PHÁT HIỆN NĂM LOÀI CÓC MÀY MỚI Ở VIỆT NAM.
Có thể bạn quan tâm
rần thị Anh Đào – Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh.
Dương Văn Tăng – Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov
Các nhà khoa học Australlia, Việt Nam, Đức và Brazil đã phát hiện và công bố 5 loài cóc mày mới thuộc giống Leptolalax sp. ở Việt Nam. 5 loài mới được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành Zootaxa số 4085 (1): 063 – 102. 5 loài mới gồm:
1. Cóc mày lửa – Leptolalax ardens Leptolalax ardens sp. nov. tên loài “ardens” được đặt theo gốc từ latin có nghĩa là đốt cháy, bốc lửa, chiếu sáng, hoặc rực rỡ, được sử dụng như một tính từ trong sự ám chỉ cho các màu đậm và dễ thấy của các loài này so với các loài khác trong nhóm.Loài này có kích thước nhỏ, đầu ngón tay hình tròn, đệm bàn tay phía trong (gần ngón cái) nâng cao, không kéo dài tới ngón cái. Có các vi tuyến tiết trên cơ thể (bao gồm tuyến tiết trên nách, tuyến tiết ức, tuyến tiết đùi và tuyến tiết bụng bên), thiếu răng mía, có mụn trên mí mắt, đỉnh trước của mõm với vạch thẳng đứng. Leptolalax ardens khác biệt với các loài khác cùng giống bởi tổ hợp của các đặc điểm: (1) sự hiện diện tuyến tiết nách trên và tuyến tiết bụng bên (2) bề mặt bụng đỏ, hơi nâu, tối với các đốm trắng; (3) kích thước SVL nhỏ (21.61 – 24.7 mm đo đối với 15 con đực và 24.5 mm đo với một con cái); (4) ngón chân thiếu màng bơi và viền ; (5) chiều dài sương cẳng chân bằng 44 – 49% SVL đối với con đực; (6) chiều dài tuyến tiết ngực bằng 3.5 – 5.6 % SVL đối với con đực, (7) lưng hầu hết là trơn (8) mống mắt màu đen nâu đồng, (9) vành tai đen, rõ ràng (10) nhip kêu đầu tiên từ 3 – 10 tiếng, tiếng kêu đầu chiếm 1/3 thời gian mỗi nhịp. Cóc mày lửa – Leptolalax ardens có độ rộng đầu bằng chiều dài đầu; mõm hơi cụt khi nhìn từ lưng, và tròn khi nhìn nghiêng, mũi gần mõm hơn so với mắt; Xương ống chân bằng 48% chiều dài mõm-hậu môn; khớp cổ chân vượt quá đỉnh mõm. Da trên lưng hầu hết trơn với chỉ phần nhỏ có các nốt sần; da bụng trơn; tuyến tiết ngực hình ovan, đường kính 0.8mm; tuyến tiết đùi nhỏ, hình ovan, đường kính sấp sỉ 0.5mm, nằm ở mặt dưới của đùi, gần đầu gối hơn so với hậu môn; tuyến tiết trên nách hình ovan, phát triển, đường kính 0.9 mm. Tuyến tiết bên bụng tạo thành một đường không rõ ràng.Sinh thái: Tất cả các mẫu Leptolalax ardensđược tìm thấy ở rừng thường xanh ở độ cao từ 1.041 – 1.450m thuộc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Con đực thường phát ra tiếng kêu yếu ớt trên nền đất, gần các suối nhỏ và khe rỉ nước.
Loài cóc mày lửa – Leptolalax ardens – Ảnh: Jodi j. L. Rowley – Australian Museum Research Institute, Australian Museum |
2. Cóc mày nhạt màu – Leptolalax pallidusLeptolalax pallidus sp.nov. Tên loài “pallidus” có nghĩa là nhạt, được sử dụng như một tính từ trong sự ám chỉ với mà nhạt hơn và ít các dấu vế rõ ràng của loài này, đặc biệt trong mẫu bảo quản, được so sánh với các loài khác trong nhóm.Loài cóc mày có kích thước nhỏ, đầu ngón chân tròn, có đệm tay trong nâng cao không kéo dài tới ngón cái, có các vi tuyến tiết trên cơ thể (bao gồm tuyến tiết trên nách, tuyến ngực, tuyến đùi và tuyến bên bụng), thiếu răng lá mía, có nốt sần trên mí mắt, và đỉnh phía trước của mõm với thanh thẳng đứng màu xanh xám. Leptolalax pallidus khác biệt với các loài cùng chi khắc bởi tổ hợp các đặc điểm: (1) có tuyến trên nách và tuyến bên bụng; (2) bề mặt bụng đỏ hơi nâu với các vết lốm đốm trắng yếu; (3) kích thước SVL nhỏ (24.5 đến 27.7mm đo đối với 8 con đực), (4) chân thiếu màng bơi và viền; (5) chiều dài cẳng chân bằng 45 – 51% đội dài SVL với con đực; (6) tuyến ngực có chiều dài bằng 3.4 – 6.7% SVL với con đực, (7) kết cấu da có nốt sần trên lưng, (8) tròng mắt màu đồng ở phần trên, màu vàng ở phần dưới; (9) thiếu vành tai rõ rang, (10) tiếng kêu với 4 -7 tiếng/nhịp với tiếng đầu chiếm ¼ mỗi nhịp.Cóc mày nhạt màu – Leptolalax palliduscó độ rộng đâu gần bằng chiều dài đầu; mõm cụt nhìn từ lưng và nhìn nghiêng khi chiếu sáng từ hàm dưới; mũi gần mõm hơn so với mắt, màng nhĩ không rõ ràng, hơi cong; con ngươi mắt thẳng đứng; vành tai nâng lên nhẹ tương xứng với da vùng thái dương; thiếu xương lá mía, lưỡi rộng, vết hình chữ V nông tại đầu phía sau; đỉnh tai rõ ràng. Xương ống chân bằng 51% chiều dài mõm-hậu môn. Da trên lưng thô; da bụng trơn; tuyến ức hình ovan, đường kính 1.7m; tuyến đùi hình ovan, đường kính sấp sỉ 1.5mm. Tuyến bên bụng có thể nhìn thấy rõ chỉ bên phải. Bề mặt lưng màu nâu với vạch nối 2 ổ mắt hơi đen sậm, có các vết nâu nhạt ở đằng trước và sau; vết hình chữ W đen yếu giữa 2 nách. Đường kẻ màu nâu tối sậm dọc đỉnh tai, kết thúc bên trên nách, bao quanh hầu hết tai; vạch màu nâu tối nằm ngang trên mặt trên của đùi, ống chân, cổ chân, cẳng tay, ngón tay và ngón chân; khuỷu tay và cánh tay nâu nhạt hơn; nhiều chấm nâu đen nhỏ từ hang tới nách. Bề mặt bụng hơi nâu đen với các đốm trắng ở cổ họng, ngực, bụng, và ít đốm hơn ở chân và tay. Tuyến trên tay màu đồng; tuyến đùi màu trắng; tuyến ức màu trắng, tuyến bên bụng màu trắng. Mắt màu đồng ở nửa trên, màu vàng ở nửa dưới. Lưng hình mắt lưới.
Sinh thái: Toàn bộ các mẫu vật của loài Leptolalax pallidus được tìm thấy trong rừng thường xanh ở Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà từ độ cao 1.644 – 1.681m. Con đực sống trên nền đất, trên lá khô hoặc ở kẽ đá và hố đất trên bờ suối khô.
Cóc mày nhạt màu – Leptolalax pallidus – Ảnh: Trần thị Anh Đào – Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh. |
3. Cóc mày kalon – Leptolalax kalonensisLeptolalax kalonensis sp. nov. Tên loài “kalonensis” được đặt tên theo địa điểm phân bố tự nhiên của loài mới phát hiện. Làng Kalon là một ngôi làng thuộc địa phận Song Luy, tỉnh Bình Thuận.Leptolalax kalonensis có kích thước nhỏ, đầu ngón tay tròn, có đệm tay trong nâng cao không kéo dài tới ngón cái, có các vi tuyến trên cơ thể (bao gồm tuyến trên nách, tiến ngực, tuyến đùi và tuyến bụng bên), thiếu răng lá mía, có nốt sần trên mí mắt, và đầu trước của mõm với vạch thẳng đứng.Cóc mày kalon – Leptolalax kalonensis khác với các loài cùng nhóm bởi tổ hợp các đặc điểm (1) có tuyến trên nách và tuyến bên bụng; bề mặt bụng màu hồng hơi nâu nhạt với các vết lốm đốm trắng; (3) kích thức SVL nhỏ/trung bình đối với chi này (25.8 – 30.6 mm đo với 16 con đực trưởng thành, 28.9 – 30.6 mm đối với 3 con cái); ngón chân thiếu màng và viền bên (lateral fringes); (5) đội dài xương ống chân bằng 45 – 52% SVL với con đực; (6) tuyến ngực bằng 2.5 – 7.0% của SVL với con đực, (7) lưng hầu hết trơn, (8) tròng mắt màu vàng, cam ánh đồng ở 1/3 mắt phía trên đối với một số mẫu (9) vành tai đen, rõ ràng trong hầu hết các mẫu, (10) tiếng kêu với 4 – 5 tiếng bao gồm cả tiếng đầu tiên, chiếm gần 1/3 mỗi nhịp).Độ rộng đầu gần bằng chiều dài đầu; mõn hơi cụt nhìn từ lưng và nhìn nghiên; mũi gần mõn hơn so với mắt, canthus rostralis không rõ ràng, hơi cong; lores sloping; con ngươi mắt thẳng đứng, đường kính mắt nhỏ hơn chiều dài mõm; tai không rõ ràng, tròn, đường kính tai nhỏ hơn đường kính mắt; vành tai nâng lên nhẹ tương xứng với da của vùng thái dương; thiếu sương lá mía; thiếu pineal ocellus; vocal sác khi mở hi hí, nằm phái sau trên mặt phẳng miệng; lưỡi rộng, vết hình chữ v nông ở đỉnh phái sau; vành tai rõ ràng, chạy từ mắt tới tuyến trên nách. Lưng màu nâu với vạch nối 2 hốc mắt đen sậm. Vết hình chữ W sắc nét giữa 2 nách, đường kẻ nâu tối sẫm dọc gờ tai, kết thúc phía trên nách, bao trùm hầu hết màng nhĩ; các vạch nâu tối nằm ngang trên mặt lưng của đùi, ống chân, cổ chân, cẳng tay, ngón tay và ngón chân; khuỷu tay và cánh tay nâu nhạt hơn; có vài chấm màu nâu đen trên bề mặt từ hang tới tay. Bề mặt bụng hơi nâu đen với các vết lốm đốm trắng ở cổ họng, ngực và bụng, ít hơn ở chân và tay. Tuyến trên tay màu đồng, tuyến đùi màu trắng; tuyến ngực màu trắng, tuyến bên bụng mà trắng; tròng mắt màu đồng phần trên, màu vàng phần dưới.
Sinh thái: Các mẫu vật của loài Leptolalax kalonensis được tìm thấy trong rừng thường xanh ở độ cao 200 – 791m tại khu rừng Song Luy, tỉnh Bình Thuận. Mẫu được được tìm thấy trên đất tại suối đá cạn, rộng từ 2 – 5 m. Khu vực sinh sống của loài này thuộc các kiểu rừng hỗn giao giữa cây gỗ lớn và tre nứa.
Cóc mày kalon – Leptolalax kalonensis – Ảnh: Trần thị Anh Đào – Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh. |
4. Cóc mày đốm lưng – Leptolalax maculosusLeptolalax maculosus sp. nov. Tên loài “maculosus” có nghĩa là có chấm, lốm đốm, đốm hoặc loang lổ, được sử dụng như một tính từ dùng để chỉ hình dạng lưng có chấm đốm của loài này.Leptolalax maculosus có kích thước nhỏ, đầu ngón chân tròn, có đệm tay trong nâng cao không kéo dài tới ngón cái, có các vi tuyến trên cơ thể (bao gồm tuyến trên tay, tuyến ngực, tuyến đùi, và tuyến bên bụng), thiếu răng lá mía, có nốt sần trên mí mắt, và đầu trước của mõm với vạch thẳng đứng. Loài này khác biết với các loài cùng nhóm bởi tổ hợp các đặc điểm: (1) có mặt của tuyến trên nách và tuyến bên bụng; (2) bề mặt bụng đỏ hơi nâu tối với các vết lốm đốm trắng; (3)kích thước SVL nhỏ/trung bình đối (24.2 – 26.6mm đối với 3 con đực trưởng thành, 27.0mm với một con cái); (4) ngón chân thiếu màng bơi và viền; (5) ống chân dài bằng 48 – 50% SVL đối với con đực; (6) tuyến ngực bằng 3.5 – 4.2% SVL đối với con đực, (7) lưng phần lớn trơn, (8) tròng mắt màu đồng nửa trên và màu ánh vàng ở nửa dưới (9) có đường tai rõ rang, (10) tiếng kêu với 7 – 38 tiếng, không có tiếng kêu đầu.Chiều rộng đầu của loài Leptolalax maculosusbằng chiều dài đầu; mõm tròn nhìn từ lưng và cụt khi nhìn nghiêng; mũi gần mõm hơn so với mắt; màng nhĩ không rõ ràng, hơi cong; phần trước mắt thẳng; con ngươi mắt thẳng đứng; đường kính mắt lơn hơn một chút đồ dài mõm; màng nhỉ rõ rang, tròn, đường kính nhỏ hơn mắt; vành tai hơi nâng cao tương xứng với da của vùng thái dương, thiếu lá mía, thiếu pineal ocellus, vocal sác mở hi hí??, nằm ở phía sau của mặt phẳng miệng; lưỡi rộng, vết hình chữ V nông ở đầu sau, vành tai rõ rang, chạy từ mắt tới tuyến trên nách. Chiều dài xương ống chân bằng 48% chiều dài mõm-hậu môn. Da trên lưng trơn, da vụng trơn, tuyến ngực hình ovan đường kính 1.0mm; tuyến đùi hình ovan đường kính sấp sỉ 1.7mm, nằm ở mặt dưới của đùi, gần đầu gối hơn hậu môn; tuyến trên nách hình ovan, nhô cao, đường kính 1.3 mm. Tuyến bụng tạo thành đường thẳng đứt.Lưng màu nâu tối với các vết đốm nâu đen sâm, không đều; vết đốm màu nâu nhạt nhỏ rải rác khắp lưng; vạch nối 2 hốc mắt màu đen với ánh gờ trước anh đồng nhạt; hai vết hình chữ V ánh đồng nhạt nằm giữa 2 nách. Đường màu đen nằm dọc vành tai, kết thúc bên trên nách, chiếm hầu hết màng nhĩ; vạch ánh đồng không đều nằm dưới đường màu đen dọc vành tai; vạch nâu đen nằm ngang mặt trên của đùi, ống chân, cổ chân, cẳng tay, ngón tay và ngón chân; khuỷu tay và cánh tay màu đồng, có nhiều chấm đen màu nâu sẫm nhỏ nằm từ háng tới tay. Bụng màu hồng hơi nâu với các vết lốm đốm trắng ở cổ họng, ngực, đùi, chân và tay. Tuyến trên nách màu đồng, tuyến đùi màu trắng, tuyến ức màu trắng, tuyến bê bụng mà trắng. Mống mắt màu đồng ở nửa trên và ánh vàng nửa dưới, với cấu trúc mắt lưới đen.Sinh thái. Toàn bộ mẫu vật của loài Leptolalax maculosus được tìm thấy trong rừng thường xanh ở độ cao 900 – 1.166m ở vườn quốc gia Phước Bình. Mẫu được tìm thấy trong lá khó và hố đất trên nên suối khô với độ rộng 1.6 – 2.0m, nối với một suối lớn hơn.
Cóc mày đốm lưng – Leptolalax maculosus – Ảnh: Trần thị Anh Đào – Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh. |
5. Cóc mày tà đùng – Leptolalax tadungensisLeptolalax tadungensis Tên loài “tadungensis” được đặt tên theo địa danh tìm thấy loài mới thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Dùng tỉnh Đắc Lắc.Leptolalax tadungensis có kích thước nhỏ, đầu ngón chân tròn, có đệm tay trong nâng cao không kéo dài tới ngón cái, có các vi tuyến trên cơ thể (bao gồm tuyến trên nách, tuyến ngực, tuyến đùi và tuyến bên bụng), thiếu răng lá mía, có nốt sần trên mí mắt, và đỉnh trước của mõm với vạch thẳng đứng.Leptolalax tadungensis được phân biệt với các loài khác cùng nhóm bởi tổ hợp các đặc điểm: (1) có tuyến bên bụng và trên nách; (2) bề mặt bụng đỏ, hơi nâu,tối với các vết lốm đốm trắng; (3) kích thước SVL nhỏ/trung bình (từ 23.5 – 26mm đo với 8 con đực, 32.1 mm đo với 1 con cái); (4) ngón chân thiếu màng bơi ; chiều dài xương ống chân bằng 43 – 48% SVL đối với con đực; (6) chiều dài tuyến ức bằng 3.3 – 5.4% của SVL với con đực, (7) lưng trơn, (8) tròng mắt vàng, đen, (9) có vành tai đen rõ ràng, (10) tiếng kêu mỗi nhịp từ 4 -7 tiếng, tiếng kêu đầu chiếm ít hơn 1/10 nhịp.Leptolalax tadungensis có độ rộng đầu nhỏ hơn chiều dài đầu; mõm tròn nhìn từ lưng và cụt khi nhìn từ bên; mũi gần với mõm hơn mắt; màng nhĩ không rõ ràng, hơi cong; vùng trước mắt thẳng; đồng tử mắt thẳng đứng, đường kính mắt nhỏ hơn so với chiều dài mõm; màng nhĩ rõ ràng, tròn, đường kính nhỏ hơn mắt; vành tai hơi nâng cao phù hợp với da của vùng thái dương. Đầu ngón tay tròn, phình nhẹ; mối tương quan chiều dài các ngón I < IV = II < III. Giác bám giao phối thiếu; thiếu giác bám khớp, da bụng trơn, tuyến ngực hình ovan đường kính 1.0mm; tuyến đùi nhỏ, hình ovan, đường kính sấp sỉ 0.6mm, nằm ở mặt dưới của đùi, gần đầu gối hơn hậu môn, tuyến trên nách hình ovan, nhô lên, đường kính 1.0mm. Tuyên bên bụng không rõ ràng.Lưng của loài Leptolalax tadungensis có màu nâu tối, vạch màu nâu tối sậm nằm ngang đùi, ống chân, cổ chân, cẳng tay, ngón tay và ngón chân. Đường màu đen nằm dọc vành tai, kết thúc trên nách, bao quanh nửa trước của màng nhĩ; nửa bụng phía trước màu nâu yếu; vạch màu nâu tối nằm ngang ở mặt trên đùi, ống chân, cổ chân, cẳng tay, ngón tay và ngón chân; khuỷu tay và cánh tay màu đồng hơi nâu; có nhiều nốt màu mâu tối sậm nhỏ nằm từ háng tới nách. Bụng màu nâu tối với các vết lốm đốm trắng mịn ở cổ họng, ngực, đùi, chân và tay; dày đặc nhất ở trên ngực. Tuyến trên nách màu đồng; tuyến đùi màu trắng, tuyến ngực màu trắng. Tròng mắt màu đồng, mắt lưới màu đen mịn
Sinh thái: Mẫu vật của loài Leptolalax tadungensis được tìm thấy ở rừng thường xanh của khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng ở độ cao 720m – 1.932m. Vào mùa mưa chúng thường sống ở các khu vực suối. suối cạn và phát ra những tiếng kêu nhỏ. Một số cá thể thu được ở kẽ đá thuộc núi Tà Đùng (~ 1.930m) khi đang kêu ở dưới đất hoặc dưới lá khô.
Cóc mày tà đùng – Leptolalax tadungensis – Ảnh: Trần thị Anh Đào – Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh. |
Nguồn: Sinh vật rừng Việt Nam
Tin liên quan
- Vườn Quốc gia Biduop – Núi Bà kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển
- Các hoạt động của Ban nữ công Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024)
- Thúc đẩy hợp tác công tư trong hành trình phát triển bền vững
- Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tổ chức buổi làm với Đoàn công tác Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
- Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
Từ khóa » Cóc Màu đỏ
-
Cóc Mía – Wikipedia Tiếng Việt
-
Họ Cóc Tía – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cóc Ngậm Tiền Màu đỏ Hợp Mệnh Thổ - Hỏa | Shopee Việt Nam
-
Tượng Cóc Màu đỏ Hợp Mệnh Hỏa - Thổ | Shopee Việt Nam
-
Tượng Cóc Màu đỏ Hợp Mệnh Hỏa - Thổ
-
Tượng Cóc Màu đỏ Hút Tài Lộc
-
Phát Hiện Loài Cóc Mắt đỏ Rực Như Máu | Báo Lạng Sơn
-
Cóc Ngậm Tiền Màu Đỏ - Websosanh
-
Cóc Ngậm Tiền Phong Thủy Màu Đỏ - Đồ Thờ Thiên Phát
-
Cóc Thiềm Thừ Màu đỏ Mang Lại May Mắn Trong Kinh Doanh Mua Bán
-
Cóc Chiêu Tài Màu đỏ 13cm - Shop Quà Yêu Thương
-
Tượng Cóc Thiềm Thừ Ngậm Tiền Màu Đỏ - Phong Thủy Phát Lộc
-
Cóc Vào Nhà Là điềm Gì Và ý Nghĩa Trong Phong Thủy?