Rò Tiêu Hóa: Chẩn đoán Và điều Trị - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Thẩm mỹ
- Sức khỏe
- Nhóm
- Video
- Hình ảnh
- Bảng giá dịch vụ
- Kết nối bạn bè
- Tin thẩm mỹ - sức khỏe
- Tin tức
- Blog tổng hợp
- Blog thẩm mỹ
- Blog sức khỏe
- Liên hệ
- Công cụ
- Trắc nghiệm da...
- Thuật ngữ y khoa
- Từ điển y khoa
- Chỉ số BMI
- Công cụ tính BMR
- Trang thẩm mỹ
- Trang sức khỏe Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép Rò tiêu hóa: Chẩn đoán và điều trị Bác sĩ gia đình 15:12 +07 Thứ năm, 20/10/2022 Chia sẻ
- Chia sẻ ngay
- Chia sẻ lên bảng tin
- Chia sẻ lên trang bạn bè
- Chia sẻ vào nhóm
- Sao chép liên kết
- Những phẫu thuật thường dễ tạo nên tình trạng rò là phẫu thuật bệnh lý viêm ruột (inflammatory bowel diseases), ung thư hoặc gỡ dính ruột. Trong đó, các bệnh lý như ung thư thực quản, trực tràng, đầu tụy có tỉ lệ xì rò miệng nối sau mổ thường gặp hơn các bệnh lý ở dạ dày, ruột non do đặc điểm giải phẫu, sinh lí và bệnh lý riêng.
- Các phẫu thuật cấp cứu như vỡ tá tụy, tỉ lệ rò tiêu hóa sau mổ thường cao, còn do cấu trúc giải phẫu khung tá tràng luôn có áp lực lớn vì lượng dịch tiết ra từ dạ dày, tá tràng, dịch mật, dịch tụy và sự hoạt hóa của các men tụy, đặc biệt là khi bệnh nhân được xử trí muộn sau 24 giờ khi đã có viêm phúc mạc.
1. Tổng quan về hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa gồm miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến tụy, tuyến ruột. Đây là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể giúp cắt nhỏ thức ăn để cơ thể dễ hấp thụ và chuyển hóa. Tuyến nước bọt như một cỗ máy trộn, giúp thức ăn được đi xuống thực quản, dạ dày dễ hơn.
Bệnh lý về hệ tiêu hoá là một trong những loại bệnh lý thường gặp nhất trong thực tế hằng ngày tại bệnh viện, trong đó, có bệnh lý rò tiêu hoá. Đây là một bệnh lý gây tăng chi phí điều trị, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, tăng thời gian nằm viện và là bệnh lý còn nhiều điểm chưa thống nhất về chẩn đoán và điều trị.
2. Định nghĩa rò tiêu hoá
Rò là sự kết nối bất thường giữa hai bề mặt biểu mô. Bề mặt biểu mô có mặt trong các cấu trúc rỗng (chẳng hạn như mạch máu và các cơ quan) và bao gồm các bề mặt da. Rò tiêu hóa là sự kết nối từ ruột đến các cơ quan khác lân cận, các phần khác của ruột hoặc các bề mặt da bên ngoài. Nói một cách dễ hiểu, rò tiêu hoá là sự thoát ra bất thường của dịch tiêu hóa sang một cơ quan khác.
Rò tiêu hóa thường phát triển thứ phát sau chấn thương vùng bụng chậu, nhiễm trùng, quy trình phẫu thuật hoặc một số quá trình bệnh viêm cơ bản. Rò tiêu hóa có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa ra bên ngoài cơ thể hoặc các cơ quan kết nối thông qua các xoang nhỏ. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng khác. Rò tiêu hóa thường cần điều trị phẫu thuật kết hợp với liệu pháp kháng sinh.
3. Phân loại rò tiêu hoá theo vị trí dò
3.1. Rò từ cơ quan tiêu hóa ra da
Rò giữa các phần của ruột non (tá tràng, hỗng tràng hoặc hồi tràng) và bề mặt da. Có thể xác định được bởi các chỗ rò rỉ dịch tiêu hóa qua da.
3.2. Rò giữa những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa
Rò giữa hai phân đoạn khác nhau của ruột. Các triệu chứng phụ thuộc vào phân khúc ruột bị rò. Trong một số bệnh nhân không gây ra các triệu chứng nhưng có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu, tiêu chảy, mất nước.
3.3. Rò tiêu hóa với bàng quang
Rò giữa ruột và bàng quang. Đại tràng, trực tràng, hồi tràng, và ruột thừa đều có khả năng hình thành rò với bàng quang. Ruột già là phổ biến nhất, và thường phổ biến hơn ở những bệnh nhân nam vì họ không có tử cung để phân cách hai cơ quan trên. Triệu chứng đau, khó tiểu, tiểu không kiểm soát và nước tiểu có mùi. Để chẩn đoán, người bệnh có thể thử mẫu nước tiểu, siêu âm và các xét nghiệm khác để xác định vị trí rò.
3.4. Rò qua hậu môn
Rò giữa ống hậu môn với da xung quanh hậu môn. Thường phát triển từ ổ áp xe hậu môn bị vỡ và trục xuất thành phần trong ổ áp xe ra da. Áp xe hậu môn trực tràng phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là những người đồng tính nam. Bệnh nhân có triệu chứng đau dữ dội tầng sinh môn, áp-xe tái phát và sốt. Cần kiểm tra cẩn thận các vùng hạ bộ hay thăm trực tràng để tìm đường rò.
Bệnh lý rò hậu môn, phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là cắt mô xơ đường rò. Mặc dù có một số trường hợp rò phức tạp, điều trị khó khăn, nhưng nhìn chung đây là thể rò tiêu hoá có tiên lượng tốt nhất.
4. Phân loại rò tiêu hoá theo cung lượng rò
Rò cung lượng thấp dưới 200ml/24 giờ, rò cung lượng vừa từ 200-500ml/24 giờ, và rò cung lượng cao trên 500ml/24 giờ. Mặc dù, tỉ lệ lành tự nhiên không liên quan rõ ràng đến cung lượng rò, nhưng rò cung lượng vừa và cao thường liên quan đến rò ruột non.
5. Nguyên nhân của rò tiêu hoá
Khá phức tạp, 75 tới 85% các trường hợp là biến chứng sau phẫu thuật. 15-25% các trường hợp còn lại là rò tự phát. Rò tiêu hóa sau mổ tùy thuộc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý và cấu trúc giải phẫu, sinh lý của các cơ quan.
Những biến chứng trên thường xảy ra khi bệnh nhân không được chuẩn bị tốt, phẫu thuật cấp cứu, hoặc bệnh nhân được xạ trị trước đó, tình trạng bệnh nhân cao tuổi có các bệnh lý tim phổi, tiểu đường mãn tính. Tình trạng dinh dưỡng kém đóng vai trò chính trong việc miệng nối tiêu hóa không lành và đáp ứng không đủ của cơ thể đến tình trạng viêm nhiễm sau mổ.
Ngoài ra, kỹ thuật phẫu tích, khâu nối và kinh nghiệm của phẫu thuật viên và các phương tiện như kim, chỉ phẫu thuật góp phần quan trọng trong sự lành vết thương cũng như biến chứng dò tiêu hóa.
Người bị bệnh Crohn: phẫu thuật cắt đoạn đại tràng hoặc khâu nối đại tràng, ruột non trên cơ địa bệnh nhân bệnh Crohn, sẽ dễ dẫn đến xì rò miệng nối và rò tiêu hoá, do mô ở vùng khâu nối không còn được bình thường. Ngay cả phẫu thuật cắt ruột thừa ở cơ địa bệnh nhân bị bệnh Crohn cũng dễ dẫn đến rò tiêu hoá.
6. Nguyên nhân gây biến chứng và tử vong trong dò tiêu hóa
Ba biến chứng kinh điển thường gặp trong rò tiêu hóa: rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, và nhiễm khuẩn. Tần suất của những biến chứng trên liên quan trực tiếp đến cung lượng dò. Mặc dù, tỉ lệ lành tự nhiên không liên quan rõ ràng đến cung lượng rò, nhưng rò cung lượng vừa và cao thường liên quan đến rò ruột non.
Rối loạn điện giải (xác định trong vòng 48 giờ) xác định bằng việc theo dõi khí máu động mạch và nồng độ điện giải trong huyết tương. Những chất điện giải thường bị rối loạn là Natri, Kali, Magie và Phosphate trong những trường hợp nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn.
Suy dinh dưỡng thường liên quan đến cung lượng rò. Nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng thường gặp trong rò cung lượng cao. Rõ ràng, khi tình trạng nhiễm khuẩn không được khống chế thì cho dù cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vẫn không cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Khi đã khống chế được tình trạng nhiễm khuẩn, tức đã có thể hình thành các ổ nhiễm khuẩn kín (áp xe), cần tiếp tục chụp CT scan hoặc chụp MRI để xác định. Cần dẫn lưu các ổ áp xe này mới giải quyết được tình trạng nhiễm khuẩn. Phẫu thuật giám sát, gỡ dính toàn bộ ruột, tái lập lưu thông và dẫn lưu các ổ áp xe, phẫu thuật này được gọi là “sự tái lập chức năng” bởi tác giả Welch, nguyên thủy với mục đích tái lập lưu thông tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Nhưng hiện nay, dinh dưỡng có thể được cung cấp qua nhiều cách, nên mục đích của phẫu thuật trên là tái lập lưu thông và dẫn lưu áp xe.
7. Chẩn đoán rò tiêu hoá
Vai trò của X Quang đường rò cản quang và chụp cắt lớp đường dò: Dò ruột-da có thể được mô tả đầy đủ với chụp x-quang đường dò (fistulography) trong đa số trường hợp. Trong một số trường hợp, đường dò có thể được hiển thị tốt hơn bằng việc sử dụng chất cản quang. Phương pháp phổ biến nhất để chụp X Quang đường rò là chèn một ống thông đầu mềm và tiêm chất cản phản tan trong nước vào đường dò, với sự hướng dẫn của máy soi huỳnh quang (fluoroscopy– Chụp x-quang đường rò thường sẽ cho thấy sự thông nối ruột và bất kỳ áp xe nào nếu có liên quan, trong khi đó, CT thường được thực hiện bổ sung, không chỉ giúp xác định tất cả các khoang áp xe mà còn để hướng dẫn đường thoát dịch qua da của bất kỳ ổ áp xe được tìm thấy. MRI đường rò: Với sự ra đời của các thế hệ máy MRI hiện đại, đã giúp đánh giá đường dò chính xác hơn, ưu điểm của MRI là đánh giá mô mềm tốt hơn so với CT Scan trong đa số các trường hợp.
Ngoài ra, siêu âm có tăng cường hydrogen peroxide đã được sử dụng gần đây tại một số trung tâm để phân định rò ruột-da.
Nội soi tiêu hoá có vai trò quan trọng trong chẩn đoán rò tiêu hoá. Phương pháp này vừa xác định vị trí rò, kích thước đường rò, tiên lượng phẫu thuật. Qua nội soi, có thể can thiệp bít đường rò bằng các dụng cụ chuyên dụng.
8. Điều trị rò tiêu hóa
Phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân và mức độ của lỗ rò. Đánh giá tình trạng bệnh nhân, điều trị nội khoa tích cực để đường rò có thể lành tự nhiên. Điều trị nội khoa bảo tồn là cách tiếp cận tiêu chuẩn ban đầu đối với các ca hậu phẫu rò ruột ra da. Các biện pháp hỗ trợ khác bao gồm phác đồ kháng sinh thích hợp và cân bằng điện giải. Những phẫu thuật can thiệp được chỉ định khi các biện pháp bảo tồn không thành công hoặc có dấu hiệu viêm phúc mạc.
Trong thập niên 60 rò tiêu hóa sau mổ thường có biến chứng nặng nề và tử vong cao. Quan điểm ở thời kỳ này là phẫu thuật sớm để phục hồi lại lưu thông tiêu hóa với hy vọng giải quyết được tình trạng nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng sớm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chiến lược này đã không thành công vì tỷ lệ thất bại quá cao tới 80% các trường hợp được can thiệp sớm. Tỉ lệ tử vong đạt tới 40 đến 60%. Ở thời kỳ sau đó, với hiểu biết sâu sắc về sinh lý bệnh và dinh dưỡng cùng với sự ra đời hàng loạt các kháng sinh mạnh hơn và chất nuôi dưỡng tốt hơn, chủ trương điều trị bảo tồn đã làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng rò tiêu hoá. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi điều trị bảo tồn thất bại. Thời điểm can thiệp phẫu thuật cũng được xem xét sao cho phù hợp với từng loại phẫu thuật. Vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn trước khi phẫu thuật ở mức độ chấp nhận được. Nhiều tác giả khuyến cáo nên phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn sau 4 tới 6 tuần thất bại. Kháng sinh và dinh dưỡng chỉ có tác dụng đầy đủ khi các ổ áp xe được dẫn lưu tốt. Nên sử dụng các loại kháng sinh có khả năng thẩm thấu vào trong ổ áp xe tốt như: Dalacin C,...Invanz. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn có những hạn chế nhất định như: phẫu thuật trên cơ địa bệnh nhân dinh dưỡng kém, dễ bị nhiễm trùng chu phẫu, mô quanh đường dò dính nhiều, khó bóc tách...
Ngày nay, với sự tiến bộ về nội soi tiêu hoá ống mềm, đã góp phần thành công vào việc điều trị dò tiêu hoá. Một trong những kỹ thuật điều trị dò tiêu hoá đó là Over-the-scope clip (OTSC). Đây là một loại clip mới rất hữu ích không những khâu kín các lỗ thủng, lỗ rò mà còn rất hữu ích trong cầm máu qua nội soi. Ưu điểm của over-the-scope clip (OTSC) là thao tác đơn giản và nhanh giống như thắt thun tĩnh mạch thực quản giãn, đồng thời clip này bám rất chặt vào thành ống tiêu hóa...
Chẩn đoán và điều trị rò tiêu hóa hiện nay vẫn còn là một thách thức lớn trong chẩn đoán. Kiến thức về các loại khác nhau của rò tiêu hóa và nguyên nhân của chúng là rất quan trọng để chăm sóc bệnh nhân thích hợp. Với sự tiến bộ của khoa học, ngày càng có nhiều phương pháp can thiệp ít xâm lấn để điều trị bệnh lý này, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràngTúi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứngBệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấnThoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trịSỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.
Video có thể bạn quan tâm 01:57 ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi... 3 năm trước 916 Lượt xem 02:09 NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO Khách hàng nào cũng rất hài lòng khi đến Thu Cúc trải nghiệm dịch vụ nội soi dạ dày đại tràng siêu êm ái như đi nghỉ dưỡng lại giúp phát hiện... 3 năm trước 711 Lượt xem 01:28 Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe Chỉ cần để lại TÊN_SĐT để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!----------------------------- 3 năm trước 539 Lượt xem 01:28 CÔNG NGHỆ NỘI SOI NBI 5P: TIÊU CHUẨN VÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ Loại bỏ khối u ngay trong quá trình nội soi mà không cần phẫu thuậtCông nghệ nội soi NBI 5P đang được ứng dụng hiệu quả tại Hệ thống y tế... 3 năm trước 1024 Lượt xem 05:37 RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có... 3 năm trước 758 Lượt xem 01:18 Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy? ÁM ẢNH KHI NỘI SOI DẠ DÀY, ĐẠI TRÀNG - PHẢI LÀM SAO? 3 năm trước 700 Lượt xem Tin liên quan Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ DàyPhương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịNếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.
Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 4 Sống Được Bao Lâu?Ung thư dạ dày giai đoạn 4 sống được bao lâu?. Càng tiến triển sang đến các giai đoạn sau thì ung thư lại càng khó điều trị. Do đó, việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 sẽ nan giải hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.
Viêm loét dạ dày – hành tá tràng điều trị bằng cách nào? Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giâyTừ khóa » điều Trị Rò Tiêu Hoá
-
Rò Tiêu Hóa: Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Điều Trị Rò Tiêu Hóa Sau Mổ - Vinmec
-
Phẫu Thuật Thành Công Trường Hợp Bệnh Nhân Bị Rò Tiêu Hóa ...
-
Rò Tiêu Hóa Và Vai Trò Của Octreotide - Tạp Chí Y Học TP.HCM
-
Rò Tiêu Hóa: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Chẩn đoán Và điều Trị Rò Tiêu Hóa
-
Rò Hậu Môn Trực Tràng - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Crohn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cụ ông Suýt Chết Vì Bị Rò Tiêu Hóa Suốt 3 Năm, Dù ăn Uống Bình Thường
-
Bệnh Rò Hậu Môn - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán
-
Giải Pháp điều Trị Dứt điểm Rò Hậu Môn Phức Tạp Tái Phát
-
Phẫu Thuật điều Trị Rò Trực Tràng – Tiểu Khung | BvNTP
-
Chuyên đề Tuần 5: Dò Tiêu Hóa | Sinh Viên Y Khoa BV115
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Crohn (viêm Ruột Từng Vùng)