Chuyên đề Tuần 1 – Quách Triều Giang – Tổ 5 – Y2011A

Case lâm sàng: Thủng đồng thời ổ loét dạ dày – tá tràng

Karangelis D, Tagarakis GI, Karathanos C, Bouliaris K, Baddour AJ, Giaglaras A – J Med Case Rep (2010)

Cần chú ý: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một cấp cứu thường gặp và có nguy cơ tử vong cao. Ổ thứ nhất nằm trên thành trước của tá tràng và ổ thứ hai nằm ở phía sau, và ở trước gần môn vị, gần bờ cong nhỏ. Với kiến thức của chúng tôi, đây mới chỉ là báo cáo thứ hai trong y văn về một trường hợp thủng đồng thời của 2 ổ loét dạ dày và tá tràng. Mặc dù hiếm, mỗi phẫu thuật viên thực hiện mở hoặc nội soi chữa vết loét đường tiêu hóa cần phải nhận thức về khả năng thủng đồng thời.

Liên kết: Department of General Surgery, General Hospital of Larissa, Greece. dimoskaragel@yahoo.gr.

Giới thiệu: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một cấp cứu thường gặp và có nguy cơ tử vong cao.

Trình bày trường hợp: Chúng tôi xin trình bày một case khá hiếm gặp của một người đàn ông da trắng 54 tuổi, có cơn đau bụng cấp do viêm phúc mạc từ việc thủng 2 ổ viêm loét dạ dày – tá tràng. Ổ thứ nhất nằm trên thành trước của tá tràng và ổ thứ hai nằm ở phía sau, và ở trước gần môn vị, gần bờ cong nhỏ.

Kết luận: Với kiến thức của chúng tôi, đây mới chỉ là báo cáo thứ hai trong y văn về một trường hợp thủng đồng thời của 2 ổ loét dạ dày và tá tràng. Mặc dù hiếm, mỗi phẫu thuật viên thực hiện mở hoặc nội soi chữa vết loét đường tiêu hóa cần phải nhận thức về khả năng thủng đồng thời.

Khâu gia cố trên thành trước của tá tràng

Ổ loét thứ 2, ổ loét tiền môn vị trên bờ cong nhỏ dạ dày

1 mảnh hình chêm được cắt bỏ với stapler

Case lâm sàng: Một người đàn ông Hy Lạp da trắng 54 tuổi nhập viện vào Khoa Tai nạn và Cấp cứu của bệnh viện chúng tôi với một bệnh sử đau bụng 20 ngày, kèm ói mửa và ăn không ngon. Ông đề cập tới việc đã sụt 8kg trong 20 ngày gần đây, vì với triệu chứng như vậy ông ta gần như chỉ uống nước. Ông ta đã không đi khám ở bất kỳ cơ sở y tế nào nào trước đó bởi ông sống tại một khu vực xa xôi hẻo lánh ở vùng núi.

Khi nhập viện, ông có vẻ mặt nhiễm trùng, thở nhanh và tim nhanh (110 nhịp/phút) kèm sốt 38,5*C cũng như bụng cứng.

Chụp X quang bụng thẳng thấy có khí tự do ở dưới cơ hoành.

Sau hồi sức ban đầu ( đặt đường truyền nội tĩnh mạch và ống thông mũi – dạ dày cùng với truyền bù dịch đầy đủ), bệnh nhân của chúng tôi đã phải trải qua 1 cuộc mổ thám sát.

Bệnh nhân của chúng tôi với các hình ảnh và triệu chứng lâm sàng xấu đi ( nhịp thở và nhịp tim nhanh), cùng với sự hiện diện của cơn đau bụng cấp của ông đã dẫn chúng tôi đến kết luận rằng việc mở bụng khẩn cấp sẽ là phương pháp điều trị được lựa chọn. Khi đối mặt với tình huống khẩn cấp, việc chụp CT đã không được thực hiện.

Việc mở bụng cho thấy phúc mạc bị viêm do thủng ổ loét trên thành trước của tá tràng, được khâu lại, cùng với việc vá gia cố miệng mạc nối (hình 1). Sau khi rửa kỹ lưỡng khoang phúc mạc, tiếp tục thăm dò các cơ quan trong ổ bụng và thấy một ổ loét thứ 2 ở phía trước môn vị, trên bờ cong nhỏ dạ dày, thủng vào hậu cung mạc nối (hình 2). 1 mảnh hình chêm được cắt bỏ với stapler (hình 3), trong khi không có biện pháp làm giảm acid nào được thực hiện do nhiễm trùng huyết. Phương pháp xếp nếp đáy vị Nissen đã đc tiến hành như 1 biện pháp chống trào ngược. Bệnh nhân của chúng tôi đã hồi phục tốt và được xuất viện về nhà vào ngày hậu phẫu thứ 13. Tại thời điểm này, chúng tôi đã thực hiện liệu pháp chữa trị tận gốc. Cụ thể hơn, chúng tôi sử dụng 3 liệu pháp: ức chế bơm proton, amoxcillin và clarithromycin được quản lý.

Sau khi xuất viện, bệnh nhân của chúng tôi được giới thiệu đến các chuyên gia tiêu hóa. Các đồng nghiệp của chúng tôi đã lên kế hoạch nội soi giám sát theo cách của họ.

A, B: Phương pháp xếp nếp đáy vị NissenB’: Hình ảnh nội soi

Thảo luận: Loét đường tiêu hóa là một phẫu thuật cấp cứu vẫn còn nhiều nguy cơ tử vong. Chúng tôi đã thành công trong việc xử trí một case hiếm hoi và khó khăn thủng đồng thời 2 ổ loét dạ dày tá tràng vốn dễ dàng được chẩn đoán và điều trị một cách sai lầm. Trong khi nghiên cứu trường hợp này, chúng tôi có thể nói rằng quý vị sẽ thu thập được những kinh nghiệm với kỹ thuật nội soi trong quản lý viêm loét dạ dày tá tràng. Với một miếng vá Graham, có hoặc không có nội soi cắt thần kinh phế vị cho loét dạ dày thủng có lẽ là phương pháp xâm lấn tối thiểu thích hợp nhất khi người thực hiện có kinh nghiệm. Tuy nhiên, trường hợp này làm tăng những nghi ngờ về mức độ phẫu thuật nội soi sẽ là một phương pháp an toàn trong case của chúng tôi theo quan điểm phát hiện cả 2 thương tổn. Cuối cùng, tất cả các bác sĩ phẫu thuật nên làm theo một trong các nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật bụng và kiểm tra kỹ lưỡng khoang phúc mạc trong mọi trường hợp viêm phúc mạc lan tỏa, ngay cả trong các bệnh lý cơ bản mà việc viêm phúc mạc lan tỏa này dường như là hiển nhiên

Kết luận: Tóm lại, các phẫu thuật viên và bác sĩ cấp cứu nên duy trì sự cảnh giác cao độ về một tổn thương thủng dạ dày tá tràng thứ hai, cho dù khả năng này là hiếm, có thể tồn tại và dẫn đến nguy cơ chết người

References

  • Sonnenberg A, Everhart JE. Health impact of peptic ulcer in the United States. Am J Gastroenterol. 1997;92:614. [PubMed]
  • Garcia Rodriguez LA, Hernandez-Diaz S. Risk of uncomplicated peptic ulcer among users of aspirin and nonaspirin nonsteroidal antiinflammatory drugs. Am J Epidemiol. 2004;159:23. doi: 10.1093/aje/kwh005. [PubMed] [Cross Ref]
  • Sonnenberg A. Temporal trends and geographical variations of peptic ulcer disease. Aliment Pharmacol Ther. 1995;9(Suppl 2):3. [PubMed]
  • Graham DY. In: Gastrointestinal Disease. 5. Sleisenge, M, Fordtran J, editor. Philadelphia, PA: WB Saunders; 1993. Ulcer complications and their nonoperative treatment; p. 698.
  • Gunshefski L, Flancbaum L, Brolin RE, Frankel A. Changing patterns in perforated peptic ulcer disease. Am Surg. 1990;56:270. [PubMed]
  • Nathanson LK, Easter DW, Cuschieri A. Laparoscopic repair/peritoneal toilet of perforated duodenal ulcer. Surg Endosc. 1990;4:232–233. doi: 10.1007/BF00316801. [PubMed][Cross Ref]
  • Mouret P, Francois Y, Vignal J, Barth X, Lombard-Platet R. Laparoscopic treatment of perforated peptic ulcer. Br J Surg. 1990;77:1006. doi: 10.1002/bjs.1800770916. [PubMed][Cross Ref]
  • Lau WY, Leung KL, Kwong KH, Davey IC, Robertson C, Dawson JJ, Chung SC, Li AK. A randomized study comparing laparoscopic versus open repair of perforated peptic ulcers using suture or sutureless technique. Ann Surg. 1996;224:131. doi: 10.1097/00000658-199608000-00004. [PMC free article] [PubMed] [Cross Ref]
  • Zittel TT, Jehle EC, Becker HD. Surgical management of peptic ulcer disease today – indication, technique and outcome. Langenbecks Arch Surg. 2000;385:84. doi: 10.1007/s004230050250.[PubMed] [Cross Ref]

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20718951

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Case Lâm Sàng Loét Dạ Dày Tá Tràng