Kiêng Kỵ Cần Tránh Trong Ngày Rằm Tháng Giêng, Hóa Vàng Xong ...

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, cũng chính là ngày lễ Thượng Nguyên, là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Khí xuân phơi phới, vạn vật sinh sôi là thời điểm thích hợp nhất để cầu bình an, xin tốt lành cho cả năm.

Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc, qua du nhập văn hóa và được thời gian mài mòn, ngày lễ này đã hòa mình vào dòng chảy văn hóa của người Việt và lưu truyền những ý nghĩa tốt đẹp cho đến ngày nay.

Ngày lễ Thượng Nguyên đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, mang đậm tính nhân văn trong việc mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn. Bởi vậy, vào ngày này, người dân cũng nô nức chuẩn bị sắm lễ vật để cảm tạ trời đất, dâng cúng Gia tiên và cầu an của đông đảo giới Phật tử.

Ngoài những lễ nghi truyền thống, trong ngày Rằm tháng Giêng nhiều người còn có quan niệm cần phải có những kiêng kỵ để tránh gặp vận hạn, đen đủi. Thực tế, không chỉ Rằm tháng Giêng mà các ngày Tết, ngày mùng 1 hay ngày rằm nhiều người vẫn thường có những kiêng kỵ này.

Kiêng kỵ cần tránh trong ngày Rằm tháng Giêng, hóa vàng xong nhớ làm việc này để cả năm may mắn, hanh thông

- Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy: Theo quan niệm trong ngày đầu năm hoặc ngày rằm, đặc biệt ngày rằm đầu tiên của một năm, nếu nhà hết gạo hoặc thùng để gạo lộ đáy (gần hết) thì cả năm sẽ gặp đói kém.

 - Kiêng câu cá ngày trăng tròn: Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm, người ta thường không đi câu cá.

- Kiêng nói bậy, chửi tục: Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng, rằm mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

- Kiêng quan hệ nam nữ: Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.

Hiện nay, quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như trước nhưng trên thực tế, không ít cặp vợ chồng vẫn khiêng khem và đại kỵ "chuyện ấy" trong những thời khắc nhạy cảm.

- Kiêng sinh con gái vào ngày rằm: Dân gian vẫn có câu “trai mùng một gái hôm rằm", ý muốn chỉ những bé trai sinh ngày mùng 1 và bé gái sinh ngày rằm thường rất "khó nuôi". Vì vậy nên theo quan niệm dân gian, tránh sinh con vào những ngày này.

Cách hóa vàng trong ngày Rằm tháng Giêng

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, Rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.

Trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này.

Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí. Ngoài ra cần lưu ý:

- Nếu hạ vàng trong Tết xuống hóa vào ngày này, gia chủ cần phải thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ.

- Khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

- Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".

Ni Trần (Tổng hợp)

 

Từ khóa » Hoá Vàng Ngày Rằm Tháng Giêng