Có Bao Nhiêu Vị Phật, Danh Xưng Các Vị Phật Trong Phật Giáo

Skip to content

Phật Giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất hiện nay trên thế giới. Đặc biệt tại khu vực Châu Á, Phật giáo ra đời và phát triển rất mạnh. Hôm nay, Điêu Khắc Trần Gia xin được giới thiệu tới quý độc giả, quý Phật tử về sự ra đời của Phật cũng như các vị Phật trong Phật giáo

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

den hao quang phat me quan am 29 + Quick View

Đèn hào quang Phật Mẹ Quan Âm – Đèn led hào quang Phật

tranh pho hien bo tat 36 + Quick View

TOP 45+ mẫu tranh Phổ Hiền Bồ Tát tuyệt đẹp 2023.

tranh van thu bo tat 33 + Quick View

Tranh Văn Thù Bồ Tát

tuong van thu bo tat bang go 8 + Quick View

Tượng Văn Thù Bồ Tát bằng gỗ.

tuong pho hien bo tat bang go 8 + Quick View

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng gỗ.

tuong dia tang vuong bo tat bang go 10 + Quick View

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ.

tuong pho hien bo tat de o to 5 + Quick View

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát để ô tô

tuong phat van thu bo tat de xe oto 17 + Quick View

Tượng Phật Văn Thù Bồ Tát để xe oto .

mat day chuyen van thu bo tat 47 + Quick View

Mặt dây chuyền Văn Thù Bồ Tát độc đáo.

tranh dia tang vuong bo tat 35 + Quick View

Tranh Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp.

mat day chuyen dia tang vuong bo tat 16 + Quick View

Mặt dây chuyền Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp, độc đáo.

tuong dia tang vuong bo tat bang da 7 + Quick View

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đá.

tuong phat me quan am dung dai sen 5 + Quick View

Tượng Phật Mẹ Quan Âm đứng đài sen 150cm

tuong phat me quan am 6 + Quick View

Tượng Phật Mẹ Quan Âm 130cm.

tuong phat dia tang vuong bo tat 2 + Quick View

Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát 300cm.

tuong phat dai the chi bo tat 5 + Quick View

Tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát 150cm.

I, Phật là gì? Phật dùng để chỉ điều gì?

1, Khái niệm Phật là gì?

hinh anh tuong phat thich ca mau ni dep nhat 18

Danh từ “Phật” xuất phát từ chữ phạn बुद्धा, đọc là Buddhā, dịch nghĩa là “Giác ngộ”.

Ban đầu người Việt tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ theo ngả nam truyền khi các nhà sư Ấn Độ đi theo các nhà buôn bằng đường biển tới vịnh Bắc Việt, mang đạo vào kinh đô Luy Lâu của nước Việt lúc bấy giờ. Nghe họ phát âm là “Buddha”, phiên âm trực tiếp ra là “Bụt” (đọc Nôm chữ 孛 hoặc ).

Nên trong các truyện cổ Việt nam từ thời Văn Lang trở đi, ta thấy “ông Bụt” hay xuất hiện cứu giúp người bị oan trái hay khổ đau là vậy.

Về sau, khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, rồi được rút gọn thành Phật.

Vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà ở Việt nam, từ Bụt dần bị mất đi và dần được thay thế bởi từ Phật.

Vậy Phật hay Bụt là cùng một nghĩa, dùng để chỉ sự “Giác ngộ”. Theo nghĩa dân gian ta tạm hiểu “Giác ngộ” là dùngđể chỉ sự “hiểu biết một cách sâu sắc, trọn vẹn”.

2, Ý nghĩa của Phật?

hinh anh tuong phat thich ca mau ni phat dep nhat 2

Đến đây bạn sẽ tự hỏi: Phật nghĩa là từ chỉ sự “giác ngộ”, giác ngộ là sự hiểu biết về một điều gì đó. Vậy đâu có gì ghê gớm?

Vậy mà không phải vậy, nó không đơn giản như bạn nghĩ. Phật hay là sự giác ngộ không phải là chỉ sự hiểu biết về một lĩnh vực gì đó, mà là sự thấu hiểu rõ ràng, thông suốt về muôn sự, muôn vật có trên cõi đời này. Cái khác nhau giữa sự hiểu biết thông thường và sự hiểu biết một cách sâu sắc, trọn vẹn hay còn gọi là sự giác ngộ khác xa nhau.

Con người chỉ đạt được sự giác ngộ khi đã tự mình trải qua hoàn cảnh, tự mình đúc rút được kinh nghiệm. Kinh nghiệm, bài học và kết quả mà người đó hiểu được, đúc kết được, đạt được đó đều đúng với tất cả mọi người, mọi việc, mọi sự vật, mọi hoàn cảnh, mọi hiện tượng có trong thế gian. Nó trở thành một thứ chân lý tối thượng. Lúc đó người ấy mới đạt được sự hiểu biết thực sự, gọi là giác ngộ.

Phật có nghĩa là giác ngộ, là tình trạng giải thoát trong tâm mà một người tu hướng tới. Cái này ở trong tâm của mỗi người, không liên quan đến hình tướng, nghề nghiệp, địa vị, sang hèn, nên trong kinh văn Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nhấn mạnh: “Nếu thấy rõ pháp ấy thì phàm phu không biết một chữ cũng có thể là Phật”.

hinh anh tuong su to bo de dat ma dep nhat 8

Đa phần ngày nay chúng ta đang hiểu Phật nghĩa là một vị tối cao trong Phật giáo, trong thế giới Tâm linh. Phật là người đang được tôn sùng và thờ tự trong các ngôi chùa. Là người có mọi khả năng kỳ diệu, có hiểu biết nhiệm màu, quyền phép vô biên, có thể thấu hiểu và giúp đỡ người tu hành hay tất cả chúng sinh. Không phải vậy. Phật chỉ là một danh từ dùng để mô tả trạng thái của cái tâm con người đạt được sau khi trải qua quá trình sửa đổi. Vượt qua được cái tâm vướng mắc, khổ não để đạt được cái tâm an lạc, hạnh phúc, viên mãn đó là Phật.

3, Tu hành để đạt chứng quả Phật:

hinh anh tuong phat khat thuc dep nhat 2

Muốn đạt được điều đó, con người ta phải trải qua quá trình “tu hành” một cách đúng phương pháp. Trong Phật giáo thường hay nói câu: “Tu đúng chánh pháp” là vì thế.

Người đầu tiên đạt được trạng thái giác ngộ giải thoát của tâm mình đó là Thái tử Tất Đạt Đa, hiệu là Thích Ca Mâu Ni (người trí giả thầm lặng của dòng họ Thích Ca). Đạt được mục đích, chứng tỏ rằng phương pháp thực hành để đem lại kết quả đó đã đúng. Và Ngài đã truyền dạy lại phương pháp đó cho người khác, cho đời sau để họ có thể đạt được như mình. Cái cách làm, cái sự hướng dẫn đúng đắn để theo đó mà đạt được mục đích, trong Phật giáo gọi là Chính pháp (phương pháp đúng), hay Chánh Pháp (theo cách nói của người miền nam), hay nói gọn lại là Pháp.

Vì vậy, khi nói Phật hay Đức Phật, chúng ta thường ngầm hiểu, thường mặc định đó là Đức Thích Ca Mâu Ni, là người sáng lập ra Đạo Phật.

“Cảnh giới của Phật”, hay “cõi Phật”, hay “cõi Niết bàn”, thực ra đó chỉ là một cách nói ẩn dụ. “Phật” chỉ là một từ mô tả trạng thái giác ngộ, sự hiểu biết sâu sắc, nội tâm không còn vướng mắc hay bị hoàn cảnh tác động, để từ đó mãi sống đời viên mãn, bình an, hạnh phúc mà một người có ý thức sửa đổi thân tâm, sửa đổi con người mình (tu hành) có thể đạt được. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đạt tới điều đó.

II, Mười phương chư phật là gì? Ý nghĩa của mười phương chư Phật

1, Mười phương Phật là gì?

10 muoi phuong chu phat

Tức là thập phương chư Phật. Mười phương (hay thập phương) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất (hay trung ương). Chư Phật nghĩa là để chỉ “các vị Đức Phật”

Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng thập phương không phải là mười phương mà hàm nghĩa tất cả mọi nơi. Nói mười phương Phật hay thập phương chư Phật tức là chỗ nào cũng có Phật; Phật có ở khắp nơi.

2, Vì Sao Gọi Là Mười Phương Chư Phật

10 muoi phuong chu phat 1

Thập phương chư Phật được giải thích theo 2 cách:

  • Là các vị Phật ở 10 phương. Thập phương là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, phương trên, phương dưới.Ý của Thập phương chư Phật là tất cả các vị Phật ở khắp mọi nơi trong càn khôn vũ trụ
  • Là các vị Phật ở từng trời thứ 10, gọi là cõi cực lạc niết bànTrời có 36 tầng, dưới 36 từng trời còn có một từng nữa là Nhứt mạch đẳng tinh vi gọi là Cảnh Niết Bàn.Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên Khai Hóa, tức là 9 phương trời, cộng với Niết Bàn là 10, gọi là Thập phương chư Phật. Gọi 9 phương trời 10 phương Phật là do đó.

Cõi Niết Bàn là chỗ Phật ngự: Phật Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan Âm ngự nơi hướng Nam. Mỗi từng đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương bát hướng, liên đài hằng hà sa số Phật.” Cảnh Niết Bàn là ở từng trời thứ 10, bên trên Cửu Trùng Thiên, do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật chưởng quản. Nơi từng trời thứ 10 nầy có: Ngọc Hư Cung ở tại trung tâm và Cực Lạc Thượng Gioi ở hướng Tây nên cũng gọi là Tây phương Cực Lạc.

III, Các vị Phật trong Phật giáo:

Có bao nhiêu vị Phật:

hinh anh tuong phat thich ca dung dep nhat 11

Trong văn hóa Phật giáo, một số vị Phật Toàn giác trong vô số các vị Phật được nhắc đến đầy đủ danh tự trong kinh văn. Sự tích về các vị Phật cũng được ghi chép lại rất nhiều và cũng có nhiều trường phái, nhiều dị bản khác nhau.

Những kinh văn nguyên thủy ban đầu chỉ nêu 7 danh vị Phật với danh tính và tiểu sử rõ ràng.

Kinh Đại bổn (tiếng Nam Phạn: Mahãpadãnasutta) trong Trường bộ kinh, tương ứng với kinh Đại bản duyên (chữ Hán: 大本緣經) trong Trường a-hàm, chép những danh vị Phật đầu tiên, gồm có 3 vị Phật của trang nghiêm kiếp, 3 vị Phật của hiền kiếp, cộng với Phật Thích-ca Mâu-ni, được hợp xưng là Bảy vị Phật quá khứ (tiếng Nam Phạn: Saptatathāgata, tiếng Phạn: सप्ततथागत, chữ Hán: 過去七佛, Quá khứ Thất Phật).

Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (tiếng Nam Phạn: Cakkavati-Sìhanàda sutta) của Trường bộ kinh, tương ứng kinh Chuyển luân Thánh vương tu hành (chữ Hán: 轉輪聖王修行經) trong Trường a-hàm, còn nêu thêm danh vị của Phật Di-lặc, một vị Phật sẽ xuất hiện ở thời tương lai.

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc sẽ là người kế vị Phật Thích-ca, người sẽ xuất hiện trên thế gian, đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng Pháp thuần tịnh.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các kinh văn của Phật giáo cũng mở rộng, ghi chép thêm nhiều danh vị Phật khác.

Trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ, có chép bổ sung thêm danh tự của 21 vị Phật, cùng với 7 vị Phật quá khứ, hợp thành 28 vị Phật (chữ Hán: 二十八佛; Nhị thập bát Phật).

Kinh văn của Phật giáo Đại thừa còn bổ sung thêm nhiều tên của các vị Phật, đôi khi cho rằng đã có, và, hoặc sẽ có vô số vị Phật.

Một số hệ phái Phật giáo Bắc tông lại đề cao hình tượng Tam thế Phật (chữ Hán: 三世佛), trong đó Phật Thích-ca giữ vị trí Phật hiện tại hoặc vị Phật ở Trung tâm.

Một số hệ phái khác lại tôn sùng hình tượng Ngũ phương Phật (五方佛) hoặc Thập phương Phật (十方佛) với các danh vị và địa vị các vị Phật có ít nhiều dị biệt.

IV, Danh xưng (danh hiệu) các vị Phật trong Phật giáo:

Điêu Khắc Trần Gia xin phép được điểm qua những hình tượng về Các vị Phật được tôn thờ phổ biến nhất hiện nay:

1, Tam thế Phật:

tam the phat
tranh-phat-tam-the-1612

Hiện tại có 3 cách hiểu phổ biến khác nhau về hình tượng Tam Thế Phật.

Trước tiên, chữ Thế trong tam thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật nghĩa là Phật ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai.

  • Phật A Di Đà đại diện cho thời quá khứ
  • Phật Thích Ca Mâu Ni đại diện cho thời hiện tại
  • Phật Di Lặc đại diện cho thời tương lai.

Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật nghĩa là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.

Thứ hai, chữ Thế ở đây còn có thể hiểu là Thế giới. Thế giới trong Đạo Phật gồm có:

  • Phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư,
  • Phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà
  • Trung tâm là thế giới Ta Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni

Chiếu theo trường nghĩa này, Tam Thế Phật chính là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới,… vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.

Thứ ba, trong giáo lý Đại thừa Phật giáo thì phật Thích Ca Mâu Ni Phật thường dùng ba loại chân thân khác nhau để truyền pháp. Đó chính là Tam Thân: Pháp thân, báo thân và ứng thân. Ba pho tượng Phật có nhiều hình thức chính là biểu hiện của Tam Thân Phật, như Thiên Thai tông lấy:

  • Tỳ Lô Giá Na Phật làm Pháp thân Phật
  • Lô Xá Na Phật làm Pháp thân Phật
  • Đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm ứng thân Phật.

2, Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai:

ngu phuong phat

Hình tượng Ngũ Phương Phật và Ngũ Trí Như Lai được thừa nhận ở hệ Phái Kim Cương Thừa và Đại Thừa.

Theo như kinh điển Phật Giao thì Mạn Trà La được chia làm 2 phần: Kim Cang Giới Mạn Trà La là Quả biểu thị cho Trí; Thai Tạng Giới Mạn Trà La là Nhân biểu thị cho Lý.

Vì vậy chủng tử tự và sắc tướng của Ngũ Phật không giống nhau, nhưng đồng nhất Thể.

Thai Tạng Giới Ngũ Phật bao gồm:

  • Đại Nhật Như Lai tọa vị Trung Ương, thân màu Hoàng Kim, kết Pháp Giới Định ấn;
  • Bảo Tràng Như Lai tọa vị Đông phương, thân màu Đỏ Trắng, tay trái để bên hông, tay phải kết Xúc Địa ấn;
  • Khai Phu Hoa Vương Như Lai, tọa vị Nam phương, thân màu Hoàng Kim, kết Ly Cấu Tam Muội ấn;
  • Vô Lượng Thọ Như Lai tọa vị Tây phương, thân màu Hoàng Kim, kết Di Đà Định ấn,
  • Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai tọa vị Bắc phương, thân màu Đỏ Vàng, hiện tướng ngồi nhập định.

Kim Cang Giới Ngũ Phật có bao gồm:

  • Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairochana)
  • A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya),
  • Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava),
  • Phật A Di Đà (Amitabha),
  • Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi).

ngu tri nhu lai

Đại Nhật Như Lai và A Di Đà Như Lai trong lưỡng giới (Kim Cang Giới và Thai Tạng Giới) thì danh xưng giống nhau

Còn 3 Đức Phật Bảo Tràng, Khai Phu Hoa Vương, Thiên Cổ Lôi Âm tương ưng với 3 Đức Phật A Súc, Bảo Sanh, Bất Không Thành Tựu của Kim Cang Giới.

3, Nguyên thủy Thất Phật (Bảy vị Phật quá khứ)

7 vi phat qua khu 1

Bảy vị Phật quá khứ hay bảy vị Phật nguyên thủy, quá khứ thất Phật, nguyên thủy thất Phật, là tên gọi chung để chỉ bảy vị Phật được đề cập tới kinh sách Phật giáo, cụ thể là trong Đại bổn kinh của Trường bộ kinh (hay Trường a hàm kinh), với Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) thuộc Hiền kiếp là vị Phật cuối cùng trong số này cùng với trướ 6 vị Phật khác trước đó, Thất Phật Quá Khứ bao gồm:

Ba Vị Phật Thuộc Trang Nghiêm kiếp:

  • Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
  • Phật Thi Khí (Sikhin)
  • Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)

Ba Vị Phật Thuộc Hiền kiếp:

  • Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
  • Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
  • Phật Ca Diếp (Kasyapa)

Và cuối cùng là vị Phật lịch sử, một trong những vị Phật có thật là Phật Thích Ca Mâu Ni

7 vi phat qua khu

4, 28 vị Phật Toàn Giác

Theo thuyết của Phật giáo Nam tông, thì không chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni, mà trong quá khứ, hiện tại và vị lai có vô số các vị Phật khác, hằng hà sa số (nhiều như cát sông Hằng).

Hầu hết số đó là các vị Phật Duyên Giác (Phật Độc Giác), tức là chỉ đạt tới giác ngộ cho bản thân chứ không có khả năng thuyết pháp, không thể giáo hóa giúp người khác đạt tới giác ngộ.

Trên một bậc giác ngộ là Phật Toàn Giác, những người giác ngộ đến cấp độ tối thượng và có thể giáo hóa chúng sinh.

Trong “Kinh Phật chủng tính” của Thượng tọa bộ có chép danh vị của 28 vị Phật toàn giác trong quá khứ của Phật giáo Nam truyền, lần lượt như sau:

  • Cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 4 vị phật là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Saraṇaṅkara, và Dīpaṅkara ra đời. Trong đó, Dīpaṅkara (Nhiên Đăng Cổ Phật) là vị Phật đầu tiên đã thọ ký cho tu sĩ Sumedha (chính là tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni) sẽ thành Phật trong tương lai.
  • Cách đây 3 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Koṇḍañña (Kiều Trần Như) ra đời.
  • Cách đây 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 4 vị Phật tên là Maṅgala (Man Giá La), Sumana (Tu Ma Na), Revata (Ly Bà Ða), và Sobhita (Tô Tỳ Đa) ra đời.
  • Cách đây 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 3 vị Phật tên là Anomadassī ̣(Cao Kiến), Paduma (Đại Liên Hoa), và Nārada (Na Ra Đa) ra đời.
  • Cách đây 100 ngàn đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Padumuttara (Bảo Liên Hoa) ra đời.
  • Cách đây 30 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Sumedha (Thiện Tuệ) và Sujāta (Thiện Sanh) ra đời.
  • Cách đây 1.800 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 3 vị Phật tên là Piyadassī (Hỷ Kiến), Atthadassī (Lợi Kiến), và Dhammadassī (Pháp Kiến) ra đời.
  • Cách đây 94 đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Siddhattha (Tất Đạt Đa) ra đời.
  • Cách đây 92 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Tissa (Đế Sa) và Phussa (Phất Sa) ra đời.
  • Cách đây 91 đại kiếp, đã có 1 vị Phật tên là Vipassī (Phật Tỳ Bà Thi) ra đời.
  • Cách đây 31 đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 2 vị Phật tên là Sikhī (Phật Thi Khí) và Vessabhū (Phật Tỳ Xá Phù) ra đời.
  • Trong đại kiếp (Kalpa) này, đã có 4 vị Phật tên là Kakusandha (Phật Câu Lưu Tôn), Konāgamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni), Kassapa (Phật Ca Diếp), Gotama (chính là Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã truyền dạy Phật pháp cho các tín đồ ngày nay) ra đời. Cũng trong kiếp này, nhiều triệu năm sau sẽ có vị Phật thứ 5 ra đời là Metteyya (Phật Di Lặc).

5, Hình ảnh 35 vị Phật: mời xem và tải file TẠI ĐÂY

28 vi phat toan giac

6, Hình ảnh 84 vị Phật trong Chú Đại Bi

Cũng lưu ý rằng trong 3 kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai đều có cả nghìn vị Phật.

Tuy nhiên đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật quá khứ là Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara), đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật vị lai là Di Lặc Tôn Phật (vị lai có ý nghĩa bề mặt là “chưa đến” hay thuộc về “tương lai”).

Số lượng các vị Phật trong Phật Giáo theo kinh điển mô tả là hằng hà sa số (nhiều như cát sông Hằng).

Do vậy tìm hiểu khởi nguồn của chư Phật là không thể, quá phạm vi kiến thức mà một chúng sinh có thể biết, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi được hỏi về vấn đề này bởi một người Bà La Môn, Ngài đã im lặng không trả lời vì nó thật sự không cần thiết, một việc vô nghĩa đối với giáo pháp tu tập để đạt giác ngộ.

Điêu Khắc Trần Gia xin giới thiệu hình ảnh một số Bàn thờ các vị Phật trong Phật Giáo:

Bàn thờ Tam Thế Phật:

ban tho phat dep nhat 3

Bàn thờ Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai:

ban tho ngu phuong phat dep

Một số mẫu bàn thờ Phật đẹp khác.

ban tho phat dep nhat 3 1

ban tho tam the phat dep 2 1

mau ban tho phat dep

mau ban tho phat dep 1

mau ban tho phat dep 2

mau ban tho phat dep 3

mau ban tho phat me quan am bo tat

mau ban tho phat me quan am bo tat 1

XEM THÊM: TOP 33 mẫu bàn thờ Phật tại gia đẹp nhất.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

den hao quang phat me quan am 29 + Quick View

Đèn hào quang Phật Mẹ Quan Âm – Đèn led hào quang Phật

tranh pho hien bo tat 36 + Quick View

TOP 45+ mẫu tranh Phổ Hiền Bồ Tát tuyệt đẹp 2023.

tranh van thu bo tat 33 + Quick View

Tranh Văn Thù Bồ Tát

tuong van thu bo tat bang go 8 + Quick View

Tượng Văn Thù Bồ Tát bằng gỗ.

tuong pho hien bo tat bang go 8 + Quick View

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng gỗ.

tuong dia tang vuong bo tat bang go 10 + Quick View

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ.

tuong pho hien bo tat de o to 5 + Quick View

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát để ô tô

tuong phat van thu bo tat de xe oto 17 + Quick View

Tượng Phật Văn Thù Bồ Tát để xe oto .

mat day chuyen van thu bo tat 47 + Quick View

Mặt dây chuyền Văn Thù Bồ Tát độc đáo.

tranh dia tang vuong bo tat 35 + Quick View

Tranh Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp.

mat day chuyen dia tang vuong bo tat 16 + Quick View

Mặt dây chuyền Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp, độc đáo.

tuong dia tang vuong bo tat bang da 7 + Quick View

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đá.

tuong phat me quan am dung dai sen 5 + Quick View

Tượng Phật Mẹ Quan Âm đứng đài sen 150cm

tuong phat me quan am 6 + Quick View

Tượng Phật Mẹ Quan Âm 130cm.

tuong phat dia tang vuong bo tat 2 + Quick View

Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát 300cm.

tuong phat dai the chi bo tat 5 + Quick View

Tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát 150cm.

Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 2

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 1 1

co so dieu khac tuong phat dep composite tran gia 5

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:

* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

mau tuong phat composite dep nhat noi thinh mua ban tuong phat o ha noi tphcm 23

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

tuong phat ba quan the am bo tat 3

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

tuong dia tang vuong bo tat ngoi de thinh nhua composite dieu khac tran gia 8 1

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

mau tuong phat pho hien bo tat dep tong hop hinh anh tuong phat dep nhat 4

* Tượng Phật A Di Đà.

hinh anh tuong phat a di da composite dep nhat 10

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

tuong dat ma su to nhua composite dieu khac tran gia 5

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

tuong phat di lac bo tat nhua composite dieu khac tran gia 3

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

tuong vi da ho phap tieu dien dai si tieu dien ho phap nhua composite dieu khac tran gia 5

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]

Tuấn TrầnTuấn Trần

Trả lời Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

  • Tìm kiếm:
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • CEO Trần Phạm Anh Dũng
  • Tượng Phật
    • TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
    • TƯỢNG QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
    • TƯỢNG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
    • TƯỢNG PHẬT TỔ NHƯ LAI
    • TƯỢNG PHẬT ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
    • TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ
    • TƯỢNG A NAN ĐÀ CA DIẾP
    • TƯỢNG TIÊU DIỆN ĐẠI SĨ VI ĐÀ HỘ PHÁP
  • Góc tư vấn
  • Liên Hệ
  • [elementor-template id="1597"]
xx

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Từ khóa » Các Loại Phật