Chuyên đề Tuần 5: Dò Tiêu Hóa | Sinh Viên Y Khoa BV115
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu
Dò là sự kết nối bất thường giữa hai bề mặt biểu mô. Bề mặt biểu mô có mặt trong các cấu trúc rỗng (chẳng hạn như mạch máu và các cơ quan) và bao gồm các bề mặt da. Dò tiêu hóa là sự kết nối từ ruột đến các cơ quan khác lân cận, các phần khác của ruột hoặc các bề mặt da bên ngoài. Dò tiêu hóa thường phát triển thứ phát sau chấn thương, nhiễm trùng, quy trình phẫu thuật hoặc một số quá trình bệnh viêm cơ bản. Dò tiêu hóa có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa ra bên ngoài cơ thể hoặc các cơ quan kết nối thông qua các xoang nhỏ. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng khác. Dò tiêu hóa thường cần điều trị phẫu thuật kết hợp với liệu pháp kháng sinh.
Phân loại
Dò từ cơ quan tiêu hóa ra da: Dò giữa các phần của ruột non (tá tràng, hỗng tràng hoặc hồi tràng) và bề mặt da. Có thể xác định được bởi các chỗ rò rỉ dịch tiêu hóa qua da.
Dò giữa những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa: Dò giữa hai phân đoạn khác nhau của ruột. Các triệu chứng phụ thuộc vào phân khúc ruột bi dò. Trong một số bệnh nhân không gây ra các triệu chứng nhưng có thể dẫn đến kém hấp thu, tiêu chảy, mất nước.
Dò tiêu hóa với bàng quang:
Dò giữa ruột và bàng quang. Đại tràng, trực tràng, hồi tràng, và ruột thừa đều có khả năng hình thành dò với bàng quang. Ruột già là phổ biến nhất, và thường những phổ biến hơn ở những bệnh nhân nam vì họ không có tử cung để phân cách hai cơ quan trên. Triệu chứng đau, khó tiểu, tiểu không kiểm soát và nước tiểu có thể hôi thối. Để chẩn đoán, ta thử mẫu nước tiểu, siêu âm và các xét nghiệm khác để xác định vị trí dò.
Dò qua hậu môn Dò giữa ống hậu môn với da xung quanh hậu môn. Thường phát triển từ ổ áp xe hậu môn bị vỡ và trục xuất thành phần trong ổ áp xe ra da. Áp xe hậu môn trực tràng phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là những người đồng tính nam. Bệnh nhân có triệu chứng đau dữ dội tầng sinh môn, áp-xe tái phát và sốt. Cần kiểm tra cẩn thận các vùng hạ bộ hay thăm trực tràng để tìm đường dò.
Nguyên nhân
Khá phức tạp, 75 tới 85% các trường hợp là biến chứng sau phẫu thuật. 15-25% các trường hợp còn lại là dò tự phát. Dò tiêu hóa sau mổ tùy thuộc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý và cấu trúc giải phẫu, sinh lý của các cơ quan.
+ Những phẫu thuật thường dễ tạo nên tình trạng dò là phẫu thuật bệnh lý viêm ruột (inflammatory bowel diseases), ung thư hoặc gỡ dính ruột. Trong đó các bệnh lý như ung thư thực quản, trực tràng, đầu tụy có tỉ lệ xì dò miệng nối sau mổ thường gặp hơn các bệnh lý ở dạ dày, ruột non do đặc điểm giải phẫu, sinh lí và bệnh lý riêng.
+ Các phẫu thuật cấp cứu như vỡ tá tụy, tỉ lệ dò tiêu hóa sau mổ thường cao, còn do cấu trúc giải phẫu khung tá tràng luôn có áp lực lớn vì lượng dịch tiết ra từ dạ dày, tá tràng, dịch mật, dịch tụy và xự hoạt hóa của các men tụy, đặc biệt là khi bệnh nhân được xử trí muộn sau 24 giờ khi đã có viêm phúc mạc.
Những biến chứng trên thường xảy ra khi bệnh nhân không được chuẩn bị tốt, phẫu thuật cấp cứu, hoặc bệnh nhân được xạ trị trước đó, tình trạng bệnh nhân già có các bệnh lý tim phổi, tiểu đường mạn tính. Tình trạng dinh dưỡng kém đóng vai trò chính trong việc miệng nối tiêu hóa không lành và đáp ứng không đủ của cơ thể đến tình trạng viêm nhiễm sau mổ.
Ngoài ra, kỹ thuật phẫu tích, khâu nối và kinh nghiệm của phẫu thuật viên và các phương tiện như kim, chỉ phẫu thuật góp phần quan trọng trong sự lành vết thương cũng như biến chứng dò tiêu hóa.
Người bị bệnh Crohn.
Nguyên nhân gây biến chứng và tử vong trong dò tiêu hóa:
Ba biến chứng kinh điển thường gặp trong dò tiêu hóa: rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, và nhiễm khuẩn. Tần suất của những biến chứng trên liên quan trực tiếp đến cung lượng dò. Những phân loại dò tiêu hóa chủ yếu dựa trên: dò cung lượng thấp dưới 200ml/24 giờ, vừa từ 200-500ml/24 giờ, và cao là trên 500ml/24 giờ. Mặc dầu tỉ lệ lành tự nhiên không liên quan rõ ràng đến cung lượng dò, nhưng dò cung lượng vừa và cao thường liên quan đến dò ruột non.
Rối loạn điện giải (xác định trong vòng 48 giờ) xác định bằng việc theo dõi khí máu động mạch và nồng độ điện giải trong huyết tương. Những chất điện giải thường bị rối loạn là Natri, Kali, Magne và Phosphate trong những trường hợp nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn.
Suy dinh dưỡng thường liên quan đến cung lượng dò. Nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng thường gặp trong dò cung lượng cao. Rõ ràng, khi tình trạng nhiễm khuẩn không được khống chế, thì cho dù cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vẫn không cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Khi đã khống chế được tình trạng nhiễm khuẩn, tức đã có thể hình thành các ổ nhiễm khuẫn kín (áp xe), cần tiếp tục chụp CT scan hoặc MRI để xác định. Cần dẫn lưu các ổ áp xe này mới giải quyết được tình trạng nhiễm khuẩn. Phẫu thuật thám sát, gỡ dính toàn bộ ruột, tái lập lưu thông và dẫn lưu các ổ áp xe, phẫu thuật này được gọi là “sự tái lập chức năng” (refunctionalization) bởi tác giả Welch, nguyên thủy với mục đích tái lập lưu thông tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Nhưng hiện nay, dinh dưỡng có thể được cung cấp qua nhiều cách, nên mục đích của phẫu thuật trên là tái lập lưu thông và dẫn lưu áp xe.
Điều trị
Phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân và mức độ của lỗ dò. Đánh giá tình trạng bệnh nhân, điều trị nội khoa tích cực để đường dò có thể lành tự nhiên.
Những yếu có tiên lượng đường dò có thể lành tự nhiên
Yếu tố | Lành tự nhiên | Không lành tự nhiên |
Vị trí | Thực quản, mỏm tá tràng, mật tụy, hổng tràng | Dạ dày, rò bên tá tràng, góc treitz, hồi tràng |
Tình trạng dinh dưỡng | Tốt | Kém |
Nhiễm khuẩn | Không | Có |
Nguyên nhân | Viêm ruột thừa, viêm túi thừa, hậu phẫu | Bệnh Crohn’s, ung thư, xạ trị, vật lạ |
Tình trạng ruột | Liền mô tốt, lỗ rò nhỏ, không áp xe, không bệnh lý kèm theo | Bục hoàn toàn, tắc nghẽn đầu xa, áp xe, đang có bệnh kèm theo |
Khác | Ruột có chu vi trên 2cm và lỗ thủng dưới 1cm2 | Biều mô hóa đường rò và có vật lạ |
Nếu điều trị nội khoa tích cực, đường dò không lành tự nhiên, cần tiến hành phẫu thuật. Tùy từng loại dò mà có phương pháp phẫu thuật thích hợp.
Tài liệu tham khảo:
http://www.virtualmedicalcentre.com/symptoms.asp?sid=54&title=gastrointestinal-fistulas
http://reidhosp.adam.com/content.aspx?productId=39&pid=1&gid=002365
http://radiology.rsna.org/content/224/1/9.full
http://radiopaedia.org/articles/gastrointestinal-fistula
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » điều Trị Rò Tiêu Hoá
-
Rò Tiêu Hóa: Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Điều Trị Rò Tiêu Hóa Sau Mổ - Vinmec
-
Rò Tiêu Hóa: Chẩn đoán Và điều Trị - Suckhoe123
-
Phẫu Thuật Thành Công Trường Hợp Bệnh Nhân Bị Rò Tiêu Hóa ...
-
Rò Tiêu Hóa Và Vai Trò Của Octreotide - Tạp Chí Y Học TP.HCM
-
Rò Tiêu Hóa: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Chẩn đoán Và điều Trị Rò Tiêu Hóa
-
Rò Hậu Môn Trực Tràng - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Crohn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cụ ông Suýt Chết Vì Bị Rò Tiêu Hóa Suốt 3 Năm, Dù ăn Uống Bình Thường
-
Bệnh Rò Hậu Môn - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán
-
Giải Pháp điều Trị Dứt điểm Rò Hậu Môn Phức Tạp Tái Phát
-
Phẫu Thuật điều Trị Rò Trực Tràng – Tiểu Khung | BvNTP
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Crohn (viêm Ruột Từng Vùng)