CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Skip to content

Doanh nghiệp

  • LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH KHÁC TỈNH VỚI TRỤ SỞ CHÍNH
  • THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
  • KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ CẦN PHẢI ĐẢM BẢO NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
  • THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
  • KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ KHÔNG?
  • KINH DOANH DỊCH VỤ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
  • CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CHO NGƯỜI KHÁC CÓ CẦN THÔNG BÁO THAY ĐỔI SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG KHÔNG?
  • ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
  • NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
  • MUA LẠI CÔNG TY CỔ PHẦN – VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

Giấy phép

  • YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
  • THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ
  • KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ CẦN PHẢI ĐẢM BẢO NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
  • THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
  • KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ KHÔNG?
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Đối tượng sở hữu công nghiệp là gì? – Đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. – Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 2. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp a. Định nghĩa – Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. – Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp). Ví dụ: Công ty A là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu “a” ký kết hợp đồng để công ty C sử dụng nhãn hiệu thuộc sở hữu của mình một cách hợp pháp b. Một số trường hợp hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao –  Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó – Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép –  Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu – Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế. c. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền. Ví dụ: Công ty A ở trên chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu “a” cho công ty C theo hợp đồng độc quyền, theo đó, công ty C được sử dụng nhãn hiệu này, công ty A không được chuyển quyền sử dụng cho bên thứ 3. Công ty A được sử dụng nhãn hiệu nếu được công ty C đồng ý. – Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác. Ví dụ: Vẫn trong trường hợp trên nhưng ký hợp đồng không độc quyền thì công ty A được sử dụng nhãn hiệu mà không cần sự đồng ý của công ty C và công ty A vẫn được ký hợp đồng không độc quyền với bên thứ ba khác. – Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác. d. Đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Khi chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ gồm: – Tờ khai đăng ký (theo mẫu) – Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng – Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp – Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung; – Chứng từ nộp phí, lệ phí; – Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNHĐiện thoại: 0919 485331/0865 698331 Email: luatdongkhanh@gmail.com Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Bài viết liên quan

THẾ NÀO LÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BAO GỒM NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?

CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ BỐ TRÍ?

MÃ SỐ MÃ VẠCH LÀ GÌ?

TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

PHÂN BIỆT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ LI-XĂNG

SÁNG CHẾ LÀ GÌ?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

  • DOANH NGHIỆP
    • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
    • CÔNG TY
    • GIẢI THỂ
  • ĐẦU TƯ
  • SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  • CÔNG BỐ
    • CÔNG BỐ HỢP CHUẨN
    • CÔNG BỐ HỢP QUY
  • TƯ VẤN ISO
  • GIẤY PHÉP
  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ
  • Liên hệ
001-messenger

Từ khóa » Chuyển Giao Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Là Gì