Chuyên Chính Vô Sản Là Gì? Nhà Nước Chuyên Chính Vô Sản Theo Mác
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuyên chính vô sản là gì?
- 2 2. Đặc điểm của chuyên chính vô sản:
- 3 3. Nhà nước chuyên chính vô sản theo Mác-Lênin:
- 4 4. Việt Nam và sự vận dụng sáng tạo lý luận của Mác-Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản:
1. Chuyên chính vô sản là gì?
Chuyên chính vô sản (hay nền chuyên chính vô sản) là một lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học theo đó chuyên chính vô sản là việc giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản để tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân. Chuyên chính vô sản được những người cộng sản cho là một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng yếu nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước, là đỉnh cao của vai trò cách mạng của giai cấp vô sản trong lịch sử và là sự phát triển của Lý luận về Nhà nước mà Karl Marx đề ra và được những người kế thừa tư tưởng của ông phát triển.
2. Đặc điểm của chuyên chính vô sản:
Chuyên chính vô sản có nhiều hình thức khác nhau, thích ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là quyền lực của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động. Lênin nhấn mạnh rằng: Chuyên chính vô sản không phải là một “hình thức quản lý”, mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt.
Và theo Lênin thì vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề căn bản của phong trào công nhân hiện đại ở tất cả các nước tư bản, không trừ một nước nào. Muốn giải thích thấu đáo vấn đề đó, cần phải hiểu lịch sử của nó. Trên phạm vi quốc tế, lịch sử của học thuyết về chuyên chính cách mạng nói chung và về chuyên chính vô sản nói riêng trùng với lịch sử của chủ nghĩa xã hội cách mạng và đặc biệt là trùng với lịch sử của chủ nghĩa Mác. Theo ông viết “Lịch sử tất cả các cuộc cách mạng của giai cấp bị áp bức và bị bóc lột chống lại những kẻ bóc lột là tài liệu và nguồn nhận thức chủ yếu nhất của chúng ta về vấn đề chuyên chính. Ai không hiểu rằng bất cứ giai cấp cách mạng nào muốn thắng lợi đều tất yếu phải thực hành chuyên chính, thì người đó không hiểu gì lịch sử các cuộc cách mạng hoặc không muốn biết gì về mặt này.”
3. Nhà nước chuyên chính vô sản theo Mác-Lênin:
Chuyên chính vô sản
Chuyên chính vô sản là một giai đoạn cách mạng quan trọng để giành chính quyền tư sản về tay những người vô sản. C.Mác khẳng định rằng:
” Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản “
Theo lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin thì giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông đảo về phía mình, ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở chỗ chức năng cơ bản nhất, chủ yếu nhất của nó không phải là chức năng bạo lực mà là chức năng tổ chức xây dựng kinh tế – xã hội.
Khi đề cập tới vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Cũng vì những tính chất đặc biệt như vậy của nhà nước vô sản mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử, đó là nhà nước không còn nguyên nghĩa, là nhà nước nửa nhà nước. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước tư sản không phải bằng con đường thủ tiêu, xóa bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước tư sản được dự báo là một quá trình rất lâu dài.
Và cũng do vậy, chuyên chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với quần chúng lao động không vô sản. Nhà nước vô sản do vậy phải là chính quyền của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cũng do đó, chế độ dân chủ vô sản là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở.
Quan điểm của Lênin về chuyên chính vô sản
Theo Lênin, chuyên chính vô sản là “hòn đá thử vàng” để nhận ra người Marxist “đích thực” và người Marxist giả danh chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản mà còn suốt cho cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết Mác về Nhà nước.
Lênin viết:
” Thái độ của cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản đối với Nhà nước không những chỉ có ý nghĩa chính trị – thực tiễn, mà còn có tính chất nóng hổi nhất nữa, vì đây là vấn đề làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ sẽ phải làm trong một tương lai gần đây, để tự giải phóng khỏi ách tư bản. “
Cuối thế kỷ 19, các đảng Dân chủ Xã hội ở phương Tây đã từ bỏ ý tưởng chuyên chính vô sản để tham gia vào nền dân chủ do các nước Tây Âu mở rộng các quyền tự do, dân chủ và chấp nhận cho các đảng phái xã hội chủ nghĩa tham gia vào chính quyền. Trong thập niên 1970 các đảng cộng sản Tây Âu cũng từ bỏ ý tưởng chuyên chính vô sản để phân biệt mình với các đảng cộng sản cầm quyền ở những nước cộng sản. Các chương trình chính trị của họ đã từ bỏ mô hình cách mạng mà Karl Marx đã phác họa để thay vào đó là chủ nghĩa cải tổ trong các hoạt động chính trị. Chuyên chính vô sản không phải là hình thái nhà nước lý tưởng mà nhân loại phải đạt tới, mà là hình thức quá độ để nhà nước tiêu vong theo như quan điểm của F. Engels. Điều này đã thể hiện của Công xã Paris lần đầu tiên giai cấp vô sản trên thế giới đứng lên tiến hành cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, thành lập Công xã. Tuy nhiên cũng chính F. Engels là người sau này đã ủng hộ Đảng Dân chủ Xã hội Đức tham gia ứng cử vào quốc hội để sử dụng nghị trường làm nơi đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và xem đó là biện pháp thay thế cho cuộc cách mạng và chuyên chính vô sản ở những nước dân chủ.
Nhà nước vô sản
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin thì Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người.
Sự tồn tại của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ này được cho là tất yếu vì trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế – xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở cơ sở quyền lực của nhà nước – đó là nền tảng liên minh công – nông làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội. Để thực hiện sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ, cộng tác, liên minh, vững chắc và ngày càng củng cố với những người lao động khác.
Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và mở rộng không ngừng dân chủ. Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v. v.. là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước vô sản. Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà còn có vai trò lịch sử toàn thế giới.
4. Việt Nam và sự vận dụng sáng tạo lý luận của Mác-Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản:
Chủ trương của Đảng nhằm xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ”; “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”; “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; thực hiện “đại đoàn kết toàn dân tộc”… trong đổi mới thể hiện rõ điều đó. Cụ thể:
– Chủ trương đổi mới nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đây là hình thức bắt buộc đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, nếu không muốn làm tha hóa bản chất quyền lực của mình. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình lâu dài. Trong điều kiện nước ta hiện nay mà áp đặt một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đầy đủ là chưa phù hợp. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hiện nay chúng ta chưa nên phát huy dân chủ, mở rộng dân chủ.
– Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thực hiện tốt liên minh công nông trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội`, là nước nông nghiệp có đông nông dân trong cơ cấu dân cư thì vấn đề liên minh công – nông – trí là vấn đề có tính nguyên tắc. Đây là sự tiếp tục liên minh giữa các giai cấp và tầng lớp trong điều kiện mới, mang nội dung và hình thức mới. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh công – nông – trí nhằm tập hợp lực lượng cách mạng trong một liên minh chính trị thống nhất do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới.
– Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – cơ sở kinh tế cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trải qua 30 năm Đổi mới, mô hình kinh tế đó càng ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới mẻ. Để nền kinh tế đó làm cơ sở vững chắc cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề hết sức khó khăn và nhạy cảm đã và đang đặt ra đối với đất nước ta hiện nay là định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển của nền kinh tế đó. Việc định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế chúng ta đã từng bước khẳng định được một cách có hiệu quả, tuy nhiên đổi mới càng đi vào chiều sâu, hội nhập quốc tế càng ngày càng được đẩy mạnh, càng nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, cùng với sự sáng tạo mô hình kinh tế đó phải tiếp tục phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân mới hiện thực hóa một cách có hiệu quả.
Từ khóa » Giai Cấp Vô Sản Nghĩa Là Gì
-
Giai Cấp Vô Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Mạng Vô Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giai Cấp Công Nhân (giai Cấp Vô Sản) Là Gì? Sứ Mệnh Lịch Sử Của Nó
-
Vô Sản - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "vô Sản" - Là Gì?
-
Phần I. Tư Sản Và Vô Sản - Chu Nghia Mac-Lenin
-
Thế Nào Là Giai Cấp Tư Sản Và Giai Cấp Vô Sản? - Sasu Ka
-
Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của Đảng
-
Tư Tưởng Của C. Mác Về Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Chính đảng Vô Sản
-
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Trong “Tuyên Ngôn Của ...
-
[PDF] Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Quá độ
-
Quan điểm Của V.I.Lênin Về Chuyên Chính Vô Sản Trong Một Số Tác ...
-
Quan điểm Của Karl Marx Và Friedrich Engels Về Những Người Cộng ...