Cổ Phần ưu đãi Là Gì? Quyền Lợi Của Cổ đông ưu đãi được Quy định ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Cổ phần ưu đãi là gì?
  • 2 2. Quyền lợi của cổ đông ưu đãi:
    • 2.1 2.1. Đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết:
    • 2.2 2.2. Đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức:
    • 2.3 2.3. Đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại:
  • 3 3. Cổ đông ưu đãi có quyền như cổ đông phổ thông?

1. Cổ phần ưu đãi là gì?

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 cổ phần gồm 2 loại: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi được coi là loại cổ phần đặc biệt trong công ty cổ phần, tương ứng với các cổ phần đặc biệt này, cổ đông ưu đãi sẽ nhận được một số quyền nhất định trong quá trình quản lý hoạt động của công ty cổ phần.

Khoản 2 điều 114 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định các loại cổ phần ưu đãi gồm:

Thứ nhất, Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Khi nắm trong tay cổ phần ưu đãi biểu quyết cổ đông có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại điều lệ công ty; Các quyền khác như cổ đông phổ thông.

Thứ hai, Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền nhận phần cổ tức theo quy định, nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản, các quyền khác như cổ đông phổ thông.

Tuy nhiên, đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, pháp luật hạn chế một số quyền của họ, cổ đông không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Thứ ba, Cổ phần ưu đãi hoàn lại là là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, tuy nhiên cũng giống như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ đông bị tước một số quyền cơ bản như không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Thứ tư, Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Ngoài các loại cổ phần ưu đãi mà pháp luật quy định, các cổ đông có quyền thỏa thuận về cổ phần ưu đã cho cổ đông tùy thuộc vào tính chất hoạt động của công ty.

Như vậy, đối với từng loại cổ phần ưu đãi, cổ đông sẽ có những quyền lợi ưu đãi khác nhau so với các cổ đông sở hữu cổ phần khác.

Cổ phần ưu đãi tiếng anh là Preferred stock – là chứng khoán tài chính do công ty cổ phần phát hành cho các nhân hay định chế đầu tư để gọi vốn dài hạn. Cổ phần ưu đãi đem lại cổ tức cố định và nhìn chung được chia cổ tức trước cổ phần thông thường. Khi công ty bị giải thể hay thanh lý, người nắm cổ phần ưu đãi được hưởng tài sản còn lại trước cổ đông thông thường và sau khi công ty đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ. Về nguyên tắc, người nắm cổ phần ưu đãi không có quyền bỏ phiếu tại đại hội cổ đông hàng năm của công ty

2. Quyền lợi của cổ đông ưu đãi:

2.1. Đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định;

2.2. Đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức:

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

+ Nhận cổ tức theo quy định tại trên đây.

+ Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

2.3. Đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại:

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông.

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật doanh nghiệp năm 2020.

3. Cổ đông ưu đãi có quyền như cổ đông phổ thông?

Ngoài các quyền cơ bản như trên, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi còn có các quyền như cổ đông phổ thông, cụ thể như sau:

Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

– Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

– Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

– Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

– Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:

– Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;

– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

– Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

– Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại trên đây có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

– Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

– Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau:

– Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

– Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

– Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Kết luận: Trong một số trường hợp khi các cổ đông góp vốn mà để thành lập công ty cổ phần mà chưa thực sự tin tưởng đối phương có thể lựa chọn loại cổ phần ưu đãi biểu quyết, với số vốn góp nhỏ nhưng quyền quyết định hoặc biểu quyết sẽ lớn (quyền lực trong công ty lớn) để xem xét các thức điều hành của đại hội đồng cổ đông và ban quản lý công ty. Trong trường hợp cảm thấy không phù hợp có thể có mức trách nhiệm thấp nhất.

Từ khóa » Sự ưu đãi Tiếng Anh Là Gì