Chuyển Nhượng Vốn Hay Chuyển Nhượng Chứng Khoán?
Có thể bạn quan tâm
Về vấn đề xác định giá mua của phần vốn chuyển nhượng, bà Trâm đề nghị cơ quan chức năng giải đáp trường hợp như sau:
Cổ đông sở hữu cổ phần từ 2 nguồn: Nguồn 1 - mua lại cổ phần từ cổ đông sáng lập: Cổ đông mua 540.000 cổ phần từ cổ đông sáng lập, mệnh giá cổ phần 10.000 đồng, tổng giá trị cổ phần là 5.400.000.000 đồng, với giá chuyển nhượng là 6.800.000.000 đồng. Như vậy trong trường hợp này giá mua được xác định là 5.400.000.000 đồng hay 6.800.000.000 đồng?
Nguồn 2 - mua thêm cổ phần khi công ty phát hành thêm cổ phần để tăng vốn (Theo Điểm a Khoản 2 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020): Cổ đông mua thêm 400.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng, tổng giá trị cổ phần mua thêm = giá mua cổ đông thanh toán cho công ty = 4.000.000.000 đồng. Trong trường hợp này, giá mua cổ phần mà cổ đông thanh toán cho công ty (4.000.000.000 đồng) có được tính là giá mua của phần vốn chuyển nhượng không?
Chi cục Thuế Thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tại Khoản 1 Điều 14 quy định thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
“Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
1. Phạm vi áp dụng
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn”.
Tại Điều 15 quy định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
“1. Phạm vi áp dụng
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ...) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ… được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
2. Căn cứ tính thuế:
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng”.
Căn cứ các quy định nêu trên thì, trường hợp chuyển nhượng cổ phần tại công ty cổ phần chưa niêm yết, cũng không thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì được xếp vào thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
Xác định giá mua cổ phần
Nguồn 1 - cổ đông mua lại cổ phần từ cổ đông sáng lập: Theo số liệu cá nhân cung cấp thì giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng (trừ trường hợp chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán, chứng khoán mua thông qua đấu giá) trong trường hợp này là 6.800.000.000 đồng (theo Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính).
Nguồn 2 - cổ đông mua thêm cổ phần khi công ty phát hành thêm cổ phần để tăng vốn: Tương tự như nguồn 1 thì 4.000.000.000 đồng là giá mua chứng khoán khi giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Chi cục Thuế trả lời cho bà Nguyễn Trâm được biết và thực hiện.
Chinhphu.vnTừ khóa » Khả Năng Chuyển Nhượng Vốn Của Công Ty Cổ Phần
-
Vấn đề Chuyển Nhượng Cổ Phần Trong Công Ty Cổ Phần
-
So Sánh Chuyển Nhượng Vốn Trong Công Ty TNHH Và Công Ty Cổ Phần
-
Chuyển Nhượng Vốn Góp Trong Công Ty Cổ Phần - Luật Dương Gia
-
Quy định Về Các Trường Hợp Chuyển Nhượng Cổ Phần - Luật Phamlaw
-
Thủ Tục Chuyển Nhượng Vốn Trong Công Ty TNHH Một Thành Viên
-
Quyền Chuyển Nhượng Cổ Phần Trong Công Ty Cổ Phần Khác Như Thế ...
-
Quy định Của Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Trong Công Ty ...
-
Chuyển Nhượng Vốn Góp Trong Công Ty TNHH Năm 2019
-
Chuyển Nhượng Vốn Góp Công Ty TNHH Hai Thành Viên - Luật Việt An
-
Chuyển Nhượng Phần Vốn Góp Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
-
Những ưu điểm Khi Thành Lập Công Ty Cổ Phần - ASLAW
-
Chuyển Nhượng Vốn Góp Trong Công Ty Cổ Phần - FBLAW
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần
-
Thủ Tục Chuyển Nhượng Vốn Cho Người Nước Ngoài - Luật Bistax