Cóc Mía – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Cóc mía | |
---|---|
Một con cóc mía đực trưởng thành. | |
Tình trạng bảo tồn | |
Ít quan tâm (IUCN 3.1)[1] | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Amphibia |
Bộ (ordo) | Anura |
Họ (familia) | Bufonidae |
Chi (genus) | Rhinella |
Loài (species) | R. marinus |
Danh pháp hai phần | |
Rhinella marina(Linnaeus, 1758) | |
Phân bố của loài cóc mía. Phân bố bản địa màu xanh da trời, du nhập màu đỏ. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Cóc mía (danh pháp hai phần: Rhinella marina) là một loài cóc thuộc chi Rhinella, họ Bufonidae. Tên gọi của chúng xuất phát từ việc loài này bản địa Trung và Nam Mỹ nhưng đã được du nhập từ Hawaii vào châu Úc năm để ăn các loài bọ cánh cứng sống trên cây mía gây hại cho cây mía. Nó là thành viên chi Rhinella,nhưng trước đây được đặt trong chi Bufo. Đây là loài cóc có kích thước lớn. Cóc mía là một loài mắn đẻ; con cái đẻ mỗi lần một chùm gồm hàng ngàn trứng. Sự sinh sản thành công của chúng là nhờ chế độ ăn cơ hội của nó: nó có một chế độ ăn uống, không bình thường giữa các loài Anura, chúng ăn cả con mồi sống và chết. Con lớn có kích thước dài trung bình 10–15 cm (3,9–5,9 in), các mẫu vật lớn nhất ghi nhận con lớn có cân nặng 2,65 kg với chiều dài 38 cm (15 in) từ mõm đến huyệt.
Cóc mía là loài cổ. Một hóa thạch (mẫu vật UCMP 41159) tại La Venta từ thế Miocene của Colombia hoàn toàn giống với cóc mía hiện đại.[5] Nó được phát hiện ở một bãi bồi, cho thấy môi trường R. marina là ở các vùng mở.[6]
Cóc mía có các tuyến độc, và nòng nọc rất độc với hầu hết động vật nếu bị ăn phải. Bởi vì sự phàm ăn của nó, cóc mía được đưa đến nhiều quốc gia Thái Bình Dương và các bảo Caribbe để kiểm soát dịch hại. Cóc mía nay bị xem là dịch hại và loài xâm lấn ở nhiều nước; đặc biệt các loài động vật ăn thịt bản địa đặc thù có thể chết nếu ăn vào.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Ban đầu, cóc mía được dùng để diệt hại có cây mía đường. Cóc mía cũng có các tên gọi thông thường phô biến khác, gồm "giant toad" (cóc khổng lồ) và "marine toad" (cóc biển); tên đầu chỉ kích thước, tên còn lại nói đến tên khoa học của cóc mía, R. marina. Nó là một trong nhiều loài được Linnaeus mô tả trong Systema Naturae (1758).[7] Linnaeus đặt tên marina dựa trên minh họa của nhà động vật học người Đức Albertus Seba, người lầm tưởng cóc mía sống ở cả trên cạn và biển.[8] Các tên khác là "giant neotropical toad" (cóc cận nhiệt đới khổng lồ),[9] "Dominican toad" (cóc Dominica),[10] "giant marine toad",[11] và "South American cane toad" (cóc mía Nam Mỹ).[12] Trong tiếng Anh Trinidad, crapaud là tên thông thường của chúng, nghĩa từ này trong tiếng Pháp là "cóc".[13]
Ở Úc, con trưởng thành có thể bị nhầm lẫn với các loài cóc bản địa trong chi Limnodynastes, Cyclorana, và Mixophyes. Những loài này có thể dễ dàng phân biệt với cóc mía nhờ thiếu tuyến parotoid sau mỗi mắt.[14] Heleioporus australiacus cũng bị nhầm lẫn với cóc mía, cả hai đều có bề ngoài to lớn và nhiều mụt cóc; tuy nhiên, H. australiacus có thể được nhận dạng bởi đồng tử thẳng đứng và mống mắt màu bạc-xám.[15] Con non bị nhầm lẫn với loài thuộc chi Uperoleia, nhưng có các khoảng màu sáng trên háng và bắp dùi mà Uperoleia không có.[16]
Ở Mỹ, cóc mía rất giống với nhiều loài Bufonidae. Đặc biệt là Bufo terrestris.[17]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Con cóc mía có kích thước là rất lớn[18]; con cái lớn hơn đáng kể so với con đực[19], đạt chiều dài trung bình 10–15 cm (3,9–5,9 in).[18] "Prinsen", một con cóc được nuôi làm thú cưng ở Thụy Điển, được liệt kê trong sách kỷ lục Guinness như là mẫu vật lớn nhất được ghi lại. Nó nặng 2,65 kg và dài 38 cm (15 in) từ mõm đến huyệt hoặc dài 54 cm (21 in) khi nó hoàn toàn duỗi ra, tính từ đầu ngón chân trước đến ngón chân sau.[20] Các con cóc lớn hơn thường được tìm thấy trong các khu vực có mật độ cóc thấp hơn[21]. Chúng có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm trong tự nhiên[22], và có thể sống lâu hơn đáng kể trong điều kiện nuôi nhốt, với một mẫu được báo cáo là còn sống sót trong 35 năm.[23].
Da cóc mía khô và có nhiều mụt.[18] Cá thể cóc mía có thể có màu xám, hơi vàng, đỏ-nâu, hay ô liu-nâu.[24] Một tuyến parotoid lớn nằm sau mỗi mắt.[18] Mặt bụng có màu kem và có thể có các mảng màu đen hay nâu. Đồng tử nằm ngang và mống mắt màu vàng.[15] Ngón chân sau có các màng hóa thịt ở gốc,[18] và ngón chân trước không màng.[24]
Thông thường, cóc mía chưa trưởng thành có da mịn, đen, mặc dù một số mẫu cóc mía có lớp da màu đỏ. Con nhỏ không có tuyến parotoid tiết ra chất độc như con trưởng thành, vì vậy chúng thường ít độc hơn[21]. Con nòng nọc nhỏ và có màu đen đồng nhất, sinh sống dưới nước, có xu hướng tạo thành đàn.[25] Nòng nọc có chiều dài từ 10 đến 25 mm (0,39 đến 0,98 in).[26]
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Ngoài việc sử dụng như là một loài kiểm soát sinh học đối với sâu bệnh, cóc mía còn được sử dụng trong một số ứng dụng thương mại và phi thương mại. Theo truyền thống, trong phạm vi tự nhiên của con cóc ở Nam Mỹ, người Embera-Wounaan vắt chất độc từ con cóc để lấy độc tố của chúng dùng tẩm vào mũi tên. Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng các độc tố có thể đã được người Olmec sử dụng như một chất ma tuý. Loài cóc này đã được săn bắn như là một nguồn thực phẩm trong một số khu vực của Peru, người ta sử dụng thịt của chúng sau khi loại bỏ da và các tuyến parotoid.[27] Gần đây hơn, độc tố của cóc mía đã được sử dụng trong một số cách thức mới:. bufotenin đã được sử dụng trong Nhật Bản như là một kích thích tình dục và phục chế mọc tóc, và trong phẫu thuật tim tại Trung Quốc để làm giảm nhịp tim của bệnh nhân.
Ứng dụng hiện đại khác bao gồm dùng cóc mía để khiểm tra tình trạng mang thai ở người,[27] làm vật nuôi,[28] nghiên cứu trong phòng thí nghiệm,[29]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Cóc mía bản địa ở châu Mỹ, và phạm vi của nó kéo dài từ thung lũng Rio Grande ở Nam Texas tới Amazon và đông nam Peru.[30][31] Khu vực này gồm cả môi trường nhiệt đới và bán khô cằn. Mật độ cóc mía tại vùng bản địa thấp hơn tại vùng nó được du nhập. Ở Nam Mỹ, mật độc được ghi nhận là 20 con trưởng thành trên 100 m (109 yd) tại bờ biển, chỉ bằng 1-2% mật độ ở Úc.[32]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Solis et al. 2008. Database entry includes a range map and justification for this species is of least concern.
- ^ “Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 5.5”. Frost, Darrel R. American Museum of Natural History, New York, USA. ngày 31 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Around the world in 10 million years: biogeography of the nearly cosmopolitan true toads (Anura: Bufonidae)”. Global Ecology and Biogeography, 17: 76. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.
- ^ a b Crossland, Alford & Shine 2009, tr. 626
- ^ Estes, Richard and Richard Wassersurg (1963). A Miocene toad from Colombia, South America Lưu trữ 2015-03-19 tại Wayback Machine. Breviora, 193:1-13, December 5.
- ^ Zug, George R., and Patricia B. Zug (1979). The Marine Toad, Bufo marinus: A Natural History Resume of Native Populations. Smithsonian Contributions to Zoology, number 284, 58 pages.
- ^ Linnaeus 1758, tr. 824
- ^ Beltz 2007
- ^ Easteal và đồng nghiệp 1985, tr. 185
- ^ “Cane Toad (Bufo marinus)”. National Invasive Species Information Center. United States Department of Agriculture. ngày 15 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009.
- ^ Caughley & Gunn 1996, tr. 140
- ^ Australian State of the Environment Committee 2002, tr. 107
- ^ Kenny 2008, tr. 35
- ^ Vanderduys & Wilson 2000, tr. 1
- ^ a b “Giant Burrowing Frog”. Wildlife of Sydney. Australian Museum. ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009.
- ^ Barker, Grigg & Tyler 1995, tr. 381
- ^ Brandt & Mazzotti 2005, tr. 3
- ^ a b c d e Robinson 1998
- ^ Lee 2001, tr. 928
- ^ Wyse 1997, tr. 249
- ^ a b Tyler 1989, tr. 117
- ^ Tyler 1989, tr. 117–118
- ^ Grenard 2007, tr. 55
- ^ a b Cameron 2009
- ^ Tyler 1976, tr. 81
- ^ Invasive Species Specialist Group 2006
- ^ a b Lever 2001, tr. 32
- ^ Mattison 1987, tr. 145
- ^ Tyler 1976, tr. 85
- ^ Tyler 1989, tr. 111
- ^ Zug & Zug 1979, tr. 1–2
- ^ Lampo & De Leo 1998, tr. 392
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Alcala, A. C. (1957). “Philippine notes on the ecology of the giant marine toad”. Silliman Journal. 4 (2).
- Angus, R. (1994). “Observation of a Papuan Frogmouth at Cape York [Queensland]”. Australian Birds. 28.
- Anstis, M. (2002). Tadpoles of South-Eastern Australia: A Guide with Keys. Reed New Holland. ISBN 1-876334-63-0.
- Australian Associated Press (tháng 1 25, 2006). “Toads to be juiced”. Sydney Morning Herald. Truy cập tháng 7 7, 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= và |date= (trợ giúp)
- Australian State of the Environment Committee (2002). Biodiversity. Australia: CSIRO Publishing. ISBN 0-643-06749-3.
- Barker, John; Grigg, Gordon; Tyler, Michael (1995). A Field Guide to Australian Frogs. Surrey Beatty & Sons. ISBN 0-949324-61-2.
- Bateman, Daniel (tháng 5 10, 2008). “Toad business the stuff of dreams”. Townsville Bulletin. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
- Beltz, Ellin (tháng 9 10, 2007). “Scientific and Common Names of the Reptiles and Amphibians of North America”. Truy cập tháng 6 15, 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày tháng= (trợ giúp)
- Brandt, Laura A.; Mazzotti, Frank J. (2005), Marine Toads (Bufo marinus) (PDF), University of Florida, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2010
- Cameron, Elizabeth (tháng 6 10, 2009). “Cane Toad”. Wildlife of Sydney. Australian Museum. Truy cập tháng 6 năm 18, 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày tháng= (trợ giúp)
- Caughley, Graeme; Gunn, Anne (1996). Conservation biology in theory and practice. Wiley-Blackwell. ISBN 0-865-42431-4.
- Crossland, Michael R.; Alford, Ross A.; Shine, Richard (2009). “Impact of the invasive cane toad (Bufo marinus) on an Australian frog (Opisthodon ornatus) depends on minor variation in reproductive timing”. Population Ecology. 158 (4): 625. doi:10.1007/s00442-008-1167-y.
- Doody, J. S.; Green, B.; Rhind, D.; Castellano, C. M. (2009). Sims, R.; Robinson, T. “Population-level declines in Australian predators caused by an invasive species”. Animal Conservation. 12 (1).
- Easteal, Simon (1981). “The history of introductions of Bufo marinus (Amphibia: Anura); a natural experiment in evolution”. Biological Journal of the Linnean Society (16).
- Easteal, Simon; van Beurden, Eric K.; Floyd, Robert B.; Sabath, Michael D. (tháng 6 năm 1985). “Continuing Geographical Spread of Bufo marinus in Australia: Range Expansion between 1974 and 1980”. Journal of Herpetology. 19 (2).
- Ely, C. A. (1944). “Development of Bufo marinus larvae in dilute sea water”. Copeia. 56 (4): 256. doi:10.2307/1438692.
- Fawcett, Anne (tháng 8 4, 2004). “Really caning it”. The Sydney Morning Herald. tr. 9. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
- Freeland, W. J. (1985). “The Need to Control Cane Toads”. Search. 16 (7–8): 211–215.
- Grenard, Steve (2007). Frogs and Toads. John Wiley and Sons. ISBN 0-470-16510-3.
- Hardie, Alan (tháng 1 22, 2001). “It's tough selling toads...”. Northern Territory News. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
- Hinckley, A. D. (1963). “Diet of the giant toad, Budo marinus (L.) in Fiji”. Herpetologica. 18 (4).
- Invasive Species Specialist Group (tháng 6 1, 2006). “Ecology of Bufo marinus”. Global Invasive Species Database. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2009. Truy cập tháng 7 2, 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày tháng= (trợ giúp)
- Kenny, Julian (2008). The Biological Diversity of Trinidad and Tobago: A Naturalist's Notes. Prospect Press. ISBN 9-769-50823-3.
- Kidera, N.; Tandavanitj, N.; Oh, D.; Nakanishi, N. (2008). Satoh, A.; Denda, T.; Izawa, M.; Ota, H. “Dietary habits of the introduced cane toad Bufo marinus (Amphibia: Bufonidae) on Ishigakijima, miền nam Ryukyus, Japan”. Pacific Science. 62 (3).
- Lampo, Margarita; De Leo, Giulio A. (1998). “The Invasion Ecology of the Toad Bufo marinus: from South America to Australia”. Ecological Applications. 8 (2).
- Lannoo, Michael J. (2005). Amphibian Declines: The Conservation Status of United States Species. University of California Press. ISBN 0-520-23592-4.
- Lee, Julian C.; Price, A. H. (2001). “Evolution of a Secondary Sexual Dimorphism in the Toad, Bufo marinus”. Copeia. 2001 (4): 928. doi:10.1643/0045-8511(2001)001[0928:EOASSD]2.0.CO;2.
- Lever, Christopher (2001). The Cane Toad. The history and ecology of a successful colonist. Westbury Publishing. ISBN 1-84103-006-6.
- (tiếng Latinh) Linnaeus, Carolus (1758). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I. Editio decima, reformata. Holmiae. (Laurentii Salvii).
- Mattison, Chris (1987). Frogs & Toads of the World. Blandford Press. ISBN 0-713-71825-0.
- McCarin, Julie (tháng 4 29, 2008). “Kisses for a toad”. The Leader. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
- Oliver, J. A.; Shaw, C. E. (1953). “The amphibians and reptiles of the Hawaiian Islands”. Zoologica (New York). 38 (5).
- Robinson, Martyn (1998). A field guide to frogs of Australia: from Port tháng 8a to Fraser Island bao gồm Tasmania. Reed New Holland. ISBN 1-876-33483-3 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
- Shine, Rick (tháng 7 năm 2009). “Controlling Cane Toads Ecologically” (PDF). Australasian Science. 30 (6): 20–23.
- Smith, K. G. (2005). “Effects of nonindigenous tadpoles on native tadpoles in Florida: evidence of competition”. Biological Conservation. 123 (4).
- Solis, Frank (2008). “Rhinella marina”. IUCN Red List of Threatened Species. 2009.1. Truy cập tháng 6 15, 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- Tyler, Michael J. (1976). Frogs. William Collins (Australia). ISBN 0-002-11442-9.
- Tyler, Michael J. (1989). Australian Frogs. Penguin Books. ISBN 0-670-90123-7.
- Tyler, Michael J.; Wassersug, Richard; Smith, Benjamin (2007). “How frogs and humans interact: Influences beyond habitat destruction, epidemics and global warming”. Applied Herpetology. 4 (1): 1. doi:10.1163/157075407779766741.
- Vanderduys, Eric; Wilson, Steve (2000), Cane Toads (Fact Sheet) (PDF), Queensland Museum, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2007, truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2010
- Van Volkenberg, H. L. (1935). “Biological Control of an Insect Pest by a Toad”. Science. 82 (2125): 278. doi:10.1126/science.82.2125.278.
- Weil, A. T.; Davis, W. (1994). “Bufo alvarius: a potent hallucinogen of animal origin”. Journal of Ethnopharmacology. 41 (1–2): 1–8. doi:10.1016/0378-8741(94)90051-5.
- Wyse, E. (editor) (1997). Guinness Book of Records 1998. Guinness Publishing. ISBN 0-85112-044-X.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
- Zug, G. R.; Lindgrem, E.; Pippet, J. R. (1975). “Distribution and ecology of marine toad, Bufo marinus, in Papua New Guinea”. Pacific Science. 29 (1).
- Zug, G. R.; Zug, P. B. (1979). “The Marine Toad, Bufo marinus: A natural history resumé of native populations”. Smithsonian Contributions to Zoology. 284.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Rhinella marina. Wikispecies có thông tin sinh học về Cóc mía Nghe bài viết này(2 parts, 22 phút)- Part 2
- Species Profile - Cane Toad (Rhinella marina) Lưu trữ 2013-07-25 tại Wayback Machine, National Invasive Species Information Center, United States National Agricultural Library. Lists general information and resources for cane toad.
Từ khóa » Cóc Màu đỏ
-
Họ Cóc Tía – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cóc Ngậm Tiền Màu đỏ Hợp Mệnh Thổ - Hỏa | Shopee Việt Nam
-
Tượng Cóc Màu đỏ Hợp Mệnh Hỏa - Thổ | Shopee Việt Nam
-
Tượng Cóc Màu đỏ Hợp Mệnh Hỏa - Thổ
-
Tượng Cóc Màu đỏ Hút Tài Lộc
-
Phát Hiện Loài Cóc Mắt đỏ Rực Như Máu | Báo Lạng Sơn
-
Cóc Ngậm Tiền Màu Đỏ - Websosanh
-
Cóc Ngậm Tiền Phong Thủy Màu Đỏ - Đồ Thờ Thiên Phát
-
Cóc Thiềm Thừ Màu đỏ Mang Lại May Mắn Trong Kinh Doanh Mua Bán
-
Cóc Chiêu Tài Màu đỏ 13cm - Shop Quà Yêu Thương
-
Tượng Cóc Thiềm Thừ Ngậm Tiền Màu Đỏ - Phong Thủy Phát Lộc
-
PHÁT HIỆN NĂM LOÀI CÓC MÀY MỚI Ở VIỆT NAM.
-
Cóc Vào Nhà Là điềm Gì Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy?