CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP - LawPlus

Với những lợi ích thương mại ngày càng lớn của các đối tượng sở hữu công nghiệp, nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.cũng ngày càng nhiều. Qua đó, chủ sở hữu công nghiệp có thể thu.về một khoản lợi ích vật chất, đồng thời bên được nhượng quyền.có cơ hội khai thác hiệu quả hơn quyền sở hữu công nghiệp. Không những vậy, chuyển giao quyền còn góp phần.phổ biến công nghệ, hạn chế độc quyền, khuyến khích đầu tư – nghiên cứu.

Nhằm cung cấp thông tin, quy định pháp luật.về chuyển giao quyền sở hữu, LawPlus đã tổng hợp và phân tích các.quy định liên quan về điều kiện, thủ tục thực hiện việc.chuyển nhượng trong bài viết dưới đây.

Table of Contents/Mục lục

  • 1. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
  • 2. Quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
  • 3. Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
  • 4. Trường hợp phải đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

a. Định nghĩa

Theo quy định của pháp luật về.Sở hữu trí tuệ: “Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu.quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của.mình cho tổ chức, cá nhân khác.”

Quyền sở hữu công nghiệp ở đây, là quyền của tổ chức, cá nhân.đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp.bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, có thể tổng quát quyền sở hữu sẽ được chuyển giao.bao gồm quyền sử dụng, định đoạt, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm.người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.theo quy định của luật và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

b. Điều kiện liên quan đến việc chuyển nhượng

Thứ nhất, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng.văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

Bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế.trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đáng lưu ý:

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được.chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
  • Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng.với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh.và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra.sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang.nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng.cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện.đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

c. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật, một hợp đồng chuyển nhượng.quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng.và bên được chuyển nhượng.
  • Căn cứ chuyển nhượng.
  • Giá chuyển nhượng.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

2. Quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

a. Định nghĩa

Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Chuyển quyền sử dụng.đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng.đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.” Bên cạnh đó, luật đồng thời cũng liệt kê những hành vi được xem.là sử dụng, theo đó, người được chuyển quyền sử dụng.có thể thực hiện được các hành vi này.

– Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi:

  • Sản xuất sản phẩm được bảo hộ
  • Áp dụng quy trình được bảo hộ
  • Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ.hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ
  • Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ.hoặc được sản xuất theo quy trình bảo hộ
  • Nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ.hoặc được sản xuất theo quy trình bảo hộ.

– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi:

  • Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài.là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
  • Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ.để lưu thông sản phẩm như trên
  • Nhập khẩu sản phẩm như trên

– Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi:

  • Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
  • Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ.các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí.hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn.sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ
  • Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch.tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí.hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo.thiết kế bố trí được bảo hộ.

– Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:

  • Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất.sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa
  • Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản.phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

– Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện.kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ.để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ
  • Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Ngoài ra, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, được gọi.là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp-2
Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam

b. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  • Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được.chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của.chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng.thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ.ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa.đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng.độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.

c. Dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có 03 dạng tùy thuộc vào nhu cầu.

+ Hợp đồng độc quyền.

Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được.chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên.chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng.đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào.và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.nếu được phép của bên được chuyển quyền.

+ Hợp đồng không độc quyền.

Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền.vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký.kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.không độc quyền với người khác.

+ Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp

Trong đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng.đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

d. Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Nhằm đảm bảo quyền lợi.và nghĩa vụ cho các bên của hợp đồng chuyển nhượng, Luật.Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể những nội dung.chủ yếu bắt buộc của hợp đồng, bao gồm:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
  • Dạng hợp đồng;
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Quan trọng, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được.chuyển quyền, đặc biệt là các.điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền như:

+ Cấm bên được chuyển quyền cải tiến.đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu;

+ Buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí.cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp.do bên được chuyển quyền tạo ra.hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp.đối với các cải tiến đó;

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu.hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng.sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ.không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp.tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó.

+ Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ.hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện.hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba.do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm.chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên được chuyển quyền.sản xuất hoặc cung cấp.

+ Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của.quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

Trường hợp, hợp đồng có các điều khoản trên.trong hợp đồng thì sẽ mặc nhiên bị vô hiệu.

3. Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

Trong một vài trường hợp đối với sáng chế, quyền sử dụng.sẽ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của.cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà.không cần đến sự đồng ý của người nắm độc quyền sáng chế. Cụ thể:

+ Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi.thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh.dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.

+ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ.sử dụng sáng chế quy định Luật Sở hữu trí tuệ sau khi kết thúc bốn năm.kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế.và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế.

+ Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận.với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng.sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý.đã cố gắng thương lượng với mức giá.và các điều kiện thương mại thỏa đáng.

+ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành.vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

4. Trường hợp phải đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

– Khác với các loại hợp đồng khác, đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp.được xác lập trên cơ sở đăng ký (quyền sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng.công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý), thì.hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi.đã được đăng ký tại cơ quan quản lý.nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

– Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập.trên cơ sở đăng ký theo quy định, hợp đồng sử dụng.đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực.theo thỏa thuận giữa các bên.

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ.hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước.về quyền sở hữu công nghiệp.mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp.của bên giao bị chấm dứt.

Trên đây là bài phân tích của LawPlus.về các quy định thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu.và quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Để được tư vấn chi tiết, hỗ trợ tạo lập hợp đồng chuyển giao.hoặc thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước, vui lòng liên hệ.theo hotline +84268277399 hoặc email info@lawplus.vn.

LawPlus

Bài viết liên quan
QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO THAY ĐỔI CƠ CẤU, CÔNG NGHỆ
22/12/2024
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
18/12/2024
QUY ĐỊNH VỀ MỨC LƯƠNG HƯU THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
17/12/2024
QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
13/12/2024
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI BỊ BÃI BỎ TỪ NĂM 2025
11/12/2024
CÁC TRƯỜNG HỢP NGHỈ LÀM CÓ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
11/12/2024
THỦ TỤC CẤP QUỐC TỊCH HOẶC THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN
06/12/2024
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
06/12/2024

Từ khóa » Chuyển Giao Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Là Gì