Từ Loại Là Gì? Các Từ Loại Trong Tiếng Việt | Dấu Hiệu Nhận Biết
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống từ loại tiếng Việt rất cực kỳ đa dạng và phong phú. Vậy từ loại là gì? Có những loại từ loại nào? Cách nhận biết từ loại là gì? Không để các bạn phải chờ lâu hơn nữa, cùng mình tìm hiểu ngay thôi nào!
Contents
- Từ loại là gì?
- Các từ loại trong tiếng Việt và dấu hiệu nhận biết từ loại
- Danh từ
- Động từ
- Tính từ
- Số từ
- Lượng từ
- Phó từ
- Đại từ
- Chỉ từ
- Quan hệ từ
- Trợ từ
- Thán từ
- Tình thái từ
- Trạng từ
- Bài tập về từ loại tiếng Việt
Từ loại là gì?
Từ loại là tập hợp những từ có thuộc tính giống nhau, có vai trò như nhau trong cấu trúc ngữ pháp và đôi khi có hình thái giống nhau.
Từ loại trong tiếng Việt được chia thành nhiều loại khác nhau. Vậy các từ loại đó là gì? Cách nhận biết, xác định từ loại như thế nào? Mời các bạn theo dõi phần nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn nhé!
Bài viết tham khảo: Từ lóng – tiếng lóng là gì? Học ngay những tiếng lóng mới ở Việt Nam
Các từ loại trong tiếng Việt và dấu hiệu nhận biết từ loại
Danh từ
Danh từ là những từ được dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm,…. Trong câu, danh từ thường giữa chức vụ làm chủ ngữ và làm vị ngữ.
Ví dụ về danh từ:
- Danh từ riêng: núi Bà Đen, biển Cát Bà, đường Hồ Tùng Mậu, Trâm Anh,…
- Danh từ chung: vui vẻ, hạnh phúc, bàn ghế, bông hoa, tinh thần,…
- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, sấm, chớp, sự nghèo đói, hạnh phúc, chiến tranh,…
- Danh từ chỉ đơn vị: hạt, tấm, lạng, tấn, gam, đôi,…
Để nhận biết danh từ, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:
- Thường đi sau các từ chỉ số lượng như: một, hai, mọi, những, các,…
- Thường đứng trước các từ chỉ định như: ấy, này, nọ, đó, kia, đấy,…
- Hiện tượng chuyển loại của từ, ví dụ như: sự hi sinh, nỗi nhớ, cuộc chơi, niềm vui,…
- Thường giữa chức vụ làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Danh từ cũng được chia thành nhiều loại. Ảnh minh họa dưới đây là các loại danh từ:
Động từ
Động từ là những từ được dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của con người và sự vật. Động từ thường giữ vai trò làm vị ngữ trong câu.
Ví dụ về động từ: bơi, đánh, đá, đấm, thụi, khóc, buồn,…
Có 2 loại động từ:
- Động từ tình thái, thường có các động từ khác đi kèm, như: định, toan, khiến, dám,…
- Động từ chỉ trạng thái, hoạt động như: nhức, nứt, đi, nhảy, chạy,…
Để nhận biết động từ, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Thường đi kèm với các từ: sẽ, đã, đang, hãy, đừng, chớ,….
- Giữ chức vụ làm vị ngữ trong câu và được dùng để biểu đạt hành động hay trạng thái của con người, sự vật.
Tính từ
Là những từ được dùng để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật hay hiện tượng. Tính từ thường miêu tả các đặc điểm bên ngoài (ngoại hình, kích thước, hình dáng, màu sắc,…) hoặc đặc điểm bên trong (tính cách, đặc tính,..).
Ví dụ về tính từ:
- Tính từ chỉ màu sắc: xanh, tím, hồng, xanh lét, xanh nước biển,…
- Tính từ chỉ kích thước: vuông, tròn, tam giác, lục giác, cao, thấp, béo, gầy,…
- Tính từ chỉ tính cách (đặc tính bên trong) như: ngoan, hư, chăm chỉ, lười nhác, tốt, xấu,…
Để nhận biết tính từ, chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm sau:
- Thường đi kèm với các từ chỉ mức độ như: cực kỳ, rất, vô cùng, lắm, hơi,…
- Bản chất của tính từ dùng để mô tả đặc điểm bên ngoài, kích thước, hình dáng,…. và tính cách bên trong của con người, sự vật, hiện tượng,…
- Giữ vai trò làm vị ngữ.
Số từ
Số từ là những từ dùng để chỉ số lượng, thứ tự của sự vật, sự việc. Số từ được chia thành 2 loại:
- Số từ chỉ số lượng: Loại số từ này thường đứng trước danh từ.
- Số từ chỉ thứ tự: Loại số từ này thường đứng sau danh từ.
Ví dụ về số từ:
- Tôi có năm cái kẹo.
- Ngày thứnhất, tôi cùng cả gia đình đi thăm mộ các cụ.
Lượng từ
Lượng từ là những từ chỉ số lượng nhiều hay ít của sự vật, sự việc. Có 2 loại lượng từ:
- Nhóm từ mang ý nghĩa chỉ toàn thể: toàn thể, toàn bộ, những, các,…
- Nhóm từ mang ý nghĩa chỉ tập hợp, phân phối: mỗi, từng, vài,…
Ví dụ về lượng từ:
- Tất cả những bạn học sinh nói chuyện trong giờ đều bị ghi vào sổ đầu bài.
- Tôi đi chợ và mua được vài con cá.
- Những bông hoa hồng thi nhau đua sắc thắm dưới ánh nắng mặt trời.
Rất nhiều bạn học sinh nhầm lẫn và không phân biệt được số từ và lượng từ. Để không mắc phải lỗi này, các bạn cần chú ý một số điều sau:
- Cả số từ và lượng từ đều có thể đứng trước danh từ. Tuy nhiên, số từ thường đề cập chính xác đến số lượng của sự vật; còn lượng từ chỉ mang tính chất chung chung, ước chung.
- Cả số từ và lượng chỉ có thể kết hợp được với danh từ nhưng không thể kết hợp được với động từ và tính từ.
Ví dụ:
- Lớp chúng ta có mười bạn học sinh giỏi, những bạn còn lại đạt danh hiệu học sinh khá. (“mười” – số từ; “những” – lượng từ).
- Tôi chỉ lấy 5 cái bánh, những chiếc còn lại nhường anh hết đấy!
Phó từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ hoặc tính từ nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó.
Ví dụ về phó từ:
- Phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ: đang, chưa, từng, đã,…
- Phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ: khá, quá, lắm, rất,…
Phó từ được chia thành 2 loại:
- Phó từ đứng trước động từ và tính từ, có nhiệm vụ làm rõ nghĩa liên quan đến trạng thái, đặc điểm được nêu ở động từ/ tính từ về thời gian (sắp, đã từng,..); mức độ (khá, rất,..); sự tiếp diễn (cũng, vẫn,…); sự phủ định (không, chưa,..) và sự cầu khiến (đừng, hãy, chớ,…).
- Phó từ đứng sau tính từ và động nhằm bổ sung ý nghĩa về khả năng (có lẽ, có thể, được,…); mức độ (quá, lắm,…) và kết quả (mất, đi, ra,…).
Ví dụ:
- Mùa hè đã đến!
- Chúng tôi đều đến từ cùng một thành phố.
Đại từ
Đại từ là từ dùng để trỏ người, hoạt động, sự vật,… hoặc được dùng để gọi đáp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ để tránh tình trạng lặp lại từ ngữ.
Ví dụ về đại từ:
- Tôi là người đến sớm nhất. (đại từ nhân xưng)
- Chú cún có màu lông trắng muốt! Tôi thích nhất điều đó ở nó! (đại từ thay thế)
- Ai là người đã làm món bánh này? (đại từ nghi vấn)
- Chiếc váy này bao nhiêu tiền? (đại từ chỉ số lượng)
Chỉ từ
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của nó không một khoảng không gian hoặc thời gian xác định.
Chỉ từ thường đóng vai trò làm phụ ngữ cho danh từ/ cụm danh từ.
Ví dụ về chỉ từ: kia, này, nọ, đấy,…
- Tôi thích chiếc váy kia hơn chiếc váy này.
- Con bé đấy xinh đáo để!
- Ngày hôm ấy, tôi và bố con bé chia tay. Một ngày mưa rả rích….
Quan hệ từ
Quan hệ từ là những từ được dùng để biểu thị các mối quan hệ như nhân quả, so sánh, tăng tiến,… Nó được dùng để nối các vế trong câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ như: vì, nên, do, mặc dù, nhưng, thì, như, bằng, càng,….
Ví dụ về quan hệ từ:
- Tôi và anh ấy học cùng lớp. (quan hệ liệt kê)
- Tôi bị điểm thấp do lười học. (quan hệ nhân – quả)
- Quyển sách của bạn hay lắm! (quan hệ sở hữu)
- Cô ấy xinh như hoa hậu! (quan hệ so sánh)
- Hôm nay trời nắng nhưng không nóng lắm! (quan hệ tương phản)
- Chiếc xe mà bố tặng tôi rất đẹp! (quan hệ mục đích)
- Chiếc bút ở trên bàn. (quan hệ định vị)
- Chúng tôi thường về quê bằng xe máy. (quan hệ về cách thức, phương tiện)
Trợ từ
Trợ từ là những từ thường đi kèm với một số từ ngữ khác nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc biểu thị sự đánh giá về sự vật, sự việc được nhắc đến.
Ví dụ về trợ từ:
- Giỏi thế! Hôm nay con ăn những 3 bát cơm cơ!
- Chính Hoa là người đã giúp đỡ bà cụ qua đường.
- Ăn có 2 bát mì thôi á?
Thán từ
Thán từ là những từ được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp. Thông thường, thán từ sẽ đứng ở đầu câu. Đôi khi nó được tách ra thành 1 Có 2 loại thán từ:
- Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, than ôi, chao ôi,….
- Thán từ gọi đáp: vâng, dạ,…
Ví dụ về thán từ:
- Chao ôi! Thời tiết hôm nay đẹp quá!
- Hồng ơi, xuống đây mẹ bảo! – Vâng ạ!
Tình thái từ
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo thành câu cầu khiến, cảm thán, nghi vấn,… hoặc biểu thị cảm xúc, sắc thái tình cảm của người nói. Đó là các từ như: hử, à, chăng, chứ, nào, đi, với, sao, thay, nhé, ạ, vậy, cơ,….
Ví dụ về tình thái từ:
- Bạn đã xem hết bộ phim đó trong 1 ngày thật á?
- Hoa nó được 10 điểm tiếng Anh thật cơ á?
- Hồng mới đi học về à?
Trạng từ
Trạng từ là những từ cung cấp thêm thông tin cho câu về thời gian, địa điểm, nơi chốn, cách thức, mức độ,….
Ví dụ về trạng từ:
- Cô ấy chạy rất nhanh. (chỉ cách thức)
- Chiều mai, tôi sẽ đi xe máy về quê. (chỉ thời gian)
- Tôi thường xuyên uống cà phê vào buổi sáng. (chỉ tần suất).
- Tôi đang đứng cạnh quán trà sữa. (chỉ nơi chốn)
- Cô ấy học rất kém. (chỉ mức độ)
- Đội ấy đã giành chiến thắng 2 lần. (chỉ số lượng)
- Tại sao bạn lại làm như vậy? (trạng từ nghi vấn)
- Đây là nơi tôi đã sinh ra. (trạng từ liên hệ)
Bài tập về từ loại tiếng Việt
Phương pháp chung: Hiểu rõ từ loại là gì, có những loại từ loại nào và bản chất của từng loại để dễ dàng nhận biết.
Ví dụ 1: Hãy sắp xếp các từ sau đây vào các nhóm cụ thể:
điều trị, sợ hãi, đèn điện, học, bạn bè, sức khỏe, dịu dàng, nhanh nhẹn, chua, sợ sệt, rửa tay, dịch bệnh, mênh mông.
Lời giải:
- Danh từ: đèn điện, sức khỏe, dịch bệnh, bạn bè
- Động từ: điều trị, sợ sệt, rửa tay, học
- Tính từ: dịu dàng, sợ hãi, chua, nhanh nhẹn, mênh mông.
Ví dụ 2: Xác định từ loại của các từ in đậm sau đây:
- Cô ấy đang suy nghĩ.
- Những suy nghĩ của anh ấy rất táo bạo.
- Anh ấy bước chân nhẹ nhàng trên thảm cỏ.
- Tiếng bước chân rầm rầm giữa không gian yên tĩnh.
- Cô ấy hát rất hay!
- Cậu hay tin gì chưa?
Đáp án:
- Động từ
- Danh từ
- Động từ
- Danh từ
- Tính từ
- Động từ
Ví dụ 3: Hãy xác định các từ loại trong đoạn văn dưới đây:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”
Lời giải:
- Đại từ: ta, họ, mình, tôi, người ta, thị,…
- Động từ: tìm, đau chân, thương, nghĩ, hiểu.,..
- Tính từ: ngu ngốc, bỉ ổi, gàn dở, xấu xa, bần tiện, tàn nhẫn, thương, ác, khổ, đau
- Danh từ: vợ, chân,…
- Quan hệ từ: nếu, đối với, thì, nhưng,…
- Thán từ: chao ôi
Ví dụ 4: Hãy xác định từ loại của các từ in nghiêng trong các câu dưới đây:
- Đây là chiếc xe ô tô mới của gia đình tôi.
- Bạn nên xin lỗi Hoa đi! Cô ấy không có ý gì đâu, chỉ muốn tốt cho bạn thôi!
- Tôi rất thích của ngọt như trà sữa.
- Hoa lười học nên bị điểm thấp.
Lời giải:
- Quan hệ từ, thể hiện quan hệ sở hữu.
- Động từ, có ý nghĩa thể hiện sự khuyên nhủ.
- Danh từ chỉ sự vật.
- Quan hệ từ, thể hiện quan hệ nhân – quả.
Bài viết tham khảo: Break up là gì? Cấu trúc và các từ đồng nghĩa với “break up”
Trên đây là bài viết giải đáp từ loại là gì và một số loại từ loại thường gặp. Đây là một trong những nội dung kiến thức rất quan trọng của tiếng Việt. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng nắm vững và vận dụng tốt nhất để đạt được điểm số cao nhất nhé!
2.7/5 - (20 bình chọn)Từ khóa » Có Các Từ Loại Nào
-
Các Loại Từ Trong Tiếng Việt đầy đủ Và Chi Tiết Nhất
-
Từ Loại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Loại Là Gì? Ví Dụ Về Từ Loại - Luật Hoàng Phi
-
Các Loại Từ Trong Tiếng Việt (Đầy Đủ) - Daful Bright Teachers
-
12 TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT... - Luyện Văn Lớp 9 Tại Hà Nội
-
Từ Loại Trong Tiếng Anh: Tổng Hợp Những điều Bạn Cần Biết
-
Các Loại Từ Trong Tiếng Việt - Tổng Hợp Kiến Thức đầy đủ Phổ Biến Nhất
-
9 Từ Loại Trong Tiếng Anh: Cách Sử Dụng, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Vị Trí
-
Cách Nhận Dạng Từ Loại Trong Tiếng Việt
-
Phân Biệt 9 Từ Loại Tiếng Anh: ĐẦY ĐỦ Kiến Thức, Bài Tập áp Dụng
-
Phân Biệt Loại Trợ Từ Và Phó Từ Trong Tiếng Việt | 123VIETNAMESE
-
Có Mấy Từ Loại? Đó Là Những Loại Nào? Nêu Khái Niệm Của Từng Loại.
-
Những Từ Loại Tiếng Anh | Vị, Trí, Cách Dùng, Ví Dụ