Sai Lầm Hóa Vàng Rằm Tháng Giêng Các Nhà Hay Mắc, Phải Bỏ Ngay ...

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt. Ngày này rất được coi trọng vì là ngày rằm đầu tiên của năm mới, mọi người đều gửi gắm vào đó hy vọng về một cuộc sống thuận hòa, sung túc. Ngày Rằm tháng Giêng còn mang ý nghĩa của sự sum vầy, được coi là "Tết muộn" khi mà những người con chưa thể về ăn Tết cùng gia đình thì sẽ trở về vào dịp này.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình có phong tục chuẩn bị mâm cơm cúng Phật và cúng gia tiên. Mâm cúng Phật thường là mâm cỗ chay, mâm cúng gia tiên là mâm cỗ mặn. Ngoài ra, với quan niệm "trần sao âm vậy" người Việt luôn sắm sửa nhiều lễ lạt từ ti vi, mũ giấy cho đến nhà lầu, xe hơi... Mặc dù đốt nhiều như vậy, thế nhưng không phải ai cũng đốt vàng mã đúng cách.

1. Sai lầm khi đốt vàng mã Rằm tháng Giêng nhiều nhà thường mắc

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, Rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.

Sai lầm hóa vàng Rằm tháng Giêng các nhà hay mắc, phải bỏ ngay kẻo mang họa-1

Trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này.

Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.

Ngoài ra, nếu hạ vàng trong Tết xuống hóa vào ngày này, gia chủ cần phải thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

"Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".

Bên cạnh đó, vào ngày này nhiều gia đình sẽ dọn bàn thờ, xin hạ lộc, mâm ngũ quả Tết hay lau dọn bàn thờ sau những ngày khói hương nghi ngút. Trong trường hợp này, gia chủ cần lưu ý như sau:

2. Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ sau Tết

Không dùng nước lạnh để rửa bài vị

Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).

Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên

Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.

Sai lầm hóa vàng Rằm tháng Giêng các nhà hay mắc, phải bỏ ngay kẻo mang họa-2

Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ hoặc hoá những đồ vật đó. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

Không làm đổ vỡ đồ thờ

Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Xem lại vị trí đặt bàn thờ

Vị trí bên trái bàn thờ là vị trí quyết định tài vận và hòa khí gia đình, nếu bạn để nơi này bừa bộn, để những vật không cần thiết ở đây thì đừng trách vì sao vợ chồng thường xuyên hục hặc, cự cãi, làm mãi vẫn không khá lên được.

Không chỉ chú ý việc chăm chút cho bàn thờ, mà cả dưới bàn thờ gia chủ cũng cần lưu ý không được đặt đồ đạc ở đây. Bên dưới bàn thờ cần được giữ thông thoáng, sạch sẽ và tuyệt đối không được đặt bể cá ở đây nếu không muốn tài sản hao hụt, sức khỏe đi xuống.

Ngoài ra, khi đặt bàn thờ chủ nhân nên chọn vị trí trang trọng để đảm bảo tôn nghiêm và thể hiện lòng thành kính với Thần Phật, tổ tiên. Việc đặt phòng thờ cận bếp hoặc đối diện cửa nhà vệ sinh được xem là đại kỵ, phạm tội bất kính.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Sai lầm hóa vàng Rằm tháng Giêng các nhà hay mắc, phải bỏ ngay kẻo mang họa-3Bói Bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2020 cần thiết cho mọi gia đình

Theo Gia đình & Xã hội

Từ khóa » Hoá Vàng Ngày Rằm Tháng Giêng