹo nhỏ để phòng tránh chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi là một tình huống nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Là nguyên nhân gây ra nhiều vụ việc đuối nước thương tâm. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các cánh sau.

Khởi động thật kỹ trước khi xuống nước

Bạn nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng để khởi động các khớp. Trình tự khởi động từ đốt sống cổ => khớp vai => khuỷu tay => cổ tay, => ngón tay => khớp gối, cổ chân và ngón bàn chân. Thực hiện nhẹ nhàng, xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

khởi động kỹ trước khi xuống bơi

Cần phải tiến hành khởi động các cơ, khớp thật kỹ trước khi xuống bơi

Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể được làm nóng cơ thể, các bó cơ trước khi xuống nước. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, tránh tập quá nhiều gây mất nước, mất sức.

Không bơi khi quá đói hoặc quá no, cơ thể mệt mỏi

Cơ thể lúc này không cung cấp đủ oxy đến các cơ dễ dẫn đến tình trạng mất sức, và rất dễ gây nên chuột rút. Vì vậy, trước khi đi bơi, bạn nên ăn uống nhẹ và không bơi khi quá no.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Bạn có thể uống một cốc nước cam hoặc nước chanh trước khi bơi để bù đắp đầy đủ nước và chất điện giải cho cơ thể. Đây cũng là một cách phòng chống tình trạng chuột rút rất hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của Bilico về nguyên nhân, cách xử lý tình trạng chuột rút khi bơi. Hy vọng có thể giúp bạn có được những buổi tập bơi an toàn. Tốt nhất bạn nên chọn tập bơi ở những bể bơi uy tín, có nhân viên cứu hộ và đầy đủ thiết bị cứu hộ. Tránh đi bơi ở nơi vắng người, nước sâu, nguy hiểm.

Từ khóa » Chuột Rút Lúc Bơi