Chuyên Gia Hướng Dẫn Hóa Vàng đúng Cách Khi Cúng Rằm Tháng ...
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ dịp Tết mà những ngày đầu xuân năm mới khi đi lễ chùa, rằm tháng Giêng, nhiều người vẫn có thói quen cúng tiền vàng để mong may mắn cả năm.
Tuy nhiên, việc lựa chọn tiền vàng thế nào khi sắp lễ để tiết kiệm, khoa học, không lãng phí, không mê tín dị đoan, hóa vàng thế nào cho thật văn hóa , đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Nhất là tới đây, ngày rằm tháng Giêng được coi là một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm thì vấn đề hóa vàng một cách đúng nghĩa theo tín ngưỡng văn hóa lại là câu chuyện được bàn luận.
Nguồn gốc lễ hóa vàng của người Việt
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam hiện nay, hóa vàng có ý nghĩa như gửi một chút quà dành cho ông bà, tổ tiên với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo quan niệm dân gian thì ở trên dương thế chúng ta có tiền để tiêu và chúng ta cũng cần một ít tiền vàng mã để gửi xuống cho ông bà, tổ tiên. Số tiền này hoàn toàn chỉ mang tính biểu tượng.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Đinh Hồng Hải (PGĐ Trung tâm nghiên cứu và Phát triển dân tộc miền núi, lưu vực sông Hồng, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH QGHN) cho biết: "Nghi lễ hóa vàng ở Việt Nam ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa trong lịch sử.
Từ thời kì đá mới đã phổ biến tục hiến sinh người sống, sau đó, người ta đốt hình nhân thế mạng để thay thế cho tục hiến sinh. Rồi hình nhân thế mạng dần dần được thay bằng những vật biểu tượng khác hoặc vật thay thế khác trong đó có tiền giấy hay tiền âm phủ".
PGS.TS Đinh Hồng Hải - PGĐ Trung tâm nghiên cứu và Phát triển dân tộc miền núi, lưu vực sông Hồng, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH QGHN.
"Tuy nhiên, loại tiền này chỉ mang tính biểu tượng nên trong văn hóa truyền thống không hề có "mệnh giá" của tiền mã (5000 đồng - 500.000 đồng) hoặc tiền đô (dollar) như chúng ta thấy hiện nay.
Chúng ta cũng có thể thấy trong quan tài người chết, người ta có rắc những tờ giấy in hình người hoặc có chiếc áo "lục thù" in hình người và động vật, đó chính là di vết của những hình nhân thế mạng xa xưa", PGS.TS Đinh Hồng Hải cho hay.
Đối với vàng mã thì sự biến đổi được mở rộng hơn rất nhiều. Ngoài việc nó mang một chút ý nghĩa của hình nhân thế mạng thì còn có thêm những ý nghĩa khác như là cầu tài, cầu lộc.
Bàn về vấn đề này, PGS.TS Đinh Hồng Hải cho rằng: "Đó là lý do vì sao chúng ta thấy có "vàng" và "mã".
Chính cái "thoi vàng bó rắc" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một loại tiền mà chúng ta gọi là tiền âm phủ hiện nay. Cùng với "vàng" hay "tiền âm phủ" thì hiện nay ngày càng có thêm nhiều loại hàng mã từ quần áo đến ngựa-xe, từ nhà lầu đến xe hơi,… đã biến nghề làm vàng – mã thành một nghề có thu nhập cao".
Không nên đốt quá nhiều vàng mã phô trương, phản cảm
Bàn về việc đốt vàng mã sao cho không bị phô trương và phản cảm, PGS.TS Đinh Hồng Hải cho rằng, quan niệm đốt nhiều vàng mã thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên là cách không đúng và thậm chí là mê tín dị đoan: "Thực chất, hành động này chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết và dẫn đến sự lãng phí một cách không cần thiết, trên thực tế đã có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra là do đốt vàng mã quá nhiều và mất kiểm soát.
Việc đốt vàng mã là một nghi lễ đã tồn tại trong tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời. Với quan niệm "trần sao âm vậy" nên người sống thường cố gắng làm tất cả để thể hiện tấm lòng của mình với người đã khuất bằng cách đốt tiền vàng, đây cũng là cách để họ tin rằng người thân khi chết đi sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ".
Tuy nhiên, qua thời gian đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, việc đốt vàng mã đã có những biến đổi to lớn. Ngoài việc đốt rất nhiều tiền thì người ta còn đốt tiền có mệnh giá cao với quan niệm "vay một trả mười".
Về vấn đề này, PGS.TS Đinh Hồng Hải cho rằng: "Việc đốt quá nhiều không chỉ gây tốn kém và nguy hiểm mà còn rất phản cảm. Ngày xưa, ông bà chúng ta có đốt nhưng đốt rất ít, hoàn toàn chỉ mang tính tượng trưng, đó là sự tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Điều này ngoài ý nghĩa tâm linh còn là một nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Nhưng cùng là một hành vi đốt vàng mã hiện tượng này giờ đây đã biến tướng đi rất nhiều và vật chất hóa tối đa, tới mức chúng ta có cảm giác một số người đang "trần tục hóa" đời sống của ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia.
Có tiền vàng rồi thì lại phải có xe, rồi lại ô tô và phải có biệt thự, thậm chí là khi có biệt thự rồi thì có "thầy phán" là lại phải làm thêm cái sổ đỏ. Nếu cứ đuổi theo lời "thầy phán" mãi như thế thì sẽ đi tới đâu, chúng ta sẽ hoàn toàn bị mất kiểm soát", PGS.TS Đinh Hồng Hải nhấn mạnh.
Vì vậy, việc đốt vàng mã chỉ nên mang tính tưởng nhớ và tượng trưng, tránh sa đà vào mê tín, dị đoan, gây tốn kém và tránh ảnh hưởng đến môi trường.
Thời gian và cách chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng
Thông thường, ngày tổ chức lễ hóa vàng không cố định và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Chủ yếu thực hiện vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.
Ngày nay, có nhiều người quan niệm phải chọn ngày đẹp, giờ đẹp thì hóa vàng mới tốt. Theo PGS.TS Đinh Hồng Hải, đây chỉ là quan niệm cá nhân của một số người do sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa mà không phải là văn hóa truyền thống của Việt Nam nên không bắt buộc phải học theo.
Mâm cỗ hóa vàng cũng giống như các gia đình chuẩn bị trong những ngày trước. Trong cuốn "Hương nhang cổ truyện Bồ Đề Tâm", mâm cỗ hóa vàng gồm có những thứ sau: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau, đèn, nến, rượu, vàng mã… Ngoài ra, còn là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Sau khi làm cơm cúng xong, người ta đem số vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra đốt.
Về mâm cỗ hóa vàng, PGS.TS Đinh Hồng Hải cho rằng điều này tùy thuộc là thành tâm của mỗi người: "Những nghi lễ truyền thống hoàn toàn mang tính biểu tượng nên người xưa có quan niệm "Tạp nhất bàn phù lưu thanh thủy", tức là một mâm cỗ nhạt, cơi trầu, chén nước thể hiện lòng thành kính mà không coi trọng giá trị vật chất.
Thậm chí, ngay lời khấn của ông bà, cha mẹ chúng ta hay sử dụng là "lễ bạc - tâm thành" cũng có ý nghĩa biểu tượng như vậy. Tóm lại, tục lệ hóa vàng chính là nghi lễ biểu tượng trong văn hóa truyền thống Việt Nam mà cha ông ta đã trao lại. Nó hoàn toàn khác với những xô bồ của đời sống vật chất hàng ngày".
Thấy Hoàng đế đi qua, cô gái đánh bạo “làm liều” 1 việc và sau này trở thành Võ Tắc ThiênTừ khóa » Hoá Vàng Ngày Rằm Tháng Giêng
-
Hóa Vàng Rằm Tháng Giêng Xong, Gia Chủ Nên Làm Việc Này để Cả ...
-
Cách Hóa Vàng đúng Sau Cúng Rằm Tháng Giêng 2022 để Cả Năm ...
-
Vàng Mã Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì? Cúng Xong Có đốt ...
-
Hóa Vàng Rằm Tháng Giêng Xong Nhớ Làm 1 Việc để Tổ Tiên Chứng ...
-
Cúng Rằm Cần Vàng Mã Gì? Lưu ý Gì Khi Cúng Và Hóa Vàng?
-
6 điều Không Nên Làm Khi Cúng Rằm Tháng Giêng - VTC News
-
Sai Lầm Hóa Vàng Rằm Tháng Giêng Các Nhà Hay Mắc, Phải Bỏ Ngay ...
-
Vàng Mã Cúng Rằm Tháng Giêng
-
Kiêng Kỵ Cần Tránh Trong Ngày Rằm Tháng Giêng, Hóa Vàng Xong ...
-
Phòng Cháy Trong Lễ Ngày Rằm Tháng Giêng
-
Lư Hóa Vàng Đại Phát Và Cách Hóa Vàng Vào Lúc Nào, Cách đốt ...
-
Cúng Rằm Tháng Giêng 2022 Vào Ngày Nào, Giờ Nào Thiêng Nhất?
-
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng 2022 Chuẩn Nhất
-
Thị Trường Thực Phẩm Ngày Rằm Tháng Giêng Dồi Dào, Giá Cả ổn định