Có Mấy Từ Loại? Đó Là Những Loại Nào? Nêu Khái Niệm Của Từng Loại.
Có thể bạn quan tâm
* Động từ: là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật
* Động từ tình thái: là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
* Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.
* Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
* Danh từ chỉ sự vật: là danh từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
* Danh từ chung: là tên gọi của một loại sự vật.
* Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
* Danh từ chỉ đơn vị: là nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
* Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: là Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối
* Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
* Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
* Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
* Đại từ: là một từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cho một danh từ (hoặc một đại từ khác).
* Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
* Lượng từ: là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.
* Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian. Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
* Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
* Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp
* Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
* Giới từ: là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu
* Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn. Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).
* Cặp quan hệ từ: là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau. Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ... thì,...
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ... mà còn...
* Cặp từ hô ứng: là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép..
* Phó từ: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
* Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
* Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...
* Cụm danh từ: là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
* Cụm động từ: là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có phụ ngữ đi kèm, tạo thành cụm động từ
* Cụm tính từ: là tổ hợp từ do tính từ và các từ khác đi kèm tạo thành
* Từ đơn: là từ chỉ gồm có một tiếng, có nghĩa, có thể đứng độc lập một mình.
* Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng, có nghĩa.
* Từ láy: Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm giữa các tiếng lại với nhau.
* Từ láy toàn bộ: là từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối).
* Từ láy khuyết phụ âm đầu: Ví dụ: Êm ả, êm ái...
* Từ láy bộ phận: là từ láy mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
* Từ ghép: là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.
* Từ ghép phân loại: là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
* Từ ghép tổng hợp: là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau.
Từ khóa » Có Các Từ Loại Nào
-
Các Loại Từ Trong Tiếng Việt đầy đủ Và Chi Tiết Nhất
-
Từ Loại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Loại Là Gì? Ví Dụ Về Từ Loại - Luật Hoàng Phi
-
Các Loại Từ Trong Tiếng Việt (Đầy Đủ) - Daful Bright Teachers
-
12 TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT... - Luyện Văn Lớp 9 Tại Hà Nội
-
Từ Loại Trong Tiếng Anh: Tổng Hợp Những điều Bạn Cần Biết
-
Từ Loại Là Gì? Các Từ Loại Trong Tiếng Việt | Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Các Loại Từ Trong Tiếng Việt - Tổng Hợp Kiến Thức đầy đủ Phổ Biến Nhất
-
9 Từ Loại Trong Tiếng Anh: Cách Sử Dụng, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Vị Trí
-
Cách Nhận Dạng Từ Loại Trong Tiếng Việt
-
Phân Biệt 9 Từ Loại Tiếng Anh: ĐẦY ĐỦ Kiến Thức, Bài Tập áp Dụng
-
Phân Biệt Loại Trợ Từ Và Phó Từ Trong Tiếng Việt | 123VIETNAMESE
-
Những Từ Loại Tiếng Anh | Vị, Trí, Cách Dùng, Ví Dụ